A. Đặt vấn đề:
Kính thưa quý thầy cô!
Tiếng Việt là tiếng nói truyền thống của dân tộc Việt Nam, là phương tiện để chúng ta giao tiếp. chúng ta là người Việt Nam thì càng phải có bổn phận giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Điều trước tiên là người Việt phải hiểu chính xác nghĩa của từ tiếng Việt và phải viết đúng chính tả tiếng việt.
B. Giải quyết vấn đề:
Kính thưa quý thầy cô!
Đối với giáo viên chúng ta, có khi phải lúng túng với chính tả tiếng Việt. hôm nay chúng tôi tập hợp lại những cách dễ nhớ khi viết, tạm gọi là “mẹo” để chúng ta viết đúng chính tả tiếng việt.
Chữ Việt được xây dựng trên cơ sở ghi âm. Vì vậy, nguyên tắc cơ bản của chính tả tiếng việt là nguyên tắc ngữ âm. Bởi vậy, có thể nói, viết đúng chính tả tiếng việt là viết đúng theo cách phát âm phổ biến của tiếng Việt dựa trên cơ sở ý nghĩa của từ.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5163 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một số mẹo, luật chính tả Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: MỘT SỐ MẸO, LUẬT CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT
Đặt vấn đề:
Kính thưa quý thầy cô!
Tiếng Việt là tiếng nói truyền thống của dân tộc Việt Nam, là phương tiện để chúng ta giao tiếp. chúng ta là người Việt Nam thì càng phải có bổn phận giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Điều trước tiên là người Việt phải hiểu chính xác nghĩa của từ tiếng Việt và phải viết đúng chính tả tiếng việt.
Giải quyết vấn đề:
Kính thưa quý thầy cô!
Đối với giáo viên chúng ta, có khi phải lúng túng với chính tả tiếng Việt. hôm nay chúng tôi tập hợp lại những cách dễ nhớ khi viết, tạm gọi là “mẹo” để chúng ta viết đúng chính tả tiếng việt.
Chữ Việt được xây dựng trên cơ sở ghi âm. Vì vậy, nguyên tắc cơ bản của chính tả tiếng việt là nguyên tắc ngữ âm. Bởi vậy, có thể nói, viết đúng chính tả tiếng việt là viết đúng theo cách phát âm phổ biến của tiếng Việt dựa trên cơ sở ý nghĩa của từ.
I.Dựa vào quy tắc chính tả:
1. ngh và ng:
→ Viết ngh khi đứng trước các nguyên âm: i,ê,e và nguyên âm đôi: iê, ia.
Ví dụ: - nghi ngờ, nghề nghiệp, nghe ngóng;
nghiên cứu, nghĩa khí.
→ Viết ng khi đứng trước các nguyên âm khác.
Ví dụ: - ngỡ ngàng, ngơ ngác, ngu tối, ngước nhìn, ….
2. gh và g:
→ Viết gh khi đứng trước các nguyên âm: i,ê,e.
Ví dụ: - ghi nhớ, bàn ghế, ghe xuồng.
→ Viết g khi đứng trước các nguyên âm khác.
Ví dụ: - gầm gừ, gù lưng, gù gái, ….
3. k và c:
→ Viết k khi đứng trước các nguyên âm: i,ê,e và nguyên âm đôi: iê, ia.
Ví dụ: - kín đáo, kể chuyện, cò kè, …
kiên trì, trước kia,…
→ Viết c khi đứng trước các nguyên âm khác.
Ví dụ: - cơ hội, co giãn, cay cú, ...
II. Dựa vào một số mẹo chính tả:
1.Mẹo viết dấu hỏi, ngã:
a. Đối với từ láy thì dùng theo nhóm:
Ngang - hỏi - sắc
Huyền - ngã – nặng
Gặp từ láy, nếu chúng ta băn khoăn không biết viết dấu hỏi hay dấu ngã thì căn cứ vào tiếng còn lại.
Ví dụ:
- Nhóm 1: - mát mẻ, lẳng lơ, nhí nhảnh, …
- Nhóm 2: - bầu bĩnh, đẫy đà, rực rỡ, nũng nịu, …
*Lưu ý: tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ nhưng chỉ là số ít.
Ví dụ: ngoan ngoãn, bền bỉ.
b. Đối với từ Hán Việt thì dùng mẹo:”mình, nên, nhớ, là, viết, dấu, ngã, nghen.”
Nếu các tiếng có phụ âm đầu là: m, n, nh, l, v, d, ng, ngh thì viết dấu ngã.
Ví dụ:
- m: mĩ mãn, mẫu tử, minh mẫn, …
- n: nỗ lực, truy nã, phụ nữ, ….
- nh: kiên nhẫn, nhiễm bệnh, nhãn hiệu, …
- l: lỗi thời, lễ phép, truy lãnh, …
- v: bền vững, vĩ nhân, vũ trang, …
- d: dưỡng nuôi, dũng mãnh, kiều diễm, …
- ng: ngôn ngữ, ngưỡng mộ, ngũ hành, …
- ngh: nghĩa khí, suy nghĩ, …
2.Mẹo viết phụ âm đầu d/gi:
a. Dùng mẹo “dưỡng dục” để viết “d”.
Nếu từ Hán Việt mang dấu ngã (dưỡng) hoặc dấu nặng ( dục) thì viết “d”.
Ví dụ: - công diễn, dũng cảm, dĩ nhiên, …..
- diện mạo, dị dạng, …
b. Dùng mẹo “ giảm giá” để viết “gi”
Nếu từ Hán Việt mang dấu hỏi (giảm) hoặc dấu sắc (giá) thì viết “gi”
Ví dụ: - giảng văn, học giả, tác giả, ….
- giáo viên, giới hạn, giá cả, …
3. Mẹo viết phụ âm đầu ch/ tr:
a. Viết “ch” trong những trường hợp:
→ Từ chỉ quan hệ họ hàng, gia đình:
Ví dụ: cha, chú, chồng, cháu, chị,…
→ Từ chỉ đồ dùng trong gia đình:
Ví dụ: chai, chảo, chén, chiếu, chăn, chổi,…
→ Từ chỉ phủ định:
Ví dụ:chưa, chẳng, chớ, chả, chửa,…
b.Viết “tr” trong những trường hợp:
→ Từ chỉ ý không có sự che đậy:
Ví dụ: trần trụi, trống trơn, trơ trọi,…
→ Từ chỉ tính chất xấu:
Ví dụ: tráo trở, trơ trẽn, tráo trợn,…
4. Mẹo viết phụ âm đầu s/ x:
a. Viết “s” trong những trường hợp sau:
→ Từ chỉ trạng thái, tính chất tốt:
Ví dụ: sáng suốt, sạch sẽ, sung túc, sung sướng,…
→ Từ chỉ người, vật:
Ví dụ: -sư, sãi, sứ giả,…
-sáo, sếu, sò,…
b.Viết “x” trong những trường hợp:
→ Từ chỉ tên thức ăn:
Ví dụ: xôi, xúc xích, xá xíu, lạp xường,…
→ Từ chỉ sự nhỏ đi, teo tóp đi:
Ví dụ: xì, xẹp, nhỏ xíu,…
Kết thúc vấn đề:
Kính thưa quý thầy cô!
Chuyên đề tuy không có gì mới. Chúng tôi chỉ tập hợp lại một số luật, mẹo chính tả tiếng Việt để quý thầy cô nhận xét. Chắc hẳn, không tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để chuyên đề của chúng tôi hoàn chỉnh hơn.
File đính kèm:
- chuyen de.doc