I. Mục tiêu :
- Củng cố cho học sinh khái niệm về tứ giác , hình thang và hình thang vuông .
- Nhận biết các tứ giác tìm cạnh , góc trong tứ giác , chứng minh hình thang , hình thang vuông .
- Rèn kỹ năng tính toán và chứng minh hình học
II. Chuẩn bị của thày và trò :
Thày :
- Soạn bài , đọc kỹ bài soạn , giải các bài tập trong SBT toán 8 , chọn bài tập để chữa .
- Bảng phụ tập hợp các kiến thức ssã học : Tứ giác , hình thang , hình thang vuông .
1. Trò :
- Học thuộc và nắm chắc các khái niệm đã học .
- Giải trước các bài tập trong SBT toán 8 tập I ( trang 61 , 62 )
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 978 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Tứ giác hình thang dựng hình thang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề : “ Tứ giác – hình thang – dựng hình thang ”
Tuần : 04
Tiết : 01 + 02 Ngày soạn : 25 tháng 9 năm 2005
Tên bài : Tứ giác – Hình thang, Hình thang Vuông
I. Mục tiêu :
Củng cố cho học sinh khái niệm về tứ giác , hình thang và hình thang vuông .
Nhận biết các tứ giác tìm cạnh , góc trong tứ giác , chứng minh hình thang , hình thang vuông .
- Rèn kỹ năng tính toán và chứng minh hình học
II. Chuẩn bị của thày và trò :
Thày :
Soạn bài , đọc kỹ bài soạn , giải các bài tập trong SBT toán 8 , chọn bài tập để chữa .
Bảng phụ tập hợp các kiến thức ssã học : Tứ giác , hình thang , hình thang vuông .
Trò :
Học thuộc và nắm chắc các khái niệm đã học .
Giải trước các bài tập trong SBT toán 8 tập I ( trang 61 , 62 )
III. Tiến trình dạy học :
Tổ chức : ổn định tổ chức – kiểm tra sĩ số .
Kiểm tra bài cũ :
Nêu khái niệm tứ giác lồi , hình thang , hình thang vuông .
Giải bài tập 1 ( SBT – 61 )
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Ôn tập các khái niệm đã học
- GV nêu câu hỏi về các khái niệm đã học , gọi HS trả lời sau đó GV chốt lại và treo bảng phụ tập hợp kiến thức đã học .
- Nêu định nghĩa tứ giác , hình thang , hình thang vuông – Phát biểu các định lý đã học .
Các khái niệm ( sgk )
Bảng phụ ( tập hợp các k/n)
* Hoạt động 2 : Bài tập luyện tập
- GV ra bài tập 8 ( SBT – 61 ) gọi HS đọc đề bài sau đó yêu cầu HS vẽ hình , ghi GT , KL của bài toán .
- Bài toán cho gì ? tìm gì ?
- Suy nghĩ cách làm và nêu cách giải bài toán ?
- GV cho HS suy nghĩ làm bài sau đó nêu cách làm , sau đó GV gợi ý .
- Hãy tính tổng goác C và D ? Từ đó suy ra tổng C1 + D1 = ?
- Trong D CDE hãy tính góc CED từ đó suy ra góc CFD ?
- Nhận xét gì về các đoạn thẳng : CE và DE ; CF và DF ?
- Vậy góc CFD có số đo là bao nhiêu ?
- GV ra tiếp bài tập 12 ( SBT – 62) . GV gọi HS đọc đề bài sau đó vẽ hình và ghi GT , KL của bài toán .
- Bài toán cho gì ? chứng minh gì ?
- Để chứng minh tứ giác là hình thang ta phải chứng minh gì ?
- GV cho HS suy nghĩ sau đó nêu cách chứng minh .
- GV gợi ý : Từ BD = CD suy ra so sánh B1 và D1 , suy ra so sánh B1 và D2 , áp dụng tính chất góc so le suy ra điều gì ?
- Vậy BC ? AD suy ra tứ giác ABCD là hình gì ?
- GV gọi HS chứng minh .
- GV ra tiếp bài tập 17 ( SBT ) – 62 gọi HS đọc đề bài sau đó vẽ hình và ghi GT , KL của bài toán
- bài toán cho gì ? CM gì ?
- Suy nghĩ và nêu cách chứng minh bài toán .
- GV cho HS thảo luận nhóm sau đó cử đại diện nêu cách chứng minh .
- Gv hướng dẫn HS chứng minh .
+ Tứ giác là hình thang nếu có điều kiện gì ?
+ Hãy chứng minh : DI = DB và EI = CE từ đó suy ra điều phải chứng minh .
- GV gọi HS đại diện lên bảng làm bài . Các HS khác nhận xét bài làm của bạn
- GV ra tiếp bài tập 18 (SBT – 62 ) gọi HS đọc đề bài sau đó vẽ hình và ghi GT , KL của bài toán .
- Nêu các điều kiện của bài toán .
- Để chứng minh tứ giác là hình thang vuông ta phải chứng minh gì ?
- Hãy chứng monh AB //CD và A = 900 từ đó suy ra tứ giác ABCD là hình thang vuông .
Bài tập 8 ( SBT – 61 )
Tứ giác ABCD có
C+D = 3600 – A – B
= 3600 – 1100 – 1000
= 1500
nên C1+D1 = (C+D):2 = 750
DCDE có CED = 1800 –(C1+D1)
= 1800 – 750 = 1050
Vì DE và DF là các tia phân giác của hai góc kề bù nên DE ^DF . Tương tự CE ^ CF
Xét tứ giác CEDF :
F = 3600 – E – ECF – EDF
= 3600- 1050 – 900 – 900 = 750
Bài tập 12 (SBT – 62)
CM :
D BCD có BC = CD
nên là tam giác cân
suy ra : D1 = B1
theo gt D1 = D2
Suy ra : B1 = D2 ,
Do đó BC // AD ( có hai góc so le bằng nhau )
Vậy ABCD là hình thang .
Bài tập 17 ( SBT – 62 )
CM :
Có 3 hình thang :
BDIC ; BIEC ; BDEC
Ta phải chứng minh :
DE = BD + CE
- Thật vậy : Vì DE // BC
đ I1 = B1 ( so le trong )
Lại có : B1 = B2 nên I1 = B2 . Do đó D BDI cân tại D , suy ra DI = BD (1)
Chứng minh tương tự ta có : EI = CE (2) .
Từ (1) và (2) ta suy ra :
DI + EI = BD + CE , tức là DE = BD + CE .
Vậy ta được điều cpcm .
Bài tập 18 ( SBT – 62 )
CM :
Vì D ABC vuông cân tại A
nên C1 = 450
D BCD vuông cân tại B
nên C2 = 450
Do đó C = 900
Tứ giác ABCD có AB //CD và A = 900 nên là hình thang vuông .
4. Củng cố - Hướng dẫn :
a) Củng cố :
- Nêu điều kiện để tứ giác là hình thang , hình thang vuông .
- áp dung các điều kịên trên giải bài tập 19 (SBT – 62 )
b) Hướng dẫn :
Học thuộc các khái niệm, xem lại các bài tập đã chữa , giải lại các bài tập trên .
Giải bài tập : 11 ; 14 ; 15 ; 19 ( SBT – 62 )
Gợi ý : áp dụng các định nghĩa , định lý đã học và tương tự cách CM các bài tập đã chữa để làm bài tập trên .
File đính kèm:
- Tuan 4.doc