* Câu 1.
Bình giảng bốn câu thơ sau đây trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
* Câu 2.
Bình giảng bài thơ “Chiều xuân” của Anh Thơ
* Câu 3.
Phân tích ý nghĩa của những tương phản trong đoạn tả cảnh Huấn Cao cho chữ trong nhà giam (truyện ngắn "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân).
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Bài làm (Câu 1)
Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng ra đời đến nay đã trên nửa thế kỉ (1948 - 2006) và ngọn lửa chiến tranh tắt đã lâu rồi, những mỗi lần nhớ và khẽ ngâm lên đoạn thơ sau, lòng ta vẫn bồi hồi xúc động:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập vào đầu năm 1947 hoạt động và chiến đấu tại Hòa Bình, Sơn La, miền Tây Thanh Hóa, trên một dải biên cương Việt - Lào (Sầm Nứa). Cán bộ, chiến sĩ đoàn binh Tây Tiến phần lớn là những chàng trai Hà Nội giàu lòng yêu nước, dũng cảm, hào hoa. Quang Dũng là một Đại đội trưởng của đoàn binh Tây Tiến. Sau hơn một năm vào sinh ra tử với đồng đội thân yêu tại chiến trường miền Tây, ông được điều động đi nhận nhiệm vụ mới. Tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ “Tây Tiến”. Bài thơ được viết bằng bút pháp lãng mạn, gồm có 4 phần: một, nỗi nhớ chiến trường gian khổ; hai, nhớ những kỷ niệm đẹp về hội đuốc hoa, về những chiều sương Châu Mộc; ba, tượng đài hùng vĩ, bi tráng về “đoàn binh không mọc tóc”; bốn, nói lên nỗi bồi hồi thương nhớ. Đoạn thơ 4 câu trên đây nằm cuối phần ba bài “Tây Tiến”.
Đoạn thơ tràn ngập một niềm thương xót tự hào. Mỗi một câu thơ như một lời tưởng niệm về đồng đội đã anh dũng hy sinh. Trên một dải biên cương Việt - Lào bao la, nơi viễn xứ “rải rác” bao nấm mồ chiến sĩ vô danh. Các anh đã “gục lên súng mũ bỏ quên đời” trên những nẻo đường hành quân “dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”, vô cùng gian khổ. Có người lính trẻ Tây Tiến đã ngã xuống trong những trận đánh dữ dội, nằm lại giữa rừng sâu, ven suối, đỉnh núi, chân đèo các anh vĩnh viễn “nằm lại” nơi viễn xứ “hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ”.
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề ôn thi văn 12 - Phần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ VĂN ÔN THI PHẦN 1
Đề tham khảo ôn thi 1
Đề ra:
* Câu 1.
Bình giảng bốn câu thơ sau đây trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
* Câu 2.
Bình giảng bài thơ “Chiều xuân” của Anh Thơ
* Câu 3.
Phân tích ý nghĩa của những tương phản trong đoạn tả cảnh Huấn Cao cho chữ trong nhà giam (truyện ngắn "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân).
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Bài làm (Câu 1)
Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng ra đời đến nay đã trên nửa thế kỉ (1948 - 2006) và ngọn lửa chiến tranh tắt đã lâu rồi, những mỗi lần nhớ và khẽ ngâm lên đoạn thơ sau, lòng ta vẫn bồi hồi xúc động:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập vào đầu năm 1947 hoạt động và chiến đấu tại Hòa Bình, Sơn La, miền Tây Thanh Hóa, trên một dải biên cương Việt - Lào (Sầm Nứa). Cán bộ, chiến sĩ đoàn binh Tây Tiến phần lớn là những chàng trai Hà Nội giàu lòng yêu nước, dũng cảm, hào hoa. Quang Dũng là một Đại đội trưởng của đoàn binh Tây Tiến. Sau hơn một năm vào sinh ra tử với đồng đội thân yêu tại chiến trường miền Tây, ông được điều động đi nhận nhiệm vụ mới. Tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ “Tây Tiến”. Bài thơ được viết bằng bút pháp lãng mạn, gồm có 4 phần: một, nỗi nhớ chiến trường gian khổ; hai, nhớ những kỷ niệm đẹp về hội đuốc hoa, về những chiều sương Châu Mộc; ba, tượng đài hùng vĩ, bi tráng về “đoàn binh không mọc tóc”; bốn, nói lên nỗi bồi hồi thương nhớ. Đoạn thơ 4 câu trên đây nằm cuối phần ba bài “Tây Tiến”.
Đoạn thơ tràn ngập một niềm thương xót tự hào. Mỗi một câu thơ như một lời tưởng niệm về đồng đội đã anh dũng hy sinh. Trên một dải biên cương Việt - Lào bao la, nơi viễn xứ “rải rác” bao nấm mồ chiến sĩ vô danh. Các anh đã “gục lên súng mũ bỏ quên đời” trên những nẻo đường hành quân “dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”, vô cùng gian khổ. Có người lính trẻ Tây Tiến đã ngã xuống trong những trận đánh dữ dội, nằm lại giữa rừng sâu, ven suối, đỉnh núi, chân đèo… các anh vĩnh viễn “nằm lại” nơi viễn xứ “hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ”.
Đó là cái giá của độc lập, tự do. Vả lại, “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” - xưa nay thời chiến tranh đã mấy ai ra đi còn được trở về? Câu thơ gợi ra bao tình cảm xót thương nhưng không bi lụy. Vì có câu thơ tiếp theo vang lên như một lời thề:
“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
Đó là lời thề cao cả, thiêng liêng. Các anh đã ra biên cương, đến chiến trường với “tình sông núi” (Trần Mai Ninh). Với quyết tâm “chẳng tiếc đời xanh”, các anh nguyện đem xương máu, hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho đất nước và nhân dân. Đó là những anh hùng liệt sĩ trong thời đại Hồ Chí Minh đã cầm tầm vông, giáo mác, mũi súng, lưỡi lê đánh giặc vì lý tưởng “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”:
“Ôi Tổ quốc! Nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”.
(“Sao chiến thắng” - Chế Lan Viên)
“Chiến trường đi” với quyết tâm “nhất khứ bất phục hoàn”. Người anh hùng áo vải “ôm đất nước” đã “về đất” một cách thanh thản, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, yên nghỉ trong lòng Mẹ, giấc ngủ ngàn thu. Chẳng có da ngựa bọc thây như các tráng sĩ ngày xưa, mà chỉ có “áo bào thay chiếu anh về đất” rất bình dị, tự hào. Quang Dũng đã sử dụng hai chữ “về đất” rất sáng tạo, gợi tả một sự hy sinh cao cả và bất tử của những liệt sĩ anh hùng trong thời đại mới.
Các anh “về đất” giữa chiến trường miền Tây trong một khung cảnh vô cùng bi tráng:
“Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Sông Mã như một chứng nhân lịch sử. Tiếng thác sông Mã “gầm lên” mang ý nghĩa tượng trưng cho Tổ quốc và nhân dân tiễn đưa các liệt sĩ “về đất” đời đời bất tử. Chẳng có hàng loạt đạn đại bác nổ xé trời, mà chỉ có “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. “Khúc độc hành” ấy đã tạo nên không khí lịch sử bi tráng và thiêng liêng.
Đoạn thơ trên đây tiêu biểu cho hồn thơ của Quang Dũng: tài hoa, lãng mạn, giàu cá tính sáng tạo. Bên cạnh các từ ngữ đời thường, bình dị như: “đi”, “chẳng tiếc”, “chiếu”, “về đất”, tác giả sử dụng rất thành công một loạt từ Hán Việt (biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, khúc độc hành), nhờ thế đã làm nổi bật không khí lịch sử bi tráng, thiêng liêng và trang trọng.
“Có cái chết hoá thành bất tử”, đó là ý nghĩa của mỗi chúng ta khi đọc đoạn thơ trên đây của Quang Dũng. Đoạn thơ thấm sâu chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng. Nó đã làm sống lại một thời oanh liệt của cha anh. Nó nhắc nhở mỗi chúng ta lòng biết ơn, tự hào các anh hùng liệt sĩ, trong đó có sự hiện diện của “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc - Quân xanh màu lá, dữ oai hùm”. “Tây Tiến” là khúc ca bi tráng một thời mà mãi mãi.
Bài làm (câu 2)
Bài thơ “Chiều xuân” in trong tập “Bức tranh quê” của nữ sĩ Anh Thơ. “Chiều xuân” được viết theo thể thơ 8 tiếng, gồm có 12 câu thơ, chia đều thành ba khổ thơ.
Bức tranh lụa “Chiều xuân” gồm có ba cảnh; cảnh nào cũng bình dị, thân quen với mọi con người Việt Nam chúng ta. Sau gần bảy mươi năm, người đọc cảm thấy cô gái Kinh Bắc đang đứng bâng khuâng ngắm nhìn cảnh bến đò, dải đường đê và cảnh đồng lúa quê nhà một buổi chiều xuân mưa bụi.
Khổ thơ đầu tả cảnh bến đò. Trời đã ngả chiều, mưa xuân đổ bụi trắng đất trắng trời, nên bến đò trở nên vắng vẻ, không một bóng người khách lại qua: “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng”. Từ láy “êm êm” gợi tả một không gian êm đềm trong làn “mưa xuân phơi phới bay”. Tạo vật như đang được ướp khí xuân và hương xuân; cỏ cây như đang mở mắt, lắng nghe “mưa đổ bụi êm êm”, chào đón Chúa xuân đã về.
Con đò chiều mưa được nhân hóa, như một kẻ lười biếng nằm nghỉ, vô tâm và vô tình“mặc nước sông trôi”. Ta chợt nhớ đến con đò trong thơ ức Trai hơn 600 năm về trước:
“Con đò gối bãi suốt ngày ngơi”
(Bến đò xuân đầu trại)
Vì chiều mưa nên quán hàng cũng vắng vẻ. Quán tranh nghèo trên bến đò được nhân hóa như một lữ khách “đứng im lìm” trú mưa đầy tâm trạng. Nhà thơ không nói đến gió xuân mà ta vẫn cảm thấy có nhiều gió thổi. Chữ “tơi bời” gợi lên cảm nhận ấy:
“Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng,
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời”.
Hoa xoan tím là một nét đẹp của hồn quê xứ sở. Cuối tháng hai đầu tháng ba, xoan ở đầu ngõ, xoan dọc đường bung nở từng chùm, tỏa hương nồng nàn. Nguyễn Trãi có câu thơ:“Trong tiếng cuốc kêu, xuân đã muộn - Đầy sân mưa bụi, nở hoa xoan” (Cuối xuân tức sự). Trong bài “Mưa xuân”, thi sĩ Nguyễn Bính đã viết:
“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay,
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy”.
Cảnh bến đò với hình ảnh con đò biếng lười, quán tranh im lìm, chòm xoan “hoa tím rụng tơi bời” được Anh Thơ chấm phá một cách tinh tế; hình ảnh nào, họa tiết nào cũng có hồn, rất bình dị, thân thuộc, đáng yêu.
Khổ thơ thứ hai nói về cảnh vật ngoài đường đê. Chắc là những dải đê của sông Cầu, sông Thương, sông Đuống? Cỏ xanh là biểu tượng về sắc xuân. Nhiều nhà thơ đã viết rất hay, rất đẹp về cỏ xuân:
- “Phương thảo liên thiên bích” (cổ thi)
- “Cỏ xanh như khói bến xuân tươi” (Nguyễn Trãi)
- “Cỏ non xanh tận chân trời” (Nguyễn Du)
Cô gái Bắc Giang vẫn có một cách cảm nhận riêng, vừa mới vừa đẹp:
“Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ”.
Chữ “non”, chữ “biếc” gợi lên màu xanh ngọt ngào; chữ “tràn” gợi tả vẻ tốt tươi, mơn mởn, căng đầy sức sống, nhựa sống của những thảm cỏ xuân trên đường đê uốn lượn. Cảnh vật không còn “êm êm”, “im lìm”, “vắng lặng” nữa, mà trở nên sống động, có hồn. Từ đàn sáo đen, mấy cánh bướm đến những trâu bò, tất cả như đang mang theo bao tình xuân:
“Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ;
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa”.
Nét vẽ nào cũng sinh động: “sà xuống mổ vu vơ”, “rập rờn trôi trước gió”, “thong thả cúi ăn mưa”. Cánh bướm sặc sỡ không bay mà “trôi”, con trâu hiền lành đang gặm cỏ non trên dải đê tưởng “cúi ăn mưa”. Chữ dùng của Anh Thơ khá tinh luyện, giàu hình tượng và biểu cảm.
Cảnh thứ hai của bức tranh “Chiều xuân” không còn là tĩnh vật nữa, mà họa tiết nào cũng cựa quậy, sống động đầy sức xuân. Các động từ dùng rất đắt: tràn, sà xuống, mổ vu vơ, rập rờn trôi, thong thả cúi ăn mưa. Nhà thơ tả ít mà gợi nhiều; nét nào cũng mang theo sức xuân và tình xuân đầy ý vị. “Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa” là một câu thơ gợi cảm có hình ảnh bình dị đáng yêu đã gợi lên bao nỗi niềm thương mến và tin cậy, làm nhớ lại một lời nguyền xa xưa:
“Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”.
(Ca dao)
Cảnh thứ ba là đồng lúa, lúa “sắp ra hoa” xanh rờn. Lá lúa như những ngón tay xòe ra đón mưa bụi nên “ướt lặng”. Lũ cò con như bầy trẻ nhỏ tinh quái, tinh nghịch “chốc chốc vụt bay ra”. Chiều đã xuống dần, “Con cò đi đón cơn mưa - Tối tăm mù mịt ai đưa cò về?” (Ca dao). Lũ cò con mong mẹ nên mới “chốc chốc vụt bay ra” hay có tình ý gì? Hình ảnh cô thôn nữ “yếm thắm” nổi bật trên nền xanh ruộng lúa đã làm sáng bừng vần thơ:
“Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa”.
Cảnh thứ ba có nhiều rung động xôn xao. Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật lấy động để tả tĩnh khá thành công, làm nổi bật cảnh “Chiều xuân” nơi làng quê, trong những ngày mưa bụi thật là vắng lặng, êm đềm. Những chiều mưa xuân nơi đồng quê, làng quê ngày xưa vốn thế. Anh Thơ đã giúp những thế hệ độc giả hôm nay và sau này cảm nhận được cảnh vật và không khí thôn dã một thời quá vãng.
Trong “Thi nhân Việt Nam”, khi nói về Anh Thơ, nhà văn Hoài Thanh viết: “Sau câu thơ, ta mơ hồ thấy một cái gì: có lẽ là hồn thi nhân”. Đọc “Chiều xuân” ta cảm thấy rõ “hồn thi nhân” của nữ sĩ đã trang trải khắp các vần thơ.
“Chiều xuân” cho thấy ngòi bút nghệ thuật của Anh Thơ tinh tế, đậm đà. Cảnh vật được chấm phá, phối sắc hài hòa, ý vị. Có màu tím của hoa xoan, màu biếc của cỏ non, đôi cánh đen của bầy sáo, màu xanh rờn của đồng lúa. Và nổi bật nhất, xinh tươi nhất là chiếc yếm thắm của cô thôn nữ, cô đang cần mẫn cào cỏ trên ruộng lúa "sắp ra hoa".
Anh Thơ sử dụng từ láy tượng hình một cách đắc địa, làm nổi bật cái êm đềm, vắng lặng, xôn xao của cảnh vật trong một chiều xuân mưa bụi: êm êm, im lìm, vắng lặng, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả.
“Chiều xuân” là một bức cổ họa xinh xắn. Không phải cảnh lầu son gác tía, mà là cảnh bình dị, thân thuộc nơi đồng quê, làng quê thuộc đồng bằng Bắc Bộ ngày xưa, là hồn xuân xứ sở. “Chiều xuân” là một bài thơ hay và đậm đà.
Bài làm (Câu 3)
Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ ngôn từ, là một văn nhân tài tử. Trước cách mạng, tác phẩm"Vang bóng một thời" đã khẳng định bút pháp nghệ thuật tài hoa, uyên bác, độc đáo của Nguyễn Tuân. Là một trong số 12 truyện ngắn của "Vang bóng một thời" (1940), truyện"Chữ người tử tù" xứng đáng là một trang hoa, tờ hoa đích thực đem lại hương sắc cho đời.
Truyện chỉ có 3 nhân vật: tử tù, quản ngục và thầy thơ lại, xoay quanh chuyện xin chữ và cho chữ. Qua đó, Nguyễn Tuân ca ngợi và khẳng định kẻ sĩ chân chính rất tài hoa, giàu khí phách hiên ngang, bất khuất, đến chết vẫn đề cao thiên lương.
Truyện "Chữ người tử tù" thể hiện lối viết tài hoa của Nguyễn Tuân. Tình tiết, sự kiện, cảm xúc dồn nén như thắt lại lúc đầu để tạo hứng thú nghệ thuật cho đến phần cuối truyện khi cảnh cho chữ diễn ra "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có". Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên những tương phản nghệ thuật giàu ý nghĩa thẩm mĩ trong đoạn tả cảnh Huấn Cao cho chữ quản ngục trong nhà giam.
Chữ Huấn Cao "đẹp lắm, vuông lắm", là "một vật báu trên đời". Huấn Cao không vì vàng bạc hay quyền thế mà "ép mình viết bao giờ". Nhất sinh ông mới viết 2 bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân. Quản ngục, một kẻ "biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền" ao ước một ngày kia có một câu đối do tay ông Huấn Cao viết để "treo ở nhà riêng mình". Lần gặp gỡ thứ nhất trong nhà giam, quản ngục đã bị Huấn Cao nặng lời gần như xua đuổi: "Người hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng tới quấy rầy ta". Thế mà cuối cùng cảnh cho chữ lại diễn ra. Huấn Cao đã "cảm cái tấm lòng biết nhỡn liên tài" của quản ngục, ngạc nhiên về "những sở thích cao quý" của "kẻ tiểu lại giữ tù". Và ông đã xúc động nói: "Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ".
Những tương phản trong cảnh cho chữ được thể hiện đầy ấn tượng. Kẻ xin chữ là ngục quan, người đang giữ "phép nước". Người cho chữ lại là một tử tù sắp bước lên đoạn đầu đài. Kẻ làm nghề "nhem nhuốc" lại thích chơi chữ, một "sở thích cao quý". Người "đi làm giặc" có tài "bẻ khóa và vượt ngục" lại có tài "viết chữ rất nhanh và rất đẹp" lừng danh trong thiên hạ. Trong quan hệ xã hội, Huấn Cao và quản ngục là đối địch, đứng về "hai trận tuyến" nhưng trên bình diện nghệ thuật, họ lại là tri âm, tri kỉ. Một cuộc kì ngộ ít thấy trên đời.
"Thư pháp" là một thứ nghệ thuật cao sang. Phải là văn nhân tài hoa, tài tử mới có chỗ đứng ở "thư pháp". "Thư pháp" vốn chỉ diễn ra ở đài các, viện sảnh, ở chốn thư phòng, nơi sang trọng, có bao giờ diễn ra nơi chết chóc, tối tăm, bẩn thỉu? Về thời gian, cảnh cho chữ không diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật mà lại diễn ra giữa đêm khuya "bí mật", lúc trại giam tỉnh Sơn "chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh". Về không gian, nơi Huấn Cao viết bức châm tặng quản ngục lại là phòng giam tử tù "một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián". Tương phản với cái tối tăm, hôi thối ấy là "ánh sáng đỏ rực" của một bó đuốc tẩm dầu, là màu "trắng tinh" của tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ căng phẳng trên mảnh ván, là "mùi thơm" ở chậu mực bốc lên. Qua đó, ta thấy kẻ sĩ mọi thời dù trong bất kì cảnh ngộ éo le nào cũng vẫn hướng về ánh sáng và cái thanh quý để giữ lấy sự trong sáng, thanh cao của tâm hồn.
Thơ lại gầy gò "run run" bưng chậu mực. Ngục quan "khúm núm" cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Tử tù "cổ đeo gông, chân vướng xiềng", lúc thì "tô đậm nét chữ", lúc thì "thay bút con, để lạc khoản", rất ung dung tài hoa, viết nên những nét chữ "vuông vắn rõ ràng", một báu vật để lại cho đời. Hình ảnh tử tù "thở dài" đỡ ngục quan đứng thẳng dậy, đĩnh đạc và chân tình khuyên ngục quan "thay chỗ ở đi", tìm về quê nhà mà ở đã rồi hãy tính đến chuyện chơi chữ, để giữ lấy "thiên lương cho lành vững". Hình ảnh ngục quan vái tử tù một vái, nước mắt ứa ra... là điểm đỉnh của cảnh cho chữ. Những tương phản này mang một ý nghĩa thẩm mĩ sâu sắc. Nghệ sĩ có thể bị hãm hại, nhưng cái đẹp do nghệ sĩ sáng tạo ra mãi mãi bất tử trong lòng người. Huấn Cao cho đến chết vẫn bất khuất hiên ngang, vẫn nêu cao thiên lương.
Trong "lửa đóm cháy rừng rực", hình ảnh Huấn Cao, quản ngục và thầy thơ lại "nhìn bức châm rồi lại nhìn nhau", ta cảm thấy cái đẹp của nghệ thuật, của thiên lương đang lung linh tỏa sáng tâm hồn họ! Phải chăng Huấn Cao đã viết bức châm này, câu đối này để tặng ngục quan trước khi bước ra pháp trường:
"Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa"?
Truyện "Chữ người tử tù" được Nguyễn Tuân sáng tạo nên bằng bút pháp lãng mạn chủ nghĩa. Tác giả đã sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật tương phản, làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, lí tưởng và hiện thực, tính cách và hoàn cảnh... Cảnh cho chữ là cảnh chói sáng nhất trong truyện "Chữ người tử tù". Ta cảm thấy được sống lại, được mục kích một cảnh tượng cổ kính, thiêng liêng về viết câu đối của ông cha đang diễn ra trước mắt mình. Hình ảnh Huấn Cao lồng lộng và ngạo nghễ biết bao:"Phút cuối cùng chói lọi khối sao băng!".
(ST)
File đính kèm:
- CHUYEN DE ON THI VAN 12- PHAN 1.doc