Chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng tiến hành thí nghiệm vật lí của học sinh lớp 6

Môn vật lí ở THCS có những đặc trưng riêng, nội dung kiến thức của môn học này luôn luôn gắn liền với sự vật hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc khám phá tiếp thu kiến thức phụ thuộc rất nhiều vào các thí nghiệm , mà các thí nghiệm này chủ yếu là do học sinh tự nghiên cứu và tiến hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3671 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng tiến hành thí nghiệm vật lí của học sinh lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT NGUÊN BÌNH TRƯỜNG PTCS PHAN THANH ? ***** & CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM VẬT LÍ CỦA HỌC SINH LỚP 6 Họ và tên: Nguyễn Ngô Ban Đơn vị: Trường PTCS Phan Thanh Năm học 2008 - 2009 I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn vật lí ở THCS có những đặc trưng riêng, nội dung kiến thức của môn học này luôn luôn gắn liền với sự vật hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc khám phá tiếp thu kiến thức phụ thuộc rất nhiều vào các thí nghiệm , mà các thí nghiệm này chủ yếu là do học sinh tự nghiên cứu và tiến hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Sau những năm giảng dạy môn vật lí tôi nhận thấy rằng đa số học sinh trong quá trình nghiên cứu và tiến hành thí nghiêm còn rất lúng túng tiến hành chưa theo dúng trình tự dẫn đến kết quả thí nghiệm nhiều khi chưa chính xác, mất nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến chất lượng của cả tiết học. Qua những đợt tập huấn chuyên môn và tham khảo ý kiến đồng nghiệp tôi xin nêu ra một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thực hành thí nghiệm Vật lí của học sinh lớp 6 II - CƠ SỞ LÝ LUẬN Với mục tiêu giáo dục phổ thông là "giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ thể chất , thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản , phát triển năng lực cá nhân , tính năng động và sáng tạo , hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách trách nhiệm của công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào lao động , tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học được cụ thể hoá trrong cá chỉ thị của Bộ GD&ĐT , luật GD điều 28.2 đã ghi "phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động , sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiến , tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh ". Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt dộng học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Yêu cầu của xã hội đối với việc dạy học trước đây nặng về truyền thụ kiến thức thì nay đã thiên về việc hình thành những năng lực hoạt động cho học sinh Các kiến thức và kĩ năng được hình thành và củng cố để tạo ra bốn năng lực chủ yếu sau : + Năng lực hành động + Năng lực thích ứng + Năng lực cùng sống và làm việc + Năng lực tự khẳng định mình Kiến thức và kĩ năng là một trong những thành tố của năng lựccủa mỗi học sinh . Với diều kiện tiép cận thông tin như hiện nay thì thì năng lực đạt tới kiến thức (năng lực nhận thức) và sử lý thông tin trở nên quan rrọng hơn và phải dược đặt lên hàng đáu Năng lực này chỉ được hình thành ở học sinh thông qua hoạt động học tập tự lực và tích cực của chính các em. Như vậy, bên cạnh nhiệm vụ trang bị kiến thức và hiểu biết những cần thiết, trong mỗi bài học Vật lí cần nâng cao khả năng tiến hành thí nghiệm (thực hành) của học sinh , rèn luện và phát triển ở các em những kĩ năng , năng lực nhận thức và góp phần hình thành những phẩm chất ; nhân cách phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay. III - PHẢN ÁNH HIỆN TRẠNG NƠI MÌNH GIẢNG DẠY - Về phía nhà trường và giáo viên: Giáo viên giảng dạy trong trong điều kiện thiếu phòng thí nghiêm, phòng bộ môn, thư viện, thiết bị dạy học được trang bị nhưng chưa đủ, nhiều thiết bị chất lượng chưa cao, khả năng làm thiết bị dạy học rất hạn chế do khả năng của đội ngũ giáo viên , hạn chế về thời gian , về kinh phí và thực tế chưa coi trọng đúng mức. - Về phía học sinh: Các em sống trong điều kiện khó khăn, mặt bằng dân trí thấp, nhiều học sinh dân tộc thiểu số nói tiếng phổ thông chưa thành thạo, bản tính rụt rè. Trong một lớp học trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không đồng đều tạo nên những khó khăn nhất định đối với việc tổ chức thực hành trong mỗi bài học. Song trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học, mỗi cán bộ giáo viên đang nỗ lực hơn trong việc tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang chủ động, kiên trì hướng dẫn giúp đỡ học sinh hoàn thành các thí nghiệm trong bài học đem lại niềm vui hứng thú học tập cho các em IV - GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Sách giáo khoa vật lí 6 gồm 2 chương: Cơ học, Nhiệt học. Nội dung kiến thức phù hợp với nhận thức của học sinh , thiết thực với đa số người lao động 1 - Thí nghiệm trong các bài học cần đạt được những yêu cầu sau: Từ thí nghiệm học sinh rút ra được nhận xét và rút ra nội đung chính của bài . - Học sinh được rèn luyện các kĩ năng cần thiết . + Quan sát hiện tượng và quá trình vật lí để thu thập và sử lý thông tin dữ liệu cần thiét + Biết đề xuất phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm tra dự đoán + Sử dụng thành thạo các thiết bị vật lí phổ biến + Phân tích xử lý thông tin thí nghiệm thu được - Trong quà trình làm thí nghiệm cần: + Có tinh thần hợp tác trong nhóm , có ý thức bảo vệ các dụng cụ thí nghiệm và an toàn trong quá trình tiến hành thí nghiệm + Có thái độ nghiêm túc, tỉ mỉ, trung thực khi sử lý thông tin + Biết vận dụng kiến thức vào các hoạt động trong gia đình nhà trường và xã hội. 2 - Để nâng cao khả năng thực hành thí nghiệm Vật lí lớp 6 của học sinh giáo viên cần lưu ý những nội dung sau: - Giáo viên cần chuẩn bị kỹ các thí nghiệm trước khi lên lớp đây là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của giáo viên trước khi lên lớp mà bài giảng có thí nghiệm + Cần nghiên cứu kỹ các thí nghiệm , bài thực hành trong sách giáo khoa ,sách giáo viên và sách hướng dẫn sử dụng thiết bị thí nghiệm thực hành, nghiên cứu tỉ mỉ cụ thể để biết được các dụng cụ cần thiết , cách sử dụng cụ đó , cách tiến hành thí nghiệm đó sao cho chính xác khoa học . + Cần chuẩn bị trước các tí nghiệm cần thiết cho tưng bài .Tìm hiểu kĩ xem dụng cụ nào đã có dụng cụ nào chưa có .Giáo viên có thể tự làm các dụng cụ sao cho phù hợp với thí nghiệm, làm cho kết quả thí nghiệm được chính xác + Giáo viên nghiên cứu các bước thực hành thí nghiệm và tiến hành làm trước nhiều lần để kiểm tra xem kết quả thí nghiệm đã chính xác chưa, nếu chưa cần xem lại các dụng cụ + Giáo viên cần xác định thời gian làm thí nghiệm phù hợp ăn khớp ví thời gian phân phối của tiết học + Nếu thí nghiệm vượt quá khả năng của học sinh thì giáo viên làm mẫu trên lớp, hoặc thí nghiệm nào thiếu dụng cụ hay dụng cụ quá đắt tiền, độ chính xác không cao thì cần tìm cách khác nhưng đảm bảo học sinh biết mô tả thí nghiệm - Trong quá trình chuẩn bị thí nghiệm trước khi lên lớp giáo viên cần xác định một số tình huống có thể xảy ra trong quá trình làm thí nghiêm của học sinh từ đó tìm cách khắc phục trước - Khi làm tiến hành thí nghiệm cần lưu ý một số kĩ năng + Kĩ năng quan sát: Bước đầu định hướng cho học sinh biết quan sát có mục đích có kế hoạch.Trong một số trườmg hợp có thể để học sinh tự đề xuất ra kế hoạch quan sát chứ không tuỳ tiện ngẫu nhiên. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trao đổi trong nhóm về mục đích và kế hoạch quan sát + Kĩ năng thu thập và sử lý thông tin thu thập được từ quan sát thí nghiệm; chú trọng việc ghi chép các thông tin thu thập được lập thành bảng biểu một cách trung thực; chú trọng việc phát triển ngôn ngữ cho học sinh, yêu cầu học sinh sử dụng những thành ngữ , ngôn từ để giải thích các hiện tượng, rèn kĩ năng diễn đạt rõ ràng chính xác bằng ngôn ngữ vật lý học, tạo điều kiện để học sinh được nói nhiều hơn ở nhóm ở lớp 3 - Một số biện pháp, phương pháp giảng dạy phần thí nghiệm -Trước khi làm thí nghiệm giáo viên cần đặt vấn đề cho học sinh dự đoán hiện tượng xảy ra - Giáo viên chưa kết luận các dự đoán của học sinh mà cho học nêu ra các phương án để kiểm tra dự đoán - Giáo viên cùng học sinh phân tích các phương án , nếu khả thi và dụng cụ có đủ thì cho hoc sinh tiến hành . - Giáo viên cho học sinh học và nghiên cứu thí nghiệm trong sách giáo khoa (vì đây là thí nghiệm khả thi nhất, dụng cụ đầy đủ và tến hành thuận lợi nhất) học sinh cần nêu được các dụng cụ để tiến hành thí nghiệm , các bước tiến hành thí nghiệm . - Sau khi học sinh nêu cách tiến hành thí nghiệm giáo viên cần giới thiệu thí nghiệm cụ thể, cách sử dụng các dụng cụ đó một cách cụ thể, tỉ mỉ. Nhất là các dụng cụ có độ chính xác cao, các dụng cụ dễ vỡ, các dụng cụ đảm bảo an toàn về điện . - Giáo viên yêu cầu các nhóm ngồi đúng vị trí qui định của nhóm mình ,chuẩn bị vị trí đặt thí nghiệm sao cho học sinh cả nhóm cùng quan sát và tiến hành thuận tiện . - Trong quá trình học sinh làm thí nghiệm giáo viên bao quát các nhóm ,giúp đỡ sửa sai nếu cần. - Giáo viên lưu ý thời gian làm thí nghiệm sao cho hợp lí. Sau khi làm thí nghiệm yêu cầu các nhóm trả lại dụng cụ nhanh chóng an toàn . - Kết thúc thí nghiệm giáo viên cho học sinh nêu kết quả của mỗi nhóm từ đó giáo viên cùng học sinh thảo luận để rút ra được nội đung chính của bài. - Giáo viên cũng cần nhận xét thái độ của học sinh trong các nhóm, có phê bình, khuyến khích . 4 - Ví dụ Để tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm trong bài. LỰC ĐÀN HỒI giáo viên cần nắm được mục tiêu của bài và chuẩn bị tốt các dụng cụ thí nghiệm: *Mục tiêu - Nhận biết được vật đàn hồi ( qua sự đàn hồi của lũ xo). - Trả lời được đặc điểm của lực đàn hồi - Rỳt ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của vật đàn hồi. - Lắp TN qua kờnh hỡnh. - Nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy luật về sự biến dạng và lực đàn hồi. - Cú ý thức tỡm tũi quy luật vật lớ qua cỏc hiện tượng tự nhiên. * Thiết bị thí nghiệm Mỗi nhúm: 1 giỏ treo; 1 lũ xo; 1 thước có chia độ đến mm; 4 quả nặng giống nhau, mỗi quả 50gam. *Trong quá trình tiến hành thí nghiệm , giáo viên có thể tổ chức điều khiển hướng dẫn học sinh như sau : TG Hoạt động của giao viên Hoạt động của học sinh 18' 7' -GV yêu cầu HS đọc tài liệu và làm việc theo nhóm. - Hãy nêu các dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành, và dự đoán kết quả thí nghiệm ? - GV nhận xets câu trả lời của HS, giao dung cụ cho các nhóm tiến hành -GV theo dừi cỏc bước tiến hành của HS. -Chấn chỉnh HS làm theo thứ tự. -Kiểm tra HS từng bước TN→HS trả lời C1→thống nhất. -Biến dạng của lũ xo cú đặc điểm gỡ? -Lũ xo cú tớnh chất gỡ? -Yêu cầu HS đọc tài liệu để trả lời câu hỏi độ biến dạng của lũ xo được tính như thế nào? -Kiểm tra cõu C2. I. Biến dạng đàn hồi. độ biến dạng. 1.Biến dạng của lũ xo. Thớ nghiệm: - HSt rả lời và dự đoán kết quả - HS hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm, đo và ghi kết quả vào bảng 9.1 C1: (1)-dón ra. (2)-tăng lên. (3)-bằng. 2.Độ biến dạng của lũ xo. Độ biến dạng của lũ xo là: l - l0. C2: Bảng 9.1. Bảng kết quả. Số quả nặng 50g múc vào lũ xo. Tổng trọng lượng của cỏc quả nặng. Chiều dài của lũ xo. Độ biến dạng của lũ xo. 0 0 N l0=10cm 0cm 1 quả nặng 0,5N l=12cm l - l0= 2cm 2 quả nặng 1N l=14cm l - l0= 4cm 3 quả nặng 1,5N l=16cm l - l0= 6cm (Trong quá trình tiến hành thí nghiệm về độ biến dạng của một lò xo, kết quả độ biến dạng giữa các nhóm có thể khác nhau) 3 - Kiểm chứng . Dạy và học theo phương pháp truyền thống chưa chú trọng khả năng làm thí nghiệm của học sinh, nặng về lí thuyết hàn lâm, kinh viện, chú trọng nhiều đến chứng minh chặt chẽ nên có nhiều nội dung khó, ít thực hành thực tiễn bộc lộ nhiều tồn tại, làm giảm hứng thú học tập của học sinh không theo kịp đổi mới . Đối với môn khoa học thực nghiệm như vật lí, có thể nói "trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm". Nếu không có sự trải nghiệm nhất đinh trong thực tế thì sự lĩnh hội kiến thức không thể sâu sắc và bền chặt được. Hơn nữa sự hiểu biết thế giới vật lí không thể đạt được đơn thuần bằng suy diễn lô gic, chỉ có những quan sát và thực nghiệm mới cho phép ta kiểm tra được sự đúng đắn của một nhận định về một vấn đề. Thông qua việc nâng cao khả năng làm thí nghiệm vật lí đã tạo điều kiện để hoc sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động thực nghiệm. rèn luyện nếp tư duy sáng tạo cho học sinh . V - HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Việc có những biện pháp phù hợp nâng cao khả năng tiến hành thí nghiệm của học sinh, đã tích cực hoá hoạt động dạy và học: - Với người thầy, xây dựng hoàn thiện phương pháp dạy học với từng đối tượng học sinh, giúp học sinh tiếp cận với kiến thức một cách khoa học, không áp đặt tạo hứng thú học tập cho các em. - Với học sinh, biết thu thập thông tin trong tích cực trong hoạt dộng nhận thức, chủ động trong quá trình phát hiện, tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. tự giác sẵn sàng tham gia vào các hoạt học tập, tự lực giải quyết nhiệm vụ học tập; Hứng thú trong việc nghiên cứu tri thức mới, chủ động trao đổi với nhau và với giáo viên nhiều hơn không tiếp thu một cách thụ động VI - PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Từ thực tiễn và qua quá trình nghiên cứu các biện pháp nâng cao khả năng tiến hành thí nghiệm của học sinh tôi xin đưa ra phương hướng thực hiện như sau: - Giáo viên thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp. Nắm vững chủ trương đổi mới phương pháp dạy họcvà xu hướng giáo dục hiện đại. - Tham mưu cho các cơ quan ban ngành xây dựng cơ sở vật chất và trang bị các thiết bị dạy học phù hợp với bộ môn và với từng kiểu bài - Khắc phục những khó khăn thiếu thốn vvề thiét bị dạy học của Nhà trường - Áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, từng kiểu bài, gây hứng thú học tập cho học sinh VII - KẾT LUẬN Qua thực tế giảng dạy nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp bản thân tôi nhận thấy: sự chuẩn bị kĩ bài giảng và sử dụng các phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn dã phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, khơi dậy hứng thú nhận thức của học sinh , phát triển ở học sinh khả năng phân tích so sánh và nhận xét. Hình thức học tập làm việc theo nhóm đã rèn luyện cho học sinh cách thức ứng xử và cộng tác trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, mạnh dạn bảo vệ ý kiến của mình cũng như cẩn thị tôn trọng ý kiến người khác Thông qua việc nâng cao khả năng thực hành thí nghiệm Vật lí của học sinh đã rèn luyện và phát triển ở học sinh những kĩ năng, năng kực nhận thức và góp phần hình thành ở các em những phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay . Phan Thanh , ngày 20 tháng 10 năm 2008 NGƯỜI VIẾT Nguyễn Ngô Ban các bước làm chuyên đề I. Lý do chọn đề tài II. Cơ sở lý luận III. phản ánh hiện trạng nơi mình giảng dạy IV. Giải pháp thực hiện V. Hiệu quả VI. Phương hướng thực hiện đề tài VII. Kết luận

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE NANG CAO KHA NANG LAN THI NGHIEM CUA HS.doc
Giáo án liên quan