Chuyên đề Giun đốt với hệ sinh thái và đời sống con người

Môi trường sinh thái luôn gắn liền với đời sống cũng như xã hội. Nếu một đất nước mà môi trường sinh thái bị suy giảm thì chắc chắn xã hội sẽ bị biến động rất lớn. Môi trường sinh thái tốt, đời sống xã hội sẽ được nâng cao, bởi không có thiên tai lũ lụt, không bị ô nhiễm môi trường, không góp phần phá hoại tầng ozon con người sẽ sống tốt hơn, cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn.

Bảo vệ môi trường là vấn đề rất lớn. Ở nước ta, tình trạng mưa bão, lũ lụt, hạn hán Ngày càng trầm trọng đều có nguyên nhân từ sự tàn phá môi trường. Ở các thành phố, cụm công nghiệp, cụm dân cư, các làng nghề, nạn rác thải, ô nhiễm không khí, ô nhiễm các nguồn nước ngày càng nặng, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Tài nguyên nước ngầm cũng đang bị cạn kiệt.

Các loài giun đốt góp một phần không nhỏ để có thể giải quyết các vấn đề trên

Giun đất có thể được sử dụng để xử lý tất cả các loại chất thải hữu cơ bao gồm cả nước thải, phân động vật, bột giấy thải, chất thải nhà máy, chất thải ở bãi rác . Việc đưa giun đất để xử lý rác thải sẽ giúp giảm một phần vấn đề lớn về môi trường. .

Giun đất còn có vai trò to lớn đối với ngành nông nghiệp do chúng làm đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu của đất. Ngoài ra giun đất còn là thức ăn cho gia súc và gia cầm.

Các giun đốt khác như giun quế, rươi, giun đỏ, sá sùng . Cũng có vai trò lớn đối với hệ sinh thái và đời sống con người. Qua bài 17 “Một số giun đốt khác” tôi muốn chứng minh cho học sinh thấy được vai trò của các loài giun đốt, đặc biệt là các loài giun đất. chúng có vai trò to lớn đối với hệ sinh thái và đời sống con người. Chính vì lí do đó mà tôi chọn chuyên đề này.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 12/07/2022 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Giun đốt với hệ sinh thái và đời sống con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15 tháng 10 năm 2013 Ngày dạy: 18 tháng 10 năm 2013, lớp dạy : 7A CHUYÊN ĐỀ : GIUN ĐỐT VỚI HỆ SINH THÁI VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI I/ LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ Môi trường sinh thái luôn gắn liền với đời sống cũng như xã hội. Nếu một đất nước mà môi trường sinh thái bị suy giảm thì chắc chắn xã hội sẽ bị biến động rất lớn. Môi trường sinh thái tốt, đời sống xã hội sẽ được nâng cao, bởi không có thiên tai lũ lụt, không bị ô nhiễm môi trường, không góp phần phá hoại tầng ozon con người sẽ sống tốt hơn, cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn. Bảo vệ môi trường là vấn đề rất lớn. Ở nước ta, tình trạng mưa bão, lũ lụt, hạn hán Ngày càng trầm trọng đều có nguyên nhân từ sự tàn phá môi trường. Ở các thành phố, cụm công nghiệp, cụm dân cư, các làng nghề, nạn rác thải, ô nhiễm không khí, ô nhiễm các nguồn nước ngày càng nặng, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Tài nguyên nước ngầm cũng đang bị cạn kiệt. Các loài giun đốt góp một phần không nhỏ để có thể giải quyết các vấn đề trên Giun đất có thể được sử dụng để xử lý tất cả các loại chất thải hữu cơ bao gồm cả nước thải, phân động vật, bột giấy thải, chất thải nhà máy, chất thải ở bãi rác. Việc đưa giun đất để xử lý rác thải sẽ giúp giảm một phần vấn đề lớn về môi trường. . Giun đất còn có vai trò to lớn đối với ngành nông nghiệp do chúng làm đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu của đất. Ngoài ra giun đất còn là thức ăn cho gia súc và gia cầm.  Các giun đốt khác như giun quế, rươi, giun đỏ, sá sùng. Cũng có vai trò lớn đối với hệ sinh thái và đời sống con người. Qua bài 17 “Một số giun đốt khác” tôi muốn chứng minh cho học sinh thấy được vai trò của các loài giun đốt, đặc biệt là các loài giun đất. chúng có vai trò to lớn đối với hệ sinh thái và đời sống con người. Chính vì lí do đó mà tôi chọn chuyên đề này. II/ CÁCH THỰC HIỆN : Nội dung chuyên đề gồm 2 phần: Một số giun đốt thường gặp Giun đốt với hệ sinh thái và đời sống con người Với mỗi phần học sinh cần thực hiện các hoạt động sau: 1.Thu thập kiến thức từ kênh hình kênh chữ ở SGK và trên màn hình 2. Trả lời các câu hỏi của giáo viên 3. Hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập 4. Chốt lại kiến thức chính vào vở III/NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1. Mục tiêu chuyên đề: Kiến thức: Học sinh tìm hiểu một số giun đốt thường gặp như : giun đất, giun đỏ, rươi, đỉa, sá sùng , vắt đề thấy được sự đa dạng của giun đốt về loài, môi trường sống cũng như lối sống. Học sinh thấy được vai trò to lớn của giun đốt với hệ sinh thái và đời sống con người: giun đất là cho đất trồng xốp thoáng, màu mỡ giun đất góp phần xử lí rác thải hữu cơ, làm sạch môi trường giun đất còn xử lí bùn thải công nghiệp. giun đất còn làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy hải sản. sá sùng là hải sản có giá trị kinh tế rươi có thể dùng làm thức ăn cho người, cho cá, làm mắm. Học sinh cũng thấy được đỉa vắt là loài có hại Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát tranh, trả lời câu hỏi, biết phân tích nhận xét vấn đề giáo viên đưa ra. Thái độ: Giúp học sinh yêu thích môn học, bảo vệ các loài động vật có lợi, bảo vệ và biết giữ gìn môi trường sống xanh sạch đẹp. 2. Chuẩn bị: Học sinh : đọc trước bài 17: “một số giun đốt khác”. Giáo viên: chuẩn bị giáo án điện tử, bài giảng điện tử, USB, may chiếu. IV/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. Ổn định tổ chức. kiểm tra bài cũ: Tr×nh bµy cÊu t¹o ngoµi cña giun ®©t? Nªu lîi Ých cña giun ®Êt ®èi víi ®Êt trång ? Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học HOẠT ĐỘNG 1. MỘT SỐ GIUN ĐỐT THƯỜNG GẶP GV : yêu cầu học sinh quan sát tranh, nêu một số đại diện của giun đất. ? cho biết môi trường sống, lối sống của từng đại diện? Giun đất sống ở đâu và thường xuất hiên trên mặt đất khi nào? Giun đỏ sống ở đâu và có lối sống như thế nào? Rươi sống ở môi trường nào? Cơ thể có đặc điểm gì? Và vai trò của rươi? Đỉa có lối sống như thế nào? Ống tiêu hóa cấu tạo như thế nào thích nghi với đời sống kí sinh? Sá sùng sống ở đâu? Vai trò sá sùng? GV : yêu cầu học sinh thảo luận nhóm điền vào bảng 1 ở sách bài tập: HS: Hoạt động nhóm điền kết quả vào phiếu GV cho học sinh chốt lại: -? Em hãy nêu sự đa dạng về loài? -? Chúng sống ở những môi trường nào? -? Chúng có những lối sống nào? HOẠT ĐỘNG 2. GIUN ĐỐT VỚI HỆ SINH THÁI VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh , đọc thông tin và rút ra các vai trò của giun đất với hệ sinh thái và đời sống con người. Giun đất là những nông dân tuyệt vời của tự nhiên, chúng cần mẫn ngày đêm cày tơi đất, nhờ vậy mà đất tơi xốp, thoáng khí, giúp nước luân chuyển dễ dàng. Phân giun đất còn là một nguồn dinh dưỡng cho đất bởi chúng giàu đạm, canxi và các khoáng chất khác, là một phần không thể thiếu trong một hệ sinh thái khoẻ mạnh. Sự hiện diện của giun đất là dấu hiệu cho biết một vùng đất có sạch và khỏe hay không. àGiun đất – là những nông dân chăm chỉ Giun đất – làm cho đất trồng xốp thoáng, màu mỡ Theo các nhà nghiên cứu, trong quá trình đào hang trong đất, loài giun đất đã vô tình giúp đất đai trở nên tơi xốp và tái tạo chất dinh dưỡng; hấp thụ nước và biến đất thành dạng bọt biển ngăn chặn được xói mòn, lũ lụt. Còn trong mùa hạn, chúng lại giúp làm chậm lại quá trình mất nước trong đất. Từ đó, giun đất có thể giúp làm chậm lại ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu hay hiện tượng nóng lên toàn cầu. àGiun đất : Giữ nước trong đất giúp ngăn chặn lũ lụt Giun đất có thể được sử dụng để xử lý tất cả các loại chất thải hữu cơ bao gồm cả nước thải, phân động vật, bột giấy thải, chất thải nhà máy chất thải ở bãi rác là hữu cơ. Việc đưa giun đất để xử lý rác thải sẽ giúp giảm một phần vấn đề lớn về môi trường. àGiun đất : phân hủy chất thải hữu cơ à làm sạch môi trường Có thể sử dụng giun đất cho việc xử lý bùn thải ở các nước công nghiệp. -Giun quế là loại giun ăn các loại phân do gia súc thải ra (phân trâu,bò,dê,thỏ, gà..). Giun quế có giá trị trong chăn nuôi, là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài gia cầm như lợn, gà, vịt và một số loài khác như cá, ba ba, ếch, lươn, tắc kè... Người ta đã phân tích thành phần dinh dưỡng trong sá sùng có nhiều axit amin, glyxin, alanin, glutamin, succinic... và nhiều taurin, khoáng chất Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh cho thấy, sá sùng là loại giàu dinh dưỡng với lượng đạm khá cao, chứa nhiều acid amin quý và nhiều khoáng chất, cụ thể có tới 17 nguyên tố khoáng và 18 loại acid amin với 8 loại không thể thay thế phải dung nạp từ thực phẩm... àSá sùng : Đặc sản ẩm thực Rươi nhiều vô kể nên Có thể dùng làm nước mắm. Có câu ca dao : “Tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn nhộng, Bao giờ cho đến tháng mười, bát cơm thì trắng bát rươi thì đầy” đây là những thời điểm trong năm thường xuất hiện rươi và người dân có thể thu hoạch sử dụng hoặc mang đi bán. Rươi có thể làm các món ăn như: chả rươi, mắm rươi, rươi hấp, nem rươi, rươi kho, rươi xào củ niễng măng tươi hay củ cải, thậm chí có nơi còn làm canh riêu rươi. GV : Cho học sinh hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập: Vai trò của giun đốt đối với hệ sinh thái và đời sống con người. PHIẾU HỌC TẬP: Hoạt động nhóm tìm các đại diện giun đốt điền vào chỗ () cho phù hợp với ý nghĩa thực tiễn của chúng: Làm đất trồng xốp thoáng, màu mỡ:. Giữ nước trong đất, chống xói mòn, lũ lụt:. Làm thức ăn cho con người: .. Là nguồn thức ăn cho gia súc,gia cầm, thủy hải sản: Làm thức ăn cho cá cảnh: ............. Giáo viên yêu cầu nhóm trưởng trả lời kết quả,các nhóm khác bổ sung. Giáo viên chốt lại kiến thức đúng I/ Một số giun đốt thường gặp. Kết luận: Giun đốt có nhiều loài: giun đất, giun đỏ, rươi đỉa, sá sùng, vắt. Chúng sống ở các môi trường: nước, đất ẩm, lá cây. Chúng có lối sống: tự do, định cư hay chui rúc II/ Giun đốt với hệ sinh thái và đời sống con người. Kết luận: Giun đốt có vai trò lớn đối với hệ sinh thái và đời sống con người Làm đất trồng xốp thoáng, màu mỡ:các loài giun đất Làm sạch môi trường: các loài giun đât. Làm thức ăn cho người: rươi, sá sùng... Làm thức ăn cho động vật khác: giun quế Làm thức ăn cho cá: rươi , giun đỏ Có hại cho người và động vật:đỉa , vắt Củng cố: - Tr×nh bµy ®Æc ®iÓm cña một số giun đốt thường gặp. - Vai trß cña giun ®èt . - §Ó nhËn biÕt ®¹i diÖn cña ngµnh giun ®èt cÇn dùa vµo ®Æc ®iÓm c¬ b¶n nµo? 5. Dặn dò: - Häc bµi tr¶ lêi c©u hái SGK - Chuẩn bị cho baì ôn tập để kt 45’

File đính kèm:

  • docchuyen_de_giun_dot_voi_he_sinh_thai_va_doi_song_con_nguoi.doc