Lý luân văn học 12

Ví dụ thứ nhất: Phân tích bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ” của Bà Huyện Thanh Quan.

- “Những bài làm văn mẫu lớp 11”, mở bài viết:

“Hoài cổ” là nhớ xưa. “Thăng Long thành hoài cổ” là trước cảnh thành Thăng Long nhớ về xưa. Nguyễn thị Hinh quen gọi là Bà Huyện Thanh Quan, quê làng Nghi Tàm ven Hồ Tây, là người Thăng Long, đất kinh kỳ bao đời. Bà lại có học thức và lịch duyệt. Trước những thăng trầm của đất nước ở thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, nhìn cảnh Thăng Long, bà động lòng nhớ cổ thương kim là chuyện dĩ nhiên và dễ hiểu:

“Tạo hóa gây chi cuộc hý trường,

Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,

Nước còn cau mặt với tang thương.

Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,

Cảnh đến người đây luống đoạn trương”.

Chữ nghĩa bài thơ đã khái quát cả thời đại non một kiếp người. Sự suy thoái của chế độ phong kiến Đàng ngoài lẫn Đàng Trong đã đến tận cùng: bế tắc, phản động, sụp đổ. Sụp đổ rồi gượng dậy, để đi đến phản động hơn và cuối cùng là đầu hàng, mất nước.

 

 

doc50 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lý luân văn học 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Ví dụ thứ nhất: Phân tích bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ” của Bà Huyện Thanh Quan.           - “Những bài làm văn mẫu lớp 11”, mở bài viết:           “Hoài cổ” là nhớ xưa. “Thăng Long thành hoài cổ” là trước cảnh thành Thăng Long nhớ về xưa. Nguyễn thị Hinh quen gọi là Bà Huyện Thanh Quan, quê làng Nghi Tàm ven Hồ Tây, là người Thăng Long, đất kinh kỳ bao đời. Bà lại có học thức và lịch duyệt. Trước những thăng trầm của đất nước ở thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, nhìn cảnh Thăng Long, bà động lòng nhớ cổ thương kim là chuyện dĩ nhiên và dễ hiểu:           “Tạo hóa gây chi cuộc hý trường,           Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.           Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,           Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.           Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,           Nước còn cau mặt với tang thương.           Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,           Cảnh đến người đây luống đoạn trương”.           Chữ nghĩa bài thơ đã khái quát cả thời đại non một kiếp người. Sự suy thoái của chế độ phong kiến Đàng ngoài lẫn Đàng Trong đã đến tận cùng: bế tắc, phản động, sụp đổ. Sụp đổ rồi gượng dậy, để đi đến phản động hơn và cuối cùng là đầu hàng, mất nước.             - Bài “Thăng Long thành hoài cổ” của Bà Huyện Thanh Quan, chỉ đọc qua một lần, nhưng cái điệu thơ, hồn thơ làm ta bâng khuâng mãi:           “Tạo hóa gây chi cuộc hý trường,           Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.           Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,           Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.           Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,           Nước còn cau mặt với tang thương.           Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,           Cảnh đất người đây luống đoạn trường”.           Nữ sĩ sống trong nửa đầu thế kỷ 19 ở nước ta. Bà chỉ để lại khoảng 6 bài thơ Nôm, thể thất ngôn bát cú Đường luật. “Qua Đèo Ngang”, “Chiều hôm nhớ nhà”, “Thăng Long thành hoài cổ”, “Chùa Trấn Bắc”… là những bài thơ tuyệt bút. Ngôn ngữ trang nhã, giọng thơ du dương, điệu thơ chậm và buồn, màu sắc cổ kính, tài hoa… là phong cách thơ của nữ sĩ.           Làng Nghi Tàm ven Hồ Tây là quê cha đất tổ của Bà Huyện Thanh Quan: xuất thân trong một gia đình quý tộc đời Lê, nên Thăng Long mãi mãi đẻ lại trong tâm hồn nữ sĩ những tình cảm vô cùng sâu sắc. Đầu thế kỷ 19, Phú Xuân trở thành kinh đô cảu triều Nguyễn, Thăng Long được đổi thành Hà Nội. Nôi niềm tâm sự nhớ xưa kinh thành Thăng Long là nỗi niềm của người đi xa. Có thể Bà Huyện Thanh Quan viết bài thơ này trong thời gian làm nữ quan “Cung trung giáo tập” tại Phú Xuân, những tháng ngày xa cố hương, xa nơi nghìn năm văn vật(?)”.           - Tác giả bài số 32 cuốn “Giảng văn văn học Việt Nam” đã viết mở bài như sau:           “Lại một bức tranh thuỷ mặc với mấy nét chấm phá không phải về một buổi trời chiều mà là về một bức tranh cổ: Thành Thăng Long xưa. Nếu gọi “Chiều hôm nhớ nhà” mang nặng tình non nước là có phần chưa thật thoả đáng thì với “Thăng Long thành hoài cổ” chúng ta được chứng kiến cái thế giới hoài cổ của nữ sĩ khi viết bài này. Ai cũng đều biết: đế đô Thăng Long từ triều Lý đến triều Hậu Lê đã ngót 800 năm lịch sử bi hùng. Lúc Gia Long lên ngôi (1802) lấy Huế làm kinh đô và đến triều Minh Mệnh thì đổi tên cựu đô Thăng Long thành tỉnh Hà Nội. Chưa biết lúc Bà Huyện Thanh Quan vào tân đô nhận chức Cung trung giáo tập dưới thời Minh Mệnh thì Thăng Long đã đổi thành Hà Nội chưa? Chắc chắn bài thơ này ghi lại sự kieenj trọng đại kể trên đã làm xúc động các cựu thần củ a tiên triều và nhân dân cả nước. Quả thật, “Thăng Long thành hoài cổ” (Nhớ Thăng Long xưa) là một tác phẩm nổi tiếng của Bà Huyện Quan, bởi vì nó tiêu biểu đầy đủ nội dung biểu đạt và hình thức thể hiện của chùm thơ bà”. 2. Minh họa phân tích một phần trong thân bài           * Ví dụ: Phân tích hai câu 5, 6 trong phần luận bài thơ “Đất Vị Hoàng” của Tú Xương.           - Tác giả bài 49 cuốn “Giảng văn văn học Việt Nam” viết:                    “Keo cú người đâu như cứt sắt,                    Tham lam chuyện thở những hơi đồng”.           Tính “keo cú”, tính “tham lam” vốn là sản phẩm của những mặt tiêu cực của cuộc sống đô thị hóa; con người hà tiện, keo cú để tích luỹ vốn liếng: con người sống trong môi trường kinh tế hàng hóa, thị trường, chạy theo đồng tiền, tham lam. Lối so sánh “keo cú như cứt sắt” ta vẫn gặp trong lời nói hằng ngày của nhân dân. “Tham lam chuyện thở những hơi đồng”, cách nói này ta cũng đã gặp trong “Truyện Kiều”: “Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê”. Tú Xương đã sử dụng những hình ảnh so sánh, hình ảnh ẩn dụ có trong truyền thống văn hóa cổ truyền để vạch trần những nét tiêu cực của tính cách con người trong thời đô thi hóa ở làng Vị Hoàng buổi ấy”.           - “Sổ tay văn học lớp 11” đã phân tích:           “Hai câu trong phần luận mở rộng ý thơ trong phần thực, làm cho bức tranh “Đất Vị Hoàng” được tô đậm sắc màu hiện thực. Không còn ước lệ nữa. Hai nét vẽ về cảnh đời đáng buồn, đáng thương hại đối nhau. Một bộ tứ bình biếm họa hoàn chỉnh. Ở cái đất Vị Hoàng thuở ấy nhan nhản những loại người “tham lam” và “keo cú”. “Keo cú” đến bần tiện, ghê tởm và hôi hám. Nhà thơ ngạc nhiên hỏi và so sánh: “người đâu như cứt sắt” sao mà đáng sợ, đáng khinh bỉ! Lại có loại người “tham lam” đến cùng cực, nhịp sống cuộc đời họ chỉ là chuyện thở rặt hơi đồng”. “Thở” là nhãn tự, rất linh diệu; nếu thay bằng chữ “nói” hay một từ nào khác thì không lột tả được bản chất loại người tham lam, đê tiện này. Vì đã “thở” phải đi liền với “hơi” – “hơi đồng”, tiền bạc. “Truyện Kiều” cũng có câu: “Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê!”. Chỉ vì tiền, coi tiền bạc là trên hết, là trước hết trong mọi mối quan hệ gia đình và xã hội. “Rặt” là từ cổ, là nói cách dân gian, nghĩa là “toàn là”, “đều là”. Phép đảo ngữ rất có giá trị thẩm mỹ, tạo nên ngữ điệu dữ dội, khinh bỉ, một tiếng chửi đời cay độc, lên án loại người tham lam, keo cú mất hết nhân tính:           “Keo cú // người dâu như cứt sắt,           Tham lam// chuyện thở rặt hơi đồng”.                   * Ví dụ: Phân tích một đoạn thơ trong bài “Tây Tiến của Quang Dũng: “Sài Khao sương lấp… Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.           - Thái Văn Vinh, lớp 12 chuyên Bình Định viết:           “Ngay từ đầu bài thơ, ông đã miêu tả vùng rừng núi ấy, nhớ về rừng núi ấy thiết tha như thẻ làm cho người đọc chú ý ngay. Nhớ Tây Tiến, nhớ về sông Mã và núi rừng trùng điệp, nhớ con đường hành quân:           “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi           Mường Lát hoa về trong đêm hơi           Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm           Heo hút cồn mây, súng ngửi trời           Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống           Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.           Con đường hành quân điệp trùng với bao cái khắc nghiệt, dữ dội của một vùng rừng núi biên ải. Đọc đoạn thơ, chưa cần suy ngẫm cái nội dung bên trong chúng ta đã có thể hình dung ra cái con đường mà Quang Dũng miêu tả qua thanh luật của đoạn thơ. Kết cấu của đoạn thơ cứ thanh bằng thanh trắc đan chéo nhau, trải dài ra miên man, vô tận như con đường xa thẳm khấp khiễng. Nhạc điệu êm ả, triền miên. Đoàn quân Tây Tiến đi trong lớp sương dày của núi rừng… Tất cả chỉ lung linh trong lớp sương khói mờ ảo, như thực, như mộng. Thế nhưng mỗi địa danh gắn liền với một đặc điểm của địa vật: nếu ta chỉ thay “Sài Khao” bằng một tên gọi khác là lớp sương huyền ảo ấy tan biến ngay. Đoàn quân Tây Tiến cất bước trên con đường xa vạn dặm, với cái trắc trở gập ghềnh của con đường. Đã “dốc len khúc khuỷu” mà lại còn “dốc thăm thẳm”, thì đúng là độ cao chất ngất, ngoằn ngoèo khó đi. Đã “ngàn thước lên cao” rồi lại “ngàn thước xuống”, tất cả những đặc điểm ấy diễn tả nỗi khó khăn của đoàn Tây Tiến khi hành quân. Nó có ghi lại một ấn tượng về một miền rừng núi thật là dữ dội và khắc nghiệt. Quang Dũng có những cách dùng từ rất tinh tế mà cũng hết sức tinh nghịch: núi cao chạm mây nối thành cồn “heo hút”, và để diễn tả chiều cao của núi thì chỉ ba chữ “súng ngửi trời” là đủ đưa ta đến tuyệt đỉnh cao vời. “Súng ngửi trời” nghe thật ngộ nghĩnh. Phải chăng đó là cách gọi của lính mà Quang Dũng ghi lại với tư cách một người trong cuộc. Dù sao, qua những từ ngữ, chi tiết và cách kết cấu âm của đoạn thơ cũng đã đủ vẽ lên trước mắt ta hình ảnh một miền rừng núi mà đoàn quân Tây Tiến đã từng đi qua. Có những câu thơ dùng toàn thanh bằng rất hay, rất đắt:           “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”           Sau khi “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”, người chiến sĩ Tây Tiến như đứng trước đỉnh núi cao nhìn xuống thung lũng phủ kín trong màn mưa. Những ngôi nhà như đang trôi bồng bềnh trong màn mưa trắng. Thanh bằng của từng chữ trải ra, mênh mang, diễn tả cái màn mưa phủ giăng thung lũng”.           (Trích bài thi Giải nhi 16 điểm, thi học sinh giỏi Văn toàn quốc)           - Nguyễn Thị Minh Tâm, lớp 12 trường PTTH Đồng Hới, Quảng Bình đã phân tích:           “(…) Nỗi nhớ dẫn tác giả trở về với những kỷ niệm khó quên. Đó là những vất vả, gian nan mà người lính đã trải qua:           “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi           Mường Lát hoa về trong đêm hơi           Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm           Heo hút cồn mây, súng ngửi trời           Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống           Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.           Người lính hay nhớ đến những đêm dài hành quân, bởi đời lính thường gắn với những cuộc hành quân. Nói đến người lính là nói đến những cuộc hành quân dài, vất vả, gian khổ, mệt nhọc mà vẫn thắm đẹp chất oai hùng. Quang Dũng cũng nói đến những cuộc hành quân như vậy:           “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”           Ta chợt thấy lạ! Ít ai nói như Quang Dũng: “đoàn quân mỏi”. Nhưng đâu có sai, mỏi chứ, những cuộc hành quân suốt ngày đêm; vượt qua hàng chục cây số đèo dốc thì “mỏi” là đúng. Đưa hình ảnh “đoàn quân mỏi” vào đây mà lại hay, hay ở chính cái thực của nó. Và hay bởi vì còn xó câu thơ tiếp theo:           “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”           “Đoàn quân mỏi” nhưng tâm hồn, ý chí của họ không “mỏi”. Cho nên tâm hồn của họ vẫn biết hướng vào cái đẹp, vẫn nghĩ đến những cái còn cao hơn, đẹp hơn những gian khổ mà họ đã trải qua: “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”. Lại những thanh bằng tạo nên trong lòng ta một cảm giác thật nhẹ nhàng, nó cân bằng, trung hòa với những gì mà câu thơ tạo ra. Có như thế, những câu thơ mạnh mẽ, gãy khúc, nhịp thơ ngắn, nặng lại đi với những câu thơ nhẹ nhàng, mênh mang:           “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm           Heo hút cồn mây, súng ngửi trời           Ngàn thước lên cao,  ngàn thước xuống           Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.           Có thực sự sống trong cuộc kháng chiến như Quang Dũng, thì mới có những câu thơ thực và đúng về những gian khổ của người lính như thế. Những câu thơ làm cho ta tưởng như được thấy, được trải qua gian khổ đó. Đã “dốc lên khúc khuỷu” rồi lại còn “dốc thăm thẳm” nữa. Chỉ hai từ “thăm thẳm” thôi mà vẽ lên trong ta một hình ảnh rõ nét, tạo cho ta cảm giác choáng ngợp: “thăm thẳm” là cao, lại là sâu. Không phải là “cao chót vót” mà là “thăm thẳm” thì mịt mù lắm, cao lắm, nó vượt ra khỏi tầm mắt của ta. Cũng vì có từ “thăm thẳm” cho nên mới “heo hút”, chứ “chót vót” thì không thể “heo hút” được. Cái tài của Quang Dũng là đó. Và chợt ta bắt gặp hình ảnh “súng ngửi trời”. Phải là “súng ngửi trời” thì mới nói hết độ cao của dốc, của gian khổ. Nhưng cũng vì có hình ảnh “súng ngửi trời” mà câu thơ viết về gian khổ lại không mang chút bi quan mà phảng phất chút dí dỏm. Đã dốc “khúc khuỷu”, đã “thăm thẳm”, “heo hút” rồi lại còn “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” nữa mới thật rõ cái gian khổ, vất vả của người lính. Nhưng từ đỉnh cao “ngàn thước” đó, tâm hồn người lính lại mở ra, phóng tầm mắt ra giữa ngút ngàn trời đất:           “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”           Vẫn là một câu thơ rất nhẹ với những thanh bằng, với vần “ơi” mênh mang, tạo nên trong ta một cảm giác mênh mông, dàn trải, lại vừa gợi lên một màn mưa lưa thưa, mờ mờ. Đó chính là nét thi sĩ trong tâm hồn người lính - học sinh. Câu thơ như thoảng một chút mơ màng, một chút mộng mơ rất đáng yeu”.           (Những bài văn đựoc điểm cao) 3. Minh họa phần kết bài           * Với đề bài văn “Phân tích những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân thể hiện trong bài ký “Người lái đò Sông Đà” có những cách viết kết bài sau:           - Tác giả cuốn “99 bài văn” viết:           Đọc “Người lái đò Sông Đà” ta biết thêm một Nguyễn Tuân uyên bác, tài hoa, độc đáo. Tả cảnh thì biến hoá, trong bốn mùa, trong mọi thời gian, đa thanh và phức diệu lúc nói về thác, ghềnh… Bao liên tưởng đầy thi vị, với bao cảm giác mạnh đầy mầu sắc và góc cạnh với một kho chữ nghĩa giàu có. Văn của Nguyễn Tuân đúng là những giọt mật của con ong yêu hoa; cần mẫn và sáng tạo, đem thơm thảo cho đời. Câu văn xuôi tài hoa, lúc thì vang vọng âm ba của thác ghềnh, lúc thì mênh mang dư vị của hương nguồn hoa núi.           Đọc “Người lái đò Sông Đà”, ta yêu thêm con người Việt Nam dũng cảm, cần cù và tài hoa; ta tự hào về núi sông Tổ quốc nguy nga, tráng lệ. Sông Đà quả là quà tặng của thiên nhiên:           …“Ôi những dòng sông bắt đầu từ đâu           Mà khi về Đất nước mình thì bắt lên câu hát           Người đến hát khi chèo đo, kéo thuyền vượt thác           Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”. (“Đất nước” - Nguyễn Khoa Điềm) (Tr 563-564)           - Phan Huy Dũng, trong cuốn “Để viết hay bài làm văn lớp 12”, đã kết bài để văn trên như sau:           “Người lái đò Sông Đà” cho thấy một số nét đặc sắc của phong cách Nguyễn Tuân, nổi bật nhất là ở cái nhìn sắc sảo, tài hoa cảu một nghệ sĩ bậc thầy luôn phát hiện ra những điều mới lạ của sự vật, con người và thể hiện chúng thật độc đáo; độc đáo trong dùng từ tạo câu, độc đáo trong lựa chọn hình ảnh, ví von, so sánh. Và cả ở niềm say mê thiên nhiên, núi sông Tổ quốc đi liền với sự hiểu biết cặn kẽ, sâu sắc và phong phú về những gì nhà văn miêu tả lên mỗi trang viêt. Bút ký này cho chúng ta hiểu và thêm quý trọng tài năng và phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân”. (Tr. 114)           Trên đây, chúng tôi đã đưa ra một số “mẫu” để minh hoạ cho độc giả tham khảo, dàn ý phân tích văn và một vài thao tác như mở bài, kết bài, phân tích một chi tiết, một khía cạnh, một phần của tác phẩm. Văn chương cần sáng tạo; người sáng tác thơ văn tất sáng tạo để vươn lên, tiếp cận cái đẹp. Người học sinh làm một bài văn trên lớp trong phòng thi – cũng phải sáng tạo. Học tập và đọc sách là để sáng tạo, chứ không để sao chép; xin giới thiệu một vài ý kiến xa, gần: -         Đỗ Phủ viết: “Độc thư phá vạn quyển Hạ bút như hữu thần”. (Đọc sách phá vạn quyển, Hạ bút (viết) như có thần).           Ông lại nói:           “Rất trọng (cái hay trong thơ) của người đời nay, nhưng cũng rất quý (cái hay trong thơ) của cổ nhân. Câu hay lời đẹp của họ ta đều yêu mến cả. Trộm mong được kề vai sát cánh cùng đi với Khuất Nguyên, Tống Ngọc, chứ không muốn đi theo cái mặt trái (uỷ mỵ, yếu đuối của thơ ca) đời Tề, Lương.           Chưa bằng được các bậc tiền hiền càng không nghi ngờ, rồi đây biết lấy ai là người khôi phục thuật lại được người xưa. Cắt phăng những cái giả tạo, hư nguy, lập nên vẻ phong nhã mới, học tập cái hay của những người khác, biến thành cái hay của mình”.           Viết văn đòi hỏi một cuộc sống phong phú, đồng thời đòi hỏi phải đọc sách. Học văn cũng vậy. Có đọc sách (sách tốt) mới có thể mở rộng tầm nhìn, tích luỹ tri thức, năng lực tưởng tượng được phong phú hơn và năng lực biểu đạt cũng được tăng thêm. Lưu Hiệp trong “Văn tâm điêu long” cũng có chỉ rõ: “Kiến văn rộng là lương thực để giải cứu sự nghèo nàn” (Bác kiến vi quỹ bần chi lương).           Không đọc sách theo lối “ăn sống nuốt tươi:, sao chép, bắt chước sách vở một cách tuỷ tiện, trở thành “cái hòm đựng sách”. Người học văn cũng như “Người làm thơ vốn là người đọc sách, mà chẳng dùng một chữ nào ở trong sách” (Tác thi nguyên thị độc thư nhân, bất dụng thư trung nhất cả tự).           Viên Mai trong “Tuỳ viên thi thoại” có nhắc:          “ Tằm ăn lá dâu nhưng nhả ra tơ chư không phải nhả ra lá râu.Ong hút nhụy hoa  mà gây thành mật,chư không phải gây thành nhụy  hoa.Dọc sách như ăn cơm vậy, kẻ “khéo ăn”, tinh thần sẽ lớn lên, kẻ không khéo ăn “ sinh ra đởm, bướu”.          Học văn mà không đọc sách, ít đọc sách, đọc sách mà thiếu phương pháp, hoặc thiếu ý thức  học tập cái tinh hoa của người thì khó mà đến hai chữ văn chương.Lỗ Tấn, văn hào Trung quốc từng nhắc nhũ các nhà văn trẻ:         “Không nên đọc riêng tác phẩm của mọi người, để đề phòng họ bị trói chặt chân tay mình, mà phải học tập rộng ở nhiều người, tiếp thu những cái hay ở họ, chỉ có như vậy thì về sau mói đứng độc lập được”.           Hiện nay, tuổi trẻ học đường đọc sách thì ít mà xem ti vi hơi nhiều. Không thể lấy trực giác thay cho tư duy trừu tượng, thay cho tư duy ngôn ngữ văn chương được. Mong độc giả đọc các ví dụ minh họa trong cuốn sách này với tinh thần tằm ăn dâu và ong hút nhụy hoa vậy. Định nghĩa     - Tác phẩm văn học là sáng tác cụ thể, văn bản ngôn ngữ hoàn chỉnh, vừa có ý nghĩa vừa có tính thẩm mỹ.     - Một bài ca dao hai câu, một bài thơ tứ tuyệt, một truyện ngụ ngôn nửa trang, một truyện ngắn mi-ni, bộ Tam quốc chí,… đều là tác phẩm văn học. Thế giới hình tượng của tác phẩm văn học     1. Khái niệm:     Thế giới hình tượng là hệ thống các hình tượng được dệt nên bởi các chi tiết, tình tiết, quan hệ,… cho phép ta hình dung được sự hiểu biết và cảm nhận của tác giả đối với thế giới và con người.     - Chú ý: Cần phân biệt các khái niệm: hình ảnh, ngôn ngữ hình tượng, thế giới hình tượng.     2. Ví dụ:     Trong ca dao, thuyền và bến; trong thơ Xuân Diệu, bài Biển thì sóng và bờ, trong bài Thuyền và biển, Sóng của Xuân Quỳnh thì thuyền, biển - là cặp hình tượng nói về tình yêu lứa đôi. Các lớp nội dung của tác phẩm văn học     Đề tài, chủ đề, cảm hứng, nội dung triết lý, sắc điệu thẩm mỹ - là năm lớp nội dung của tác phẩm văn học.     1. Đề tài:     - Đề tài là hiện tượng đời sống được thể hiện qua miêu tả.     - Ví dụ: “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Tắt đèn”,… viết về đề tài nông dân.     2. Chủ đề:     - Chủ đề là vấn đề chính, vấn đề chủ yếu mà tác phẩm muốn nêu lên qua một hiện tượng đời sống.     - Ví dụ: Chủ đề truyện “Đời thừa” là bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội thực dân phong kiến.     3. Cảm hứng:     - Cảm hứng “là nội dung tình cảm của tác phẩm”     - Ví dụ, bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan, cảm hứng chủ đạo là nỗi buồn cô đơn, lạnh lẽo và nỗi buồn nhớ nhà của người lữ khách.     4. Nội dung triết lý:     - Quan niệm về thế giới, quan niệm về con người là nội dung triết lý của tác phẩm văn học.     - Ví dụ, nội dung triết lý của truyện ngắn “Đời thừa” là gì?     + Là khoái cảm của văn chương “dẫu ăn một món ăn ngon đến đâu cũng không thích bằng”     + Là nghề văn tuy nghèo mà sang trọng: “Tuy khổ thì khổ thật, nhưng thử có người giàu bạc vạn nào thuận đổi lấy cái địa vị của tôi (Hộ), chưa chắc tôi đã đổi”.     + Là quan niệm về kẻ manh: “Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”.     5. Sắc điệu thẩm mỹ của tác phẩm là vẻ đẹp chủ yếu tương ứng với cảm hứng và chủ đề tác phẩm.     - Ta thường nói: “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” là một cách đánh giá sắc điệu thẩm mỹ của tác phẩm văn học.     - Nói về sắc điệu thẩm mỹ trong “Nhật ký trong tù”, Hoàng Trung Thông viết:             “Văn thơ của Bác vần thơ thép             Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”. dân tộc biểu hiện trong tác phẩm văn học ở những phương diện nào? Liên hệ với thực tế văn học. Bài giải chi tiết | Viết cách giải khác của bạn                                                       BÀI LÀM                                   Việt Nam đất nước ta ơi                              Mênh mông biển lúa, đâu trời đẹp hơn!                                   Cánh cò bay lả rập rờn                              Mây mù che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.                                                                              (Nguyễn Đình Thi)        Đọc bốn câu thơ của Nguyến Đình Thi, ta nghe văng vẳng đâu đây hồn đất nước, hồn cha ông đang hào quyện vào “biển lúa rập rờn”, vào “cánh cò bay lả rập rờn” hoà quyện vào lời tha thiết “Việt Nam đất nước ta ơi” của người dân Việt, và ta nhận xét rằng: “Đây là bài thơ có tính dân tộc cao”.        Vậy “dân tộc” là gì? Đó là một cộng đồng người có chung tiếng nói, ngôn ngữ, chung tập quán, tâm lí, chung phong tục, cùng bảo vệ bờ cõi... Những yếu tố ấy tạo thành “xã hội”. Tính dân tộc trong văn học là một phẩm chất thuộc bản chất xã hội của văn học. nó được biểu hiện qua nhiều hoạt động thực tiễn trong tâm lí, trong nếp sống văn hoá và nhiều giá trị tinh thần khác của xã hội... Đặc biệt trong hoạt động văn nghệ và trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, tính dân tộc được bộc lộ một cách sâu sắc nhất. Khi tìm hiểu tính dân tộc trong văn học, thông thường có hai loại ý kiến: Hoặc xem tính dân tộc như thuộc tính hoặc như phẩm chất của văn học. Chúng ta cần phân biệt hai phương diện “thuộc tính” và “phẩm chất” gắn bó với nhau, nhưng phạm vi rộng hẹp của chúng khác nhau trong tính dân tộc.        Nói đến dân tộc ta nói đến xã hội, và ngược lại, nói đến xã hội là nói đến dân tộc. Đại văn hào Nga, M.Gorki cho rằng “Văn học là nhân học”, tức là “đối tượng của văn học là con người” mà nhiều cá nhân hợp thành xã hội. Do đó, văn học phải phản ánh tính dân tộc là điều tất yếu. Văn học là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”, khách thể và chủ thể ở đây nói chung là thuộc một dân tộc nhất định, cho nên tính dân tộc là một thuộc tính tất yếu của văn học. Nói “thuộc tính” là không bao hàm sự đánh giá. Nhà phê bình văn học Nga Bê – ê – lin – xki cho rằng: Mỗi nhân vật phải gắn với một dân tộc nhất định, một thời địa nhất định. Vì nếu con người không có tính dân tộc không phải là con người thực sự mà là một khái niệm trừu tượng. Vì vậy mà rõ ràng tính dân tộc trong tác phẩm không phải là một thành tích mà là một thuộc tính tất yếu của việc sáng tạo”.        Một nhà văn dù có tài hay không, và dù ý muốn chủ quan của họ có muốn hay không, họ vẫn phải sử dụng một số phương diện biểu hiện quen thuộc của hình thức nghệ thuật dân tộc họ từ thể loại, ngôn từ đến các chất liệu của đời sống xã hội và thiên nhiên của dân tộc mình: do đó, ý kiến của Bê – ê – lin – xki có phần đúng. Tuy nhiên, ngoài thuộc tính, tính dân tộc chủ yếu được xem như là một phẩm chất của tác giả văn học. Ngay từ những ngày đầu trong công cuộc dựng nước và giữ nước, các tác phẩm có gái trị cảu cha ông ta giàu tính dân tộc. Niềm tự hào về dân tộc, ý chí quyết tâm chiến đâud của cha ông ta đer bảo vệ non sông được thể hiện rõ nét nhất trong bài thơ Thần của Lí Thương Kiệt.                              Sông núi nước Nam vua Nam ở                              Rành rành định phận tại sách trời.                              Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm                              Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.        Nguyễn Trãi đã phát biểu về ‘tính dân tộc” một cách khá khao học trong bài Bình Ngô đại cáo:                              Như nước Đại Việt ta từ trước                              Vốn xưng nền văn hiến đã lâu                              Núi sông bờ cõi đã chia                              Phong tục Bắc Nam cũng khác                              Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập                              Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương...        Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm có tính dân tộc sâu sắc nhất, từ nội dung đến hình thức. Lối thơ lục bát trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du tiên sinh là lối thơ cổ truyền của người Việt Nam, tấm lòng nhân đạo của nhà thơ, sự dồng cảm, thương xót những số phận con người khổ đau, những kiếp sống lầm than trong xã hội... Đó cũng là những đặc trưng của đạo đức người Việt Nam. Khi Pháp xâm lược Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng từng trăn trở về dân tộc:                              Bờ cõi xưa đã chia đất khác:                              Nắng sương nay há đội trời chung.        Và nhà thơ yêu nước này từng mơ ước về một tương lai tốt đẹp của dân tộc mình:                              Chừng nào thánh đế ơn soi thấu                              Một trận mưa nhuần rửa núi sông.                                                     (Ngóng gió đông - Nguyễn Đình Chiểu)        Từ sau Cách mạng tháng Tám, đường lối văn nghệ của Đảng chủ trương nân cao tính dân tộc, “Đề cương văn hoá Việt Nam” năm 1943 nhấn mạnh ba phương châm lớn của văn hoá văn nghệ đó là: Dân tộc, Khoa học, Đại chúng.        Trong hội nghị văn háo toàn quốc lần thứ nhất, Hồ Chủ tịch căn dặn văn nghệ sĩ phải “trau dồi cho văn háo Việt Nam thật nhiều tinh thần thuần tuý Việt Nam”. Trong đại hội văn háo toàn quốc năm 1948, đồng chí Trương Chinh cũng nhận xét: “Văn hoá dân chủ mới Việt Anm tiêu biểu cho tinh hao dân tộc”. Quả thật, văn học nước ta giai đoạn sau Cách Mạng tháng Tám mang tính dân tộc rất đậm nét. Tính dân tộc của tác phẩm văn học được biểu hiện ở nhiều khía cạnh, trước hết là ở ngôn ngữ. Lối xưng hô mang tính chất họ hàng, gia đình, khiến cho ta có cảm giác thoải mái, dễ chịu khi đọc tác phẩ

File đính kèm:

  • docLi luan van hoc.doc