Chuyên đề Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên rừng

Rừng và tài nguyên rừng .

Khi nói tới rừng người ta thường nghĩ tới tài nguyên rừng, và đúng như câu nói: “ Rừng vàng, biển bạc” . Vậy tài nguyên rừng bao gồm những gì?

a. Rừng : Rừng và đất rừng chiếm 2/3 tổng diện tích cả nước( năm 2005: 12,617 triệu ha). Do sự đa dạng về địa hình , sự phân hoá của khí hậu mà nước ta có nhiều loại rừng . Rừng lá rộng thường xanh , rừng nửa rụng lá , rừng trên núi đá vôi , rừng hỗn giao lá rộng , lá kim, rừng tràm rừng đước ,. Rừng lưu giữ 70% tổng số loài động thực vật và 90% các loài động thực vật quý hiếm .

b. Động vật, thực vật rừng .

Việt Nam được coi là một trong 15 trung tâm đa dạng sinh học trên thế giới , thể hiện loài thành phần sinh vật , thành phần gen, và còn ở sự đa dạng các kiểu cảnh quan, các hệ sinh thái.

* Thực vật : ở Việt nam có 13.766 loài thực vật trong đó có 2.393 loài thực vật bậc thấp và 11.373 loài thực vật bậc cao .

Có khoảng : 2000 cây lấy gỗ : đinh lim , sến táu, hoàng đàn,.

 3000 cây làm thuốc : quế hồi , sa nhân, sâm, tam thất,.

 100 loài tre , 50 loài song mây,.

 Và các loài cây ăn quả, làm cảnh, rau xanh,.

 

doc16 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục đào tạo Hoài Đức Trường THCS Song Phương Chuyên đề Công Nghệ 7 Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên rừng Tổ khoa học tự nhiên Giáo viên thực hiện : Nguyễn Hồng Phượng Năm học : 2008- 2009 I. Lí do chọn chuyên đề . Bảo vệ môi trường đang là vấn đề chung của toàn cầu. Trong đó rừng là một bộ phận quan trong của môi trường . Rừng không những là tài nguyên thiên nhiên quí giá của mỗi quốc gia , mà cón là lá phổi xanh của trái đất , góp phần quan trọng chống thiên tai .... nó còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống , sản xuất của toàn xã hội . Rừng và đất rừng nước ta chiếm 70 % tổng diện tích rừng cả nước , đó là một nguồn tài nguyên của đất nước . Song trong những thập kỉ qua rừng nước ta đã bị phá hoại suy thoái nghiêm trọng , hậu quả nguồn tài nguyên rừng bị suy kiệt: như sản lượng gỗ giảm. động vật quý hiếm giảm nhanh chóng , lâm sản quý không còn nguồn nước ngầm cạn kiệt ,.... và nhiều thiên tai xảy ra : hạn hán, lũ lụt, sạt lở ,.... Chính vì vậy mỗi thành viên trong cộng đồng cần phải biết và có ý thức trách nhiệm để cùng nhau ngăn chặn những nguyên nhân làm cho rừng bị suy thoái , cùng nhau bảo vệ , phục hồi , giữ gìn tài nguyên rừng . Với học sinh THCS các em tuy ở lứa tuổi còn nhỏ những sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước sau này vì vậy cần được trang bị , giáo dục toàn diện để sau này là những người lao động có kiến thức có ý thức trách nhiệm với bản thân , với cộng đồng và môi trường sống. ở môn công nghệ lớp 7 các em được học phần lâm nghiệp là : phần rừng và nghề rừng : giúp các em hiểu vai trò vô cùng to lớn của rừng , biết các công việc gieo ươm trồng , chăm sóc cây rừng , khai thác rừng , khoanh nuôi rừng, Qua đó các em cần được giáo dục để hình thành ý thức bảo vệ tài nguyên rừng , tham gia trồng cây gây rừng cùng cộng đồng bảo vệ rừng như là giữ gìn lá phổi xanh của trái đất . Vậy từ những lí do trên mà tôi đã quyết định chọn chuyên đề : “ Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên rừng” II. Phạm vi và thời gian thực hiện : 1 Phạm vi : chuyên đề này được thực hiện ở trường THCS Song Phương 2. Thời gian : Năm học 2007- 2008 và năm học 2008 – 2009 . 3. Khảo sát thực tế : Trước khi học sang phấn II : Lâm nghiệp . Tôi có kiểm tra một câu hỏi ở 2 lớp 7A, 7B như sau: ? Qua thực tế phim ảnh em hãy cho biết rừng thường có ở những vùng nào ở nước ta? Và có vai trò gì đối với đời sống sản xuất ? Tôi đã thu được kết qủa như sau : Lớp Sĩ số Giỏi Số bài % Khá Số bài % TB Số bài % Yếu kém Số bài % 7A 7B Nhận xét đa số học sinh chỉ nêu được địa hình có rừng là ở miền núi và vai trò cung cấp lâm sản còn các vai trò khác của rừng chưa nêu được . III. Nội dung của chuyên đề . A. Cơ sở lí thuyết . 1. Rừng và tài nguyên rừng . Khi nói tới rừng người ta thường nghĩ tới tài nguyên rừng, và đúng như câu nói: “ Rừng vàng, biển bạc” . Vậy tài nguyên rừng bao gồm những gì? a. Rừng : Rừng và đất rừng chiếm 2/3 tổng diện tích cả nước( năm 2005: 12,617 triệu ha). Do sự đa dạng về địa hình , sự phân hoá của khí hậu mà nước ta có nhiều loại rừng . Rừng lá rộng thường xanh , rừng nửa rụng lá , rừng trên núi đá vôi , rừng hỗn giao lá rộng , lá kim, rừng tràm rừng đước ,.. Rừng lưu giữ 70% tổng số loài động thực vật và 90% các loài động thực vật quý hiếm . b. Động vật, thực vật rừng . Việt Nam được coi là một trong 15 trung tâm đa dạng sinh học trên thế giới , thể hiện loài thành phần sinh vật , thành phần gen, và còn ở sự đa dạng các kiểu cảnh quan, các hệ sinh thái. * Thực vật : ở Việt nam có 13.766 loài thực vật trong đó có 2.393 loài thực vật bậc thấp và 11.373 loài thực vật bậc cao . Có khoảng : 2000 cây lấy gỗ : đinh lim , sến táu, hoàng đàn,.. 3000 cây làm thuốc : quế hồi , sa nhân, sâm, tam thất,... 100 loài tre , 50 loài song mây,... Và các loài cây ăn quả, làm cảnh, rau xanh,... * Động vật : Có 300 loài thú , 830 loài chim trong đó có khoảng 100 loài chim đặc hữu , 285 loài bò sát , 82 loài ếch nhái, 547 loài các nước ngọt Và hàng chục ngàn loài động vật không xương sống ở nước và ở cạn ,... Ví dụ : Voi, hổ , báo , gấu, khỉ voọc ngũ sắc , trĩ hông đỏ, trĩ sao, công, gà tiền mặt , trăm cá cóc tam đảo , rùa vàng,... Gần đây đã phát hiện được 6 loài thú mới : sao la, Mang lớn, Mang trường Sơn, Mang Pù Hoạt, Cầy Tây Nguyên. c. Đất rừng Đất là tư liệu sản xuất độc đáo, là nguồn tài nguyên vô giá mà tự nhiên ban tặng cho con người . Đất mang trên mình các hệ sinh thái và là giá đỡ để con người tác động vào các hệ sinh thái tạo nên các nền văn minh, đảm bảo cho sự phát triển tồn tại của nhân loại - Thành phần của đất gồm : Các chất khoáng 40%, Nước : 35%, Không khí : 20%, Mùn và các loài sinh vật ( chất hữu cơ) : 5% - Rừng và đất rừng chiếm 2/3 tổng diện tích cả nước , đến nay vẵn còn nhiều diện tích chưa được sử dụng và cải tạo. d. Nước . - Nước cần cho mọi sinh vật trên trái đất và là môi trường sống của nhiều loài sinh vật - Nước ngọt chỉ chiếm 2,5 % nước trên trái đất , đa số ở dạng băng tuyết , nước ngọt con người sử dụng được chỉ chiếm 0,26% tổng lượng nước. - Nước ở các con suối sông đều do nước ở thượng nguồn và nước ngầm ở rừng chảy ra. Đây cũng là nguồn tài nguyên quý giá cần cho con người sinh hoạt và sản xuất . e. Khoáng sản. Trong lòng đất còn chứa nhiều tài nguyên khoáng sản để dùng sản xuất công nghiệp : quặng sắt , đồng thiếc, vàng than dầu khí . 2, Vai trò của rừng . a. Điều hoà khí hậu , làm sạch môi trường không khí . Cây rừng quang hợp cung cấp ôxi , sử dụng khí cacbônic , hấp thụ bụi làm không khí trong lành .VD: 1ha rừng hàng năm có thể hấp thụ lượng CO2 có trong 1.800.000 m3 không khí . Cây rừng còn được ví như nhà máy lọc bụi khổng lồ. 1ha rừng thông có khả năng hút 36,4 tấn bụi. 1ha rừng dẻ có khả năng hút 68 tấn bụi . Ngoài ra rừng còn tiết chất phi- tôn- xít sát trùng và diệt vi khuẩn . b. Nơi có rừng có tác dụng cản nước mưa giảm dòng chảy nên chống được xói mòn , tăng thấm nước vào đất nuôi dưỡng dòng nước nước ngầm , bảo vệ đất , chống sạt lở, lũ lụt , hạn hán. Những rừng đầu nguồn , rừng ven biển , chắn gió bão , chống cát bay, giữ cát lấn biển , bảo vệ đe và các vùng phía trong . VD: nơi có rừng trong khoảng 200m có tác dụng giảm 30% sức gió so với ban đầu . c. Cung cấp lâm sản cho đời sống, sản xuất và xuất khẩu . - Cung cấp gỗ dùng sản xuất các đồ gia dụng , công sở, các ngành sản xuất khác . - Cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất : song , mây, tre làm đồ mây tre đan dùng trong nước và xuất khẩu : tre , nứa gỗ làm nguyên liệu sản xuất giấy . - Củi đun: đa số các gia đình người dân ở miền núi và vùng ven rừng dùng củi làm nguyên liệu đốt và một số nghề thủ công khác . - Cung cấp hàng xuất khẩu : gỗ , mây tre đan, lâm sản. - Cung cấp nguồn nước cho suối sông, làm thuỷ lực ( xây dựng thuỷ điện ) và khoáng sản . d. Nước ta có 126 vườn quốc gia và các khu bảo tồn tự nhiên . Rừng là nguồn tài nguyên sinh học , nó lưu giữ nguồn gen động thực vật , nhất là động thực vật quý hiếm , còn là nơi nghiên cứu khoa học về rừng , về sinh vật, hệ sinh thái,..nơi bảo tồn nhiều di tích lịch sử, là những địa danh tham quan du lịch, dưỡng bệnh ,... VD: Vườn quốc gia Cúc Phương – tỉnh Ninh Bình . Vườn quốc gia Ba Vì - thành phố Hà Nội Vườn quốc gia Côn Đảo – tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Khu bảo tồn tự nhiên Tam Đảo – Tỉnh Vĩnh Phúc. -------------------------Phong Nha - ------Quảng Bình . -------------------------Đầm Dơi -----------Cà Mau. -------------------------Mường Nhé --------Lai Châu. 3. Tình hình rừng ở nước ta. Diện tích rừng . Diễn biến rừng các năm 1945 1976 1980 1990 1995 2002 2005 Tổng diện tích 14,300 11,169 10,608 9,175 9,302 11,785 12,617 Rừng trồng 0 0,092 0,442 0,745 1,050 1,9195 2,334 Rừng tự nhiên 14,300 11,067 10,168 8,4307 8,2525 9,865 10,283 Độ che phu(%) 43,0 33,8 32,1 27,8 28,2 35,8 37,0 Bình quân rừng (ha / ng 0,57 0,31 0,19 0,12 0,12 0,14 0,15 Qua bảng ta thấy diện tích rừng bị thu hẹp - Rừng nguyên sinh chỉ còn 10% , nhiều nơi cần có rừng thì độ che phủ của rừng lại rất thấp . - Đất hoang hoá ngày càng tăng từ 9,3% lên 33,3%. - Rừng ngập mặn có 450.000 ha nay còn 190.000 ha * Chất lượng rừng suy giảm : - Động vật , thực vật : số lượng các thể giảm , nhiều loài bị tuyệt chủng nhiều loài có nguy cơ bị tiêu diệt STT Loài Trước thập kỉ 70( cá thể ) Số liệu năm 1999( cá thể ) 1 Tê giác một sừng 15 – 17 5 - 7 2 Voi 1500 - 2000 100 - 150 3 Bò tót 3000 - 4000 300 - 350 4 Công Hàng ngàn Rất hiếm Sách đỏ Việt Nam có 365 loài động vạt , 356 loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt . - Trữ lượng gỗ : 1943 : rừng có trữ lượng gỗ : 150 m3 /ha chiểm 70% - 1993 : Còn 10% diện tích rừng có trữ lượng gỗ 120 m3/ ha - Diện tích đồi trọc và hoang mạc còn nhiều ( 13000.000 ha) mhiều nơi đất bị thoái hoá , trơ sỏi đá không sản xuất được cần phải cải tạo ( 10, 027.000ha chiếm 30,5 % diện tích tự nhiên ) 4. Nguyên nhân rừng bị suy thoái . Có nhiều nguyên nhân . + Khai thác tự do , bừa bãi , săn bắn động vật quý hiếm . Trước đây trong những năm 1945 – 1975 việc khai thác săn bắn hoạt động tự do , nơi nào có gỗ to , tốt, thú quý là bị khai thác , nhiều khu rừng bị khai thác kiệt . Trong quá trình khai thác làm nát cây con , mất cây giống , lại không được trồng thay thế làm mất rừng , đất rừng bị rửa trôi xói mòn đến mức trơ sỏi đá bị thoái hoá nặng . + Người dân ở vùng ven biển lấy củi về đốt và bán, làm cho diện tích bị giảm đáng kể . ( Theo số liệu : Các bếp đun đang đôt khoảng ẳ số diện tích rừng bị tàn phá hàng năm ) +Do phong tục tập quán của người dân một số dân tộc đốt rừng làm nương rẫy cùng với người dân vùng khác đến khai hoang phá rừng làm diện tích rừng và độ che phủ của rùng giảm là nguyên nhân tăng diện tích đồi trọc mất rừng . + Cùng với sự phát triển của đất nước , phong trào đô thị hoá cũng tăng nhiều nơi rừng và đất rừng bị lấy , bị chiếm dụng đẻ làm cầu đường khu công nghiệp , nhà nghỉ, khu chăn nuôi,.. làm cho diện tích rừng bị thu hẹp . + Sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật , đời sống được nâng cao trong sinh hoạt của can người , nhiều hạot động làm ô nhiễm môi trường như các nhà máy, xí nghiệp, ôtô, xe máy,..cũng làm cho rừng bị suy giảm về chất lượng. + Cháy rừng là một trong những nguyên nhân làm giảm đáng kể về diện tích rừng và chất lượng rừng : ở nước ta cả 3 miền đều có mùa khô những mùa này không có mưa nước ngầm cạn kiệt . thời tiết hanh khô , các thảm mục khô chỉ cần một chút lửa : tàn thuốc lá vứt đi , bùi nhùi tổ ong chưa tắt hẳn , đống lửa nướng hoặc đất sưởi chưa dập tắt cũng có thể gây cháy rừng Các khu rừng đều có nguy cơ cháy ở mùa khô trong cả nước . + Một số rừng ngập mặn ven biển chuyển đổi thành ao , đầm nuôi trồng thuỷ sản . Do thiếu quy hoạch , nuôi quảng canh nên nuôi được vài năm năng suất thấp lại bỏ , chuyển nơi khác . Do vậy làm giảm diện tích rừng và mất vai tò phòng hộ . + Nguyên nhân chiến trnah cũng làm cho rừng nước ta bị phá hoại suy thoái nghiêm trong : Từ năm : 1961 – 1975 có 13 triêưụ tấn bom và 72 triệu lít chất độc hoá học đã rải xuống chủ yếu ở phia Nam để lại 25 triệu hố bom , nhiều bãi mìn chất nổ còn nằm im trong đất đẫ huỷ diệt 2 triệu ha rừng . Đến nay óc những khu rừng còn chưa phục hối được . + Cuuộc sống của người dân được cải thiện sung túc hơn nhiều “ đại gia” có nhu cầu thưởng thức món ăn là động vật hoang dã . Nhiều thú rừng bị săn bắn chộm và buôn bán trái phép : rắn cạp nong , rùa núi vàng , kì nhông , khỉ, lợn rừng, trăn, cao hổ cốt , mật gấu ,..góp phần làm cho động vật quý hiếmở rùng bị suy giảm nhanh chóng , còn thúc đẩy việc buôn bán trái phép , vi phạm pháp luật + Quá trình khai thác khoáng sản : làm thảm thực vật ở vùng đó bị huỷ diệt , đất bị xói mòn , chất thải và xỉ quặng làm bẩn đất với mức độ rộng lớn . 5. Tác hại của sự phá hoại và suy thoái rừng. Người ta nói : “ Con người đi vào rừng và để lại sau mình cả một sa mạc hoang vắng”. - Trên thế giới chỉ còn 25 vùng có khu vự sinh thái đa dạng . - Việt nam : Năm 1945 – 1975 rừng bị phá huỷ 3 triệu ha . Năm 1975 – 1995 rừng bị phá huỷ 2,8 triệu ha Tính trung bình tỉ lệ mất rừng hàng hăm là 120.000 đến 150.000 ha - Độ che phủ của rừng từ 43% còn 28% nay do chương trình trồng rừng độ che phủ của rừng tăng lên là 36% - Diện tích đồi trọc càng lớn ( năm 1995 : 13.000.000 ha trong đó có 5 triệu ha đất đồi núi bị thoái hoá năng chưa được sử dụng . - Chất lượng rừng bị suy giảm : Người ta tính trên thế giới có trên 10 triệu loài động vật . Cứ 1 giờ có 3 loài bị tuyệt chủng , có 27 nghìn loài chết hàng năm , có hàng chục nghìn loài đi đến bờ diệt chủng. ơ Việt Nam : sản lượng gỗ còn ít , nhiều động thực vật bị tiêu diệt , nhiều động thực vật quý có tên trong sách đỏ , các lâm sản quý ngày càng hiếm , cảnh quan nhiều nơi bị xâm phạm . Do rừng bị phá hoại suy thoái nghiêm trọng là nguyên nhân của nhiều trận lũ quét . + Theo ông Lê Đình Tiến thứ trưởng bộ khoa học cộng nghệ : trong vòng 14 năm qua ở Việt Nam đã xảy ra 25 trận lũ quét với tổng thiệt hại ước chừng 2000 tỷ đồng Việt Nam làm 900 người thiệt mạng. Riêng năm 2004 các trận lũ quét ở các tỉnh miền núi phía Bắc làm 53 người chết và mất tính mạng thiệt hại gần 100 tỉ đồng Việt nam . + Lũ ở Quảng Ngãi Quảng Nam ( 21/10/2003 làm 53 người chết và mất tính thiệ hại 260 tỷ đồng Việt Nam. Theo ngiên cứu của một trường đại học : Cứ mất đi 10% diện tích rừng che phủ thì cường độ lũ tăng 5- 28 %. - Các cụ ngày xưa có câu : “ Một cây to bằng một kho nước” nên rừng mất không những lũ lụt , sạt lở xảy ra trong mùa mưa càng tăng , mà nhiều sông suối ngày càng suy kiệt do không còn nước “ sinh thuỷ” về mùa khô , gây hạn hán ở phạm vi rộng . - Chày rừng là một trong những thảm họa mất tài nguyên rừng . Theo cục kểm lâm : từ đầu năm đến nay nước ta xảy ra 527 vụ cháy rừng làm thiệt hại 2900 ha . - Rừng là một bộ phận quan trọng trong môi trường sống của động vật và con người . Truớc đây rừng phủ xanh trái đất . Hồi đầu thế kỉ Hà Nội của chúng ta nằm sát rừng , nay đã lùi xa.Trung bình mỗi năm rừng lùi xa khỏi chúng ta 1km. - Khi rừng bị đẩy lùi xa khu dân cư , nhiệt độ sẽ tăng lên . Theo tính toán của các nhà chuyên môn : ở thành phố và khu công nghiệp so với vùng nông thôn và miền núi nhiệt độ cao hơn 1 + 3 oC . Nhiệt độ tăng kéo theo khí hậu biến đổi nóng lên , băng tuyết tan mực nước biển dâng cao ,... làm ảnh hưởng sự sống “ bình yên” vốn có của mọi sinh vật và con người . Vì rừng có vai trò vô cùng to lớn như đã nêu trên nên mỗi chúng ta những thành viên trong cộng đồng cần hiểu rõ vai trò của rừng và tình hình rừng hiện nay , cũng như tác hại của sự phá rừng để cùng nhau giữ gìn , bảo vệ rừng và tài nguyên rừng . Bảo vệ rừng chính là bảo vệ môi trưòng sống là bảo vệ cuộc sống của chúng ta, của chính mình. B/ Minh hoạ giờ dạy Trong chương trình công nghệ lớp 7 chỉ có 8 tiết học về lâm nghiệp nhưng đã khái quát được về rừng và nghề rừng . Với 8 bài học đó thì bài học nào cũng có thể vận dụng để giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên rừng . Để lồng ghép được giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên rừng phải dựa trên mói quan hệ tự nhiên giữa mục tiêu , nội dung của môn học với mục tiêu và nôi dung của giáo dục ý thức bảo vệ rừng và phải phù hợp dựa trên thực tiễn và trải nghiệm của bản thân học sinh . - Có thể dùng phương pháp quy nạp hoặc suy diễn và huy động học sinh xây dựng kiến thức mới , lấy ví dụ minh hoạ nội dung bài học . Trong 8 bài học có 3 bài có thể vận dụng rõ nét nhất : 1. Tiết 21: Vai trò của rùng và nhiệm vụ trồng rừng . Bài này giúp các em nắm được vai trò to lớn của rừng đối với đời sống , sản xuất của toàn xã hội , rừng là một bộ phận quan trọng của môi trường sống trên trái đất cần được giữ gìn , bảo vệ từ đó hình thành được ý thức bảo vệ rừng trong các em , hiểu được nghĩa vụ của trồng rừng . Qua bài học các em có thể liên hệ về trách nhiệm bảo vệ cây xanh ở gia đình , nhà trường ,...tham gia tết trồng cây , trồng cây ở gia đình. Để giúp các em nắm được bài , hiểu bài , vận dụng được có thể dùnh hệ thóng câu hỏi kết hợp với trực quan là hình ảnh Phần I : Vai trò của rừng và trồng rừng : Giáo viên sử dụng hình ảnh hình 34/SGK và câu hỏi : Rừng có những vai trò gì ? Để mở rộng và khăc sâu kiến thức dùng câu hỏi : ? Vì sao rừng có tác dụng điều hòa làm sạch môi trường không khí ? ? Vì sao rừng cố định được cát ven biển ? ? Vì sao rừng hạn chế được tốc độ dòng chảy , chống xói mòn , lũ lụt ? Phần II: Nhiệm vụ trồng rừng của nước ta . Sau khi nắm được vai trò của rừng cần giúp các em biết về tình hình rừng nước ta : bằng hình ảnh là sơ đồ 5 / SGK và câu hỏi nhận xét : Em có kết luận gì về sự biến động của diện tích rừng , độ che phủ , diện tích đồi trọc ở nước ta từ năm 1943đến 1945 ? Sau khi có kết luận về tình hình rừng hỏi tiếp : ? Rừng nước ta bị suy giảm là do các nguyên nhân nào? ? Em hãy nêu một số ví dụ về tác hại của sự phá rừng ? Từ các kiến thức đó các em có thể hình thành ý thứcbảo vệ tài nguyên rừng . Để biết chắc điều đó bằng câu hỏi . ? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng ? Trả lời được câu hỏi này là các em đã có nhận thức rõ ràng về việc bảo vệ rừng và việc làm cụ thể . Qua ý trả lời câu hỏi trên để vào phần trồng rừng .Trong phần II. Nhiệm vụ của trồng rừng : Từ kiến thức về vai trò của rừng tìm ra nhiệm vụ của trồng rừng . Câu hỏi cuối bài ở địa phương em nhiệm vụ trồng rừng nào là chủ yếu ? Vì sao? Đây là câu hỏi liên hệ thực tế : ở địa phương Song Phương (hẹp ) không có rừng – có thể liên hệ rộng ở Hà Nội hoặc ở địa phương có các vườn cây ăn quả cũng có tác dụng một phần nào đó của rừng . Hoặc có thể đưa thêm câu hỏi : Em đã tham gia vào trồng rừng và bảo vệ rừng như thế nào ? Qua hệ hệ thống câu hỏi giúp các em nắm nội dung kiến thức yêu cầu , mở rộng , khắc sâu kiến thức cơ bản trọng tâm liên hệ thực tế . hình thành được ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nhuyên rừng . 2. Tiết 27 : Khai thác rừng . Bài này yêu cầu các em hiểu đúng mục đích của việc khai thác rừng và phục hồi rừng, phân biệt được các phương pháp khai thác và ưu nhược điểm của các phương pháp đó. Xác định được phương pháp khai thác phù hợp trong từng điều kiện cụ thể từ đó giáo dục ý thức sử dụng hợp lí tài nguyên rừng , nâng cao ý thức bảo vệ rừng , tài nguyên rừng . Bằng câu hỏi đặt vấn đề : Việc khai thác rừng ở nước ta và những tác hại của thiên tai gây ra cho loài người trong thời gian gần đây có liên quan gì với nhau không ? nếu có thì mối liên hệ này là gì ? Từ đó vào phần I: Các laọi khia thác rừng : Câu hỏi : ? Thế nào là khai thác rừng bừa bãi ? ? Để hạn chế khai thác bừa bãi nên khai thác như thế nào ? ? Có những loại khai thác nào ? ưu nhược điểm của từng loại phương pháp ? Câu hỏi vận dụng : Nơi nào có dốc trên 150C ,, nơi có rừng phòng hộ có thực hiện khai thác được không ? Tại sao ? Phần II. Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam. ? Với điều kiện địa hình rừng Việt Nam hiện nay nên áp dụng phương pháp khai thác nào ? Sau khi nắm được kiến thức về khai thác rừng và vận dụng vào khai thác ở Việt Nam để vào phần III: Phục hồi rừng sau khai thác . Cho học sinh thoả luận tiếp câu hỏi : Nếu cứ khai thác rừng liên tục trong thới gian ngắn hoặc khai thác trắng mà không trồng rừng ngay có tác hại gì ? Sau đó giúp học sinh tìm hiểu các biện pháp phục hồi rừng sau khai thác . Qua bài các em hiểu rõ hơn và có ý thức trong việc sử dụng tài nguyên rừng hợp lí và tầm quan trọng của việc phục hồi rừng , duy trì rừng , bảo vệ rừng và tài nguyên rừng . IV. Kết quả thực hiện . Qua chuyên đề tôi muốn kiểm nghiệm xem ý tưởng của mìnhcó sát thực tế không ? Có thực sự nâng cao được kết quả giảng dạy không ? Sau đó để tự bản thân rút ra kinh nghiệm cho việc giảng dạy nâng cao chất lượng môn học cho những năm học sau. So sánh kết quả Số liệu điều tra trước khi thực hiện Lớp Sĩ số Giỏi Số bài % Khá Số bài % TB Số bài % Yếu kém Số bài % 7A 7B Số liệu sau khi thuạc hiện : Lớp Sĩ số Giỏi Số bài % Khá Số bài % TB Số bài % Yếu kém Số bài % 7A 7B Nhận xét : Sau khi thực hiện chuyên đề tôi nhận thấy tỉ lệ hcọ sinh dật điểm khá giỏi tăng , số học sinh đạt điểm yếu kém giảm . Chứng tỏ học đã nắm vững kiến thức hơn và có ý thức hơn trong học tập V. Bài học : Qua thời gian thực hện chuyên đề ở lớp 7 môn công nghệ phàn lâm nghiệp và qua kết quả học tập của học sinh tôi thấy : Nâng cao được chất lượng giảng dạy Học sinh nắm vững kién thúc cơ bản . Năng cao được ý thức bảo vệ tài nguyên rừng cũng như bảo vệ môi trường . Các kiến thức được kết nối liền mạch không có sự gò bó , miễn cưỡng . Qua nội dung học , học sinh đã hình thành được ý thức bảo vệ rừng bằng các hành động cụ thể : bảo vệ cây xanh ở gia đình , nhà trường , những nơi công cộng... Tham gia vào các hoạt động “trồng cây gây rừng” , Tết trồng cây ,...để góp một phần nhỏ bé của mình : “ Làm cho đất nước càng ngày càng xanh” Qua thời gian ngắn thực hiện chuyên đề với kiến thức ít ỏi không khỏi có những thiếu những thiếu xót , hạn chế khính mong các đồng nghiệp góp ý giúp đỡ cho hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Song Phương, ngày 22/12/2008 `` Người viết Nguyễn Thị Hoà

File đính kèm:

  • docchuyen_de_giao_duc_cho_hoc_sinh_y_thuc_bao_ve_tai_nguyen_run.doc
Giáo án liên quan