Do những đặc điểm về phát triển tư duy của lứa tuổi tiểu học, dạy và học toán ở tiểu học phải là sự giáo dục toán học mang lại tri thức toán học sơ đẳng cần thiết cho cuộc sống và phát triển phù hợp với lửa tuổi tiểu học đồng thời là giai đoạn chuẩn bị quan trọng cho thực hiện quá trình giáo dục toán học tiếp theo ở phổ thông.
Mặt khác, môn toán ở lớp 1 là cơ sở ban đầu cho việc học tập của học sinh trong cả quá trình học tập sau này của các em.
ở học sinh lớp 1 các em đang chuyển dần từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học. Nhận thức của các em còn mang tính trừu tượng và khái quát cao. Sử dụng trực quan sẽ giúp cho học sinh có chỗ dựa cho hoạt động tư duy, bổ sung vốn hiểu biết để học sinh nắm được cao kiến thức trừu tượng phát huy năng lực tư duy trừu tượng và trí tưởng tượng phong phú.
Việc dạy học cho học sinh các phép cộng trong phạm vu 10 là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng trong chương trình toán 1. Đó cũng chính là cơ sở ban đầu giúp các em học tính toán ở các lớp học sau.
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3111 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy và học trong việc hình thành các phép cộng trong phạm vi 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục và đào tạo quận hải an
Trường tiểu học đằng hải
======= *** =======
Chuyên đề
một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy và học trong việc hình thành các phép cộng trong phạm vi 10
Khối I
Năm học 2005 - 2006
A. Phần mở đầu
I. Lý do chuyên đề:
Do những đặc điểm về phát triển tư duy của lứa tuổi tiểu học, dạy và học toán ở tiểu học phải là sự giáo dục toán học mang lại tri thức toán học sơ đẳng cần thiết cho cuộc sống và phát triển phù hợp với lửa tuổi tiểu học đồng thời là giai đoạn chuẩn bị quan trọng cho thực hiện quá trình giáo dục toán học tiếp theo ở phổ thông.
Mặt khác, môn toán ở lớp 1 là cơ sở ban đầu cho việc học tập của học sinh trong cả quá trình học tập sau này của các em.
ở học sinh lớp 1 các em đang chuyển dần từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học. Nhận thức của các em còn mang tính trừu tượng và khái quát cao. Sử dụng trực quan sẽ giúp cho học sinh có chỗ dựa cho hoạt động tư duy, bổ sung vốn hiểu biết để học sinh nắm được cao kiến thức trừu tượng phát huy năng lực tư duy trừu tượng và trí tưởng tượng phong phú.
Việc dạy học cho học sinh các phép cộng trong phạm vu 10 là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng trong chương trình toán 1. Đó cũng chính là cơ sở ban đầu giúp các em học tính toán ở các lớp học sau.
Qua quá trình thực hiện thay sách từ năm 2002 đến nay chúng tôi nhận thấy rằng đồ dùng trực quan là phương tiện không thể thiếu được trong mỗi tiết học. Đặc biệt không thể thiếu trong việc dạy hình thành các phép toán ban đầu cho các em. Do đó chúng tôi đã chọn đề tài:
"Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy và học trong việc hình thành các phép công trong phạm vi 10"
II. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của chuyên đề.
- Một số biện pháp về sử dụng đồ dùng dạy học trong việc hình thành cho học sinh các phép cộng trong phạm vi 10.
III. đối tượng nghiên cứu
- Học sinh khối 1 trường Tiểu học Đằng Hải.
- Nội dung, chương trình toán 1: Hình thành các phép cộng trong phạm vi từ 3 đến 10.
IV. phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp quan sát.
2. Phương pháp khảo sát thực tế.
3. Phương pháp thực nghiệm.
4. Phương pháp thống kê phân loại.
5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
B. Phần nội dung
I. cơ sở lý luận
1. Tri giác
- Tri giác ở trẻ em lửa tuổi từ 6 đến 8 tuổi thường gắn với hành động. Tri giác sự vật cầm, nắm, sờ, mó, trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm. Vì thế cái trực quan, cái rực rỡ, cái sinh động giúp các em tri giác tốt hơn.
2. Trí nhớ:
Trí nhớ của học sinh tiểu học: Trí nhớ trực quan hình tượng, sở dĩ học sinh nhớ được một tài liệu nào đó là nhờ nguồn thông tin đến với các em từ 5 giác quan: Thị giác (nhìn), xúc giác (sờ, mó), vị giác (nếm), khứu giác (ngửi), thính giác (nghe). Muốn cho các em ghi nhớ tốt giảng dạy phải có trực quan.
3. Tưởng tượng
Tưởng tượng của học sinh tiểu học giầu tính hiện thực trong dạy học ở tiểu học, giáo viên cần hình thành biểu tượng thông qua sự mô tả bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ của giáo viên trong các giờ lên lớp được xem là phương tiện trực quan trong việc dạy học.
4. Tư duy
Tư duy của học sinh tiểu học, ở các lớp đầu bậc học còn là tư duy cụ thể, mang tính hình thức bằng cách dựa vào những đặc điểm trực quan của những đối tượng và hiện tượng cụ thể.
Nhờ ảnh hưởng của việc học tập học sinh tiểu học dần dần chuyển từ nhận thức các mặt bên trong những thuộc tính và dấu hiệu bản chất của hiện tượng vào tư duy. Điều đó tạo khả năng khái quát.
Khi khái quát hoá, học sinh tiểu học thường quan tâm đến dấu hiệu trực quan. Do đó, đảm bảo tính trực quan trong dạy học là cần thiết.
Tóm lại: Quá trình nhận thức của học sinh tiểu học cần đến phương tiện trực quan, chính vìi đặc điểm đó mà đã dùng dạy học đối với học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1 vô cùng quan trọng.
II. cơ sở thực tiễn
Một số thuận lợi, khó khăn của học sinh trường tiểu học Đằng Hải:
1. Thuận lợi:
- Học sinh lớp 1 mới đi học nên các em rất thích học và ham họch.
- Bộ đồ dùng toán lớp 1 đầy đủ, bộ đồ dùng của giáo viên và học sinh giống nhau nên khi sử dụng là rất thuận tiện.
- Năm nay là năm thứ 3 thay sách, đã qua 2 năm thay sách nên giáo viên lớp 1 đã làm quen với phương pháp dạy mới, sử dụng đồ dùng dạy học linh hoạt, thao tác nhịp nhàng.
- Trong quá trình thay sách từ năm 2001 đến nay, phòng giáo dục quận đã tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề và những tiết điển hình để giáo viên có định hướng đúng trong quá trình dạy toán.
- Nhà trường luôn đề cao sử dụng đồ dùng trực quan giờ dạy và tổ chức nhiều cuộc thi làm đồ dùng dạy học.
- Trước sự chỉ đạo của chuyên môn, trong tổ thường xuyên cử giáo viên lên tiết khó để thống nhất quy trình cũng như việc sử dụng đồ dùng cho hợp lý.
- Sách giáo khoa toán 1 được trình bày đẹp, rõ ràng, phân ra từng mảng kiến thức rõ rệt. Phần minh hoạ cho nội dung kiến thức có nhiều tranh ảnh sinh động, đẹp mắt.
2. Khó khăn:
a. Giáo viên
- Bộ đồ dùng của giáo viên lớp 1 bảng cài chưa phát huy hiệu quả của đồ dùng.
- Các mô hình, biểu tượng (Hình tròn, hình vuông, hĩnh chữ nhật ...) được làm với từng cái một nên khi dạy với sản lượng nhiều giáo viên phải thao tác lắp ghép nhiều lần mất thời gian.
- Bộ đồ dùng toán lớp 1 chưa phong phú dẫn tới việc minh hoạ để hình thành kiến thức mới chưa hấp dẫn.
- Giáo viên ít tạo ra đồ dùng mới lạ phù hợp với lứa tuổi và bài day.
- Giáo viên đôi lúc còn ngại sử dụng đồ dùng vì mất nhiều thời gian.
b. Học sinh
- Học sinh lớp 1 nhanh nhớ, mau quên, mải nghịch nên khi mở đồ dùng ra nhiều lúc các em chưa tập trung làm theo yêu cầu của giáo viên.
- Vì thời gian sử dụng đồ dùng trong tiết học nên các em lấy đồ dùng ra và thu vào phải nhanh nên gây mất trật tự, có em thao tác chậm ảnh hưởng đến thời gian của giờ học.
- Kiến thức thực tế của học sinh còn ít, nên ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu toán của học sinh.
c. Phụ huynh
- Phần đông phụ huynh làm nghề trồnh hoa màu, sự quan tâm đến việc học tập của các em còn hạn chế, một số phụ huynh chưa có phương pháp hướng dẫn con em mình học tập ở nhà ...
* Vào đầu tháng 9 chúng tôi có tổ chức dự giờ một số tiết toán khi chưa đưa đồ dùng vào dạy và khảo sát chất lượng. Kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Kết quả tháng 9
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1A
24
2
8%
10
33,2%
12
50,5%
2
8,3%
1B
26
4
15%
10
38,5%
11
42,6%
1
3,9%
1C
24
4
16,6%
8
33,2%
12
50,2%
0
0%
1D
32
6
19%
10
31,2%
14
43,5%
2
6,3%
Toàn khối
106
16
15%
36
34%
49
46,3%
5
4,7%
Qua khảo sát, chúng tôi thấy chất lượng học sinh đạt điểm khá giỏi còn thấp, vẫn còn học sinh đạt điểm yếu kém.
III. Nội dung chương trình toán 1.
1. Số học
1.1 Các số đếm 10: Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10.
- Nhận biết quan hệ số lượng (nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau).
- Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 10.
- Giới thiệu ban đầu về khái niệm về phép cộng và phép trừ.
- Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10.
1.2 Các số đến 100: Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100.
- Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 100.
- Giới thiệu tia số.
- Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100.
2. Đại lượng và đo đại lượng:
- Giới thiệu đơn vị đo độ dài xăng ti mét.
- Giới thiệu đơn vị đo thời gian: Tuần lễ, ngày trong tuần, làm quen bước đầu với đọc lịch (loạc lịch hàng ngày), đọc giờ đúng trên đồng hồ (khi kim phút chỉ vào số 12).
3. Yếu tố hình học:
- Nhận dạng hình vuồng, hình tam giác, hình tròn.
- Điểm, đoạn thẳng.
4. Giả bài toán.
- Giới thiệu bài toán đơn.
- Giải bài toán đơn về phép cộng và phép trừ, chủ yếu là các bài toán thêm, bớt đơn vị.
Việc dạy các phép cộng trọng phạm vi 10 được tiến hành bắt đầu tư bài "Phép cộng trong phạm vi 3" (tuần 7) đến bài "Phép cộng trong phạm vi 10" (tuần 15). Đó cũng chính là nội dung cơ bản giúp em học tốt các nội dung chương trình toán 1.
IV. Phương pháp dạy toán 1:
1. Trực quan 4. Động não
2. Luyện tập thực hành 5. Trò chơi
3. Đàm thoại 6. Thảo luận.
Trong các phương pháp trên thì phương pháp trực quan và luyện tập thực hành thường xuyên sử dụng trogn các giờ dạy toán 1.
V. Quy trình dạy toán 1: (Thời gian 1 tiết học toán là 40')
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3 - 5')
2. Hoạt động 2: Dạy bài mới (12 - 15')
3. Hoạt động 3: Luyện tập thực hành (15 - 17')
4. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò (2 - 3')
VI. Một số biện pháp: sử dụng đồ dùng dạy và học các phép cộng trong phạm vi 10.
1. Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho 1 tiết học
- Trước mỗi giờ dạy, giáo viên phải chuẩn bị cho tiết học đó. Đồ dùng chuẩn bị cho tiết học phải được ghi trong giáo án, ghi rõ đồ dùng cho giáo viên và học sinh.
- Cụ thể bài: "Phép cộng trong phạm vi 6".
+ Chuẩn bị đồ dùng cho giáo viên và học sinh: 6 thẻ hình tam giác, 6 thẻ hình tròn, 6 thẻ hình vuông.
+ Ngoài ra giáo viên còn chuẩn bị thêm bảng cài và tranh bài tập 4 phần a.
2. Với mỗi loại đồ dùng dạy học đã chọn, trước khi lên lớp người giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo, cụ thể là: Nghiên cứu và tìm hiểu sử dụng thành thạo đồ dùng đó
3. Đồ dùng trực quan phù hợp với từng giai đoạn học tập của học sinh:
ở giai đoạn đầu năm lớp 1 các đồ dùng dạy học thường là các vật thật (bông hoa, cái kéo, viên bi, ...) các tranh ảnh về các vật gần gũi với cuộc sống của các em (con gà, ôtô, con thỏm con mèo, quả táo, ...) Đến cuối lớp 1 các em có thể sử dụng đồ dùng ở mức độ trừu tượng, khái quát hơn (que tính, bó que tính, hình trong, hình vuông, ...)
Ví dụ: Bài phép cộng trong phạm vi 3 là bài đầu tiên học về phép cộng, giáo viên có thể cho học sinh quan sát cô thao tác bằng những bông hoa, quả cam hoặc giáo viên gọi học sinh lên để làm: Bạn Lan có 1 bông hoa (một học sinh cầm), ban Hà có 2 bông hoa (một học sinh khác cầm). Hỏi cả hai bạn có mấy bông hoa? Học sinh quan sát các bạn làm và sẽ nói ngay được phép tính: 1 + 2 = 3.
Nhưng sang đến bài: Phép cộng trong phạm vi 6 giáo viên và học sinh sử dụng đồ dùng ở mức độ khái quát hơn để hình thành phép tính (dựa vào các hình vuông, hình tam giác, hình tròn).
4. Sử dụng đúng lúc, đúng mức độ các đồ dùng học toán:
Khi hình thành các bảng cộng, giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng học tập để tìm ra kết quả các phép cộng (dạy bài mới). Nhưng khi đã thuộc lòng bảng cộng thì cố gắng không dùng que tính, đốt ngón tay để làm tính mà mói ngay, viết ngay kết quả phép tính. Chỉ khi nào quên công thức tính thì mới sử dụng que tính, đốt ngón tay để hỗ trợ cho trí nhớ (luyện tập thực hành).
5. Chuyển dần, chuyển kịp thời các phương tiện trực quan từ dạng cụ thể sang dạng trừu tượng hơn:
Ngay ở giai đoạn phải sử dụng các đồ vật cụ thể (vật thực, vật tượng trưng) cũng phải chuyển dần từ vật "cụ thể" sang vật "ít cụ thể" hơn.
Ví dụ 1 Khi dạy về "Phép cộng trong phạm vi 4" lúc đầu giáo viên có thể cho học sinh.
Bước 1: Lất 1 hình quả cam rồi lấy thêm 3 hình quả cam nữa để được 4 quả cam.
Bước 2: Lấy 3 que tính rồi lấy thêm 1 que tính nữa để có 4 que tính.
Bước3: Lấy 2 chấm tròn, rồi lấy thêm 2 chấm tròn nữa để được 4 chấm tròn.
Từ 4 quả cảm đến 4 que tính rồi đến 4 chấm tròn đã có sự chuyển dần tư vật cụ thể sang vật có tính từu trượng hơn và điều quan trọng là học sinh nhận được "cái chung" của nhóm vật đó là "bốn" (số lượng đều là 4).
Ví dụ 2: ở các phép cộng trong phạm bi 3, 4, 5 hình thành dựa vào các đồ vật, vật tượng trung gần gữi với học sinh (con gà, ôtô, quả táo, cái kéo, ...) Nhưng sang đến các phép cộng trong phạm vi 6, 7, 8, 9, 10 hình thành dựa vào các hình tam giác, hình tròn, hình vuông.
6. Thay đổi phương pháp sử dụng đồ dùng linh hoạt tránh nhàm chán:
Trong bài dạy "Phép cộng trong phạm vi 6" ở các phép tính đầu 1 + 5 = 6; 5 + 1 = 6, 4 + 2 = 6 hình thành từ đồ dùng, học sinh nêu bài toán và lập phép tính. Nhưng đến phép tính 3 + 3 = 6 thì giáo viên có thể nâng cao hơn một mức là từ đồ dùng lập phép tính và nêu bài toán. Thay đổi như vậy học sinh tránh nhàm chán và phát huy tư duy toán học cho các em hơn.
7. Rèn kỹ năng sử dụng đồ dùng cho học sinh
Điều quan trọng nhất là sử dụng đồ dùng dạy học: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hoạt động trên bộ đồ dùng của từng cá nhân. Từ các hoạt động có định hướng đó, học sinh tự mình phát hiện, tìm tòi được các kiến thức mới của môn toán.
Chẳng hạn, trong bài "Phép cộng trong phạm vi 6" học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em thao tác lấy, xếp các hình theo yêu cầu của giáo viên.
Lấy 5 hình tam giác (xếp lên mặt bàn), lấy thêm 1 hình tam giác nữa (xếp lên mặt bàn). Hỏi tất cả có mấy hình tam giác.
Ngoài ra khi sử dụng bộ đồ dùng giáo viên rèn cho học sinh ý thức giữ gìn, sắp xếp bộ đồ dùng nhanh nhẹn và ngăn nắp, làm theo hiệu lệnh và ký hiệu (Giáo viên ghi Đ -> học sinh lấy đồ dùng, giáo viên xoá Đ thì học sinh phảu cất ngay đồ dùng).
8. Tìm thêm những đồ dùng phụ trở để tiết học thêm sinh động hoặc chọn các trò chơi để củng cố kiến thức khắc sâu bài:
Ví dụ: Dạy bài "Phép cộng trong phạm vi 6" ở bài 4 phần a viết phép tính thích hợp giáo viên có thể hình vẽ các con chim để học sinh nêu bài toán cho học sinh, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập.
Ngoài ra, sau mỗi bài giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trò chơi củng cố (bằng bộ đồ dùng toán của học sinh).
- Lập phép tính (học sinh sử dụng các số dấu lập phép tính theo yêu cầu của giáo viên).
- Đoàn số, cài kết quả (Giáo viên nêu phép tính, học sinh thi cài kết quả nhanh).
c. phần Kết luận
1. Kết quả:
Qua thực tế giảng dạy, được sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu, chuyên môn của nhà trường về sử dụng đồ dùng dạy học. Cùng với sự chỉ đạo trực tiếp của tổ nhóm chuyên môn, đặc biệt với lòng say mê, ham học hỏi, tìm tòi, sự nỗ lực của tất cả giáo viên trong tổ đưa đồ dùng giảng dạy ở môn Toán trong thời gian qua, chúng tôi nhận thấy: Nếu tiết học toán có đồ dùng giảng dạy, mà những đồ dùng đó chính xác, đẹp, hấp dẫn, sử dụng hợp lý thì hiệu quả bài dạy rất cao. Học sinh rất hứng thu, không khí lớp học sôi nổi, kiến thức cơ bản nắm vững và đặc biệt kỹ năng làm toán và giải toán thành tạo.
* Sau đây là kết quả cụ thể:
Lớp
Sĩ số
Kết quả tháng 11
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1A
24
6
24,9%
12
50%
6
25,1%
1B
26
8
30,8%
14
53,9%
4
15,3%
1C
24
9
37,5%
12
50%
3
12,5%
1D
32
12
37,5%
14
43,5%
6
19%
Toàn khối
106
35
33%
52
49%
19
18%
Qua bảng thống kê cho thấy kết quả môn toán tháng 11 năm 2004 - 2005 tăng lên rõ rệt. Tháng 11 không còn học sinh có điểm yếu kém, sản lượng học sinh có điểm khá tăng 15%, điểm giỏi tăng 18% của cả khối.
Với kết quả trên càng khẳng định về sử dụng đồ dùng dạy và học trong hình thành "Các phép cộng trong phạm vi 10" là việc làm cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn toán.
2. Bài toán rút ra:
Để sử dụng đồ dùng dạy học "Các phép cộng trong phạm vi 10" người giáo viên cần phải:
- Giáo viên phải soạn bài trước khi lên lớp, có thời gian phân bố cho các hoạt động.
- Xác định nội dung kiên thức cần hình thành.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng (cả giáo viên và học sinh).
- Tổ chức cho học sinh những thao tác thực sự bằng tay trên các đồ vật.
- Đồ dùng trực quan phài phù hợp với từng giai đoạn của học sinh.
- Rèn kỹ năng sử dụng đồ dùng cho học sinh.
- Người giáo viên phải sáng tạo thêm những đồ dùng phụ trợ hoặc tổ chức các trò chơi để củng cố kiến thức, khắc sâu nội dung bài.
Bên cạnh đó người giáo viên cần phải trang bị cho mình những kiến thức sâu, rộng, thường xuyên cập nhật thông tin, chủ động sáng tạo trong giảng dạy và hơn hết lòng yêu nghề, mến trẻ.
Trên đây là những việc mà chúng tôi đã làm về việc "Sử dụng đồ dùng dạy và học trong việc hình thành các phép cộng trong phạm vi 10" của môn toán lớp 1.
Rất mong sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp để chuyên đề có hiệu quả hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Đằng Hải, ngày 27 tháng 11 năm 2004
Hội đồng sư phạm
trường tiểu học đằng hải
(Xét duyệt)
Giáo án minh hoạ môn toán lớp 1
Tiết 46: Phép cộng trong phạm vi 6.
A. Mục đích yêu cầu
- Giúp học sinh:
+ Tiếp tục củng cố khái niệm phép cộng.
+ Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trọng phạm vi 6.
+ Biết làm tính cộng trong phạm vi 6.
B. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên:
+ 6 hình tam giác, 6 hình vuông, 6 hình tròn.
+ Tranh minh hoạ cho bài tập 4 phần a.
- Học sinh:
+ Bộ đồ dùng Toán.
C. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (3 - 5')
3 + 1 + 1 =
5 - 2 - 2 =
2 + 2 + 0 =
- Học sinh làm bảng con.
- Nhận xét.
- Nói cách tính 3 + 1 + 1
II. Hoạt động 2: Bài mới: (12 - 15')
1. Hướng dẫn học sinh thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6:
a. Hướng dẫn học sinh thành lập phép cộng:
5 + 1 = 6 1 + 5 = 6
* Trực quan: 6 hình tam giác.
- Lấy 5 hình tam giác
- Giáo viên cài 5 hình tam giác.
- Lấy thêm 1 hình tam giác nữa.
- Học sinh lấy 5 hình tam giác.
- Học sinh lấy thêm 1 hình tam giác.
- Giáo viên cài thêm 1 hình.
H: 5 hình tam giác, lấy thêm 1 hình tam giác là mấy hình tam giác.
H: 5 thêm 1 bằng mấy?
- 5 thêm 1 bằng 6 được thể hiện bằng phép tính sau:
- Giáo viên gài phép tính: 5 + 1 = 6.
- 5 hình tam giác lấy thêm 1 hình tam giác là 6 hình tam giác.
- 5 thêm 1 bằng 6.
- Giáo viên nêu 1 hình tam giác thêm 5 hình tam giác là mấy hình tam giác?
- Học sinh đọc phép tính 5 + 1 = 6
- 1 hình tam giác thêm 5 hình tam giác là 6 hình tam giác.
- Học sinh nêu phép tính 1 + 5 = 6.
- Giáo viên gài phép tính: 1 + 5 = 6
- Học sinh đọc phép tính sau.
b. Thành lập phép tính:
4 + 2 = 6 2 + 4 = 6
* Trực quan: 6 hình vuông.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy 4 hình vuông.
- Lấy tiếp 2 hình vuông.
- Dựa vào các nhóm hình vuông đặt một bài toán.
- Học sinh lấy 4 hình vuông.
- Học sinh lấy tiếp 2 hình vuông nữa.
- Học sinh đặt bài toán.
- Nêu phép tính của bài toán.
- Giáo viên gài phép tính: 4 + 2 = 6
- Đặt bài toán theo cách khác.
4 + 2 = 6
- Phép tính tương ứng của bài toán.
- Học sinh đặt bài toán theo cách khác.
2 + 4 = 6
- Học sinh đọc phép tính
c. Thành lập phép tính: 3 + 3 = 6
* Trực quan: 6 hình tròn:
- Lấy 3 hình tròn, lấy 3 hình tròn nữa.
- Giáo viên làm tương tự.
- Dựa vào các nhóm hình tròn nêu bài toán.
- Phép tính của bài toán.
- Giáo viên gài phép tính: 3 + 3 = 6
- Học sinh lấy 3 hình trong và lấy tiếp 3 hình tròn nữa.
- Học sinh nêu bài toán.
3 + 3 = 6
* Giáo viên và học sinh cất đồ dùng.
- Đọc các phép tính.
H: Các phép cộng này kết quả bằng mấy?
- HS đọc phép tính.
- Đọc xuôi, đọc ngược, đọc ngang.
- Các phép cộng này có kết quả bằng 6.
- Giáo viên gọi học sinh đọc.
- Giáo viên xoá kết quả.
H: 5 + 1 = ?
4 + 2 = ?
3 + 3 = ?
6 = mấy + mấy
- Giáo viên chốt: Các em đã củng cố cấu tạo của số 6.
- Học sinh đọc các phép tính.
5 + 1 = 6
4 + 2 = 6
3 + 3 =6
6 = 1 + 5 6 = 1 + 5
6 = 2 + 4 6 = 4 + 2
6 = 3 + 3
III. Hoạt động 3: Luyện tập: (15')
Bài 1: Bảng con: Đặt tính rồi tính
- Giáo viên đọc:
5 + 1
2 + 4
3 + 3
H: Khi đặt tính và tính em chú ý đến điều gì?
- HS viết bảng con.
- Viết các số thẳng cột với nhau.
Bài 2: Làm miệng trên bảng phu
- Đọc yêu cầu bài.
- Đọc yêu cầu của từng phép tính
H: Nhận xét về vị trí của số 4 và số 2?
- Giáo viên chốt: Trong phép cộng của số đổi chỗ cho nhau, kết quả vẫn không đổi.
- Tính
- Học sinh đọc nối tiếp kết quả các phép tính.
- 2 số đổi chỗ cho nhau kết quả vẫn bằng 6.
Bài 3: Sách:
- Đọc yêu cầu bài.
- Chữa bài trên bảng phụ.
- Học sinh đọc: Tính
- Học sinh làm sách.
- 1 em lên làm bảng phụ.
- Học sinh nêu cách tính.
Bài 4: Làm sách:
- Nêu yêu cầu của bài.
- Giáo viên treo tranh bài 4 phần a.
- Yêu cầu học sinh nêu bài toán.
- Nêu bài toán theo cách khác.
- Học sinh nêu, viết phép tính thích hợp vào ô trống.
- Học sinh quan sát tranh.
- Dựa tranh nêu bài toán.
- Học sinh nêu bài toán theo cách khác.
- Đọc phép tính.
- So sánh kết quả của phép tính với số chim.
- Giáo viên cất tranh.
- Yêu cầu học sinh làm phần b.
- Học sinh làm bài trong sách
- Học sinh đọc 4 + 2 = 6
- Học sinh kiểm tra.
- Hãy đặt bài toán theo phép tính.
- Học sinh làm phần b.
- Đọc phép tính 3 + 3 = 6
- Học sinh đặt bài toán.
- Củng cố bài 4:
- Muốn điền phép tính thích hợp vào ô trống em làm thế nầo?
- Quan sát tranh.
- Đặt bài toán theo tranh.
- Viết phép tính thích hợp vào ô trống.
IV. Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò (3 - 5')
Dùng dấu và số lập phép cộng trong phạm vi 6.
+ Dặn dò: Các em về học thuộc, phép cộng trong phạm vi 6 và về học chuẩn bị bài sau phép trừ trong phạm vi 6.
* Dự kiến sai lầm:
Bài 4 phần b học sinh quan sát tranh có thể nhầm phép tính cộng sang phép tính trừ.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
+
+
+
File đính kèm:
- Chuyen de su dung do dung day hoc Toan lop 1.doc