Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9 - Bài 9 - Tiết 41: Lục Vân Tiên gặp nạn (trích truyện lục vân tiên) Nguyễn Đình Chiểu

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

 - Qua phân tích sự đối lật giữa cái thiện-cái ác trong đoạn thơ; nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường.

 - Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.

 B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: - Tranh Lục Vân Tiên gặp nạn; hệ thống câu hỏi.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

 C. Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài soạn một vài HS.

 - Đọc thuộc lòng trước đoạn trích.

 III. Bài mới:

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7302 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9 - Bài 9 - Tiết 41: Lục Vân Tiên gặp nạn (trích truyện lục vân tiên) Nguyễn Đình Chiểu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Bài 9 Tiết 41 LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN (Trích truyện Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu ************* A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Qua phân tích sự đối lật giữa cái thiện-cái ác trong đoạn thơ; nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường. - Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích. B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: - Tranh Lục Vân Tiên gặp nạn; hệ thống câu hỏi. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài soạn một vài HS. - Đọc thuộc lòng trước đoạn trích. III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS * Hoạt động1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích. - GV yêu cầu HS đọc đoạn trích và tìm hiểu chú thích SGK/118,119,120,121 để giải thích từ khó. * Đọc: Giọng kể chuyện phù hợp, giọng nói của Vân Tiên, đặc biệt là giọng nói của ông chài. * Giải thích từ khó: 11 từ trong sách giáo khoa. * Hoạt động 2: Tìm vị trí đoạn trích, bố cục, chủ đề. - GV yêu cầu HS đọc phần đầu của chú thích để tìm hiểu vị trí đoạn trích. - Nêu vị trí đoạn trích? * HS có thể đọc theo SGK. * Đoạn trích nằm sau đoạn Lục Vân Tiên lỡ thi về chịu tang mẹ. Trên đường về bị bệnh mù mắt, bị Trịnh Hâm hãm hại. - Nêu bố cục của đoạn trích? * Đoạn trích chia làm 2 phần: + 8 câu đầu: Hành động gây tội ác của Trịnh Hâm. ( Cái ác hoành hành) + 32 câu còn lại: Việc làm nhân nghĩa của Ngư Ông. (Cái thiện hiển hiện). ++ Giao long dìu đỡ. ++ Vợ chồng ông chày vớt lên bờ. ++ Cuộc trò chuyện giữa Vân Tiên với lão Ngư. - Nêu chủ đề của đoạn trích? ( Câu hỏi 1) * Hành động gây tội ác của Trịnh Hâm; việc làm nhân nghĩa, cuộc sống trong sạch, nhân cách cao thượng của Ngư Ông. - Qua chủ đề em thấy sự đối lập giữa điều gì với nhau? * Qua chủ đề ta thấy sự đối lập giữa cái thiện và cái ác. * Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích. - GV yêu cầu HS đọc 8 câu thơ đầu để tìm hiểu tội ác của Trịnh Hâm. - Câu hỏi 2: SGK/121. - Hãy phân tích nguyên nhân, hành động của Trịnh Hâm, từ đó thấy rõ tâm địa, bản chất của y? * Hoàn cảnh của thầy trò Vân Tiên thật khổ sở, dánh thương: tiền hết, mù loà, một thầy một trò bơ vơ nơi xa lạ, công danh Vân Tiên lỡ dở …… vậy mà với tư cách một người bạn, Trịnh Hâm không những không hề giúp đỡõ lại còn tìm cách hãm hại một cách thật dã man. Y sắp xếp cả một kế hoạch tỉ mỉ và chu đáo: dùng mưu mẹo ti tiện lừa tiểu đồng vào rừng, trói lại bỏ mặc, đưa Vân Tiên lên thuyền với lời hứa sẽ đưa bạn đến tận quê nhà. Nhưng đến đêm khuya, lợi dụng lúc mờ mịt sương bay thì bất ngờ đẩy Vân Tiên xuống vời. Sau đó y lại hô hoán với mọi người dậy và khoả lấp bằng cách kêu cứu, giả bộ thương xót để phi tang tội ác. Hành động của y thật độc ác, bất nhân, bất nghĩa bởi vì nạn nhân của y hoàn toàn bất ngờ, không cách chống đỡ, vì nạn nhân lại chính là bạn của y, từng nhờ y giúp đỡ và y đã nhận lời. - Vì sao Trịnh Hâm quyết tình hãm hại Vân Tiên? * Trịnh Hâm hãm hại Vân Tiên chẳng có lý do gì chính đáng. Chỉ vì Vân Tiên giỏi giang hơn hắn, chỉ vì trong cuộc thi thơ phú hắn kém tài. Tóm lại, hắn ghét tài học giỏi và đức cứu người của Lục Vân Tiên. Đó chính là xuất phát từ tính đố kị, ghen ghét tài năng, không muốn người khác hơn mình. - Hắn lên kế hoạch và hành động như thế nào? * Kế hoạch: Lừa tiểu đồng vào rừng bắt trói. * Hành động: Xô Lục Vân Tiên xuống sông rồi giả vờ kêu cứu. - Trịnh Hâm gây tội ác vào thời gian, không gian nào? * Thời gian: Đêm khuya, mọi người yên giấc. * Không gian: Trời nước mênh mông. - Qua hình tượng nhân vật Trịnh Hâm, tác giả muốn nói điều gì về cuộc sống và con người? * Trịnh Hâm là loại người độc ác từ trong bản chất, từ trong máu thịt, loại tiểu nhân đắc chí. Tác giả đã dựng lại một hành động tội ác, một âm mưu đê hèn của một loại người trong xã hội. Tàn nhẫn và xảo quyệt xuất phát từ tính đố kị nhỏ nhen, lại cũng có chút ít trình độ văn hoá đã khiến Trịnh Hâm trở thành nhân vật khá tiêu biểu cho cái ác trong truyện Lục Vân Tiên. - Nêu nhận xét về nghệ thuật của đoạn thơ tự sự? * Đoạn thơ kể với tình tiết sắp xếp hợp lý, diễn biến hành độn nhanh gọn, lời thơ giản dị, mộc mạc. - GV yêu cầu HS đọc 32 câu kế tiếp để tìm hiểu cảnh gia đình Ngư ông cứu Lục Vân Tiên. - Câu hỏi3: SGK/121. - Việc đưa giao long cứu Vân Tiên, cũng như sau này là du thần, là tiên cứu giúp chàng, cũng như cặp cọp bắt mẹ con Võ Thể Loan bỏ vào hang tối có gì giống các chi tiết trong truyện cổ dân gian và có ý nghĩa gì? * Đó là nhữn yếu tố hoang đường kỳ ảo và ngẫu nhiê được đưa vào để tiếp tục mạch truyện phát triển, để cho câu chuyện thêm li kì hấp dẫn và chủ yếu để thể hiện quan niệm thiện ác của tác giả theo quan niệm dân gian, ở hiền gặp lành, ác giả á báo. Vân Tiên là người tốt gặp nạn thì đến giao long hung dữ dưới sông lớn còn cứu giúp( gián tiếp muốn nói đến laọi người như Trịnh Hâm; mẹ con Võ Thể Loan sẽ nếm mùi đau khổ). Đó là triết lý dân gian sòng phẳng và giản dị, cũng là mơ ước của người xưa. - Cảnh Ngư ông và cả gia đình chữa chạy cho Lục Vân Tiên như thế nào? * Hối con vầy lửa một giờ, Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày. Câu thơ mộc mạc chân chất, giàu màu sắc Nam Bộ. Trước mắt người đọc cảnh vội vã, lo lắng cấp cứu người bị nạn của vợ chồng ông chày. Mỗi người một việc, ông chày giục giã vợ con, nhanh tay, nhanh chân làm cho Vân Tiên tỉnh dậy: hối con, vầy lửa, ông hơ, mụ hơ …… không gì cụ thể sinh động hơn. Đó là tình người tự nhiên, hồn hậu vô tư nhất, cảm động nhất. - Sau khi Lục Vân Tiên tỉnh dậy, Ngư ông đã nói gì với chàng? * Ngư rằng người ở cùng ta, Hôm mai hẩm hút với già cho vui. Ông mời Lục Vân Tiên ở lại sống chung cùng với gia đình ông. * Từ “hẩm hút thật Nam Bộ, thật ân cần vừa nói lên cuộc sống nghèo khổ vừa bộc lộ tấm lòng nghĩa khí của ngưới dân lao động sẳn sàng cưu mang, giúp đỡ người bất hạnh, cơ nhỡ. - Cuộc sống và quan niệm sống của ông Ngư được thể hiện qua những câu nói của ông với Vân Tiên như thế nào? Ông Ngư có phải chỉ đơn thuần là người lao động nghèo khổ, thất học không? * Cuộc sống và quan niệm sống của Ngư ông: Ngư rằng:”lòng lão chẳng mơ, Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn. Ông Ngư-và không chỉ ông Ngư mà còn ông Tiều, ông Quán …… là những nhân vật thường gặp trong Lục Vân Tiên. Đó là những người lao động nghèo khổ nhưng lại là những người có lối sống và quan niệm sống rất thanh cao của những nhà ẩn sĩ, vui với cuộc sống đạm bạc, thanh bần, khinh thường công danh phú quí, nhận rõ thiện ác, hết mình cho cái thiện, cứu người, giúp người,ung dung, thanh thản với cuộc sống, với thiên nhiên. Nước trong rửa ruột sạch trơn Một câu danh lợi chi sờn lòng đây. Rày voi mai vịnh vui vầy, ………………………………………………………… Tấm mưa chảy gió trong vời Hàn Giang. * Đó không phải là những người lao động nghèo khổ, thất học đơn thuần mà chính là các nhân vật đặc biệt để nhà thơ bộ lộ quan niệm và mơ ước, lẽ sống. Họ đại diện cho cái thiện, cho chính nghĩa. Tác giả vô vùng trân trọng, ưu ái những con người như thế. Nhà thơ nhiều khi hoá thân vào các nhân vật ấy để bày tỏ ý nghĩ, tư tưởng và tình cảm của mình. Tư tưởng hướng về nhân dân ấy của nhà thơ thật đáng quí và tiến bộ. - So với Trịnh Hâm tư tưởng của Ngư ông như thế nào? * Tư tưởng của Ngư ông hoàn toàn đối lập với những toan tính nhỏ nhen, ích kỷ,mưu danh, trục lợi, sẳn sàng chà đạp lên đạo đức, nhân nghĩa của Trịnh Hâm. ( Sự đối lập giữa cái ác và cái thiện. Cái xấu cái ác thường ẩn sau áo mũ cao sang; cái tốt đẹp, cái thiện tồn tại bền vững nơi những con người lao động nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa, khinh tài). - Câu hỏi 4: SGK/121. - Hãy chọn những câu mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ rồi trình bày cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm trong những câu thơ ấy? * Đoạn thơ: Rày voi mai vịnh vui vầy ……………………………………………………….. Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang. * Đoạn thơ cho thấy ý tứ phóng khoáng mà sâu xa, lời lẽ thanh thoát mà uyển chuyển, hình ảnh thơ đẹp,gợi cảm. Một khoảng thiên nhiên cao rộng, con người hoà nhập trong cái thế giới thiên nhiên ấy. Tác giả hoá thân vào nhân vật để nói lên khát vọng sống và niềm tin yêu cuộc đời của mình. * Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết. - Cái thiện và cái ác trong đoạn thơ được trình bày trong thế nối tiếp và đối lập như thế nào? - Nhận xét giọng điệu đoạn thơ tự kể về cuộc sống của ông Ngư? * HS dựa vào phần ghi nhớ để trả lời. Nội dung ghi I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Đọc: 2. Giải thích từ khó: II. Vị trí đoạn trích, bố cục,chủ đề: 1. Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc phần II trong truyện Lục Vân Tiên-Nguyễn Đình Chiểu. 2. Bố cục: 3. Chủ đề: III. Phân tích: 1. Tâm địa và hành động độc ác của Trịnh Hâm: a. Tâm địa: Đố kị, ganh ghét tài và đức của Lục Vân Tiên và lo cho đường tiến thân của mình. b. Kế hoạch: Phân tán thầy trò Vân Tiên. c. Hành động: - Đêm khuya, trên thuyền giữa trời nước mênh mông, mọi người ngủ yên. - Đẩy Vân Tiên xuống nước rồi giả vờ kêu cứu. - Hành động có tính toán. Trịnh Hâmtham lam độc ác, bất nhân ,bất nghĩa. 2. Việc làm nhân nghĩa và nhân cách cao cả của Ngư ông: a. Việc làm nhân nghĩa: - Khẩn trương ân cần, tích cực cứu Lục Vân Tiên. - Tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp của Ngư ông. - Không tính toán đến ơn cứu mạng. b. Cuộc sống của Ngư ông: -Trong sạch, tự do ngoài vòng danh lợi, phóng khoáng. - Cuộc sống hợp sở thích, chan hoà với thiên nhiên đầy ắp niềm vui bởi người lao động từ do làm chủ mình. - Việc làm và cuộc sống của Ngư ông chính là tiếng lòng của nhà thơ, là khát vọng về một cuộc sống đẹp, về lối sống đáng mơ ước đối với con người. - Việc làm hoàn toàn đối lập với hành động của Trịnh Hâm. - Sự đối lập giữa cái ác và cái thiện: + Cái ác: lẩn khuất sau mũ cao áo dài của người cao sang. + Cái thiện: tồn tại bền vững nơi những con người lao động nghèo khổ. IV. Tổng kết: Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn nói lên sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quí trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động. Đây cũng là đoạn thơ giàu cảm xúc, khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị, dân dã IV. Củng cố: - Đọc thuộc lòng đoạn trích. - Đọc lại phần ghi nhớ. V. Dặn dò: 1. Học thuộc bài. 2. Chuẩn bị bài Chương trình địa phương. - Soạn các câu hỏi chuẩn bị ở nhà để hoạt động trên lớp. - Sưu tầm thêm tên tác giả, tác phẩm ở địa phương. VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY41.DOC
Giáo án liên quan