LHD: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của các halogen có số electron độc thân là
A. 1. B. 5. C. 3. D. 7.
LHD: Nguyên tử nguyên tố X của các halogen có số electron ở các phân lớp p là 11. Nguyên tố X là
A. Na. B. F. C. Br. D. Cl.
LHD: Liên kết trong phân tử các đơn chất halogen là:
A. Liên kết cộng hoá trị có cực. B. Liên kết cộng hoá trị không có cực.
C. Liên kết phối trí (Cho nhận). D. Liên kết ion.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1677 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề : nhóm vIIa – halogen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÁ HỌC BÀI TẬP MỞ RỘNG CHO CÁC CHUYÊN ĐỀ TỔNG HỢP
VÔ CƠ Th.S Lê Hữu Dũng - ĐT: 0915 978897. Email: hoangdung0408@yahoo.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHUYÊN ĐỀ: NHÓM VIIA – HALOGEN
LHD: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của các halogen có số electron độc thân là
A. 1. B. 5. C. 3. D. 7.
LHD: Nguyên tử nguyên tố X của các halogen có số electron ở các phân lớp p là 11. Nguyên tố X là
A. Na. B. F. C. Br. D. Cl.
LHD: Liên kết trong phân tử các đơn chất halogen là:
A. Liên kết cộng hoá trị có cực. B. Liên kết cộng hoá trị không có cực.
C. Liên kết phối trí (Cho nhận). D. Liên kết ion.
LHD: Hãy chỉ ra mệnh đề không chính xác:
A. Clo tồn tại chủ yếu dưới dạng đơn chất trong tự nhiên.
B. Clo tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
C. Trong tự nhiên, tồn tại hai đồng vị bền của Clo là 3517Cl và 3717Cl.
D. Ở điều kiện thường, Clo là chất khí, màu vàng lục.
LHD:Chọn câu trả lời không đúng các câu dưới đây:
A. Flo là khí rất độc. B. Flo là chất khí có màu nâu đỏ.
C. Axit HF có thể tác dụng với SiO2. D. Flo phản ứng trực tiếp với hầu hết các kim loại.
LHD: Hãy chỉ ra câu phát biểu không chính xác:
A. Trong tất cả các hợp chất, flo chỉ có số oxi hoá -1.
B. Trong tất cả các hợp chất, các halogen chỉ có số oxi hoá -1.
C. Tính oxi hoá của các halogen giảm dần từ Flo đến Iốt.
D. Trong hợp chất với hidro và kim loại, các halogen luôn thể hiện số oxi hoá -1.
LHD: Tính axit của các axit HX được sắp xếp theo thứ tự giảm dần ở dãy nào dưới đây:
A. HF, HCl, HBr, HI. B. HI, HBr, HCl, HF. C. HCl, HBr, Hi, HF. D. HBr, HCl, HI, HF.
LHD: Trong số các hidro halogenua dưới đây,chất có tính khử mạnh nhất là:
A. HF B. HCl C. HBr D. HI
LHD: Dung dịch axit nào dưới không được chứa trong bình thuỷ tinh:
A. HF. B. HCl. C. H2SO4. D. HNO3
LHD: Cho các mệnh đề dưới đây
1. Các halogen (F, Cl, Br) có số oxi hoá từ -1 đến +7
2. Flo là chất chỉ có tính oxi hoá
3. F2 đẩy được Cl2 ra khỏi dung dịch muối NaCl
4. Tính axit của các hợp chất với hidro của các halogen tăng theo thứ tự: HF, HCl, HBr, HI
Các mệnh đề luôn đúng là:
A. 1, 2, 3. B. 2, 3. C. 2, 4. D. 1, 2, 4.
LHD: Trong các mệnh đề sau về clo, brom, iot
a/ Trong các phản ứng hoá học, clo luôn là chất oxi h oá
b/ Tính phi kim của các halogen tăng dần từ I Br Cl F
c/ Tính phi kim của flo lớn hơn tính phi kim của oxi
d/ Tính phi kim của clo kém tính phi kim của flo nhưng lớn hơn cùa oxi
Các nhận xét luôn đúng là
A. a, b, c. B. b, c. C. b, c,d. D. a, b, d.
LHD: Cơ chế sản xuất khí hidroclorua trong công nghiệp là phản ứng nào dưới đây ?
A. BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl
B. Cl2 + H2O HCl + HClO
C. Cl2 + 2H2O + SO2 2HCl + H2SO4
D. H2 + Cl2 2HCl và NaCl rắn + H2SO4 NaHSO4 + HCl
LHD: Sục Cl2 vào nước thu được nước clo có màu vàng nhạt. Trong nước clo có chứa các chất:
A. Cl2, H2O. B. HCl, HClO. C. HCl, HClO, H2O. D. Cl2, HCl, HClO, H2O.
LHD: Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư thu được dung dịch chứa các chất nào sau đây:
A. KCl, KClO3, Cl2. B. KCl, KClO3, KOH, H2O. C. KCl, KClO, KOH, H2O. D. KCl, H2O, KClO3.
đpnc
LHD: Khí clo có thể điều chế trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng nào dưới đây?
A. 2NaCl 2Na + Cl2 B. F2 + 2NaCl 2NaF + Cl2
đpnc
to
C. 4HCl + MnO2 Cl2 + MnCl2 + H2O D. 2HCl H2 + Cl2
LHD: PTPƯ hoá học nào dưới đây viết không đúng ?
A. Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O
To, MnO2
B. 2KClO3 2KCl + 3O2
to thường
C. Cl2 + 2KOH KCl + KClO + H2O
to thường
D. 3Cl2 + 6KOH loãng 5KCl + KClO3 + 3H2O
LHD: Phản ứng nào dưới đây viết không đúng ?
A. 2NaBr (dd) + Cl2 2NaCl + Br B. 2NaI (dd) + Br2 2NaCl + I2
C. 2NaI (dd) + Cl2 2NaCl + I2 D. 2NaCl (dd) + F2 2NaF + Cl2
LHD: Cl2 ẩm có tác dụng tẩy màu , là do
A. Cl2 có tính oxi hoá mạnh
B. Cl2 tác dụng với H2O tạo thành axit HClO có tính oxi hoá mạnh, có tính tẩy màu
C. Tạo thành axit clohidric có tính tẩy màu
D. Phản ứng tạo thành axit HClO có tính khử mạnh, có tính tảy màu.
LHD: So sánh tính oxi hoá của các halogen: F2, Cl2, Br2, I2; dùng các phản ứng hoá học để chứng minh.
LHD: Một hỗn hợp gồm 3 muối NaF, NaCl và NaBr nặng 4,82 gam. Hoà tan hoàn toàn trong nước được dung dịch A. Sục khí clo dư vào dung dịch A rồi cô cạn hoàn toàn dung dịch sau phản ứng thu được 3,93 gam muối khan. Lấy 1/2 lượng muối khan này hoà tan vào nước rồi cho sản phẩm phản ứng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 4,305 gam kết tủa. Viết phương trình phản ứng và tính % khối lượng các muối trong hỗn hợp ban đầu.
LHD: (Đề thi Olympic PTTH Nguyễn Thị Minh Khai TpHCM). Cho 50 gam dung dịch X chứa 1 muối halogenua kim loại hoá trị II tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 9,40 gam kết tủa. Mặt khác, dùng 150 gam dung dịch X phản ứng với dung dịch Na2CO3 dư, thu được 6,30 gam kết tủa. Lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, khí thoát ra cho vào 80 gam dung dịch KOH 14,5%. Sau phản ứng nồng độ dung dịch KOH giảm còn 3,8%. Xác định CTPT của muối halogenua trên, tính C% muối trong dung dịch X ban đầu.
LHD: Có một hỗn hợp gồm NaI và NaBr. Hoà tan hỗn hợp này vào nước, cho Br2 dư đi qua dung dịch trên, sau đó cô cạn dung dịch thì thấy khối lượng sản phẩm nhỏ hơn khối
lượng muối ban đầu là a gam. Hoà tan sản phẩm vào nước rồi cho Cl2 dư đi qua, sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thấy khối lượng sản phẩm thu được lần 2 nhỏ hơn khối lượng sản phẩm thu được lần 1 là a gam. Xác định phần trăm khối lượng NaBr trong hỗn hợp đầu.
LHD: (Đề Olympic THPT Lê Quý Đôn Tp HCM). Cho 4,48 lít hỗn hợp X gồm H2 và Cl2 (đktc) vào bình thuỷ tinh lớn, sau khi chiếu sáng, ngừng phản ứng được hỗn hợp Y, trong đó có 30% HCl về thể tích và thể tích Cl2 giảm xuống còn 20% so với lượng ban đầu.
a. Tính số mol các khí trong hỗn hợp Y.
b. Cho hỗn hợp Y đi qua 40 gam dung dịch KOH 14% ở 1000C được dung dịch Z. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch Z.
File đính kèm:
- HALOGEN DU BI CO THEM VAI BAI KHO.doc