Dạng 1: Kim loại, oxit kim loại phản ứng với dung dịch axit
Bài 1: Hào tan 1,12g hỗn hợp Mg và Cu trong dung dịch HNO3 dư thu được 0,896 lít hỗn hợp A gồm NO2 và NO có tỉ khối so với H2 là 21. Tính phần trăm khối lượng kim loại trong hỗn hợp.
ĐS:42,85% Mg và 57,15% Cu
Bài 2: Hoà tan 2,88g hỗn hợp Fe và Mg bằng dung dịch HNO¬3 loãng dư thu được 0,896 lít hỗn hợp khí NO và N2 (dktc) có tỉ khối so với H2 là 14,75. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. ĐS:58,33% Fe và 41,67% Mg
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2640 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề : phương pháp bảo toàn electron, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN ELECTRON
Dạng 1: Kim loại, oxit kim loại phản ứng với dung dịch axit
Bài 1: Hào tan 1,12g hỗn hợp Mg và Cu trong dung dịch HNO3 dư thu được 0,896 lít hỗn hợp A gồm NO2 và NO có tỉ khối so với H2 là 21. Tính phần trăm khối lượng kim loại trong hỗn hợp.
ĐS:42,85% Mg và 57,15% Cu
Bài 2: Hoà tan 2,88g hỗn hợp Fe và Mg bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,896 lít hỗn hợp khí NO và N2 (dktc) có tỉ khối so với H2 là 14,75. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. ĐS:58,33% Fe và 41,67% Mg
Bài 3: Nung 2,23 hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong khí oxi, sau một thời gian thu được 2,71g hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,672 lít NO duy nhất. Tính thể tích dung dịch HNO3 2M đã hòa tan trong hỗn hợp Y. ĐS: 0,9 lit
Bài 4: Hòa tan hết 31,6g hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong đó tỉ lệ mol giữa FeO và Fe2O3 là 1:1 bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Kết thúc phản ứng thu được 6,16 lít SO2 thoát ra (đktc). Tính khối lượng Fe có trong hỗn hợp X. ĐS: 8,4g
Bài 5: Một phôi bào sắt (A) có khối lượng m gam để lâu ngoài không khí bị oxi hóa ta thu được hỗn hợp B gồm (Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3) có khối lượng 12g. Cho B tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 ta thu được 2,24 lít khí NO (đktc). Tính m. ĐS: 10,8g
Bài 6: Nung m(gam) bột Fe trong khí O2 thu được 3g chất rắn X trong dung dịch HNO3 dư thoát ra 0,56 lít NO (đktc) sản phẩm khử duy nhất.Tính m ? ĐS: 2,52g
Bài 7: Hòa tan hỗn hợp X gồm 5,6g Fe, 5,4g Al và 6,5g Zn trong dung dịch HCl và H2SO4 loãng (dư). Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc. ĐS: 11,2lit
Bài 8: Cho 16g hỗn hợp Fe và Mg tác dụng dung dịch HCl và H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 8,96 lít H2 (đktc). Xác định thành phần % mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
ĐS: 70% Fe và 30% Zn
Bài 9: Cho 3,02 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất) có tỉ khối với H2 bằng 22. Xác định kim loại M. ĐS: Al
Bài 10: Hòa tan hoàn toàn 12g hỗn hợp gồm Fe và Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3 thu được V lít (đktc). Hỗn hợp khí X gồm (NO và NO2) và dung dịch Y (dư chứa muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Tính V. ĐS: 5,6lit
Bài 11: Thể tích HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15mol Fe và 0,15mol Cu (biết phản ứng tạo ra chất khử duy nhất là NO). ĐS: 0,8lit
Bài 12: Cho 2,16g Mg tác dụng dung dịch HNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Tính khối lượng muối khan khi làm bay hơi dung dịch X. ĐS: 13,92g
Bài 13: Cho 61,2g hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4g kim loại cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Tính m. ĐS: 151,5g
Bài 14: Hòa tan hoàn toàn 19,2g Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Toàn bộ lượng khí NO là sản phẩm khử sinh ra được oxi hóa hoàn toàn bỡi oxi thành NO2. Sục vào H2O cùng với dùng khí O2 để chuyển hết thành HNO3. Tổng thể tích khí O2 (đktc) đã tham gia phản ứng. ĐS: 3,36lit
Bài 15: Hòa tan hoàn toàn 1,23g hỗn hợp Cu va Al vào dung dịch HNO3 đặc nóng, thu được 1,344 lít khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH3 dư vào dung dịch Y sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Tính % khối lượng Cu trong hỗn hợp X và m. ĐS:78,05% Cu và m= 0,78g
Bài 16: Cho 11,36g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 phản ứng hết vào dung dịch HNO3 loãng (dư) thu được 1,344 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Tính m. ĐS: 38,72g
Bài 17: Cho 5,6g Fe tác dụng với Oxi thu được 7,52g hỗn hợp chất rắn X. Cho hỗn hợp rắn X tác dụng với HNO3 (dư)thu được V lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Tính V. ĐS: 0,448lit
Dạng 2: Xác định công thức của chất oxi hóa hoặc chất khử.
Bài 18: Cho H2SO4 loãng dư tác dụng với 6,66g hỗn hợp hai kim loại X và Y đầu có hóa trị II, người ta thu được 0,1 mol khí X, đồng thời khối lượng hỗn hợp giảm 6,5g. Hòa tan phần còn lại bằng H2SO4 đặc nóng, thấy thoát ra 0,16g khí SO2. Xác định kim loại X va Y. ĐS: Cu
Bài 19: Hào tan hoàn toàn 20,88g một oxit rắn bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít SO2 và sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn dung dich X thu được m gam muối sunfat khan
Xác định FexOy.
Tính m. ĐS; a) FeO b) 58g
Bài 20: Cho 9,76g hỗn hợp X gồm Cu và Oxit sắt chia hai phần bằng nhau. Hòa tan phần thứ nhất vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch A và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí B gồm (NO và NO2) có tỉ khối so với H2 bằng 19,8. Cô cạn dung dịch A thu được 14,78g hỗn hợp muối khan.
Xác định công thức oxit sắt. ĐS: Fe3O4
Cho phần thứ hai vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư tạo ra khí SO2 duy nhất. Tính V SO2 thu được (đktc). ĐS: 1,008lit
Bài 21: Cho 37,8g kim loai M tan hết vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 36,96 lít (đktc) hỗn hợp hai khí SO2 và H2S có khối lượng 101,1g (không có S trong dung dịch). Xác định kim loại M. ĐS: Al
Bài 22:
Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch chứa 4,575g muối khan. Tính m.
Hòa tan hết cùng lượng hỗn hợp A (ở phần một) trong dung dịch chứa hỗn hợp HNO3 và H2SO4 ở nhiệt độ thích hợp thu được 1,8816 lít hỗn hợp hai khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 25,25. Xác định tên kim loại M. ĐS:a) 1,38a b) Al
Dạng 3: Kim loại tác dụng dung dịch muối.
Bài 23: Cho hỗn hợp gồm 2,7g Al và 5,6g Fe vao 550ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản úng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Tính giá trị m. ĐS:59,4g
Bài 24: Tiến hành hai thi nghiêm sau:
-Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe dư vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M.
-Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thi nghiệm bằng nhau. So sánh giá trị V1 và V2.
ĐS: V1 =V2
File đính kèm:
- Chuyen de cac bai toan giai bang PP bao toan electron.docx