Cơ sở lý luận và khoa học về khu nông nghiệp công nghệ cao

Các ngành công nghệ cao

Đến nay, về cơ bản trên thế giới đã thống nhất về 6 ngành CNC cần tập trung NC&PT trong thế kỷ XXI, đó là:

1. Công nghệ thông tin

2. Công nghệ sinh học

3. Công nghệ vật liệu mới

4. Công nghệ năng lượng mới

5. Công nghệ hàng không vũ trụ

6. Công nghệ hải dương

 

doc11 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ sở lý luận và khoa học về khu nông nghiệp công nghệ cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHOA HỌC VỀ KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO I. Các khái niệm và cơ sở khoa học về khu nông nghiệp công nghệ cao I.1. Khái niệm Từ năm 1986, OECD đã đưa ra một định nghĩa khái quát về công nghệ cao (CNC) là các ngành công nghệ có một số đặc điểm sau: - Đòi hỏi một nỗ lực lớn trong nghiên cứu và phát triển (NC&PT); - Có ý nghĩa chiến lược đối với quốc gia; - Các sản phẩm và quy trình công nghệ phải được đổi mới nhanh chóng; - Có tác động mạnh mẽ về hợp tác và cạnh tranh quốc tế trong NC&PT, sản xuất và tìm kiếm thị trường trên quy mô thế giới. Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/2003 của Chính phủ về Quy chế khu CNC đã bước đầu đưa ra định nghĩa cơ bản về CNC như sau: 1. Công nghệ cao là công nghệ được tích hợp từ các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, có khả năng tạo ra sự tăng đột biến về năng suất lao động, tính năng, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hoá, hình thành các ngành sản xuất hoặc dịch vụ mới có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng” 2. Khu công nghệ cao (khu CNC): là khu chuyên NC&PT, ứng dụng CNC, ươm tạo CNC và/hoặc doanh nghiệp CNC, đào tạo nhân lực CNC, sản xuất và kinh doanh sản phẩm CNC, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. 3. Ươm tạo CNC và/hoặc doanh nghiệp CNC: là loại hình dịch vụ hỗ trợ mục tiêu hoàn thiện, thương mại hóa, ứng dụng và chuyển giao CNC và mới dựa vào các dịch vụ chuyên môn chất lượng cao liên quan đến kỹ thuật, đầu tư và chuyển giao công nghệ, pháp lý, khởi sự và phát triển doanh nghiệp CNC I.2. Các ngành công nghệ cao Đến nay, về cơ bản trên thế giới đã thống nhất về 6 ngành CNC cần tập trung NC&PT trong thế kỷ XXI, đó là: 1. Công nghệ thông tin 2. Công nghệ sinh học 3. Công nghệ vật liệu mới 4. Công nghệ năng lượng mới 5. Công nghệ hàng không vũ trụ 6. Công nghệ hải dương I.3. Các loại hình khu công nghệ cao Khu CNC bao gồm các loại hình sau: 1. Khu CNC đa chức năng (hoặc Khu CNC tổng hợp): là loại hình khu CNC quy mô lớn, thực hiện đồng đều nhiều chức năng chính gồm nghiên cứu - phát triển - đào tạo, ươm tạo CNC và/hoặc doanh nghiệp CNC và sản xuất - kinh doanh sản phẩm CNC. Khu CNC đóng vai trò dẫn dắt nghiên cứu - phát triển, CNCNC, thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNC trong nhiều ngành khác nhau trên cả nước. 2. Khu công nghiệp công nghệ cao (khu CNCNC): là loại hình khu CNC tập trung vào các chức năng chính là sản xuất CNCNC, đào tạo và ươm tạo CNC và/hoặc doanh nghiệp CNC. 3. Khu nông nghiệp công nghệ cao (Khu NNCNC): là loại hình khu CNC chuyên sâu vào các lĩnh vực CNC phục vụ phát triển nền nông nghiệp tri thức (nông-lâm-ngư nghiệp); trong đó thực hiện các chức năng chính là sản xuất - kinh doanh các sản phẩm NNCNC, đào tạo, trình diễn CNC và ươm tạo CNC và/hoặc doanh nghiệp CNC trong lĩnh vực nông nghiệp. 4. Khu CNC chuyên ngành: là loại hình khu CNC chỉ chuyên sâu vào một lĩnh vực CNC cụ thể, như: công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học, tự động hóa, cơ điện tử, vật liệu mới, trong đó tập trung vào một số chức năng chính là công nghiệp CNC và ươm tạo CNC và/hoặc doanh nghiệp CNC thuộc các lĩnh vực CNC tương ứng. I.4. Một số yêu cầu về hình thành và phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao a) Cở vật chất kỹ thuật Có cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng và dịch vụ đạt tiêu chuẩn phù hợp để thực hiện các hoạt động sản xuất - kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp CNC, đào tạo, trình dễn CNC và ươm tạo CNC và/hoặc doanh nghiệp CNC trong lĩnh vực nông nghiệp. b) Diện tích - Tổng diện tích quy hoạch dài hạn của khu tối thiểu rộng 10 hecta; - Diện tích để thực hiện các hoạt động sản xuất NNCNC nên tối thiểu chiếm 60% tổng diện tích xây dựng của khu nông nghiệp CNC; - Diện tích dành cho nghiên cứu - phát triển - đào tạo và ươm tạo có thể tối đa chiếm tới 20% tổng diện tích xây dựng của khu nông nghiệp CNC. c) Tiềm lực khoa học - công nghệ của địa phương Địa phương nơi có dự án xây dựng khu NNCNC ít nhất cần có 01 trường đại học nông nghiệp và 01 viện nghiên cứu - phát triển đã thành thành lập và hoạt động trên 5 năm; trong đó 15% đội ngũ giáo viên, nghiên cứu viên đạt trình độ tiến sỹ và 30% đội ngũ giáo viên, nghiên cứu viên đạt trình độ thạc sỹ thuộc các lĩnh vực CNC của khu. d) Vị trí địa lý Địa điểm lựa chọn xây dựng khu CNC phải đáp ứng các điều kiện sau: - Trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố HCM, Đà Nẵng, Huế, Nhà Trang, Cần Thơ, Lâm Đồng, Thái Nguyên, các trung tâm kinh tế, khoa học - công nghệ và phát triển vùng. - Cách trung tâm các thành phố lớn, sân bay, cảng biển không quá 50 km; và nằm cạnh các trục đường giao thông quốc lộ đã được xây dựng hoặc trong quy hoạch xây dựng của quốc gia. II. Chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam Đảng và Nhà nước ta luôn kiên trì chủ trương phát triển KH&CN nói chung và KCNC nói riêng, trong đó có khu NNCNC. Nghị quyết Đại hội IX đã nhấn mạnh hơn nữa việc phát triển CNC: “Đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ hiện đại, CNC (tin học, sinh học, vật liệu mới, tự động hóa)” và “Hoàn thành xây dựng những khu CNC và Hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia.” Nhà nước đã có một số văn bản ban hành liên quan tới phát triển khu CNC như: Nghị định số 36-CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ và các thông tư, hướng dẫn kèm theo; Nghị định số 99/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/8/2003; Quyết định số 198/19998/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày12/10/1998 (về việc thành lập khu CNC Hoà Lạc); Quyết định số 95/2003/QĐ-TTG ngày 13/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể Khu CNC TP. Hồ Chí Minh, Luật Đầu tư (Luật số 59/2005/QH11), được Quốc Hội Khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22-9-2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Riêng về khu NNCNC, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông sản, đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất cũng như nền kinh tế, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đưa ra kế hoạch xây dựng và phát triển mô hình ứng dụng CNC trong sản xuất nông lâm nghiệp với mục tiêu chuyển dịch dần nền nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp CNC theo hai hướng: ứng dụng công nghệ cao hơn hiện tại nhưng có mức đầu tư không cao và ứng dụng ngay các công nghệ tiên tiến của thế giới. Bắt đầu từ đầu năm 2003, đã có một số địa phương như Đà Lạt, Hải Phòng, Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Bắc Ninh v.v... khởi đầu các đề xuất về mô hình ứng dụng nông nghiệp CNC. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã chọn năm 2003 là năm phát động, triển khai xây dựng các mô hình ứng dụng nông lâm nghiệp CNC. Mục tiêu cụ thể là ứng dụng các CNC trong quy trình sản xuất nông lâm nghiệp, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành nông sản, tạo sức cạnh tranh và nâng cao thu nhập cho nông dân. Về nội dung phát triển nông lâm nghiệp CNC trong giai đoạn đầu ưu tiên cho các lĩnh vực: công nghệ cao về sản xuất giống cây trồng/vật nuôi,bảo quản và chế biến nông sản; công nghệ canh tác/chăn nuôi tiên tiến để tiết kiện đầu vào; công nghệ sinh học trong sản xuất các sản phẩm chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp; công nghệ thông tin trong xúc tiến thương mại, khuyến nông, dự báo dịch bệnh, quản lý cây trồng và giống gia súc... Xem thêm Lê Huy Ngọ "Phát triển mô hình nông lâm nghiệp công nghệ cao", Tạp chí Hoạt động khoa học, số 4/2003, trang 2 -4. Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 122/2004/QĐ-TTg ngày 5/7/2004 phê duyệt ‘Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao KHCN phục vụ phát triển KT-XH nông thôn miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010’. Triển khai Quyết định này, dự kiến từ nay đến 2007 cả nước sẽ có tới 82 Dự án và xây dựng 110 mô hình ứng dụng CNC trong nông nghiệp nông thôn . II.1. Cơ chế, chính sách liên quan tới phát triển khu công nghệ cao và khu nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta - Phát triển khu CNC và khu NNCNC ở nước ta đã được đặt trong chính sách chung về phát triển CNC và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Đã đi vào một số khía cạnh cụ thể về khuyến khích, quản lý nhà nước... Khuyến khích về đầu tư đã được Điều 43 của Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 quy định: "(1) Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đã được Chính phủ phê duyệt, các bộ, cơ quan ngang bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập kế hoạch đầu tư và tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thuộc phạm vi quản lý. (2) Đối với một số địa phương có địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Nhà nước hỗ trợ một phần vốn cho địa phương để cùng với nhà đầu tư đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trong hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất theo quy định của Chính phủ. (3) Nhà nước dành nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và tín dụng ưu đãi để hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong khu CNC, khu kinh tế và áp dụng một số phương thức huy động vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu CNC, khu kinh tế." Quản lý nhà nước về khu CNC từng bước được điều chỉnh qua các văn bản như Nghị định số 36-CP ngày 24/4/1997, Nghị định số 99/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/8/2003, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22-9-2006 về nội dung quản lý nhà nước đối với khu CNC, quyền hạn của từng cấp quản lý nhà nước .... Chính sách tài chính đối với khu CNC. Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg ngày 5/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ và Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã dành các ưu đãi đặc biệt cho khu CNC nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư thu hút vốn, CNC, nhân công có trình độ cao trong và ngoài nước, góp phần xây dựng các ngành công nghiệp CNC làm động lực phát triển kinh tế, tạo thuận lợi để gắn kết giữa đào tạo - nghiên cứu - phát triển CNC với sản xuất và dịch vụ, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ. Về thuế TNDN, nhà đầu tư được hưởng thuế suất TNDN là 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án; được miễn thuế TNDN 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: Lãi cổ phần của thành viên đầu tư vào các cơ sở kinh doanh cổ phần trong lĩnh vực KH&CN, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế phát minh không phải nộp thuế thu nhập. Thu nhập về chuyển giao công nghệ trên 15 triệu đồng/lần được áp dụng thuế suất thấp là 5% tổng thu nhập. Cá nhân là người Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc cho các dự án đầu tư tại khu CNC được miễn, giảm thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao để bằng mức thuế phải nộp áp dụng đối với người nước ngoài có cùng mức thu nhập. Ngoài ra, còn có những ưu đãi về thuế sử dụng đất, về vốn, tín dụng và bảo lãnh Cũng như lĩnh vực nông nghiệp nói chung, khu NNCNC thu hút khá nhiều sự chú ý ở nước ta. Tuy nhiên, điều này gắn liền với vai trò của Bộ NN&PTNT. II.2. Những hạn chế của cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển khu công nghệ cao và khu nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta 1. Quan niệm chưa rõ Quan niệm về khu CNC và khu NNCNC ở nước ta trong các chủ trương và chính sách còn chưa rõ: - Có xu hướng là nhấn mạnh vào tính chất sản xuất, tính chất ứng dụng CNC. Các khu NNCNC chủ yếu là ứng dụng các sản phẩm CNC từ bên ngoài vào. - Trong quy hoạch của nhiều khu NNCNC, các hoạt động NC&PT, ươm tạo doanh nghiệp không có hoặc hầu như không có ... - Có nhiều thuật ngữ mới lạ, tuỳ tiện. Có những khái niệm được đưa ra như khu CNC tổng hợp, khu sản xuất nông nghiệp CNC tổng hợp, ... Đang tồn tại khá phổ biến việc xây dựng khu CNC dựa trên cơ sở những quan niệm thiếu rõ ràng về khu CNC: không biết có sự khác nhau gì giữa khu CNC và khu CN, đã có những khu CNC hiện đại thì đưa CNC vào đó chứ lập thêm khu dành riêng cho CNC làm gì?... Có xu hướng chạy theo phong trào của các ngành và địa phương, do cố tình đánh tráo danh nghĩa để hưởng ưu đãi từ chính sách nhà nước, ... nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là chưa xác định được rõ mô hình khu CNC ở Việt Nam hiện nay. Đặc trưng cơ bản của khu CNC nói chung là sự tích hợp giữa NC&PT với sản xuất kinh doanh. Trong khu CNC phải có hoạt động/bộ phận NC&PT, có hoạt động/bộ phận sản xuất kinh doanh, đồng thời chúng quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên gắn kết giữa nghiên cứu với sản xuất như thế nào thì lại phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi nước. Đây là điều chưa được chú ý nghiên cứu ở nước ta. 2. Các chủ trương chính sách chậm cụ thể hoá Nhiều văn bản chính sách chậm được hướng dẫn, Quỹ đầu tư mạo hiểm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP cho tới nay vẫn chưa được thành lập. Nhiều chủ trương còn thiếu những biện pháp thích hợp để triển khai trên thực tế. Việc triển khai xây dựng 2 khu CNC Hoà Lạc và TP. Hồ Chí Minh tiến hành tiến hành còn chậm. Một phần nguyên nhân là do hành lang pháp lý không đủ, một phần do bộ máy quản lý chưa đủ mạnh và thiếu kinh nghiệm. 3. Công tác quy hoạch còn yếu kém Công tác quy hoạch phát triển khu CNC luôn được nhấn mạnh là nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về khu CNC. Tuy nhiên, trên thực tế thì công tác này còn yếu kém: - Có những trường hợp những người được giao nhiệm vụ lập đề án khu CNC không hiểu nhiều về khu CNC, tạo nên sự lúng túng trong quá trình xây dựng đề án. - Có những trường hợp cơ quan quản lý (cấp địa phương) không rõ về khu CNC khiến việc xét duyệt hoạch hỗ trợ đề án CNC gặp nhiều khó khăn. - Đang có những "cơn sốt" khu CNC và cảnh báo về hậu quả giống như các cơn sốt về cảng biển, nhà máy chế biến thức ăn gia súc,... trước kia. - Hiện có sự cạnh tranh với nhau giữa các khu CNC trên cùng địa bàn hoặc cùng loại hình và lĩnh vực hoạt động ... Liên quan tới điều này là phân cấp giữa Trung ương và địa phương chưa rõ. Có các hiện tượng như: - Bên cạnh một số khu CNC do Trung ương thành lập có cả các khu do địa phương thành lập. Bên cạnh khu CNC quốc gia không có sự tham gia tích cực của địa phương (mà khu đó đóng trên địa bàn) thì có loại khu CNC quốc gia gắn chặt với địa phương (Hoà Lạc khác TP Hồ Chí Minh). - Mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương trong phát triển khu CNC đang có nhiều vấn đề về nguồn kinh phí (trông chờ một phần hoặc toàn phần vào trung ương), chính sách ưu đãi (địa phương chủ động nâng cao có được không), trách nhiệm của các cơ quan trung ương trong hướng dẫn, quản lý các vần đề về nghiệp vụ. - Phát triển khu CNC ở nước ta đang bị chi phối bởi tính cục bộ địa phương; hình thành phong trào xây dựng khu CNC. Trong dự kiến xây dựng khu CNC thường không có những tính toán về ảnh hưởng lan toả sang địa phương khác cũng như thừa hưởng tác động của khu CNC đóng trên các địa bàn lân cận. Hậu quả của sự thiếu phối hợp sẽ là phân tán nguồn lực của đất nước, tranh dành nguồn lực, vốn có hạn để phát triển khu CNC, gây khó khăn cho công tác quy hoạch ở tầm quốc gia, ... Quan hệ giữa trung ương và địa phương trong phát triển khu CNC thường được nhấn mạnh ở nhiều nước. Vai trò của địa phương thể hiện trên các mặt: - Sát với địa bàn hoạt động; dễ dàng giải quyết được các vấn đề nẩy sinh trên địa bàn; gắn với các mục tiêu cụ thể của vùng. - Gắn được với nhu cầu kinh tế và KH&CN trên địa bàn. - Tạo sự đa dạng hoá trong phát triển khu CNC.. - Trường hợp có quá nhiều khu CNC thì Quốc gia không thể quản lý hết và cấp địa phương phải vào cuộc. - Khai thác được các nguồn lực của địa phương. - Thực hiện cơ chế "một cửa, tại chỗ" tạo thuận lợi cho hoạt động của các đơn vị trong khu CNC. Mặt khác, chính phủ cũng phải có những tác động tích cực vào phát triển các khu CNC. Cụ thể là: - Tập trung ưu đãi, tập trung đầu tư lớn, khi năng lực địa phương có hạn. - Xây dựng những mô hình khu CNC làm mẫu chung cho cả nước. - Cân đối giữa các vùng theo quy hoạch chung. Tăng cường sự phối hợp ở cấp quốc gia. - Hướng tới những mục tiêu lớn và dài. Hướng tới tầm ảnh hưởng lớn (tầm quốc gia, quốc tế). Một trong những trường hợp phải cần đến nhà nước và là nhà nước Trung ương là vì không phải chỉ đầu tư lớn mà còn phải đầu tư lâu dài mới phát huy tác dụng. - Phối hợp ở tầm quốc gia sẽ tạo điều kiện để các khu CNC tìm cho mình bản sắc riêng. - Tạo sự liên kết theo vùng lãnh thổ. 4. Bất cập của chính sách về khu CNC và khu NNCNC có lý do và gắn liền với hạn chế về phát triển CNC nói chung Chúng ta thiếu một cơ chế kinh tế thị trường thuận lợi cho phát triển CNC. Chưa tạo được chính sách liên kết có hiệu quả giữa NC&PT với đào tạo và sản xuất kinh doanh. Chưa hình thành được những nguồn tài chính hỗ trợ nghiên cứu KH&CN nói chung và môi trường hỗ trợ phát triển CNC nói chung từ các ngân hàng, các nhà tài trợ, đầu tư. Công cụ thuế khá đầy đủ nhưng chưa có tác động rõ rệt trong việc thúc đẩy đầu tư vào hoạt động KH&CN nói chung của nền kinh tế và phát triển CNC nói riêng. Về các chính sách đào tạo nguồn nhân lực, thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách phát triển nguồn nhân lực cho CNC nhưng vẫn chưa đủ. Thiếu các chính sách cụ thể nhằm đào tạo lại và nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ KH&CN hoạt động trong các lĩnh vực CNC. Về cơ bản, chế độ sử dụng cán bộ KH&CN vẫn được thực hiện như công chức nhà nước, bó buộc, thụ động. Việc gửi cán bộ KH&CN, sinh viên ưu tú tới các cơ sở đào tạo nước ngoài học tập trong các lĩnh vực CNC còn ít. Số lượng cán bộ có trình độ trong các ngành CNC hiện vẫn còn thiếu trầm trọng. Về các chính sách hỗ trợ phát triển CNC như thuế, tài chính, Chính phủ dã ban hành các văn bản chính sách chuyên biệt cho phát triển CNC như Nghị định 99/2003-NƯ-CP, Quyết định 53/2004/QĐ-TTg và Nghị định 119/1999/NƯ-CP. Tuy nhiên các chính sách này chưa phổ biến kip thời tới các đối tượng áp dụng nên tác dụng còn bị hạn chế. Nhiều đối tượng không nắm bắt được thông tin về các chính sách khuyến khích của nhà nước. Về chính sách tín dụng, những quy định ưu đãi tín dụng cho đổi mới công nghệ nói chung và cho phát triển CNC nói riêng, trên thực tế chưa thúc đẩy được các tổ chức KH&CN và phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi. Chế độ ưu đãi tín dụng từ Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển cũng chưa góp phần vào việc đổi mới công nghệ và ứng dụng CNC. Trong tổng số dự án có liên quan, số dự án phát triển CNC là rất ít. Quỹ chỉ dành ưu đãi cho các dự án lớn, công thêm thủ tục rườm rà, tốn phí thời gian. Hiện thiếu hẳn cơ chế chính sách phát triển các hình tổ chức hỗ trợ CNC như Quỹ, vốn đầu tư mạo hiểm. Các chương trình hỗ trợ khác cũng trong tình trạng tương tự, vừa thiếu, vừa không mang tính đặc thù cho CNC. Một số các loại quỹ đã bắt đầu hoạt động ở Việt Nam nhưng chủ yếu mang tính chất của các Quỹ đầu tư thông thường, chưa tập trung cho đầu tư mạo hiểm với các đối tượng của đổi mới công nghệ. Chưa hình thành được những nguồn tài chính hỗ trợ nghiên cứu KH&CN nói chung và phát triển CNC từ phía các ngân hàng, các nhà tài trợ, đầu tư, v.v. Cho đến nay, nước ta vẫn chưa có một khung chính sách đồng bộ và hữu hiệu cho phát triển CNC. Một mặt, các biện pháp khuyến khích chưa đủ hấp dẫn, mặt khác thủ tục còn gây nhiều khó khăn, phiền hà cho quá trình thực hiện các ưu đãi, khuyến khích dẫn đến hiệu lực thực tế thấp. Chính sách khuyến khích vừa thừa lại vừa thiếu, thiếu hẳn một định hướng ứng dụng tổng thể, dài hạn trên phạm vi quốc gia. Phát triển khu CNC và khu NNCNC trong bối cảnh các chính sách chung về phát triển CNC còn nhiều hạn chế, và điều này nói lên mối quan hệ đồng bộ trong xây dựng chính sách khuyến khích phát triển khu CNC, khu NNCNC và chính sách khuyến khích phát triển CNC nói chung./. Nguoàn: Trích Baùo caùo nhieäm vuï khoa hoïc&coâng ngheä naêm 2006 thuoäc chöông trình öùng duïng coâng ngheä môùi- coâng ngheä cao phuïc vuï KHU KINH TEÁ DUNG QUAÁT

File đính kèm:

  • docco_so_ly_luan_va_khoa_hoc_ve_khu_nong_nghiep_cong_nghe_cao.doc
Giáo án liên quan