Câu 1: Khi xây dựng kế hoạch năm học, người Hiệu trưởng cần tuân thủ các nguyên tắc nào? Liên hệ thực tế ở trường anh/ chị công tác.
Xây dựng kế hoạch là một chức năng quản lý vô cùng quan trọng; một phương pháp tiếp cận hợp lí để đạt mục tiêu đã định trước,hơn nữa đây là phương pháp tiếp cận không tách rời khỏi môi trường. Kế hoạch được xem là công cụ quan trọng của người Hiệu trưởng.Vì vậy khi thực hiện chức năng xây dựng kế hoạch phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý. Ngoài ra xây dựng kế hoạch còn có một số nguyên tắc đặc thù. Đó là:
- Nguyên tắc tính Đảng.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Nguyên tắc tính khoa học.
- Nguyên tắc tính pháp lệnh.
Tại trường THPT Quốc Trí (QT), loại trường tư thục vừa được thành lập vào tháng 5-2009, do đó việc xây dựng kế hoạch cũng được quan tâm và đảm bảo được các nguyên tắc trên.
a. Nguyên tắc tính Đảng: trường QT thực tế không có tổ chức chi bộ tuy nhiên nội dung được đề ra trong bản kế hoạch đã thể hiện được đường lối chủ trương của Đảng, những mục tiêu của ngành phù hợp với tình hình của trường. Sau khi căn cứ vào yêu cầu , nhiệm vụ cụ thể của năm học, kế hoạch cũng đề ra những chỉ tiêu những công việc cụ thể mà tập thể phải đạt được trong năm 2009- 2010 (phần II/ công tác giáo dục chính trị tư tưởng-mục C trang 5)
b. Nguyên tắc tính dân chủ: Do là trường tư thục nên năm học mới được khởi động từ rất sớm. Hội đồng quản trị nhà trường sau khi đề ra chiến lược và yêu cầu, người hiệu trưởng lĩnh hội và soạn thảo bản kế hoạch và gửi đến từng thành viên trong nhà trường. Vào giữa tháng 7, hội nghị người lao động được tổ chức và mọi thành viên đóng góp ý kiến để hoàn thiện. Nguyên tắc tập trung dân chủ còn thể hiện ở chỗ các GV thỉnh giảng từ các trường khác hoàn toàn có thể đóng góp ý kiến, tham mưu với hiệu trưởng về phương pháp và cách thực hiện công tác chuyên môn sao cho hiệu quả nhất.
c. Nguyên tắc tính khoa học: Nội dung kế hoạch có thể hiện được tính toàn diện, nêu được nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể và các biện pháp thực hiện. Tuy nhiên vì là năm học đầu tiên chưa có cơ sở của năm học trước nên việc xây dựng kế hoạch còn mang tính chủ quan, và chưa có định mức để đề ra mức độ cần hoàn thiện cao hơn. Một số bộ phận hoạt động độc lập như các tổ dịch vụ cho học sinh nội trú, các vấn đề vệ sinh dịch bệnh, an toàn thực phẩm không được đề cập sâu sát.
d. Nguyên tắc tính pháp lệnh: Kế hoạch năm học sau khi được phê duyệt, HT triển khai nhiệm vụ đến từng bộ phận và yêu cầu cụ thể các thành viên có trách nhiệm thực hiện và hoàn thành kế hoạch
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7337 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề : xây dựng kế hoạch trong nhà trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CBQLGD TP. HCM BÀI THU HOẠCH
Lớp : CBQL THPT TPHCM – K23
Chuyên đề: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Đề bài:
Câu 1: Khi xây dựng kế hoạch năm học, người Hiệu trưởng cần tuân thủ các nguyên tắc nào? Liên hệ thực tế ở trường anh/ chị công tác.Câu 2: Phân tích nội dung bản kế hoạch năm học 2009-2010 của trường anh/ chị công tác, từ đó đề xuất điều chỉnh tốt hơn.
Điểm
Lời phê của giáo viên
BÀI LÀM
Câu 1: Khi xây dựng kế hoạch năm học, người Hiệu trưởng cần tuân thủ các nguyên tắc nào? Liên hệ thực tế ở trường anh/ chị công tác.
Xây dựng kế hoạch là một chức năng quản lý vô cùng quan trọng; một phương pháp tiếp cận hợp lí để đạt mục tiêu đã định trước,hơn nữa đây là phương pháp tiếp cận không tách rời khỏi môi trường. Kế hoạch được xem là công cụ quan trọng của người Hiệu trưởng.Vì vậy khi thực hiện chức năng xây dựng kế hoạch phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý. Ngoài ra xây dựng kế hoạch còn có một số nguyên tắc đặc thù. Đó là:
Nguyên tắc tính Đảng.
Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Nguyên tắc tính khoa học.
Nguyên tắc tính pháp lệnh.
Tại trường THPT Quốc Trí (QT), loại trường tư thục vừa được thành lập vào tháng 5-2009, do đó việc xây dựng kế hoạch cũng được quan tâm và đảm bảo được các nguyên tắc trên.
a. Nguyên tắc tính Đảng: trường QT thực tế không có tổ chức chi bộ tuy nhiên nội dung được đề ra trong bản kế hoạch đã thể hiện được đường lối chủ trương của Đảng, những mục tiêu của ngành…phù hợp với tình hình của trường. Sau khi căn cứ vào yêu cầu , nhiệm vụ cụ thể của năm học, kế hoạch cũng đề ra những chỉ tiêu những công việc cụ thể mà tập thể phải đạt được trong năm 2009- 2010 (phần II/ công tác giáo dục chính trị tư tưởng-mục C trang 5)
b. Nguyên tắc tính dân chủ: Do là trường tư thục nên năm học mới được khởi động từ rất sớm. Hội đồng quản trị nhà trường sau khi đề ra chiến lược và yêu cầu, người hiệu trưởng lĩnh hội và soạn thảo bản kế hoạch và gửi đến từng thành viên trong nhà trường. Vào giữa tháng 7, hội nghị người lao động được tổ chức và mọi thành viên đóng góp ý kiến để hoàn thiện. Nguyên tắc tập trung dân chủ còn thể hiện ở chỗ các GV thỉnh giảng từ các trường khác hoàn toàn có thể đóng góp ý kiến, tham mưu với hiệu trưởng về phương pháp và cách thực hiện công tác chuyên môn sao cho hiệu quả nhất.
c. Nguyên tắc tính khoa học: Nội dung kế hoạch có thể hiện được tính toàn diện, nêu được nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể và các biện pháp thực hiện. Tuy nhiên vì là năm học đầu tiên chưa có cơ sở của năm học trước nên việc xây dựng kế hoạch còn mang tính chủ quan, và chưa có định mức để đề ra mức độ cần hoàn thiện cao hơn. Một số bộ phận hoạt động độc lập như các tổ dịch vụ cho học sinh nội trú, các vấn đề vệ sinh dịch bệnh, an toàn thực phẩm không được đề cập sâu sát.
d. Nguyên tắc tính pháp lệnh: Kế hoạch năm học sau khi được phê duyệt, HT triển khai nhiệm vụ đến từng bộ phận và yêu cầu cụ thể các thành viên có trách nhiệm thực hiện và hoàn thành kế hoạch
Câu 2:Phân tích nội dung bản kế hoạch năm học 2009-2010 của trường THPT Quốc Trí
A. Đặc điểm tình hình của trường:
- Là năm học đầu tiên trường đi vào hoạt động, nên hầu như các chỉ tiêu đưa ra và các biện pháp thực hiện đều mang tính cảm tính và dựa trên kinh nghiệm của Ban giám hiệu hoàn toàn mới gồm 1 Hiệu trưởng và 1 hiệu phó (cũng là một thành viên trong hội đồng quản trị)
- Lực lượng GV tham gia giảng dạy chủ yếu là thỉnh giảng, cơ hữu chiếm tỉ lệ ít. Ngoài GV, trường còn có GV làm công tác quản nhiệm chăm lo cho cả học sinh nội trú và bán trú. Trường còn có lực lượng nhân viên hùng hậu chăm lo cho nhà bếp (nội trú, bán trú), bộ phận giặt ủi, lao công bảo vệ….
- Các điều kiện cơ sở vật chất như bàn ghế, phòng học, phòng máy tính, thực hành và các khu vui chơi giải trí khang trang đảm bảo công tác giảng dạy và phối hợp các hoạt động tại trường.
- Bản kế hoạch đề ra thuận lợi và khó khăn từ đó định hướng được những vấn đề cần quan tâm trong năm học mới này.
B. Mục tiêu và nhiệm vụ năm học:
I. Mục tiêu:
- Kế hoạch đã nêu được những kết quả cần đạt được trong năm. Nêu được 6 nhiệm vụ chính nhưng chưa mang được tính toàn diện cân đối trong giáo dục ở nhà trường phổ thông. Nắm được chủ đề năm học do ngành đề ra từ đó hướng tới mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng dạy học, tích cực, chủ động đổi mới toàn diện nhà trường.
II. Nhiệm vụ và phương pháp: Bản kế hoạch được xây dựng theo phương án 1, trong đó các nhiệm vụ và biện pháp được nêu song song nhau
1.Công tác quản lý:
- Kế hoạch có nêu được nhiệm vụ cụ thể về công tác quản lý như kiện toàn bộ máy nhưng chưa nêu được phương pháp, xây dựng kế hoạch nhưng chưa có phân công cụ thể cho ai? Các biện pháp đưa ra hầu như chung chung chưa cụ thể hóa được người thực hiện, thời gian thực hiện, cách thức thực hiện và người kiểm tra…
- Đặc biệt phần định hướng phát triển nhà trường như đầu tư sửa chữa trường lớp không phải là nội dung thuộc công việc “công tác quản lý” mà chỉ nên đề xuất với hội đồng quản trị khi nhu cầu về sĩ số tăng, và ở kế hoạch về cơ sở vật chất hoặc tài chính.
2.Công tác giáo dục tư tưởng:
- Nhiệm vụ này được HT xây dựng khá đầy đủ ở mục 2: giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức chuẩn mực của thầy giáo, công tác dạy và học ở nhà trường, các hoạt động ngoại khóa sinh hoạt chủ điểm, giáo dục kỹ năng sống …,
Tuy nhiên ở mục này, kế hoạch chỉ nêu được nội dung nhưng hoàn toàn không xây dựng được phương pháp làm và tiến độ thời gian cụ thể cho từng hoạt động
3.Công tác chuyên môn:
- Khi xây dựng kế hoạch cho nội dung này HT xác định rõ đây là nhiệm vụ quan trọng nhất do đó hầu như kế hoạch phân công rất rõ nội dung cần thực hiện và chỉ đạo rõ người thực hiện là bộ phận chuyên môn, tổ trưởng, giáo viên một cách chi tiết.
- Các kế hoạch dự giờ, kiểm tra nội bộ GV, kế hoạch kiểm tra định kỳ của học sinh có đầy đủ nhưng chưa ghi rõ thời gian thực hiện cụ thể là khi nào.
4. Giáo dục học sinh:
- Có nêu được nhiệm vụ cần làm để phát huy cao nhất việc giáo dục đạo đức của học sinh, có nêu được ác phương pháp cần làm nhưng chưa có sự phân công cụ thể ai thực hiện, ai phối hợp…
- Đề xuất đầu tư kinh phí trang thiết bị…không phải là biện pháp để giáo dục
5. Tài chính cơ sở vật chất:
- Không nêu được các kế hoạch dự toán chi cho khen thưởng, hoạt động chuyên môn cụ thể. Thời gian nào? cần khoản gì để đầu tư thêm cho hoạt động của nhà trường (Việc này rất cần để xin ý kiến của hội đồng quản trị)
- Vì là trường mới, nên các trang thiết bị đầy đủ và hiện đại. Theo đặc điểm tình hình ban đầu thì những đề xuất này hoàn toàn không hợp lý.
6. Công tác đoàn thể:
- Có nêu tên được các nhiệm vụ cần làm nhưng rất chung, không có phương án thực hiện? thời gian? người làm…
- Điểm nhấn cuối cùng của bản kế hoạch này là những con số những chỉ tiêu cụ thể mà tập thể sư phạm mong muốn hướng tới.
NHẬN XÉT- KẾT LUẬN:
Về hình thức: không đúng qui định do không có số công văn ở trên, không có nơi nhận, dàn trang trên đưới và 2 bên lề không đúng qui định, trình bày sơ sài
Về cấu trúc: theo phương án 1, nhưng theo tôi có thể đây là ý đồ của người viết nhưng thực tế chỉ nêu được vế thứ nhất là nêu nhiệm vụ chứ chưa có biện pháp, kế hoạch cụ thể người thực hiện, thời gian thực hiện, kế hoạch thực hiện…
Về nội dung: Đã làm rõ được các nội dung chính: Giáo dục tư tưởng đạo đức của GV và học sinh; nâng cao chất lượng dạy và học, phối hợp với cha mẹ học sinh…
Nhà trường còn có một đội ngũ nhân viên, quản nhiệm cung cấp các dịch vụ ăn uống, giặt giũ cho học sinh nội trú nhưng hoàn toàn bản kế hoạch này không được đề cập đến mà xem như một hoạt động độc lập. Điều này tạo ra một sự thiếu đồng bộ trong các hoạt động của nhà trường.
Về biện pháp: đây có lẽ là vấn đề yếu nhất cần rút kinh nghiệm. Kế hoạch chỉ nêu được các nội dung chứ không hề có thời gian từng tuần từng tháng cụ thể; không nêu được người thực hiện, cách thực hiện cụ thể như thế nào…từ đó mới thấy kế hoạch này chưa chặt chẽ và tính khả thi thấp hoặc thực hiện nó cũng thật sự bị động
Kết luận: Người HT phải xác định được tính quan trọng khi thực hiện việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Khi làm kế hoạch cần phải dựa trên tính khoa học, nắm rõ mục tiêu cần đạt, dự trên điều kiện nhà trường có mà đưa ra biện pháp cụ thể. Càng cụ thể thì việc tổ chức thực hiện càng hiệu quả cao.
File đính kèm:
- QLGD.doc