Chuyên đề về: Phản ứng oxi hoá khử - Bài toán bảo toàn electron

1: Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Sự Oxi hoá là sự thu electron. B. Sự khử là sự nhường electron. C. Khi một chất thu electron số oxi hoá tăng lên.

D. Phản ứng Oxi hoá - khử là những phản ứng có kèm theo sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.

2: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng:

 A. Nồng độ. B. Chất xúc tác. C. Nhiệt độ. D. Áp xuất.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề về: Phản ứng oxi hoá khử - Bài toán bảo toàn electron, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG ÔN HOÁ VÔ CƠ ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- CHUYÊN ĐỀ : Phản ứng oxi hoá khử - Bài toán bảo toàn electron 1: Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Sự Oxi hoá là sự thu electron. B. Sự khử là sự nhường electron. C. Khi một chất thu electron số oxi hoá tăng lên. D. Phản ứng Oxi hoá - khử là những phản ứng có kèm theo sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố. 2: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng: A. Nồng độ. B. Chất xúc tác. C. Nhiệt độ. D. Áp xuất. 3: Phản ứng oxi hoá - khử xảy ra theo chiều: A. Tạo hợp chất ít tan. B. Tạo chất oxi hoá và chất khử yếu hơn. C. Tạo chất oxi hoá và chất khử mạnh hơn. D. Tạo thành chất điện li yếu. 4: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hoá - khử: A. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 B. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O. C. 4KClO3 3KClO4 +KCl. D. 2KClO3 2KCl + 3O2. 5: Phản ứng tự oxi hoá khử là phản ứng trong đó: A. Có sự tăng và giảm đồng thời số oxi hoá các nguyên tử của cùng một nguyên tố. B. Có sự nhường và nhận electron ở các nguyên tử của cùng một nguyên tố. C. Chất oxi hoá và chất khử nằm trong cùng một phân tử. D. Có sự tăng và giảm đồng thời số oxi hoá các nguyên tử của cùng một nguyên tố có cùng số oxi hoá ban đầu. 6: Trong các phản ứng sau, phản ứng tự oxi hoá-khử là: A. NH4NO3 N2O + 2H2O B. 2Al(NO3)3 Al2O3 + 6NO2 + 3/2O2 C. Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O. D. 2KMnO4 K2O + MnO2 + O2. 7: Cho các phản ứng sau: 3I2 + 3H2O HIO3 + 5HI. (1) 2HgO 2Hg + O2 . (2) 4K2SO3 3K2SO4 + K2S. (3) NH4NO3 N2O + 2H2O. (4) 2KClO3 2KCl + 3O2 . (5) 3NO2 + H2O 2HNO3 + NO . (6) 4HClO4 2Cl2 + 7O2 + 2H2O. (7) 2H2O2 2H2O + O2 . (8) Trong số các phản ứng trên, số phản ứng oxi hoá - khử nội phân tử là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 8: Tìm câu Sai trong các câu sau: A. Tất cả các phản ứng thế đều là phản ứng oxi hoá - khử. B. Tất cả các phản ứng hoá học có sự thay đổi số oxi hoá đều là phản ứng oxi hoá - khử. C. Tất cả các phản ứng hoá hợp đều là phản ứng oxi hoá - khử. D. Tất cả các phản ứng trao đổi đều không phải là phản ứng oxi hoá - khử. 9: 10: Sản xuất amoniac trong công nghiệp dựa trên phương trình hoá học sau: 2N2 (k) + 3H2 (k) p, xt 2NH3 (k) ΔH = -92 kJ Hãy cho biết điều khẳng định nào sau đây là đúng? Cân bằng hoá sẽ chuyển dịch về phía tạo ra NH3 nhiều hơn nếu: A. Giảm áp suất chung và nhiệt độ của hệ. B. Giảm nồng độ của khí nitơ và khí hiđro. C. Tăng nhiệt độ của hệ. D. Tăng áp suất chung và giảm nhiệt độ của hệ. 11: Người ta sử dụng nhiệt của phản ứng đốt cháy than đá để nung vôi, biện pháp kĩ thuật nào sau đây không được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng nung vôi : A. Đập nhỏ đá vôi với kích thước khoảng 10cm. B. Tăng nhiệt độ phản ứng lên khoảng 9000C. C. Tăng nồng độ khí cacbonic. D. Thổi không khí nén vào lò nung vôi. 12:(ĐH Thái Nguyên-2001). Cân bằng các phản ứng sau bằng pp cân bằng electron: a . KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O. b . NO + K2Cr2O7 + H2SO4 ® HNO3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O. c . HCl + KMnO4 ® Cl2 + MnCl2 + KCl + H2O. d . Fe3O4 + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO + H2O. 13:(ĐH Nông Nghiệp-2001). Cân bằng phản ứng sau bằng pp cân bằng electron : a. Al + HNO3 loãng ® Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O. b. FeS2 + H2SO4 đặc ® Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. c. C2H4 + KMnO4 + H2O ® C2H4(OH)2 + MnO2$ + KOH. d. FeS2 + O2 ® Fe2O3 + SO2. 14:(ĐH Đà Nẵng-2001). Cân bằng các phản ứng sau bằng pp electron: a. CH2=CH-CH=CH2 + KMnO4 + H2SO4 ® CO2 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. b. Al + HNO3 ® Al(NO3)3 + N2O + H2O. c. KNO2 + K2Cr2O7 + H2SO4 ® KNO3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O. 15:(HV Quan hệ Quốc tế-1999). Cân bằng các phản ứng sau: a. KMnO4 + C6H12O6 + H2SO4 ® K2SO4 + MnSO4 + CO2 + H2O. b. K2Cr2O7 + CH3-CH2-OH + HCl ® KCl + CrCl3 + CH3-CHO + H2O. c. FexOy + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO + H2O. 16:(HV CN Bưu Chính Viễn Thông-2001). Cân bằng các phương trình phản ứng sau bằng pp cân bằng electron: a*. Cu2S.FeS2 + HNO3 ® Cu(NO3)2 + Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O. b*. K2SO3 + KMnO4 + KHSO4 ® K2SO4 + MnSO4 + H2O. c*. Hoà tan một muối cacbonat kim loại M bằng dung dịch HNO3, thu được dung dịch và hỗn hợp 2 khí NO và CO2. 17: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,02 mol CuO và 0,03 mol Cu vào dung dịch HNO3 thu được V lít khí NO (đktc). Giá trị của V là: A. 0,224 lít. B. 0,448 lít. C. 2,24 lít. D. 4,48 lít. 18: (ĐHQG Hà Nội-1998). Cho m gam bột Sắt ra ngoài không khí, sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp gồm Fe; FeO; Fe2O3; Fe3O4. Hoà tan hỗn hợp này bằng dung dịch HNO3, thu được dung dịch X và 2,24 lít khí NO (đktc). Giá trị của m là: A. 100,8 gam. B. 1,008 gam. C. 10,08 gam. D. 0,1008 gam. 19: Cho 1,35 gam hỗn hợp X gồm Cu, Mg, Al tác dụng với dung dịch HNO3dư, thu được 1,12 lít hỗn hợp Y gồm NO + NO2 có M = 42,8 (thể tích các khí đo ở đktc). Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là: A. 9,65 gam. B. 5,96 gam. C. 6,59 gam. D. 5,69 gam. 20: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng dư, tất cả lượng khí NO thu được đem oxi hoá thành NO2 rồi sục vào nước cùng dòng khí O2 để chuyển hết thành HNO3. Cho biết thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia quá trình trên là 3,36 lít. Khối lượng m của Fe3O4 là: A. 139,2 gam. B. 13,92 gam. C. 1,392 gam. D. 1392 gam. 21: Hoà tan hỗn hợp gồm 0,05 mol Ag và 0,03 mol Cu vào dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 2:3. Thể tích hỗn hợp X (ở đktc) là: A. 1,369 lít. B. 2,737 lít. C. 2,224 lít. D. 3,3737 lít. 22: Hoà tan hoàn toàn một lượng bột Sắt vào dung dịch HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Lượng sắt đã hoà tan là: A. 0,56 gam. B. 0,84 gam. C. 2,8 gam. D. 1,4 gam. 23: Cho 1,37 gam hỗn hợp Mg, Al, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thì thu được 1,12 lít (đktc) khí không mầu, hoá nâu trong không khí. Khối lượng muối nitrat sinh ra là: A. 16,7 gam. B. 10,67 gam. C. 17,6 gam. D. 10,76 gam. 24: Một hỗn hợp bột kim loại Mg và Al được chia thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với HCl dư thu được 3,36 lít H2. Phần 2 hoà tan hết trong HNO3 loãng dư thu được V lít một khí không màu, hoá nâu trong không khí (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của V là: A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 5,6 lít. 25: Hoà tan hoàn toàn 17,4gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Mg trong dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 13,44 lít khí. Nếu cho 34,8gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, lọc lấy toàn bộ chất rắn thu được sau phản ứng cho tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc nóng, thu được V lít khí NO2 (các khí đo ở đktc). Thể tích khí NO2 thu được là: A. 26,88 lít. B. 53,76 lít. C. 13,44 lít. D. 44,8 lít 26: Hoà tan hoàn toàn 28,8 gam Đồng vào dung dịch HNO3 loãng, tất cả khí NO thu được đem oxi hoá thành NO2 rồi sục vào nước có dòng oxi, để chuyển hết thành HNO3. Thể tích khí oxi (ở đktc) đã tham gia vào quá trình trên là: A. 100,8 lít. B. 10,08 lít. C. 50,4 lít. D. 5,04 lít. 27: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và 0,2 mol Al vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 2:1. Thể tích của hỗn hợp khí X (ở đktc) là: A. 86,4 lít. B. 8,64 lít. C. 19,28 lít. D. 192,8 lít. 28: Trộn 0,54 gam bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp X. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:3. Thể tích (đktc) khí NO và NO2 lần lượt là: A. 0,224 lít và 0,672 lít. B. 0,672 lít và 0,224 lít. C. 2,24 lít và 6,72 lít. D. 6,72 lít và 2,24 lít. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docChuyende_phanung oxihoa_khu1.doc
Giáo án liên quan