Môn hoá học ở bậc THCS có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường , môn học này cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông ,cơ bảnvà thiết thực đầu tiên về môn hoá học .Hình thành cho các em một kĩ năng ,thói quen làm việc khoa học , đồng thờibiết vận dụng kiến thức để góp phần giải quyết một số vấn đề đơn giản của cuộc sống thực tiễn vì vậy để đạt được mục tiêu của bộ môn GV cần phải quán triệt và thực hiện tốt đổi mới PPDH Hoá học. Một cụ thể là : Sử dụng Thí nghiệm hoá học để dạy học tích cực .
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2114 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Sử dụng thí nghiệm hoá học để dạy học tích cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường PTCS Bản Mù CHUYÊN Đề
Tổ : KHTN Sử dụng thí nghiệm hoá học
để dạy học tích cực
***
I/ Đặt vấn đề :
Môn hoá học ở bậc THCS có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường , môn học này cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông ,cơ bảnvà thiết thực đầu tiên về môn hoá học .Hình thành cho các em một kĩ năng ,thói quen làm việc khoa học , đồng thờibiết vận dụng kiến thức để góp phần giải quyết một số vấn đề đơn giản của cuộc sống thực tiễn vì vậy để đạt được mục tiêu của bộ môn GV cần phải quán triệt và thực hiện tốt đổi mới PPDH Hoá học. Một cụ thể là : Sử dụng Thí nghiệm hoá học để dạy học tích cực .
* Phạm vi chuyên đề :
Sử dụng TN hoá học để dạy hoá 8-9 lôại hình TN biểu diễn của GV theo hướng nghiên cứu
* Mục đích :
Nâng cao hiệu quả giờ dạy , phát huy cao độ tính tích cực , tự giác của h/s trong học tập bộ môn Hoá học
II/ Nội dung:
1. Cơ sở lý luận :
- Xuất phát từ mục tiêu của môn Hoá học ở bậc THCS
- Xuất phát từ định hướng đổi mới PPDH Hoá học ở bậc THCS. Cụ thể là:
+ Đổi mới hoạt đọng dạy của GV và hoạt động học của học sinh thjeo hướng tích cực .
+ Sử dụng các PPDH một cách linh hoạt , sáng tạo .
+ Đổi mới hình thức tổ chức dạy học đa dạng, phong phú
+ Sử dụng phương tiện dạy học như là nguồn kiến thức để HS phát hiện tìm tòi kiến thức mới .
+ Đổi mới nội dung phương pháp đánh giá .
Để thực hiện được các yêu cầu trên đòi hỏi GV phải hiểu rõ và vận dụng linh hoạt các PPDH giúp học sinh chủ động nắm bắt kiến thức , tránh chạy theo lối đọc chép khiến học phải tiếp thu kiến thức một cách thụ động.
Từ nhận thức vấn đề như trên cho thấy việc sử dụng TN Hoá học trong việc dạy và việc học tích cực là rất quan trọng.
2/ Cơ sở thực tiễn :
- Xuất phát từ kết quả học tập bộ môn của HS thông qua các đợt kiểm tra hằng năm
- Xuất phát từ hiệu quả các bài dạy thực hành hoặc các bài lý thuyết có sử dụng thí nghiệm của Gv thông qua các giờ chuyên đề, giờ hội giảng cho thấy việc sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học chưa đạt hiệu quả mong muốn. Vì vậy để góp phần vào hoàn thiện các PPDH tích cực đối với bộ môn Hoá học, tôi chọn chuyên đề “Sử dụng TN hoá học để dạy học tích cực”.
3. Vận dụng: Thí nghiệm Hoá học có thể được sử dụng khi dạy tính chất hoá học của chất, các sự kiện hoá học cụ thể và cả khi ôn tập; luyện tập; thực hành thí nghiệm. * Ví dụ : HS quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV để hình thành nội dung định luật bảo toàn khối lượng các chất( Hoá 8).+ Yêu cầu: GV chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm. HS quan sát , nhận xét hiện tượng và rút ra kết luận.+ Hoạt động của nhóm HS là: Quan sát trước khi thí nghiệm: HS quan sát và trả lời câu hỏi: - Kim của cân ở vị trí nào? - Trạng thái, màu sắc của dung dịch Bariclorua và natrisunfat như thế nào? Quan sát sau khi thí nghiệm: HS quan sát và trả lời câu hỏi: - Hiện tượng gì xảy ra khi trộn 2 dung dich với nhau? - Vị trí của kim cân có thể thay đổi không? Giải thích hiện tượng: Có kết tủa trắng tạo thành chứng tỏ có sự tạo ra chất mới tức là có phản ứng hoá học xảy ra. Kim của cân vẫn giữ nguyên vị trí ban đầu chứng tỏ khối lượng sau phản ứng bằng khối lượng trước phản ứng.
Nhận xét: Khối lượng các dung dịch Natrisunfat và Bariclorua (Chất phản ứng) bằng khối lượng của sản phẩm tạo thành.GV có thể thực hiện thêm TN 2 như sau: Lấy 2 cốc đựng dung dich axit clohyđric và Natri cacbonat riêng biệt và thực hiện tương tự.
- Hiện tượng xảy ra: Kim của cân đã chỉ lệch sang trái: Khối lượng sản phẩm nhỏ hơn khối lượng của các chất đem phản ứng.Vấn đề đặt ra là : Vậy có phải điều đó trái với định luật BTKL không? - GV yêu cầu HS giải quyết vấn đề : Đó là do một sản phẩm đã bay ra khỏi dung dịch sau phản ứng nên cân đã lệch sang trái.
Chú ý:
- Việc tổ chức cho HS nghiên cứu TN rồi rút ra kết luận là rất tích cực.- Nếu GV thông báo kiến thức cần lĩnh hội rồi mới làm thí nghiệm chứng minh hoặc GV đã thực hiện theo hướng tích cực nhưng không yêu cầu HS khai thác kiến thức theo các hoạt động đã nêu thì tính tích cực đã giảm đi rất nhiều.- Việc áp dụng PPDH tích cực cần linh hoạt.
III/ Kết luận: Sử dụng TN Hoá học trong dạy học tích cực là phương pháp đặc thù của bộ môn khoa học thực nghiệm, trong đó có Hoá học. Sử dụng thí nghiệm để dạy học tích cực có những mức độ khác nhau, vì vậy cần chú ý vận dụng cho phù hợp với đối tượng Hs để giờ dạy đạt hiệu quả mong muốn.
IV/ Kiến nghị, đề xuất: Nhà trường cần dành một phòng cho bộ môn Hoá học và các môn học có nhiều thí nghiệm như : Vật lí , công nghệ ,sinh học và cần bổ sung các dụng cụ ,hoá chất cần thiết cho môn học và các dụng cụ vệ sinh đồ dùng TN chưa có. Đề nghị trang bị kịp thời để tạo điều kiện cho việc sử dụng thuận tiện hơn.
Hết. Bản Mù, ngày 26 tháng 11 năm 2008 GVBM
Bùi Minh Tuyên
File đính kèm:
- Chuyen de hoa thcs.doc