Chuyên đề Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Toán lớp 1

Công nghệ tin học là một lĩnh vực đột phá có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Nâng cao chất lượng trong cuộc sống đảm bảo an ninh quốc phòng và khả năng đi trước đón đầu để thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đối với giáo dục đào tạo công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy học nó phù hợp với yêu cầu của hội nhập Quốc tế.

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2948 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Toán lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HẢI AN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẰNG HẢI ===== *** ===== CHUYÊN ĐỀ "Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Toán lớp 1" Người viết : Tăng Thị Hỵ Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Đằng Hải Năm học: 2005 - 2006 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ * Công nghệ tin học là một lĩnh vực đột phá có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Nâng cao chất lượng trong cuộc sống đảm bảo an ninh quốc phòng và khả năng đi trước đón đầu để thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đối với giáo dục đào tạo công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy học nó phù hợp với yêu cầu của hội nhập Quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, những năm gần đây, với việc sử dụng công nghệ thông tin để công nghệ hoá quá trình dạy học đã trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các nhà trường. Ở bậc Tiểu học, đặc biệt là khối lớp 1 là khối lớp đầu tiên các em được học kiến thức phổ thông khi bước vào trường. Các em được học những kiến thức về Văn học, môn tự nhiên, môn Xã hội, đặc biệt là học Toán. Qua việc giảng dạy sử dụng đồ dùng bằng công nghệ thông tin, dạy Toán, giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kĩ năng logic, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát phỏng đoán, tìm tòi. Giờ học toán của các em phải diễn ra một cách nhẹ nhàng, sinh động, cụ thể nhằm tích cực hoá các hoạt động nhận thức của học sinh. Như vậy có thể nói dạy - học toán ở tiểu học là một khoa học, là một công việc hết sức quan trọng đối với người dạy và người học. Nhờ đó dạy học toán, học sinh có một công cụ, một chiếc chìa khoá vàng để mở cửa chân trời khoa học. Đó là phương tiện mang theo trong suốt cuộc đời học sinh và trong cả thực tế cuộc sống. * Tác dụng của việc đưa công nghệ thông tin vào dạy toán 1. Công nghệ thông tin không những chỉ có vai trò quan trọng trong công tác quản lý của trường học mà còn hỗ trợ giáo viên thực hiện việc thiết kế bài giảng, đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức quá trình dạy học ở tất cả các môn học. Đối với học sinh, việc sử dụng đồ dùng hiện đại là một phương tiện có tác dụng trợ giúp cho các em tiếp thu kiến thức, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, tự học không ngừng nâng cao. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, là hiệu phó chỉ đạo công tác chuyên môn nhà trường tiểu học Đằng Hải. Tôi đã chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nói chung. Trong đó một trong nội dung của đổi mới phương pháp dạy học là ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy các môn học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học. Nhận thức rõ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập hoá. Cùng với phong trào thực hiện đổi mới khối lớp 1, đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu chuyên đề "Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Toán lớp 1 ở trường Tiểu học Đằng Hải". II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của chuyên đề - Đề ra một số biện pháp về áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Toán lớp 1. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Phỏng vấn học sinh khối 1. - Kiểm tra việc học tập ở nhà của học sinh thông qua các bậc phụ huynh - Theo dõi và kiểm tra việc làm toán của học sinh trên lớp (bài cũ và bài mới). - Sử dụng bảng biểu đối chiếu - Thăm lớp, dự giờ - Kiểm tra chất lượng sau giờ học. Kết quả dạy chưa sử dụng công nghệ thông tin. - Thực nghiệm dạy bằng giáo án điện tử, so sánh kết quả và nhận xét rút ra kết luận chung. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Tri giác Tri giác ở trẻ em lứa tuổi từ 6 đến 8 tuổi thường gắn với hoạt động. Tri giác sự vật cầm, nắm, sờ, mó, "trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm". Vì thế trực quan sinh động giúp các em tri giác tốt hơn. 2. Trí nhớ Mặt khác nhất là trí nhớ của học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 1 là trí nhớ trực quan hình tượng, sở dĩ học sinh nhớ được kiến thức bài học đều đến với các em từ 5 giác quan: Thị giác (nhìn) xúc giác (sờ, mó) vị giác (nếm) khứu giác (ngửi) thính giác (nghe). Do đó những hình ảnh trực quan sinh động giúp các em ghi nhớ bài học lâu nhất. Tóm lại: Quá trình nhận thức của học sinh tiểu học rất cần đến những phương tiện trực quan sinh động, chính vì đặc điểm đó mà sử dụng đồ dùng dạy học thông qua công nghệ thông tin đối với học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp rất thích hợp. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN * Một số thuận lợi và khó khăn khi htực hiện chuyên đề ở trường tiểu học Đằng Hải. 1. Thuận lợi: - Cơ sở pháp lý: Căn cứ vào các văn bản, chỉ thị (Số 58 và 29/CT) + Chỉ thị 40/CT của Ban bí thư Trung Ương Đảng: Đổi mới nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo của phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học... + Trong nhiệm vụ năm học 2004 - 2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo nhấn mạnh: khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguồn nâhn lực công nghệ thông tin từ nay đến năm 2010 của chính phủ và đề án dạy tin học ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông giai đoạn 2004 - 2006 của ngành. + Với phương câhm đi trước đón đầu trong phương hướng nhiệm vụ năm học, Phòng giáo dục đã triển khai: Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của năm học. - Nhà trường: Có 1 máy chiếu qua đầu, 1 máy quét, 1 phòng vi tính. - Giáo viên: Được tham gia lớp tập huấn sử dụng công nghệ tin học văn phòng, Excell, Powerpoint đã được cấp chứng chỉ. Khá thành thạo khi sử dụng các phần mềm tin học. Nhiệt tình, chuẩn hoá, có ý thức đổi mới phương pháp dạy học. - Học sinh các em được học tin học từ khối 3, 4,5. - Được ủng hộ của các cấp uỷ - UBND - HĐND - các ban ngành, phụ huynh toàn trường hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường đặc biệt quan tâm trang thiết bị hiện đại. 2. Khó khăn: * Về đội ngũ giáo viên: Nhiệt tình, đoàn kết, có ý thức đổi mới phương pháp dạy học. Song khi tiếp cận nội dung mới này còn gặp nhiều bất cập: - Năng lực tiếp thu của giáo viên còn gặp khó khăn do trình độ, hoặc tuổi cao, sức khoẻ hạn chế. - Giáo viên không có điều kiện tiếp cận được những thông tin về tin học do không có thời gian. Bởi đặc thù của giáo viên tiểu học: giáo viên vừa dạy vừa chăm học sinh nhất là hiện nay trường 100% lớp học 2 buổi/ngày. - Một số giáo viên chưa nhận thức đúng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, cho rằng đây là một việc làm không cần thiết, dẫn đến ý thức tự học còn hạn chế. - Khả năng thiết kế bài giảng của giáo viên: Từ khâu lựa chọn các hình ảnh đến việc đưa hình ảnh đó dạy vào lúc nào? dạy như thế nào? không phải là giáo viên nào cũng làm được. - Thao tác của giáo viên không thể tuỳ tiện mà phải tuân theo thao tác kĩ thuật công nghệ của máy tính. Điều này không dễ gì ai cũng có thể thực hiện được (đặc biệt với giáo viên đã lớn tuổi). * Về học sinh: - Đối tượng là học sinh lớp 1, các em chưa được tiếp cận với máy tính. - Lần đầu các em được làm quen với công nghệ thông tin nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ chỉ quan sát đến cái mà các em thích, chưa phân biệt được trọng tâm yêu cầu của cô đưa ra... * Về phụ huynh. - Đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy là một biện pháp thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học. Nhưng một số phụ huynh cho rằng học sinh lớp 1 còn quá nhỏ. Chưa biết gì nên không thể học được. Do đó mà thiếu sự động viên và khích lệ kịp thời để các em phấn đấu học tốt hơn. III. THỰC TRẠNG. Ngay từ đầu năm học các em chưa được học tiết dạy theo công nghệ thông tin, tôi kiểm tra hình thức phỏng vấn. Cả khối tiến hình phỏng vấn việc nắm kiến thức về toán học qua tranh vẽ không có hình ảnh động và âm thanh. Tổng số học sinh khối 1 có: 97 học sinh Mức độ làm toán Số học sinh Tỉ lệ - Làm toán nhanh - Làm toán còn chậm - Chưa biết làm toán 20/97 55/97 22/97 20.6% 57% 22.4% Tuy nhiên việc làm toán thành thạo chưa yêu cầu quá cao vì các em mới từ mầm non chuyển lên. Nhưng từ thực tế trên kết quả là điều cần đáng chú ý trong việc hướng dẫn và rèn kĩ năng giải toán cho các em ngay từ năm học đầu cấp này. Đây là một việc quan trọng chúng tôi thấy cần phải làm triệt để. IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC TOÁN 1. 1. Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp. Trong phần giải toán dạng toán về "Thêm", "bớt" chiếm một phần tương đi lớn. Vì vậy ngay từ đầu học kỳ 1 với các bài toán miệng giáo viên cần giúp học sinh nhìn tranh, xác định xem bài toán đó thuộc dạng toán "thêm" hay "bớt" để nâu thành bài toán, viết phép tính cho đúng theo tranh. Ví dụ 1: Bài 5 Hình ảnh 1: 1 quả bóng bay Hình ảnh 2: thêm 2 quả bóng bay nữa. Dựa vào các hình ảnh đưa ra học sinh nói ngay được bài toán: Có 1 quả bóng bay, thêm 2 quả bóng. Hỏi có tất cả mấy quả bóng. (Ngoài ra các em thể thêm bớt một số từ cho bài toán sinh động). Qua quan sát một cách trực tiếp hình ảnh động, âm thanh vui nhộn học sinh thấy ngay được đây là dạng toán" thêm" một cách rõ ràng, cụ thể chứ không phải là chỉ có tranh thì học sinh khó phân biệt hơn nhiều có khi giáo viên phải gợi ý cho học sinh nhận ra điều đó. Ví dụ 2: Bài tập 5 của Tiết 59 Đối với bài tập này học sinh chỉ quan sát tranh sẽ khó khăn hơn nhưng khi chúng tôi đưa hình ảnh động trên màn hình các em đã rất nhanh nêu ngay được bài toán. "Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn?" 2. Sưu tầm tranh ảnh, hình ảnh sinh động để đưa vào bài dạy. Ví dụ: Bài Phép cộng trong phạm vi 7 Nếu để nguyên bài dạy theo như sách giáo khoa thì chỉ là những hình vuông, hình tam giác...nên chúng tôi đã sưu tầm tranh ảnh và những hình ảnh như: con mèo, ngôi sao... Nhờ đó mà các em sẽ nắm bài học lâu hơn, tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng. 3. Phối hợp với tổ Tin và tổ Hát nhạc làm việc nhịp nhàng. Trong quá trình xây dựng bài dạy chúng tôi kết hợp với tổ Hát nhạc để bài dạy có âm thanh thạo tự nhiên, quen thuộc, gần gũi với các em hàng ngày đó là tiếng của ô tô, tiếng chim hót, tiếng vịt bơi ... (Cụ thể ở các bài dạy minh hoá). Âm thanh là cần thiết nhưng hình ảnh động cũng cần thiết không kém. Vì vậy chúng tôi phải kết hợp với tổ Tin xây dựng bài dạy sao cho hình ảnh động giúp học sinh tri giác cụ thể. Vì vậy trong quá trình thiết kế bài dạy cả 3 tổ chúng tôi cùng nhau bàn bạc để đưa ra những hình ảnh và âm thanh phù hợp với nội dung kiến thức của bài. 4. Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng tin học cho bản thân để khắc phục được những tình huống do sự cố của máy móc khi dạy. Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao bản thân mỗi giáo viên trong tổ nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng tin học cho bản thân bằng cách tự tìm tòi thao khảo các tài liệu có liên quan và trực tiếp hỏi đồng chí Phan Thị Thuỷ để được giúp đỡ. Ví dụ: Khi chẳng may bấm quá hình ảnh thì khôi phục bằng cách nào. Hay khi giáo án đã hoàn thiện muốn thêm chữ để minh hoạ thì làm như thế nào... 5. Dạy công nghệ tin học giúp học sinh nắm kiến thức, kĩ năng học toán. * Công nghệ thông tin sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được không ít thời gian cho rất nhiều thao tác. Từ việc kẻ vẽ hình hay h ình thành một số kiến thức về phép tính cộng, trừ trên số tự nhiên hay các dạng toán giải...Thông qua việc bấm phím, di chuyển chuột, giáo viên dễ dàng giúp học sinh tiếp thu được những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bài dạy. Ví dụ: Bài "Phép cộng trong phạm vi 4" Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát trên màn hình để nêu bài toán: + Màn hình xuất hiện: Hình ảnh 1: 2 con vịt Hình ảnh 2: Thêm 2 con vịt nữa bơi vào. g học sinh nói được ngay: Có 2 con vịt đang bơi. Thêm 2 con vịt nữa bơi vào. Hỏi tất cả có bao nhiêu con vịt? Giáo viên yêu cầu tiếp: học sinh nêu phép tính của bài toán Sau khi học sinh nêu xong màn hình xuất hiện phép tính 2 + 2 = 4 Tương tự để lập phép tính 1 + 3 = 4 + Màn hình xuất hiện: Hình ảnh 1: 1 ô tô đi vào Hình ảnh 2: 3 ô tô vào tiếp Cuối cùng trên màn hình xuất hiện bảng cộng 4. Với cách làm như vậy, học sinh được quan sát một cách trực tiếp qua những hình ảnh động và tiếp thu bài một cách dễ dàng. 6. Dạy tin học giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức tự nhiên xã hội. + Đối với học sinh lớp 1, kiến thức tự nhiên xã hội còn rất ít. Trí nhớ của các em mới chỉ dừng lại ở mức độ tư duy cụ thể. Mà các bài toán giải lớp 1 là sự vận dụng tổng hợp tri thức, kĩ năng toán học. Học giải toán kiến thức của các em được nâng lên phong phú hơn. Từ việc thực hiện các phép tính cộng, trừ đơn giản cho đến các bài toán phức tạp là dịp củng cố những kiến thức mà các em đã học. Là điều kiện thuận lợi cho các em phân tích tổng hợp. Từ đó trí thông minh. Tưduy được nâng cao. Chính vì vậy học sinh rất khó tưởng tượng khi giáo viên dạy theo giáo án thông thường với hình ảnh tĩnh. NHưng khi học sinh được quan sát trên màn hình các em sẽ hiểu ngay. Ví dụ: "Phép trừ trong phạm vi 5" Viết phép tính thích hợp. Bước 1: Học sinh quan sát, nếu bài toán. + Màn hình xuất hiện: Hình ảnh 1: Một cành có gắn 5 quả táo. Hình ảnh 2 : 2 quả táo từ từ rơi xuống. g học sinh nêu được ngay: Trên cành có 5 quả táo, 2 quả táo rụng xuống. Hỏi trên cành còn lại mấy quả táo? Bước 2: Chọn phép tính tương ứng: Sau khi nêu trên màn hình xuất hiện phép tính 5 - 2 = 3 7. Dạy tin học sẽ giúp cho học sinh quan sát phát huy óc quan sát - tư duy của học sinh: Dạng toán này đơn giản nhưng cần thiết cho học sinh nhìn bức tranh nêu thành một bài toán, khi các em được quan sát cụ thể qua hình ảnh động tạo cho các em biết các nói thành câu văn, có hứng thú và nhớ lâu kiến thức từ việc nêu đề toán đúng giúp các em chọn được phép tính đúng. * Việc giải toán tạo cho học sinh tích cực, độc lập là sáng tạo trong suy nghĩ và đòi hỏi một khả năng thực hành giúp học sinh thực hiện giải các bài toán theo mẫu. Đồng thời khắc phục các suy nghĩ máy móc, dập khuôn, xây dựng lòng ham thích tìm tòi, sáng tạo ở mức độ khác nhau. Ví dụ: Quan sát trên màn hình, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán, rồi giải bài toán đó. "Trong bến có..........ôtô, có thêm.......ô tô vào bến. Hỏi........? + Màn hình xuất hiện: Hình ảnh 1: Có 5 ô tô trong bến Hình ảnh 2: Có thêm 2 ô tô vào bến. Bước 1: học sinh quan sát trên màn hình và hoàn chỉnh đề toán: "Trong bến có 5 ô tô. Hỏi trong bến có tất cả có mấy ô tô? Bước 2: Giải Trong bến có tất cả là: 5 + 2 = 7 (ôtô) Đáp số: 7 ô tô Qua những hình ảnh động, học sinh nhanh chóng nhận biết và hoàn chỉnh ngay được đề toán. Điều đó giúp học sinh giải bài toán nhanh và đúng. Nhờ có khả năng trình bày một cách trực quan sinh động, dễ hiểu qua những sử dụng công nghệ thông tin sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh hơn, giúp học sinh (kể cả học sinh yếu kém) nắm được nội dung bài học một cách dễ dàng, tích cực phát huy sáng tạo, tự tin đưa ra ý kiến của mình. C - KẾT LUẬN I. KẾT QUẢ Qua quá trình chỉ đạo dạy toán 1, thông qua việc sử dụng công nghệ tin học tôi đã thu được kết quả như sau: Tổng số học sinh: 97 Mức độ làm toán Số học sinh Tỉ lệ - Làm toán nhanh, đúng - Làm toán đúng, - Làm toán chậm - Chưa biết làm toán 40/97 47/97 10/97 0/97 41% 49% 10% 0% Chúng tôi thấy các biện pháp áp dụng công nghệ tin học vào dạy học toán 1 đã trình bày ở trên các em không những nắm chắc kiến thức mà tôi thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự. II. BÀI HỌC Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục - đào tạo là một yêu cầu cấp thiết của chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 của Đảng ta. Dạy học bằng công nghệ thông tin tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho giáo viên: - Tiết kiệm được một số thao tác viết và nói để giáo viên có thời gian hướng dẫn kiểm tra nhiều hơn. - Nội dung dạy học, khối lượng thông tin cần truyền đạt tới học sinh được ghi vào các đĩa gọn nhẹ nên mỗi giáo viên có thể dễ dàng có trong tay phương tiện để tự mình chủ động thực hiện phương pháp dạy học tích cực ở bất kì nơi nào có máy tính. - Với học sinh, việc sử dụng đồ dùng hiện đại sẽ thu hút học sinh tích cực tham gia hoạt động học tập, giúp các em tự tin hơn khi tiếp thu các kiến thức, phát huy khả năng tư duy độc lập sáng tạo một cách phong phú và đa dạng, tạo nguồn cảm hứng, sự say mê học tập của học sinh. - Việc thiết kế bài dạy của giáo viên phải có đầu tư nhiều về thời gian, về suy nghĩ, về kiến thức, về việc lựa chọn các hình ảnh phù hợp cho bài dạy. - Kĩ thuật thao tác của người thầy phải thay đổi, phải tuân thủ thao tác kĩ thuật của công nghệ máy tính chứ không thể tuỳ tiện. - Người quản lý phải biết sử dụng máy tính cũng như sử dụng máy chiếu với các thao tác thành thạo để giúp đỡ giáo viên khi giảng dạy. - Phải phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên dạy Tin, Hát nhạc để xây dựng ý tưởng của bài dạy Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã chỉ đạo giúp giáo viên khối 1 thực hiện ứng dụng công nghệ tin học vào dạy Toán. Tuy nhiên còn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, đây là năm đầu tiên trường Tiểu học Đằng Hải đã đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy do trình độ còn có hạn nên chuyên đề của tôi còn có mặt còn hạn chế mong sự góp ý của đồng nghiệp để chuyên đề của tôi có hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn! Đằng Hải, ngày 7 tháng 4 năm 2006 Người viết Tăng Thị Hỵ HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẰNG HẢI XÉT DUYỆT HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM GIÁO DỤC QUẬN HẢI AN XÉT DUYỆT

File đính kèm:

  • docChi dao Thuc hien ung dung CNTT vao day Toan o lop Mot.doc
Giáo án liên quan