Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng môn ngữ văn

 Nhằm đẩy mạnh phong trào dạy học nâng cao chất lượng bộ môn theo đúng điều kiện, đối tượng học sinh. Ban giám hiệu, Công đoàn Trường TH cấp 2-3 Long Phú đã đề ra những Nghị quyết, kế hoạch dựa trên sự chỉ đạo, hướng dẫn của Sở GD&ĐT Vĩnh Long, Phòng GD- ĐT Tam Bình giúp cho các tổ chuyên môn nhà trường xây dựng nhiều phong trào dạy học tính cực, sáng tạo mang lại hiệu quả giáo dục, giảm đi sự phân hóa học sinh, nâng cao tay nghề giáo viên.

 Trong những năm qua tổ chuyên môn Văn Cấp 2 chúng tôi đã xây dựng nhiều mô hình, giải pháp, phương thức giảng dạy góp phần duy trì, nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn vào thành tích chung của nhà trường và huyện nhà. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Phòng giáo dục- đào tạo, Ban giám hiệu (BGH) trường, chúng tôi xin trình bày cho quý thầy cô tham khảo “Giải pháp nâng cao chất lượng môn Ngữ văn” mà tổ Ngữ văn Cấp 2 chúng tôi đã làm được mang lại một hiệu quả rất thiết thực.

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10099 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng môn ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Tam Bình- Vĩnh Long Đinh Thái Thuận Trường TH Cấp 2-3 Long Phú Chuyên đề Nhằm đẩy mạnh phong trào dạy học nâng cao chất lượng bộ môn theo đúng điều kiện, đối tượng học sinh. Ban giám hiệu, Công đoàn Trường TH cấp 2-3 Long Phú đã đề ra những Nghị quyết, kế hoạch dựa trên sự chỉ đạo, hướng dẫn của Sở GD&ĐT Vĩnh Long, Phòng GD- ĐT Tam Bình giúp cho các tổ chuyên môn nhà trường xây dựng nhiều phong trào dạy học tính cực, sáng tạo mang lại hiệu quả giáo dục, giảm đi sự phân hóa học sinh, nâng cao tay nghề giáo viên. Trong những năm qua tổ chuyên môn Văn Cấp 2 chúng tôi đã xây dựng nhiều mô hình, giải pháp, phương thức giảng dạy góp phần duy trì, nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn vào thành tích chung của nhà trường và huyện nhà. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Phòng giáo dục- đào tạo, Ban giám hiệu (BGH) trường, chúng tôi xin trình bày cho quý thầy cô tham khảo “Giải pháp nâng cao chất lượng môn Ngữ văn” mà tổ Ngữ văn Cấp 2 chúng tôi đã làm được mang lại một hiệu quả rất thiết thực. I- Thực trạng của vấn đề: 1. Thuận lợi - Trường cấp 2-3 Long Phú được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của cả hai cơ quan giáo dục: Sở GD & ĐT Vĩnh Long và Phòng GD-ĐT Tam Bình. - Nâng cao chất lượng dạy học là chỉ tiêu phấn đấu mà Đảng bộ, BGH, các tổ chuyên môn đăng kí để phấn đấu nên được Ban đại diện Cha mẹ học sinh, Công đoàn trường…động viên tạo điều kiện rất tốt để quyết tâm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu. - Mỗi tháng tổ chuyên môn họp định kì 02 lần theo kế hoạch phân công, chỉ đạo để từ đó hợp nhất đưa ra biện pháp như: thống nhất nội dung, thông bài theo địa chỉ bài học, nhóm học, lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ... - Tổ trưởng chuyên môn có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy nên đã xây dựng những giải pháp kế hoạch rất cụ thể, sát với tình hình đơn vị: thông bài phải thống nhất nội dung trọng yếu, kế hoạch luôn sát với tình hình của tổ, của cá nhân, đơn vị lớp giảng dạy, thường tư vấn chia sẻ kinh nghiệm cho tổ viên. - Giáo viên (GV) mạnh dạn đổi mới tư duy giảng dạy, vững nghiệp vụ chuyên môn, năng động và sáng tạo, ý chí cao, đoàn kết, trung thực, thực hiện tốt công tác tham mưu báo cáo. - Học sinh (HS) rất hứng thú, yêu thích học môn Ngữ văn từ đó làm động lực chính giúp chúng tôi hăng say giảng dạy góp phần mang về thành tích chung cho đơn vị. 2. Khó khăn: - Đa phần HS ở nông thôn, điều kiện học tập khó, tư liệu học tập ngày nay thì đa dạng, nhiều tác giả, nhiều nhà xuất bản chi phối việc đọc, học, nghiên cứu ở các em. - Các phương pháp học tập của HS đôi lúc chưa phù hợp, còn mang tích cục bộ. - HS còn phụ giúp làm kinh tế phụ gia đình nên ảnh hưởng đến việc học tập. - Việc tư vấn hướng nghiệp cho các em chưa đồng bộ. - Công tác ôn thi tuyển chưa có nhiều kinh nghiệm. - Trường chưa tổ chức lớp nâng cao. II- Giải pháp thực hiện: - Căn cứ vào chỉ đạo, kế hoạch của BGH, Tổ chuyên môn mỗi cá nhân xây dựng kế hoạch giảng dạy theo phân công của nhiệm vụ năm học. - Giúp các em hình thành cái chân –thiện - mỹ, kỹ năng giao tiếp tốt, đạt chuẩn kiến thức, diễn đạt phải lưu loát, viết phải có chất văn, vở học phải sạch, chữ viết phải rõ ràng. - Khai thác tác phẩm hay một ngữ liệu phải đạt mục tiêu bài học, thay đổi phương pháp, đảm bảo tính văn chương, tính thẩm mỹ, tính giáo dục, tính thời đại và theo năng lực cảm thụ của HS, không còn văn mẫu. - Thực hiện tốt kỹ năng sư phạm đối với HS. - Kiểm tra thống kê, phân loại đối tượng HS đầu năm học. - Thực hiện ngân hàng lưu trữ đề kiểm tra, đề thi học kỳ… - Nắm vững điểm yếu, lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng đúng từng đối tượng cần động viên giúp đỡ. - Thực hiện tham mưu báo cáo, liên hệ các tổ chức đoàn thể phân công hỗ trợ và thường xuyên liên hệ với gia đình, địa phương. 1. Đối với giáo viên: - Thực hiện đúng theo kế hoạch chung của Trường, của tổ. - Nắm yêu cầu về kỹ năng, chuẩn kiến thức, giáo dục lồng ghép, giảm tải. - Cần cập nhật những kiến thức đã dạy, sưu tầm thêm tư liệu, kiến thức nâng cao vừa phải. - Tổ chức nhiều phương pháp dạy học mới tạo sự thu hút, hấp dẫn, yêu thích môn học. - Động viên khen ngợi, chăm sóc HS yếu, kém để giúp có em có niềm tin phấn đấu học vươn lên trung bình. - Phát hiện HS trung bình- khá để có kế hoạch để bồi dưỡng kịp thời thành HS khá, giỏi. - Ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết học, bài học phải chọn lọc, không phô trương hay lạm dụng kỹ thuật làm ảnh hưởng chất văn của bộ môn. - Tìm hiểu hoàn cảnh HS để giúp đỡ, bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng HS. - Làm công tác tư tưởng giáo dục, tuyên dương, nhận xét tiết học, lớp học. - Sau mỗi bài giảng GV nên kiểm định lại kiến thức truyền đạt để rút kinh nghiệm. - Khai thác, sử dụng tốt đồ dùng dạy học và biết sáng tạo, khai thác đồ dùng qua CNTT. - Thực hiện việc hướng học cho HS. 2. Đối với học sinh: - Ngoài sách, tập, cập, dụng cụ học tập cá nhân cần phải có, các em phải học bài cũ đúng yêu cầu dặn dò của GV. - Phải có Sổ tay học văn để ghi chép những điều hay mà các em thích khi GV bình giảng, phân tích hoặc ghi những tư liệu, kiến thức tự thấy hay, ghi những lỗi chính tả thường xuyên mắc phải viết lại cho đúng, tập viết thơ, rèn văn. - Tìm đọc trước những tư liệu có liên quan, khuyến khích đến thư viện tìm đọc những điều thầy cô chỉ bảo hay đọc theo sở thích. - Thời dụng biểu phù hợp, thường xuyên thực hành, tích cực tham gia hoạt động với lớp. - Trang bị bao bì đựng bài kiểm tra để tự theo dõi kết quả học tập và phấn đấu. 3. Những giải pháp cụ thể: 3.1-Xây dựng kế hoạch - Ban giám hiệu thông qua kiểm tra chất lượng đầu năm, nắm thống kê, lập danh sách nhóm đối tượng, phân công thực hiện. Thực hiện họp định kỳ chuyên môn, lên kế hoạch họp mặt BGH-PHHS-GVCN. - Tổ trưởng nắm tình hình, năng lực tổ viên tham mưu BGH phân công nhiệm vụ. Họp có văn bản gởi trước cho tổ viên nghiên cứu, khi họp đi sâu vào chuyên môn: thống nhất nội dung, kiến thức, thông bài, đơn vị bài học khó, hạn chế thực hiện cộng tác công vụ, hành chánh. - Trong khối góp ý cho bài học khó bằng hình thức xây dựng giáo án, tổ chức thực dạy thành viên dự giờ rút kinh nghiệm. - Giáo viên khi lên lớp phải chuẩn bị bài kỹ: giáo án phải có mục tiêu, kiến thức, phương pháp, nội dung lồng ghép, phương tiện dạy học, phần bổ sung, chuẩn bị ĐDDH trước. - GV lập danh sách HS học yếu, trung bình, khá vào Sổ Nhật kí dạy học và có báo cáo thống kê. - Tham mưu, báo cáo cho BGH, tổ trưởng nắm tình hình để lãnh đạo có kế hoạch chỉ đạo, hướng xử lí kịp thời giúp cho GV dạy tốt. 3.2-Thăm dò, kiểm tra và phân nhóm: - Thực hiện thăm dò năng lực HS qua GV bộ môn cũ, GVCN, các bạn cùng lớp, khối, PHHS… - Phân loại những em có học lực: yếu, trung bình, khá. Chú ý đối tượng yếu-kém. - Tạo điều kiện cho các em học trung bình, khá học chung với nhóm giỏi qua mô hình đôi bạn cùng tiến. - HS trung bình, yếu, kém có kế hoạch dạy riêng: phụ đạo, nâng kém theo lịch, nhóm. - Thực hiện tốt kiểm tra: chất lượng đầu năm, thường xuyên, định kỳ, giữa kỳ… - Xây dựng, thiết kế đề kiểm tra theo năng lực, đối tượng HS. 3.3- Dạy học và bồi dưỡng các kỹ năng: - Khi phát hiện HS có khiếu, thích học môn Ngữ văn, trong quá trình dạy GV cần rèn chữ viết, cách viết đoạn văn, cách diễn đạt, lập luận cho các em để nâng cao trình độ HS. Ví dụ: Năm qua có HS Nguyễn Cẩm Tiên lớp 9/1 học lực Khá, hạnh kiểm Tốt, trung bình môn Ngữ văn ở lớp 8: 7.3, viết chữ không đẹp, chưa đều, dư nét, làm bài bám theo đúng yêu cầu, không sáng tạo, cá tính ít hoạt động. Thi chất lượng đầu năm đạt 6điểm, khi làm bài viết số 2 tôi phát hiện em trình bày có chất văn. Chúng tôi kịp thời bổ sung em vào nhóm HS giỏi để bồi dưỡng, thêm tính cần cù, chịu khó. Qua thời gian bồi dưỡng em tiến bộ rất nhiều. Kết quả: + Thi học kỳ I: 8.5điểm, học kỳ II: 9.0điểm. + Thi học sinh giỏi vòng huyện đạt 12 điểm, vòng tỉnh đạt 13,5 điểm Giải III. - Khi thực hiện tiết Văn học GV nên chú ý chọn chi tiết nghị luận, bình (có nhiều cách bình: hình ảnh, lời thơ, ngôn từ, nghệ thuật…) cho HS nghe để góp phần tạo sự chú ý, hứng thú, nhớ lâu, gây ấn tượng đẹp, mang đậm tính văn chương giờ học Ngữ văn. Qua phần nghị luận, lời bình ít nhiều cũng tạo sự lôi cuốn, gây hứng thú cho HS. Nhờ vậy GV có thể phân luồng năng lực học sinh. - Khi lên lớp dạy phải tận dụng hết 45 hay 90 phút, không thực hiện cái “ta”, cần bám sát vào chuyên môn bài dạy. - Vừa dạy học vừa tự học, tích cực thực hiện dự giờ. 3.4- Dạy học theo điều kiện, năng lực: - Mỗi đơn vị trường học có những đặc thù riêng. Chúng tôi xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp với điều kiện cho phép của đơn vị, năng lực cá nhân, đối tượng HS không đòi hỏi yêu cầu quá cao, nên khai thác hết những gì có ở đơn vị. - Đồ dùng dạy học do nhà trường, thiết bị cung cấp sử dụng một cách triệt để và linh hoạt, tự học sáng tạo làm thêm đồ dùng dạy học và phát huy năng khiếu vốn tiềm ẩn ở từng HS với hình thức như: 1 -Vẽ tranh có sẵn ở SGK to, rõ hơn nhằm để: kể, miêu tả, thuyết minh. 2- Vẽ tranh theo trí tưởng tượng, sáng tạo mang tính văn học…rồi nhìn tranh xâu chuỗi sự việc, tình tiết, nhận xét, đánh giá, nêu ý nghĩa… 3- Kết hợp với GV mỹ thuật tìm kiến tài năng. 4- Sưu tầm, khai thác tư liệu, ĐDDH thông qua CNTT. Ví dụ: Dạy văn bản “Cây bút thần” NV 6 –T1 trang 80->84: Tôi yêu cầu HS hãy nhìn, quan sát bức tranh ? Hỏi: Mã Lương đang vẽ gì cho những người dân nghèo ? Từ bức tranh các em sẽ đua nhau trả lời: Mã Lương vẽ cho dân nghèo: cày, đèn, thùng. Tôi nhận xét phần trả lời HS. Hỏi thêm: Theo quan sát tranh, Mã Lương chuẩn bị vẽ đồ vật gì cho dân nghèo tiếp ? HS quan sát, nhớ kiến thức bài học trả lời là: đang chuẩn bị vẽ thêm:cuốc. -> Đây là đồ dùng trực quan đã có được HS vẽ to, rõ hơn giúp HS hiểu sâu ý nghĩa truyện. => Học sinh càng thích thú học văn hơn. Việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) vào trong dạy học trở thành một thói quen hiện đại đối với GV ngày nay. Nhưng ở đơn vị chúng tôi sinh hoạt: việc ứng dụng CNTT khuyến khích áp dụng vào chuyên môn. Ví dụ Để tiết học vừa nhẹ nhàng, vừa nâng cao kiến thức, nhận biết yêu cầu bài tập, GV cần giới thiệu, trình chiếu cho HS xem để biết và thực hiện đúng yêu cầu về hình thức sau đó đáp ứng nội dung khi dạy tiết Tiếng việt lớp 7 tiết 42 bài Từ trái nghĩa có bài tập 4: Hãy viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa. Chúng tôi chuẩn bị những vấn đề để làm bài tập 4 giới thiệu cho HS xem: - Qui định đoạn văn (khái niệm). - Xem một đoạn văn mẫu. - Giới thiệu 1 đến 2 ảnh về quê hương. - Thống nhất số dòng đoạn văn HS sẽ viết. - Gợi ý từ trái nghĩa…. Với công việc ứng dụng CNTT như thế cả lớp sẽ thực hiện đúng yêu cầu khi các em viết, trình bày từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Tùy theo điều kiện của trường, năng lực GV mà người thầy ứng dụng CNTT vào bài giảng điện tử làm cho HS càng hứng thú học tập say mê tiết học. Nếu không khéo tiết học ứng dụng CNTT chỉ làm cho HS chỉ nhớ đến hình ảnh nhấp nháy, tập thì bỏ trống vì viết không kịp, HS yếu, trung bình không theo dõi bài kịp, nhìn chép không kịp. Được như thế các em sẽ thích thú, không sợ học văn, tâm lí, tinh thần học tập tốt lên các em trông chờ đến giờ học Ngữ văn và cảm thấy tiếc nuối khi giờ Ngữ văn kết thúc. 3.5- Thao tác kiểm tra và tư vấn: Đối với chúng tôi việc tổ chức đánh giá học sinh qua các lần kiểm tra hay thi thử có tầm quan trọng giúp phát hiện, phân nhóm để kịp thời bồi dưỡng hay bổ sung kiến thức, thay đổi phương pháp. Tôi đã hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác kiểm tra sau: - Đọc kỹ đề bài. - Phân tích đề bài. - Xác định yêu cầu đề. - Trả lời yêu câu hỏi qua nháp. - Làm bài vào giấy theo nội dung. - Đọc kiểm tra lại đề bài và đối ứng nội dung trả lời. - Đọc lại kiểm tra nội dung, lỗi diễn đạt sửa chữa hoàn chỉnh. Nếu HS nắm vững các thao tác trên trong quá trình làm bài thì chất lượng sẽ được nâng cao. Sau khi thực hiện tốt phần kiểm tra đánh giá, chúng tôi còn lên kế hoạch tư vấn: - Tư vấn tập thể. - Tư vấn nhóm. - Tư vấn cá nhân. Tư vấn có vai trò rất quan trọng đối với học sinh trong mọi thời điểm nhất là vào kiểm tra. Tư vấn đúng hướng, đúng chức năng, nhiệm vụ sẽ là liều thuốc bổ làm khích lệ tinh thần, thái độ học tập tốt cho việc học của trò. Đối với đồng nghiệp chúng tôi chỉ tham vấn, sẻ chia kinh nghiệm nhau, không tư vấn giờ dạy của bạn bằng những lời nhận xét: theo ý tôi, bạn dạy như vậy là không được, cần phải làm như thế này... 3.6-Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm: - Chất lượng của GV phản ánh năng lực, tay nghề. Chúng tôi thường đánh giá GV thường hướng đến tổ chức lớp học, thái độ thân thiện đối với HS, tình yêu thương, chăm lo, quan tâm đến nhiều đối tượng, cách thức học tập của HS là chính. - Thông thường khi học sinh thi là giáo viên thấy mình đã hoàn thành phần nhiệm vụ. Chỉ còn chút lo âu là kết quả điểm thi. Nhưng đối với chúng tôi đây chưa xong nhiệm vụ mà còn phải ngồi lại rút kinh nghiệm qua bài làm, đề thi, tìm ra ưu điểm và hạn chế. Tìm nguyên nhân hạn chế để giúp cho công việc học kỳ sau, năm tới của mình, khối và đồng nghiệp tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm. Tất cả việc làm đó phải ghi vào Sổ Nhật kí dạy học. Có như thế thì chúng ta càng có nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình dạy học rồi tự định hướng cho công việc chuyên môn tốt hơn, trôi chảy hơn. III- Kết luận Từ thực tế áp dụng những giải pháp trên cộng với sự nỗ lực, đoàn kết quyết tâm vì trách nhiệm chung, uy tín của tập thể, chúng tôi đã đạt kết quả trong 3 năm qua như sau: Năm học Chất lượng bộ môn cấp 2 Đạt học sinh giỏi Huyện Đạt học sinh giỏi Tỉnh Thi tuyển sinh TS TL 2010-2011 87,7% 15 5 33,3% Chưa thi 2011-2012 88,3% 10 4 40% 73.14% 2012-2013 90,3% 14 7 50% 76.69% Treân ñaây laø những giải pháp cuûa chúng toâi ñuùc keát laïi để quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp tham khaûo, bổ sung chia sẻ. Quí thầy cô hãy nêu thêm những kinh nghiệm hay đã áp dụng ở đơn vị mình cho chúng tôi học hỏi thêm nhằm mang laïi hiệu quả, duy trì nâng cao chất lượng của tổ bộ môn, đơn vị góp phần nâng cao chất lượng giáo dục huyện nhà. Cuối lời kính thưa quý lãnh đạo chúc quý lãnh đạo, thầy cô: mạnh khỏe, thành đạt, hạnh phúc. Xin trân trọng kính chào.

File đính kèm:

  • docChuyen de Nang cao chat mon NVa8n THCS.doc