Chuyên đề Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ngôn ngữ - Chủ đề 3: Phương pháp khắc phục phát âm âm vị

Chủ đề 3

PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC

PHÁT ÂM ÂM VỊ

( 3 tiết lí thuyết – 3 tiết thực hành)

 1. MỤC TIÊU:

Kiến thức: Mô tả bằng lời các phương pháp phát triển khả năng phát âm cho HS.

Chỉ ra được những điểm chung (công thức) của các phương pháp phát triển khả năng phát âm theo 5 thành phần âm tiết.

Kĩ năng: Thực hiện được các phương pháp phát triển khả năng phát âm cho học sinh. Làm được các bài tập mẫu trên lớp về việc phát triển khả năng phát âm cho học sinh.

Thái độ: Tin tưởng vào hiệu quả của phương pháp và khả năng thực hiện của GV và HS.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2041 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ngôn ngữ - Chủ đề 3: Phương pháp khắc phục phát âm âm vị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đức Thọ, ngày 10 tháng 11 năm 2008 Chủ đề 3 Phương pháp khắc phục phát âm âm vị ( 3 tiết lí thuyết – 3 tiết thực hành) 1. Mục tiêu: Kiến thức: Mô tả bằng lời các phương pháp phát triển khả năng phát âm cho HS. Chỉ ra được những điểm chung (công thức) của các phương pháp phát triển khả năng phát âm theo 5 thành phần âm tiết. Kĩ năng: Thực hiện được các phương pháp phát triển khả năng phát âm cho học sinh. Làm được các bài tập mẫu trên lớp về việc phát triển khả năng phát âm cho học sinh. Thái độ: Tin tưởng vào hiệu quả của phương pháp và khả năng thực hiện của GV và HS. 2. Nội dung - Khắc phục khiếm khuyết phát âm âm đầu; Xác định âm sai; Lập quy trình phát âm: dựa vào tiêu chí khu biệt phụ âm; Tách âm vị; Sử dụng âm tiết trung gian; + Âm đầu + Âm đệm Điểm chung + Âm chính + Âm chính + Âm cuối + Âm cuối + Thanh điệu Tìm hiểu cách phát triển khả năng phát âm Muốn phát triển khả năng phát âm chuẩn âm đầu, ta phải thực hiện phương pháp tách phụ âm. Tách phụ âm đầu ra khỏi âm tiết mà trẻ phát âm chưa chuẩn để luyện. Tách phụ âm đầu ra khỏi âm tiết mà trẻ phát âm chưa chuẩn để luyện. Luyện phát âm âm đó theo vị trí cấu âm và phương thức phát âm âm vị chuẩn. Phương pháp phát triển khả năng phát âm âm đệm + Sử dụng âm tiết trung gian Ví dụ: “hoa huệ” trẻ nói thành “ha hệ” Xác định âm vị: trẻ đã bỏ âm đệm “o” và “u” + Lập quy trình phát âm: Lập âm tiết trung gian cho 2 âm tiết: “hoa” và “huệ”= (1) hu + (2)a= hoa và (1) hu + (2)a và (hu)+ (2)ệ= huệ. + Luyện phát âm: 3 bước B1: Luyện đọc tách bạch, chậm, rõ từng âm tiết: (1)hu và (2)a. (2 lần bật hơi) B2: Luyện đọc kéo dài, nhưng tách bạch từng âm tiết: (1)hu … và (2)a…(kéo dài) B3: Luyện đọc kéo dài, nhưng nối liền 2 âm tiết: (1)hu…(2)a…= hoa (liên tục) B4: rút ngắn: hua Ghi nhớ Để phát triển khả năng phát âm chuẩn âm đệm, phải sử dụng phương pháp “Sử dụng âm tiết trung gian” theo quy trình: Xác định âm vị Lập quy trình phát âm - Luyện phát âm. Khả năng phát âm âm chính Nhiệm vụ: Tìm hiểu khả năng phát âm âm chính Do cơ chế cấu âm đơn giản nên trẻ thường phát không phát âm sai các nguyên âm đơn, trừ trường hợp trẻ bị khiếm khuyết ngôn ngữ nặng. Trường hợp trẻ phát âm sai âm chính là nguyên âm đôi. Biểu hiện của lỗi này là nguyên âm đôi chuyển thành nguyên âm đơn hay nguyên âm đơn này chuyển thành nguyên âm đơn khác. Ví dụ: Quả chuối nói thành quả chúi hay chối Màu xanh màu xăn Con ếch con ất Để trẻ phát âm đúng trong các trường hợp sai nguyên âm đôi, phải tập cho trẻ phát âm đúng riêng biệt các nguyên âm đôi. Lúc đầu, GV phát âm chậm như thể 2 nguyên âm đơn liền nhau với hai lần bật hơi, để trẻ tri giác thành phần nguyên âm đôi gồm 2 yếu tố nguyên âm đơn ghép lại. Sau đó, phát âm nhanh dần, liên tục để đạt được hai yếu tố nguyên âm/1 lần bật hơi. Việc củng cố làm cho cơ chế phát âm đúng trở nên thuần thục thành kĩ năng, kỉ xảo cũng tiến hành như đối với lỗi sai thuộc dạng khác. Nghĩa là luyện tập mở rộng dần trường ngôn ngữ từ âm tiết đến câu… từ ngôn ngữ thụ động đến ngôn ngữ chủ động. Phát triển khả năng phát âm âm cuối Tìm hiểu khả năng phát âm chuẩn âm cuối: Lỗi phát âm âm cuối của âm tiết cũng rất đa dạng và thể hiện ở ba mức độ: mất hẳn, lẫn lộn hoặc hỗn hợp khó xác định. Ví dụ: cây cau thành cơ ca; quả bưởi thành cả bở; buồm thành buồng . Phương pháp “sử dụng âm tiết trung gian” được vận dụng vào việc hình thành phát đúng âm cuối như sau: + Nếu âm cuối là một bán nguyên âm: Ta coi bán nguyên âm đó như một nguyên đơn dài và chia âm tiết đó thành hai âm tiết: âm tiết đầu là âm tiết mở đến hết âm chính, âm tiết sau ( thứ hai) chỉ có âm cuối đã chuyển thành nguyên âm dài: cao = ca + u…Lúc đầu, phát âm rõ thành hai âm tiết trên hai lần bật hơi. + Nếu âm cuối là phụ âm: Ta cũng chuyển thành dạng quy trình liên tục của hai âm tiết. Trong đó, âm tiết đầu đến hết âm tiết chính, âm tiết sau là phụ âm cuối cộng thêm nguyên âm ơ. Ví dụ: chim= chi+mơ… Việc hình thành kĩ năng phát âm đúng âm cuối là phụ âm phải theo trình tự 3 bước: Bước 1: Phát âm rõ 2 âm tiết của quy trình mới tạo ra, lúc đầu chậm, sau nhanh dần và liên tục. Ví dụ: chim=chi-mơ-chi-mơ-chi-mơ… Bước 2: Phát âm kéo dài âm tiết thứ nhất, sau đó đưa cơ quan cấu âm về vị trí chuẩn bị phát âm âm tiết thứ hai ( tiêu chí định vị): kéo dài tình huống chuẩn bị đó một lát mới bật luồng hơi ra để được âm tiết thứ 2. Ví dụ: chim = chi-mơ--mơ. Bước 3: Phát âm ngắn, rõ âm tiết thứ nhất đưa các bộ phận của cơ quan cấu âm về vị trí chuẩn bị phát âm âm tiết thứ 2, nhưng không còn bật hơi nữa để âm cuối chỉ dừng lại ở tiêu chí định vị còn phương thức tạo âm thanh không được thể hiện. Ví dụ: chim = chi-m = chim. Qua 3 bước trên trẻ sẽ thể hiện đúng cấu trúc của âm tiết. Tuy nhiên, lúc đầu âm sắc của âm tiết không được nét lắm, không rõ, gọn. Qua các bài luyện củng cố trong từ, câu, lời nói, dần dần chất lượng âm thanh của trẻ sẽ đạt được đúng như âm chuẩn. Ghi nhớ: Muốn phát triển khả năng phát âm chuẩn âm cuối cho trẻ phải sử dụng âm tiết trung gian để phát triển theo quy trình: - Xác định âm vị; - Lập quy trình phát âm; - Luyện phát âm Nội dung 5: Phát triển khả năng phát âm chuẩn thanh điệu Quy trình chung: Để khắc phục những phát âm chưa chuẩn về thanh điệu cho trẻ phải thực hiện phương pháp sử dụng âm tiết trung gian và theo quy trình: - Xác định âm vị; - Lập quy trình phát âm; - Luyện phát âm.

File đính kèm:

  • docChuyen de GD hoa nhap tre khuyet tat ngon ngu Phuong phap khac phuc phat am am vi.doc
Giáo án liên quan