Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy - học

Trong thời gian qua theo chủ trương của ngành thực hiện 2 cuộc vận động với bốn nội dung:

- Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

- Tránh học sinh ngồi nhầm lớp và không vi phạm đạo đức nhà giáo.

Thì các người thầy, người cô đang trực tiếp quản lý, giảng dạy, làm công tác giáo dục không ngừng tìm ra những biện pháp để thực hiện tốt các cuộc vận động trên và giảng dạy cho học sinh làm thế nào để đạt hiệu quả cao, tránh tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Kết quả dạy - học của thầy và trò được thể hiện rõ ở chất lượng học tập của học sinh trong các học kì và các kì thi.

Vậy theo tôi để nâng cao chất lượng dạy - học nói chung và cho từng môn cụ thể nói riêng thì khi được phân công phụ trách một môn nào đó thì người giáo viên phải làm thế nào để luôn đặt ra cho mình câu hỏi và luôn băn khoăn với vấn đề chất lượng của bộ môn mình phụ trách thì khi đó sự biến đổi chất lượng của môn đó dần dần trở nên hiện thực. Ngoài vấn đề tu dưỡng rèn luyện đạo đức cho học sinh thì làm thế nào để học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức, trong học tập và thi cử đạt điểm cao là câu hỏi cần được quan tâm đối với với sự nghiệp trồng người?

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy - học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Sơn Lộc *****@&?***** Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy - học Đặt vấn đề: Trong thời gian qua theo chủ trương của ngành thực hiện 2 cuộc vận động với bốn nội dung: - Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. - Tránh học sinh ngồi nhầm lớp và không vi phạm đạo đức nhà giáo. Thì các người thầy, người cô đang trực tiếp quản lý, giảng dạy, làm công tác giáo dục không ngừng tìm ra những biện pháp để thực hiện tốt các cuộc vận động trên và giảng dạy cho học sinh làm thế nào để đạt hiệu quả cao, tránh tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Kết quả dạy - học của thầy và trò được thể hiện rõ ở chất lượng học tập của học sinh trong các học kì và các kì thi. Vậy theo tôi để nâng cao chất lượng dạy - học nói chung và cho từng môn cụ thể nói riêng thì khi được phân công phụ trách một môn nào đó thì người giáo viên phải làm thế nào để luôn đặt ra cho mình câu hỏi và luôn băn khoăn với vấn đề chất lượng của bộ môn mình phụ trách thì khi đó sự biến đổi chất lượng của môn đó dần dần trở nên hiện thực. Ngoài vấn đề tu dưỡng rèn luyện đạo đức cho học sinh thì làm thế nào để học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức, trong học tập và thi cử đạt điểm cao là câu hỏi cần được quan tâm đối với với sự nghiệp trồng người? II. nội dung 1. Đánh giá tình hình thực tế: a, Thuận lợi: -Sơn lộc là một xã thuần nông nên đa số học sinh là con nhà nông dân thật thà chất phác, có ý thức trong học tập. -Số lượng học sinh trong mỗi lớp học ít nên việc giảng dạy thuận lợi hơn. -Tất cả các giáo viên bộ môn được ban giám hiệu phân công đúng chuyên môn đào tạo. -Trong quá tình giảng dạy được sự chỉ đạo tận tình của ban giám hiệu, sự quan tâm của các cơ quan đoàn thể, sự tận tình giúp đỡ của các bậc phụ huynh. Bên cạnh những thuận lợi trên thì tồn tại không ít những khó khăn: b, Khó khăn: - Đời sống vật chất và tinh thần của một số học sinh còn khó khăn nên ảnh hưởng không ít đến việc học tập của các em. -Một số học sinh không có động cơ thái độ học tập đúng đắn nên xem việc học là không cần thiết vì vậy kết quả còn thấp. -Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của các con em nên ảnh hưởng không ít đến việc học bài cũ, làm bài tập ở nhà của học sinh. 2, Đánh giá ý thức trách nhiệm: Tôi là một giáo viên được phân công giảng dạy môn vật lý khi được đảm nhiệm giảng dạy cũng như ôn thi,…bản thân tôi luôn suy nghĩ đặt ra cho mình câu hỏi làm thế nào để nâng cao chất lượng bộ môn, làm thế nào để giảng dạy cho học sinh hiểu bài,… Từ đó tôi luôn nghiên cứu tài liệu, tìm ra cho mình những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, tận tụy giúp đỡ các em. Trong kiểm tra thì luôn nghiêm túc để các em có ý thức hơn trong học tập. - Khi lên lớp ngoài việc giảng dạy cho các em thì tôi luôn kiểm tra việc chuẩn bị các dụng cụ học tập có liên quan đặc biệt là vở ghi, hướng dẫn cho các em cách ghi,… xem các tiết ôn thi nư một tiết học do đó học sinh rất nghiêm túc trong các giờ học. Cụ thể là năm học 2009 - 2010 tôi trực tiếp giảng dạy vật lý các khối từ 6 - 9 và trực tiếp ôn thi chuyển cấp môn vật lý 9 với 33/ 46 học sinh kết quả đạt được đối với bộ môn vật lý: điểm trung bình 4,34. Từ kết quả đó bản thân còn đắn đo suy nghĩ làm thế nào để đạt được kết quả cao hơn nữa đó là vấn đề mà không chỉ bản thân tôi mong muốn mà toàn bộ mọi thầy giáo cô giáo đang đang giảng dạy ôn thi đều mong muốn. Khi tôi được lãnh đạo trường phân công tôi ôn thi lớp 9 môn vật lý, với chuyên môn và năng lực của bản thân tôi tôi tự ý thức được và luôn đặt câu hỏi cho bản thân nên làm thế nào để đạt được kết quả cao trong đợt ôn thi này cũng như chất lượng học tập của học sinh trong các học kỳ. Trong thời gian ôn thi tôi luôn lo lắng, thu thập mọi tài liệu ôn thi có liên quan, nghiên cứu kỹ nội dung cơ bản cần cung cấp cho học sinh và luôn hướng dẫn, giúp đỡ các đối tượng học sinh yếu kém bằng cách trong giờ học luôn chú ý và gọi, yêu cầu các học sinh này trả lời từ các câu hỏi dễ đến các câu hỏi khó từ đó mà các em tập trung hơn. Trong các giờ ôn thi tôi luôn điểm diện chặt chẻ và luôn có biện pháp phù hợp với những học sinh không có ý thức trong việc học tập. Trong giờ học tôi luôn cứng rắn với những trường hợp học sinh không có ý thức trong học tập như ngồi học không chú ý, nói chuyện riêng làm ảnh hưởng đến việc học của các bạn khác và xem một tiết ôn tập như tiết học chính khóa. Ví dụ trong thời gian ôn thi chuyển cấp vừa qua có một số học sinh nghỉ học không phép tôi không cho vào lớp và yêu cầu xin phép BGH đã rồi mới vào học từ đó học sinh có ý thức hơn,.. Vì lý do đó mà trong các giờ dạy của tôi học sinh luôn nghiêm túc, chú ý nghe giảng, ghi chép đày đủ. Tôi luôn căn dặn, nhắc nhở học sinh cẩn thận trong việc chuẩn bị dụng cụ học tâp như sách giáo khoa, vở ghi, cách ghi, nội dung cần ghi,… từ một bài tập cụ thể có thể hướng cho học sinh các tình huống có thể xẩy ra đối với với bài tập đó, các cách giải khác,… Trước khi lên lớp bản thân tôi luôn nghiên cứu tài liệu, nội dung kiến thức cần ôn tâp, phương pháp truyền đạt kiến thức cho học sinh như thế nào cho dể hiểu và nhớ lâu đó là các vấn đề mà bản thân luôn quan tâm. Sau mỗi phần nội dung kiến thức tôi ra cho học sinh một số đề kiểm tra nhằm hệ thống lại kiến thức đã ôn tập, và cuối đợt ôn thi tôi ra dạng đề thi có cấu trúc và nội dung cơ bản gần như đề thi( các đề thi năm trước: lưu ý: Định lượng( ma trận có %) phần nội dung lý thuyết và nội dung bài tập) để kiểm tra thi thử giúp cho học sinh tự kiểm tra lại kiến thức của mình và từ đó giáo viên căn dặn hướng dẫn cho học sinh cách làm bài, trình bày,… Trong quá trình ôn tập tôi xen vào đó là kiểm tra miệng, viết 15 phút, 1 tiết. Thông qua kết quả kiểm tra để giáo viên nắm được đặc điểm nhận thức của từng học sinh từ đó có biện pháp nhắc nhở, động viên giúp các em để các em cố gắng hơn trong học tập. Có những học sinh quá yếu, tôi giúp đỡ cho các em( mình tìm cách nào để giúp cho các em có một ít kiến thức ) cách học như thế nào cho có hiệu quả hơn,… Ngòai trách nhiệm giáo viên giảng dạy thì được sự chỉ đạo tận tình của ban lãnh đạo nhà trường, có kế hoạch ôn thi phù hợp nên kết quả ôn thi trong năm qua đạt tương đối cao so với các trường trong toàn huyện. 3. Một số tồn tại: - Nhìn chung số lượng học sinh ở mỗi lớp ít, nhưng kết quả giảng dạy cũng như kết quả ôn thi chuyển cấp vừa rồi so với một số trường thì kết quả còn hạn chế. - Một số học sinh không có động cơ thái độ học tập đúng đắn nên kết quả đạt được chưa cao,… - Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn ảnh hưởng không ít đến việc giảng dạy cũng như việc học tập của các em… III. Biện pháp khắc phục -Từ tình hình và điều kiện thực tế của trường mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy, ôn thi cần tận tình, tâm huyết với học sinh hơn. Cần quan tâm hơn vấn đề học tập để nâng cao chất lượng cho học sinh, trong các giờ dạy cần bao quát lớp hơn đặc biệt là các đối tượng học sinh yếu kém,… - Các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn việc học tập của con em mình thông qua các buổi hội nghị phụ huynh để tuyên truyền cho phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc học từ đó để phụ huynh quản lý và có biện pháp chặt chẻ hơn việc học của các em,.. - Đối với giáo viên cần chuẩn bị bài, thâm nhập, nghiên cứu kĩ nội dung cần ôn tập trước khi lên lớp. Trong khi ôn tập cần có kểm tra đánh giá để có biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh,.. GV thực hiện Nguyễn Văn Nhã

File đính kèm:

  • docnang cao chat luong day hoc.doc
Giáo án liên quan