Chuyên đề Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học

KHÁI NIỆM VỀ CÂU HỎI

Khái niệm về câu hỏi đã xuất hiện từ thời triết học cổ Hy Lạp Arixtot là người đầu tiên đã phân tích câu hỏi dưới góc độ logic ông cho rằng đặc trưng của câu hỏi là buộc người bị hỏi phải lựa chọn cách hiểu này hay cách hiểu khác (câu hỏi lựa chọn)

Nghiên cứu của Arixtot được cụ thể hoá theo công thức sau:

Câu hỏi = cái đã biết + cái chưa biết (cần tìm)

Câu hỏi thuộc phạm trù khả năng chứa đựng cả hai yếu tố: sự có mặt của cái không rõ và nguyện vọng nhu cầu của người muốn hỏi. Câu hỏi là một dạng cấu trúc ngôn ngữ, diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh đề diễn đạt bằng ngôn từ nhằm yêu cầu được giải quyết.

Tuy có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm câu hỏi nhưng đều có điểm chung làm thành đặc trưng của câu hỏi: Sự xuất hiện cái không rõ và một yêu cầu phải giải quyết.

Sự tương quan giữa cái đã biết và chưa biết thúc đẩy việc mở rộng hiểu biết của con người. Để hiểu biết thêm về vấn đề nào đó con người phải xác định rõ cái mình đã biết và cái mình chưa biết từ đó mới đặt câu hỏi: cái gì ? như thế nào ? vì sao?. . . lúc này câu hỏi thực sự trở thành nhiệm vụ của quá trình nhận thức. Câu hỏi chịu ảnh hưởng của động cơ, nhu cầu hiểu biết của con người ngày càng lớn thì việc đặt ra câu hỏi ngày càng nhiều. Vì vậy trong câu hỏi luôn chứa đựng động cơ, nhu cầu của con người muốn hỏi. Trong dạy học việc xác định những điều đã biết, chưa biết hoặc còn đang nghi ngờ để đặt ra những câu hỏi phù hợp là điều không thể thiếu.

 

doc12 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thcs Lê quý đôn Chuyên đề Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn sinh học Họ và Tên : đoàn thị huệ Kim động, tháng 2 - 2009 I. Hệ thống hoá những cơ sở lý thuyết của việc xây dựng Câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh 1 Khái niệm về Câu hỏi Khái niệm về câu hỏi đã xuất hiện từ thời triết học cổ Hy Lạp Arixtot là người đầu tiên đã phân tích câu hỏi dưới góc độ logic ông cho rằng đặc trưng của câu hỏi là buộc người bị hỏi phải lựa chọn cách hiểu này hay cách hiểu khác (câu hỏi lựa chọn) Nghiên cứu của Arixtot được cụ thể hoá theo công thức sau: Câu hỏi = cái đã biết + cái chưa biết (cần tìm) Câu hỏi thuộc phạm trù khả năng chứa đựng cả hai yếu tố: sự có mặt của cái không rõ và nguyện vọng nhu cầu của người muốn hỏi. Câu hỏi là một dạng cấu trúc ngôn ngữ, diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh đề diễn đạt bằng ngôn từ nhằm yêu cầu được giải quyết. Tuy có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm câu hỏi nhưng đều có điểm chung làm thành đặc trưng của câu hỏi: Sự xuất hiện cái không rõ và một yêu cầu phải giải quyết. Sự tương quan giữa cái đã biết và chưa biết thúc đẩy việc mở rộng hiểu biết của con người. Để hiểu biết thêm về vấn đề nào đó con người phải xác định rõ cái mình đã biết và cái mình chưa biết từ đó mới đặt câu hỏi: cái gì ? như thế nào ? vì sao?. . . lúc này câu hỏi thực sự trở thành nhiệm vụ của quá trình nhận thức. Câu hỏi chịu ảnh hưởng của động cơ, nhu cầu hiểu biết của con người ngày càng lớn thì việc đặt ra câu hỏi ngày càng nhiều. Vì vậy trong câu hỏi luôn chứa đựng động cơ, nhu cầu của con người muốn hỏi. Trong dạy học việc xác định những điều đã biết, chưa biết hoặc còn đang nghi ngờ để đặt ra những câu hỏi phù hợp là điều không thể thiếu. 2 Vai trò của câu hỏi Câu hỏi là phương tiện dùng trong dạy và học, là nguồn để hình thành kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Khi tìm được câu trả lời là người học đã tìm ra được kiến thức mới, rèn được kỹ năng xác định mối quan hệ, đồng thời sử dụng được những điều kiện đã cho, như vậy là vừa củng cố kiến thức, vừa nắm vững và mở rộng kiến thức. Câu hỏi là phương tiện để rèn luyện và phát triển tư duy. Khi trả lời câu hỏi học sinh phải phân tích xác định mối quan hệ, so sánh, đối chiếu những điều đã cho và những điều cần tìm đòi hỏi phải suy nghĩ logic. Người học phải luôn luôn suy nghĩ do đó tư duy được phát triển. Cũng qua việc tìm câu trả lời mà lôi cuốn thu hút người học vào nhiệm vụ nhận thức do đó người học luôn cố gắng. Câu hỏi phát huy năng lực tự lực nếu được giáo viên sử dụng thành công còn có tác dụng gây được hứng thú nhận thức khát vọng tìm tòi dựa trên năng lực tự lực cho học sinh. Cho phép giáo viên thu được thông tin ngược về chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh. (không chỉ là chất lượng kiến thức mà cả về chất lượng tư duy). Những thông tin này giúp giáo viên điều chỉnh quá trình dạy học một cách linh hoạt. Câu hỏi phát huy năng lực tự lực được sử dụng phổ biến thích hợp cho hầu hết các bài và thường được sử dụng phối hợp với các phương pháp dạy học khác góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 3 Các loại câu hỏi - Câu hỏi vô cùng đa dạng, trong dạy học câu hỏi được sử dụng trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên trong dạy học không phải với nội dung nào của bài học đều có sẵn những câu hỏi phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Vì vậy trong những trường hợp khác nhau giáo viên phải tự xây dựng câu hỏi để hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu để phát hiện kiến thức. Khi lựa chọn và xây dựng câu hỏi giáo viên phải nắm vững các dạng câu hỏi. Câu hỏi chỉ phát huy được tác dụng dạy học khi ta sử dụng câu hỏi phù hợp với mục tiêu bài học đồng thời vừa sức đối với học sinh. Có những câu hỏi sau: - Câu hỏi để kiểm tra kết quả thực hiện mục tiêu bài học, bao gồm có những loại sau: Câu hỏi để kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức đã học. Câu hỏi để kiểm tra sự nắm vững bản chất của kiến thức (nghĩa là nêu lại, giải thích nội dung kiến thức đã hội đỉnh). Câu hỏi kiểm tra vận dụng kiến thức vào giải quyết một nhiệm vụ nhận thức mới. Câu hỏi để kiểm tra sự nắm vững nội dung của kiến thức nghĩa là xác định được vai trò, ý nghĩa của kiến thức trong lí luận và thực tiễn. Câu hỏi để kiểm tra thái độ, hành vi sau khi học tập một chủ đề nào đó. - CH để hình thành, phát triển năng lực nhận thức bao gồm nhưng loại câu hỏi sau: Câu hỏi rèn kĩ năng quan sát. Câu hỏi rèn kĩ năng phân tích. Câu hỏi rèn kĩ năng tổng hợp. Câu hỏi rèn kĩ năng so sánh. Dựa vào các giai đoạn của quá trình DH để sử dụng câu hỏi bao gồm: CH hình thành kiến thức mới: là câu hỏi phải có vấn đề yêu cầu hoạt động tư duy, hệ thống câu hỏi phải có tính logic nhất định hình thành kiến thức mới. Câu hỏi củng cố hình thành kiến thức mới: Câu hỏi này thường có tính khái quát hướng vào vấn đề trọng tâm có tính chất khắc sâu, hệ thống hóa kiến thức. Câu hỏi kiểm tra đánh giá: loại câu hỏi nay phải có tính tổng hợp và tập trung vào kiến thức trọng tâm. Dựa vào mối quan hệ của câu hỏi, bài tập cần xác định người ta chia ra: Câu hỏi định tính. Câu hỏi định lượng. Dựa vào cách trình bày, trả lời người ta chia ra: Câu hỏi tự luận: loại câu hỏi này thường hỏi dễ dàng theo hướng cụ thể. Câu hỏi trách nhiệm khách quan. Dựa vào nội dung mà câu hỏi phản ánh người ta chia ra: Câu hỏi nêu ra các sự kiện. Câu hỏi xác định dấu hiệu bản chất. Câu hỏi xác định mối quan hệ. Câu hỏi xác định ý nghĩa lí luận hay thực tiễn của kiến thức. Câu hỏi xác định cơ chế. Câu hỏi xác định phương pháp khoa học. Dựa vào nhiều tiêu chuẩn khác nhau để phân loại nên câu hỏi ở loại này có thể thuộc về loại khác Trong dạy học người ta thường sử dụng các câu hỏi để người học tự hình thành và hình thành nhân cách. Do đó 6 loại câu hỏi nêu trên được sử dụng trong dạy học sinh học. Tuy vậy: Câu hỏi để phát huy năng lực tự lực của học sinh trong dạy các bài 12, 13, 14, 16 có thể áp dụng các loại câu hỏi sau: 4 Các loại CH phát huy năng lực tự lực. Câu hỏi kiểm tra kiến thức. Mục đích của dạng câu hỏi này là kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức đã học, nắm vững được bản chất kiến thức, giải thích và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết nhiệm vụ mới hoặc xác định ý nghĩa của kiến thức trong lí luận và trong thực tiễn. Câu hỏi hình thành phát triển năng lực nhận thức. Các phần nội dung bài học của SH6 đều có phần cung cấp thông tin, hoặc hướng dẫn HS thu thập các thông tin (là các sự vật hiện tượng, quá trình, các thí nghiệm. . .) GV cần xây dựng câu hỏi rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp. . . để phát triển năng lực nhân thức. Câu hỏi hình thành kiến thức mới. Câu hỏi để củng cố hoàn thiện kiến thức. Câu hỏi trắc nghiệm. Câu hỏi liên hệ thực tế. Ngoài những câu hỏi trên còn có nhiều cách phân loại khác. Mỗi cách đều có ý nghĩa riêng, có vai trò khác nhau đối với quá trình dạy học. Từ cách phân loại trên ta thấy rằng câu hỏi nói chung, câu hỏi phát huy năng lực tự lực nói riêng đều có vai trò rất quan trọng đối với quá trình dạy học. II Một số ví dụ 1 Phân tích tiềm năng xây dựng Câu Hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực trong các bài 12, 13, 14, 16 - SH6 Bài Nội dung cơ bản Câu hỏi có thể xây dựng Bài 12: biến dạng của rễ 1- Mở đầu - 1 Câu hỏi kiểm tra kiến thức. - 2 Câu hỏi để hình thành kiến thức mới. 2- Quan sát ghi lại những thông tin về một số loài rễ biến dạng. - 2 Câu hỏi hình thành phát triển năng lực nhận thức. - 1 Câu hỏi kiểm tra kiến thức và hoàn thiện kiến thức. - 1 Câu hỏi liên hệ thực tế. - 1 Câu hỏi kiểm tra sự nắm vững giá trị của kiến thức (xác định vai trò của kiến thức trong lí luận và thực tiễn). Rèn luyện kĩ năng so sánh phân tích. 3- Kiểm tra đánh giá. - 1 Câu hỏi củng cố và hoàn thiện kiến thức. - 2 Câu hỏi trắc nghiệm củng cố kiến thức và liên hệ thực tế. Bài Nội dung cơ bản Câu hỏi có thể xây dựng Bài 13: cấu tạo ngoài của thân. 1- Mở đầu. - 1 Câu hỏi để kiểm tra kiến thức. - 1 Câu hỏi để hình thành kiến thức mới. 2- Cấu tạo ngoài của thân. - 3 Câu hỏi hình thành kiến thức mới. - 2 Câu hỏi rèn luyện kĩ năng, phân tích, so sánh. - 2 Câu hỏi kiểm tra sự vận dụng kiến thức và giải quyết một nhiệm vụ nhận thức mới. 3- Các loại thân. - 3 Câu hỏi để hình thành kiến thức mới và liên hệ thực tế. - 2 Câu hỏi kiểm tra sự nắm vững giá trị của kiến thức (xác định vai trò của kiến thức trong lí luận và thực tiễn). Rèn luyện kĩ năng so sánh phân tích. 4- kết luận và kiểm tra đánh giá. - 1 Câu hỏi củng cố và hoàn thiện kiến thức. - 1 Câu hỏi hệ thống kiến thức và liên hệ thực tế. - 1 Câu hỏi trắc nghiệm. Bài Nội dung cơ bản Câu hỏi có thể xây dựng Bài 14: thân dài ra do đâu ? 1- Sự dài ra của thân - 1 Câu hỏi rèn luyện kỹ năng so sánh, hình thành phát triển năng lực nhận thức. - 1 Câu hỏi xác định mối quan hệ, củng cố hoàn thiện nhận thức. - 1 Câu hỏi phát hiện hình thành kiến thức mới. 2- Giải thích các hiện tượng thực tế - 2 Câu hỏi hình thành phát triển năng lực nhận thức. - 1 Câu hỏi liên hệ thực tế. - 1 Câu hỏi rèn luyện kỹ năng, giải thích xác định vai trò của kiến thức trong lý luận và thực tiễn. 3- Kết luận và kiểm tra đánh giá - 1 Câu hỏi củng cố và hoàn thiện kiến thức. - 2 Câu hỏi trắc nghiệm. Bài Nội dung cơ bản Câu hỏi có thể xây dựng Bài 16: thân to ra do đâu ? 1- Mở bài - 1 Câu hỏi rèn luyện kĩ năng quan sát hình thành kiến thức mới. - 1 Câu hỏi hình thành phát triển năng lực nhận thức. 2- Tầng phát sinh - 2 Câu hỏi rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh và hình thành kiến thức mới. - 3 Câu hỏi hình thành kiến thức mới. 3- Vòng gỗ hàng năm - 2 Câu hỏi kiểm tra vận dụng và kiểm tra sự nắm vững bản chất của kiến thức để giải thích nội dung kiến thức đã lĩnh hội. 4- Kết luận và kiểm tra đánh giá - 1 Câu hỏi củng cố hoàn thiện kiến thức. - 3 Câu hỏi kiểm tra kiến thức. - 1 Câu hỏi củng cố, hoàn thiện kiến thức và liên hệ thực tế. 2. Xây dựng Câu hỏi để dạy bài 12, 13, 14, 16. 1 Các câu hỏi để dạy bài 12 - Biến dạng của rễ ND1 – Mở bài 1. Rễ có chức năng và hình dạng như thế nào? 2. Rễ biến dạng là gì? Có mấy loại rễ biến dạng? 3. Các rễ biến dạng có chức năng như thế nào? ND2 – Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại rễ biến dạng 4. Căn cứ vào đặc điểm giống nhau và khác nhau của rễ, hãy phân chia mẫu vật thành các nhóm khác nhau ? 5. Mỗi nhóm đó có tên gọi là gì? Chức năng của từng nhóm? 6. Ngoài những nhóm trên thì còn những loại rễ biến dạng nào khác ? Chúng có chức năng như thế nào? 7. Với mỗi loại rễ biến dạng, hãy kể tên một số loài cây đại diện? 8. Quan sát H12.1. Đọc những câu dưới đây và điền tiếp: - Cây sắn có rễ ...................................... - Cây bụt mọc có rễ ...................................... - Cây trầu không có rễ ...................................... - Cây tầm gửi có rễ ...................................... ND3 - Kiểm tra đánh giá 9. Có mấy loại rễ biến dạng? Mỗi loại có chức năng như thế nào? 10. Chọn nội dung cột B phù hợp với nội dung cột A? Cột A Cột B 1. Rễ củ a, Lấy thức ăn từ cây chủ 2. Rễ móc b, Chứa chất dự trữ cho cây khi cây ra hoa ,tạo quả 3. Rễ thở c, Giúp cây leo lên 4. Giác mút d, Lấy Oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất 11. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ (...) - Cây khoai lang có rễ ... gọi là rễ ... - Cây vạn niên thanh có ...mọc ra từ ... và ...trên mặt, móc vào ... - Cây bần có rễ ... lên trên mặt đất để lấy ... cho các phần rễ bên dưói. - Cây tơ hồng có rễ biến đổi thành ... đâm vào ... hoặc ... của ... để lấy chất dinh dưỡng. 2 Xây dựng các Câu hỏi để dạy bài 13: Cấu tạo ngoài của thân. ND1- Mở bài: 1. Thân gồm những bộ phận nào? 2. Có thể chia than làm mấy loại? ND2 - Cấu tạo ngoài của thân Quan sát H13.1 hoặc 1 cành cây 3. Thân mang những bộ phận nào? 4. Những đặc điểm giống nhau giữa thân và cành. 5. Vị trí của chồi ngọn trên thân và cành. 6. Vị trí của chồi nách. 7. Chồi ngọn sẽ phát triển thành bộ phận nào của thân. Quan sát H13.2 8. Tìm sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa chồi hoa và chồi lá. 9. Chồi hoa và chồi lá sẽ phát triển thành bộ phận nào của thân. ND3- Các loại thân Quan sát H13.3 10. Theo vị trí của thân trên mặt đất có thể chia thân làm mấy loại? 11. Thân đứng có đặc điểm gì? 12. Thân leo có những đặc điểm gì? 13. Thân lá có đặc điểm gì? 14. So sánh và phân biệt những đặc điểm khác nhau giữa 3 loại thân. ND4- Kết luận và kiểm tra đánh giá 15. Qua bài học em rút ra được những điều gì? .16. Thân gồm những bộ phận nào? .17. Sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá .18. Có mấy loại thân? kể tên 1 số cây có những loại thân đó. .19. Đánh dấu (x) vào ô vuông dấu câu hỏi đúng. a- 8 - Thân cây dừa, cây dừa, cây cọ là thân cột. b- 8 - Thân cây bạch đàn, cây gỗ lim, cây cà phê là thân gỗ. c- 8 - Thân cây lúa, cây cải là thân cỏ. d- 8 - Thân cây đậu ván, cây bìm bìm, cây mướp là thân leo. 3 Các Câu hỏi để dạy bài 14 - Thân dài do đâu ? ND1- Sự dài ra của thân. Thí nghiệm làm trước 2 tuần, các nhóm báo cáo kết quả Thí nghiệm và thảo luận các câu hỏi sau: .1. So sánh chiều cao của hai nhóm thân trong thí nghiệm ngắt ngọn và không ngắt ngọn .2. Hãy cho biết thân cây dài ra do bộ phận nào? .3. Xem lại bài 8, giải thích tại sao thân dài ra được? ND2- Giải thích các hiện tượng thực tế. Hoạt động theo nhóm, các nhóm thảo luận, giải thích từng hiện tượng thực tế ở sách giáo khoa theo câu hỏi. .4 Trình bày thí nghiệm thực tế để biết cây dài do bộ phận nào? .5. Bấm ngọn tỉa cành có lợi gì? .6. Những ngọn cây nào thì bấm ngọn ? những cây nào thì tỉa cành ? Cho ví dụ ? .7. Giải thích vì sao người ta lại làm như vậy. ND3- Kết luận và kiểm tra đánh giá. 8. Qua bài học em rút ra được những điều gì? 9. Đánh dấu nhân (x) vào những thân cây dài ra nhanh. Mồng tơi d- Đậu ván h-ổi Mướp e- Tre i- Nhãn Bí g- Mít k- Bạch đàn 10.Hãy đánh dấu ỹvào o cho ý trả lời đúng nhất của các câu sau * Thân dài ra do : o Sự lớn lên và phân chia tế bào. o Chồi ngọn. o Mô phân sinh ngọn. o Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn. 4 Các Câu hỏi để dạy bài 16 - Thân to ra do đâu ? ND1 - Mở bài 1. Vậy thân to ra nhờ bộ phận nào ? 2. Thân cây gỗ trưởng thành có cấu tạo như thế nào ? ND2 - Tầng phát sinh 3. Quan sát H16.1, Cấu tạo của thân trưởng thành có gì khác với cấu tạo trong của thân non ? .4. Theo em nhờ bộ phận nào mà thân to ra được (vỏ trụ giữa , cả vỏ và trụ giữa ) ? 5. Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào ? .6. Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào ? 7. Thân cây to ra nhờ đâu ? ND3 - Vòng gỗ hàng năm Quan sát H16.2 .8. Vòng gỗ hành năm là gì? Tại sao có vòng gỗ sẫm và vòng gỗ sáng màu? 9. Làm thế nào để đếm được tuổi cây? ND4 – Kết luận và kiểm tra đánh giá 10. Qua bài học em rút ra những kết luận gì? 11. Cây gỗ to ra do đâu? 12. Có thể xác định tuổi của cây gỗ bằng cách nào? 13. Em hãy tìm ra sự khác nhau cơ bản giữa dác và ròng 14. Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt, tại sao?

File đính kèm:

  • docchuyen_de_mot_so_van_de_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_mon_sinh.doc