$1. NHỮNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KĨ THUẬT TRONG LỊCH SỬ
1. Trước cách mạng kĩ thuật công nghiệp
- Phát hiện ra lửa, cách sản xuất lửa cách đây 500.000 - 400.000 trCNư
- Các phát minh và kĩ thuật của người Trung Hoa, Ai Cập, ấn Độ. Bàn tính năm 3000 trCN, Bánh xe 3000 - 3500 trCn - Lưỡng Hà, Thuốc súng – 100 – Trung Quốc, Máy in 1450 (Đức Johannes Gutenberg), kính thiên văn – bởi nhà khoa học Hà Lan Hans Lippershey, máy tính Pascal 1642.
2. Cuộc cách mạng kĩ thuật lần I (Cáng mạng công nghiệp)
- Bắt đầu cuối thế kỉ XVIII
- Hướng chủ yếu là chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí, từ việc sử dụng sức người sang sử dụng máy móc nâng cao năng suất lao động, tăng khả năng khai thác nguồn lực tự nhiên.
10 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và ảnh hưởng của nó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và ảnh hưởng của nó
$1. Những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong lịch sử
1. Trước cách mạng kĩ thuật công nghiệp
- Phát hiện ra lửa, cách sản xuất lửa cách đây 500.000 - 400.000 trCNư
- Các phát minh và kĩ thuật của người Trung Hoa, Ai Cập, ấn Độ... Bàn tính năm 3000 trCN, Bánh xe 3000 - 3500 trCn - Lưỡng Hà, Thuốc súng – 100 – Trung Quốc, Máy in 1450 (Đức Johannes Gutenberg), kính thiên văn – bởi nhà khoa học Hà Lan Hans Lippershey, máy tính Pascal 1642.
2. Cuộc cách mạng kĩ thuật lần I (Cáng mạng công nghiệp)
- Bắt đầu cuối thế kỉ XVIII
- Hướng chủ yếu là chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí, từ việc sử dụng sức người sang sử dụng máy móc nâng cao năng suất lao động, tăng khả năng khai thác nguồn lực tự nhiên.
- Nội dung: Gồm nhiều phát minh, sáng chế trong mọi lĩnh vực. Lúc đầu tập trung và kĩ thuật, sau đó lan rộng sang khoa học, thúc đẩy khoa học phát triển và mang nội dung cách mạng KH - KT.
- Các phát minh, sáng chế tiêu biểu: sáng chế máy kéo sợi năng suất cao, phát minh ra máy hơi nước, động cơ đốt trong, động cơ Điêdez, phát triển lí thuyết về điện và làm cơ sở cho các phát minh ra máy phát điện, các động cơ điện.
Về mặt hoá học, việc xây dựng bảng hệ thống tuần hoàn tạo cơ sở tìm ra nhiều nguyên tố mới, sản xuất nhiều hợp chất mà trước đây chỉ có trong tự nhiên. Người ta đã sáng tạo ra nhữngphương pháp mới đẻ sản xuất ra những vật liệu cơ bản.
Về sinh học, phảI đến những phát hiện ra các loại vi sinh vật tạo cho việc ra đời những ngành sản xuất mới, đặc biệt là việc sản xuất các men, các chất kháng sinh. Học thuyết Menđen có ảnh hưởng trực tiếp tới những tiến bộ trong vấn đề giống, một vấn đề cốt yếu trong nông nghiệp. Học thuyết Đác – uyn giúp có cáI nhìn mới về giống các loài.
Về địa lí học, khảo sát các vùng đất mới, nghiên cứu đại dương, tìm và xây dựng những con đường mới... người ta cũng bước đầu có những công trình hướng chinh phục bầu trời, vũ trụ.
ý nghĩa: - Gắn với sự ra đời và phát triển ban đầu của chủ nghĩa tư bản.
- Nâng cao năng lực chinh phục tự nhiên của con người.
$2. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại
Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật là cuộc cách mạng trong đó những tiến bộ vầ kĩ thuật gắn liền với những tiến bộ khoa học. Trào lưu cách mạng này bắt đầu từ giữa thế kỉ XIX kéo dài đến nay và chia ra thành 2 thời kì:
- Từ nửa giữa thế kỉ XX đến nay gọi là cuộc cách mạng khoa học hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học hiện đại chia thành 2 giai đoạn:
1. Từ sau chiến tranh thế giới II đến những năm 1970
- Đáp ứng như cầu phát triển kinh tế theo chiều rộng và cuộc chạy đua vũ trang.
- NHững nội dung chính:
Nghiên cứu đại dương
Nghiên cứu vũ trụ
Tăng năng suất lao độn: sản xuất máy móc thiết bị mới phổ biến các hình thức tổ chức quản lí hợp lí.
Tìm nguồn năng lượng, vật liệu mới với những thuộc tính ưu việt.
Nghiên cứu khoa học xã hội.
- Thành tự nổi bật
+, Nghiên cứu đại dương: chủ yếu tìm ra và khai thắc các loại khoáng sản ở thềm lục địa, tổ chức khai thác hải sản, nghiên cứu và khai thác nang lượng thuỷ triều, năng lượng sóng...
+, Nghiên cứu vũ trụ: Phóng thành công các vệ tinh, hành tinh nhân tạo, đưa con người vào vũ trụ, đổ bộ lên mặt trăng, nghiên cứu mặt Trời... Đặt biệt có ý nghĩa lớn là việc phóng và sử dụng các vệ tinh nhân tạo vào lĩnh vực thông tin vô tuyến.
+, Lĩnh vực chế tạo : phát triển nhanh chóng việch ứng dựng công nghệ điện tử – bán dẫn, sản xuất hàng loạt các động cơ phản lực, tiến bộ nhanh chóng trong sản xuất các phương tiện giao thông, các loại máy phục vụ cho các ngành kinh tế, bước đầu sản xuất và sử dụng các máy tính tốc độ cao, các Rôbốt công nghiệp... máy tính 1969 – Hoa Kì.
+, Lĩnh vực vật liệu: sử dụng công nghệ mới vào luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, phổ biến nhanh công nghệ sản xuất và ứng dụng các hợp chất cao phân tử...
+, Lĩnh vực năng lượng: áp dụng công nghệ mới, tăng nhanh sản lượng khai thác các nhiên liệu, năng lượng truyền thống như than đá, dầu lửa, sức nước...; mở rộng các dạng năng lượng mới như năng lượng nguyên tử, hạt nhân (bước đầu).
+, Về mặt sinh học: đáng kể nhất là phát hiện ta ADN vào năm 1953.
Kừt quả:
- Khối lượng của cải (sản lượng của nền kinh tế) tăng nhanh chóng.
- Các nguồn lực được huy động với mức độ lớn vào sản xuất.
Mức sốnh nhân loại được nâng cao rõ rệt.
Các vấn đề nảy sinh:
- Sản xuất dư thừa, mất cân đối cung - cầu dẫn đến khủng hoảng thừa.
- Tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt.
- Môi trường suy thoái trầm trọng, nguy cơ tiềm ẩn rất to lớn.
- Phổ biến nhiều loại vũ khí giết người, nhất là vũ khí giết người hàng loạt.
2. Từ những năm 70 đến nay (còn gọi là cách mạng khoa học kĩ thuật lần 3 hay cách mạng khoa học công nghệ).
2.1. Nội dung
Nhằm khắc phục những vấn đề nảy sinh, cuộc cách mạng KHKT đã hướng vào các nội dung mới:
- Nghiên cứu và sử dụng các dạng năng lượng mới, tìm cách sử dụng tốt hơn các nguồn năng lượng truyền thống thoả mãn 2 yêu cầu cơ bản là nhiều và sạch: Mặt Trời, gió, thuỷ triều, hạt nhân, địa nhiệt, thuỷ năng...
- Nghiên cứu tìm kiếm, sản xuất và sử dụng các loại vật liệu mới như: gốm công nghiệp, chất siêu dẫn, các chất cao phân tử, thuỷ tinh quang học....
- Phát triển mạnh mẽ các kĩ thuật điện - thông tin: vi mạch IC, mạng Internet, công nghệ phần mền...
- Nghiên cứu rộng hơn dsu hơn khoảng không gian vũ trụ và đại dương thế giới...
- Nghiên cứu và vận dụng rộng rãi các phương thức sản xuất mới.
2.2. Những thành tưụ
- Lĩnh vực năng lượng: phổ biến rộng rãi việc sử dụng năng lượng Mặt Trời đưới dạng điện năng, nhiệt năng; năng lượng gió dưới dạng phong điện. Mgười ta cũng từng bước tiến đến việc điều khiển để sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hoà bình.
- Lĩnh vực vật liệu: việc sử dụng các hợp chất cao phân tử thay thế cho các vật liệu truyền thống đã rất phổ biến. Nhựa đã thay thế cho kim loại, thuỷ tinh, gỗ thậm chí cả vàng và kim cương cho rất nhiều trường hợp. Người ta ccũng chế tạo ra một số hợp chất siêu dẫn ở nhiệt độ trên 00K. Thuỷ tinh quang học được sử dụng rộng rãi trong việc truyền dẫn thông tin với độ chính xác cao (gần như tuyệt đối)
Nhiều thí nghiệm hoá lí trong môi trường vũ trụ đã chỉ ra khả năng sản xuất những hợp chất mới có tính năng đặt biệt.
Chip là loại mạch điện tử siêu nhỏ được sản xuất hàng loại trên cơ sở một mảnh Silic nhỏ.
Loại mạch điện tử này băt đàu xuất hiện từ năm 1947, cùng với thời kì phát sinh ra transitor, một linh kiên đảo trạng tháI và khuyếch đại, dùng thãy thế cho các đền điện tử cồng kềnh, tốn điện và không đáng tin cậy.
Cúng như Transitor, trình độ kĩ thuật thời đó chưa giảỉ quyết vấn đề khó khăn này mà bất kì hãng nào cúng gặp, là việc mắc nối tất cả các linh kiện bên trong. NGười ta đã xây dựng nhiều quy trình tự động khác nhau, nhưng cuối cùng cũng có một vài dây nối và mối hàn phảI làm bằng tay, nên các linh kiện điện tử phức hợp rất dắt tiền. Trong những năm cuối của thập kỉ 50, jack Kiby và Robet Noyce (nữ kĩ sư) đã chế tạo ra mạch tích hợp, một chíp sản xuất từ các vật liệu bán dẫn, có thể sao đúng chức năng của một số transitor và các linh kiện điện tử khác. Các mạch tích hợp đàu tiên chỉ chứa dăm ba phần tử mạch, nhưng với công nghệ như vậy, hiện nay đã có thể chế tạo được mười sáu triệu phần tử trên một chíp nhỏ đến mức có thể đặt trên đầu ngón tay.
Quan trọng hơn nhiều về mặt kinh tế xã hội so với việc rút nhỏ kích thước chíp là khả năng chế tạo hàng loạt với giá thấp. Bộ vi xử lí Pentium của Intel hiện nay là một ví dụ với giá 1.000 đồng nhừng về mặt điện tử nó tương đương với một máy tính lớn giá vài triệu đola mới chỉ cachs đây 20 năm trước. Những thành quả của công nghệ chế tạo chip đã tạo khả năng cho kĩ thuật máy ttính xâm nhập sâu rộng vào xã hội.
- Lĩnh vực điện tử - thông tin: đạt nhiều thành tựu đến mức thời kì đươc jgọi là kỉ nguyên thông tin. Đáng kể nhất là việc phát minh ra con chíp điện tử rồi từ đó dãn đến những tiến bộ vượt bậc trong việc sản xuất các thiết bị nghe nhìn, thiết bị điều khiển tự động, máy tính điện tử...
Computet (máy vi tính, máy điện toán)
Một máy có khả năng tuân theo các chỉ lệnh để thay đổi dữ liệu theo cách tuỳ theo yêu cầu và để hoàn thành ít nhất vài ba thao tác trong các thao tác đó mà không cần sự can thiệp của con người. Máy tính có thể dùng để biểu diễn và xử lí văn bản, đồ hoạ, các kí hiệu, âm nhạc cũng như các con số.
Lịch sử máy tính:
“ Tôi nghĩ thị trường thế giới chỉ cần 5 chiếc máy tính là đủ” – nhận xét của ông Thomas Watson, lúc đóa là chủ tịch hãng IBM phát ngôn vào năm 1943, đi vào lịch sử như một trong những đánh giá sai lầm nhất mọi thời đại. Cũng phải thôi, bởi lúc đó người ta không thể tiên đoán được rằng chiếc máy tĩnh tự động hoá nguyên thuỷ cồng kềnh lại trở thành chiếc máy tính cá nhân để bàn cí mặt ở khắp mọi nơi, thúc đầy nền kinh tế mới do công nghệ điêù khiển.
Riêng về máy tính những tiến bộ thể hiện dưới 2 khía cạnh. Một là, nó có thể làm tăng tới mức khó có thể hình dung đươcj về tốc độ tính toán, điều khiển và do đó nó ;àm đơn giản đến mức khó ngờ những công việc phức tạp. Hai là nó cho phép thu nhỏ kích thước những máy móc phức tạp chỉ tới mili và micro. Chính hai điều này khiến máy tính từ chổx là công cụ của những chuyên gia cao cấp, với những công dụng hạn chế, trở thành công cụ đa năng thông dụng của mọi nhà.
Phát minh quan trọng thứ hai là Internet, một phát minh đã kéo mọi thực thể rên hành tinh xích lại gần nhau hơn, làm cho khái niệm khoảng cách xa gần không còn ý nghĩa.
Tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ điện tử còn mở ra những khả năng mới trong việc chinh phục vũ trụ, trong y học. Người ta đã sản xuất ra những máy móc siêu nhỏ có thể chui vào các mạch máu phá vỡ các khối máu đông mà không cần phải ơhẫu thuật.
Việc ra đời của máy tính kéo theo sự ra đời của 1 lĩnh vực mới là công nghệ phần mềm, lĩnh vực mà sản phẩm của nó ngày càng có ý nghĩa lớn lao trong đời sống linh tế xã hội của nhân loại.
- Công nghệ sinh học thời kì này phát triển như vũ bão: những lĩnh vực truyền thống như công nghệ vi sinh, công nghệ nuôi cấy mô được nâng lên tầm cao mới. Chẳng hạn bằng PP thực nghiệm với tác nhân là các tia ...hay các hoá chất gây đột biến, người ta tạo ra các chủng vi sinh đôth biến có khả năng tổng hợp các chất hoạt tính sinh học nhiều gấp hàng trăm lần, hàng nghìn lần so với các chủng gốc. Việc nuôi cấy mô làm tăng khả năng nhân giống tăng khả năng suất sinh khối của nhiều sản phẩm. Đặt biệt trong giai đoạn này có sự nở r[j của nhiều công nghệ di truyền (công nghệ sinh học hiện đại). Công nghệ này dựa trên 3 kĩ thuật cơ bản là kĩ thuật tế bào (cho dung hợp hai hay nhiều tế bào cùng loài hay khác loài, họ bộ hoặc giới) kĩ thuật bào quan (cho tế bào dung hợp với tế bào mang yếu tố di truyền như ti thể, lạp thể, nhiễm sắc thể.. nhờ đó thhu được một số gen tái hợp), kĩ thuật gen (đột biến, ghép các gen mong muốn vào các cơ thể và bắt nó hoạt động, thậm chí tăng cường cho hoạt động trong cơ thể mới tạo ra các sản phẩm có phẩm chất theo ý muốn của con người. Trong 3 kĩ thuật trên, kĩ thuật gen là đỉnh cao có vai trò trụ cột. Sinh vật biến đổi gen ngày nay không còn xa lạ gì với mọi người. Người ta cũng xây dựng bản dồ gen và các sinh vật quan trọng, nhờ đó tiến dần đến kiểm soát và điều khiển sự sống.
Những năm cuối của thập niên 90 của thế kỉ XX chứng kiến một sự kiện lớn lao trong lịch sử sinh học. Vào năm 1997, một nhóm các nhà khoa học Xcôtlen do tiến sĩ Wilmut lãnh đạo thành công trong việc nhân bản vô tính ở động vật cao cấp. Phát minh này tác động to lớn đến đời sống nhân loại đến lỗi ngay sau phát minh được công bố nó lập tức trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu.
- Nghiên cứu tầng cao khí quyển và không gian vũ trụ cũng có bước tiến lớn lao. Phát hiện ra lỗ thủng tầng ôdôn và các tác nhân gây ra nó có ý nghĩa cực kì ro lớn trong việc bảo tồn sự sống trên hành tinh. Các trạm không gian bay quanh tráI đất giúp con người nhìn thấu hơn vào vũ trụ. NHững kính thiên văn khổng lồ giúp con người bao quát một không gian vũ trụ có bán kính hàng tỉ năm ánh sáng (tháng 3-2004 các nhà khoa học Hoa Kì đã tìm thấy 1 thiên hà nằm cách TráI Đất 13 tỉ năm ánh sáng, nghĩa là Thiên hà này được hình thành vào thời kì đen tối ngay sau vụ nổ lớn đầu tiên).
Vấn đề nguồn gốc vũ trụ sự sống các ngôI sao sự tồn tại các hố đen...nếu trước đây thuần tuý là lý thuyết thì ngày nay tường bước được kiểm nghiệm. Vào cuối thập niên 70 người ta phóng tâuf vũ trụ đI khảo sát tất cả các hành tinh của TháI dương hệ nhân hiện tượng giao hội hiếm hoi xảy ra vào năm1977. Vào năm 2003 con tầu vuc trụ NASA đã đổ bộ thành công xuống sao Hoả, sao Mộcvà có những nghiên cứu khấ sâu sắc về hai hành tinh này. Người ta cũng tìm thấy các thiên thạch lớn và nghiên cứu sự vận động của chúng, dự báo nguy cơ có thể xảy ra đối với Trái Đất.
- Lỹnh vực tổ chức quản lí: người ta nghiên cứu những cách tổ chức sản xuất theo hướng phục vụ tới từng cá nhân. Phương pháp sản xuất hàng loạt được kết hợp một cách linh hoạt với kiểu tổ chức xêri nhỏ. Vì thế các sản phẩm làm ra tuy cùng có tính năng cơ bản nhưng lại rất đa dạng về kiểu dáng kích cỡ, về chi tiết và phù hợp với thị hiêus khách hàng. Người ta cũng tăng cường các biện pháp để rút ngắn khoảng cách giữa sản xuất và tiêu dùng. Khái niệm thị trường ngày nay được hiểu một cách rất linh hoạt.
C.ảnh hưởng của cuộc CMKHKT thời kì này tới sự phát trỏên kinh tế-xã hội
C1. CMKHKT có ảnh hưởng tích cực
- Làm cho nền kinh tế thê giới chuyển dần sang nền kinh tế tri thức
Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật tạo ra những ưu thế rõ rệt, không thể chối cãi được cho nhiều nước, nhiều người. Người ta thấy rõ sức mạnh của mà trước hết là sức mạnh kinh tế và quân sự không còn quá lệ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, số lượng đông dân cư và những truyền thống ngàn đời. Sức mạnh vượt trội thuộc về những quốc gia, những con người đi đầu về tri thức khoa học, công nghệ. Nhận thức đó khiến cho nhiều nước trên thế giới đẩy nhanh phát triển nền kinh tế theo hướng hiện đại hoá. Coi nguồn lực trung tâm là con người, tri thức công nghệ. Chính những thành tựu khoa học công nghệ mới lại tao cho coin người những điều kiện để nghiên cứu tìm ra các tri thức mới cphục vụ cho phát triển. Tri thức có vai trò ngày càng cao trong kinh tế. Điều đó làm thay đổi bộ mặt và bản chất nền kinh tế của nhiều nước. Thế giới đang chuyển nhanh và kỉ nguyên kinh tế tri thức do tác đông của cuộc cách mạng kho học công nghệ.
- Thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế thế giới
Cuộc CMKHKT làm cho kinh tế tăng trưởng nhanh chóng. Nó thúc đẩy kinh tế phát triển theo cả chiều rồng và chiều sâu. Càng về sau, khoa học kĩ thuật ngày càng được chú trọng thì tiềm năng tăng trưởng kinh tế ngày càng được mở rộng, tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao và ổn định hơn. Tiến bộ khoa học kic thuật, công nghệ tạo ra cơ hội tăng trưởng cho tất cả các nước biết tận dụng nó. ậ các nước đang công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kinh tế tăng trưởng với tốc độ rất cao do khai thác được năng lực mới và năng lực mới. ậ các nước phát triển, khi các nguồn lực phát triển theo chiều rộng ngày càng cạn liệt thì công nghệ là giải pháp cơ bản nhất để nền kinh tế thoát khỏi trạng thái trì trệ. Những chu kì tăng trưởng kinh tế của Hoa Kì càng về sau càng kéo dài là minh chứng cho vai trò của KHKT đối với việc duy trì tốc độ tăng trưởng fcủa nền kinh tế các nước phát triển. Những nước mà cuộc cách mạng khoa học công nghệ thu được nhiều thành công thì kinh tế cũng tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định hơn.
- Làm thay đổi nền văn minh nhân loại. Cơ sở kinh tế quyết định ý thức xã hội. Nền kinh tế thế giới chuyển dền sang một thời kì mới về chất so với những thời kì trước đây tất yếu sẽ kéo theo những thay đổi của các yếu tố xã hội cho phù hợp với nó. Kinh tế nông nghiệp tương ững với văn minh công nghiệp. Đó là văn minh khuôn khô9r văn minh làng xã. Kinh tế công nghiệp là hạt nhân tạo ra văn minh công nghiệp và ranh giới mở rong ra tầm quốc gia với chủ thể là con người sản xuất, kinh doanh và quan hệ theo kiểu công nghiệp. Kinh tế hậu công nghiệp có vai trò trung tâm là các hoạt đong trí tuệ đã tạo ra một nền văn minh khác về chất so với văn minh nông nghiệp và công nghiệp. Những khuôn khổ lãnh thổ, không gian truyền thống văn hoá truyền thống trở nên chật hẹp và mong manh. Những quy định cũ rở lên lỗi thời không còn phù hợp. Xã hội vận hành theo những tiêu chuẩn mới theo hướng tôn vinh phẩm giá và tự do cá nhân của mỗi con người trong cọng đồng chung toàn nhân loại. Đó là nền văn minh hậu công nghịêp.
- Làm cho thế giới tiến nhanh vào quá trình toàn cầu hoá
Tiến bộ khoa học kĩ thuật làm sản sinh ra những nhu cầu và cung cấp những điều kiền để nhân loại mở rộng phạm vi không gian các mối quan hệ. Thời đại ngày nay khoa học giúp nhân loại khắc phục nhiều khó khăn, trở ngại, nhất là khó khăn do cách xa vè mặt địa lí và ngăn cách văn hoá. Ngpoài ra, công nghệ thông tin giúp
Cho việc thu thập và xử lí thông tin trở nên đơn giản. Các quá trình xâm nhập thống nhất diễn ra ngàu càng mạnh mẽ. Quá trình toàn cầu hoá do vậy cũng diến ra ngày càng nhanh hơn.
C3. CMKHKT cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề mới
Trước hết là vấn đề tài nguyên môi trường. Cuộc cách mạng khoa học này tạo ra cho con người những khả năng mới dãn đến việc khai thác sử dụng và tiêu tốn tài nguyên với tốc độ ngày càng cao hơn. Đô ngf thời với nó, người ta cũng thải vào môi trường nhiều chất độc hại tập trung với mức độ cao hơn. Điều đó đẩy nhanh tốc độ cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường. Con người dù nhận thức được và sử dụng công nghệ mới để khắp phục những tác động tiêu cực nhưng những tiến bộ trong việc khắc phục thường rất chậm chạp so mức độ gia tăng ảnh hưởng tiêu cực của việc áp dụng công nghệ mới.
Một trong những mặt trái của tiến bộ công nghệ là việc chúng tạo điều kiện cho việc ra đời và phổ biến ngày càng rông rãi dễ dàng những phương tiện giết người. ậ đỉnh cao của nó là sự phổ biến vũ khí hạt nhân, vũ khí vi trùng, vũ khí quang học, hoá học, sinh họpc, kèm theo là những phươnmg tiện nhằn vạn chuyênt phát tán chúng nhanh chóng như tên lửa, máy bay, tàu ngầm..Những thành quả mới nhất của khoa học công nghệ thườgn được ưu tiên sử dụng trong lĩnh vực quân sự. Lĩnh vực nmày vốn do các chính phủ quản lí nhưng gần đây các phương tiện giết người này cúng được phát tán ngoài xã hội. Người ta từng bắt được những kẻ buôn lậu chất phóng xạ, rốcket mang đầu đạn hạt nhân. Do công nghệ tiến bộ, nên nhiều vũ khí giết người, từ khẩu súng ngắn cho đến các lạo vũ khí tự động thậm chí cả đạn địa bác...
Tiến bộ kĩ thuật cũng làm tăng khả năng lan truyền, bùng phát bệnh tật. Nó tiếp tay cho việc lan truyền các bềnh vốn có liên quan trong tự nhiên thông qua việc gia tăng tốc độ và phạm vi phát tán chúng. Nó tạo ra bệnh dịch mới xuất phát từ việc tạo ra cuộc sống quá lo đủ và nhàn hạ do các các hoạt động chuyên biệt ;àm mất đi tính cân đối trong tự nhiên của con người. Nó gây ra các dịch bệnh do những tai nạ hay rủi ro khi sử dụng công nghệ mới...Dù là bệnh có nguyên nhân nào thì một điều đặc biệt là chúng đều có khả năng phát tán rất nhanh do tính năng động của xã hội ngày nay.
Tiến bộ công nghệ cũng tiếp tay cho tội phạm. Nó làm cho việc liẻm soát tội phạm khó khăn hơn. Các cá nhân hay băng nhóm có thể sử dụng các phương tiện hiện đại để thực hiện các hành vi phạm tội. Tiêu biểu là khủng bố các vụ khủng bố sử dụn các chất nổ có sức công phá nặng, sử dụng máy bay hay vũ khí...Nhưng thiệt gại to lớn phổ biến là tội phậm công nghệ cao thường sử dụng vũ khí từ công nghệ thông tin. Tiêu biểu là việc sản xuất, lưu hành thẻ ngân hàng giả, xâm nhập các trang Web để ăn cắp tiền hay thông tin, sản xuất và phát tán các virut máy tính...Chỉ một hành động đơn giản không mấy sức lực những kẻ tội phạm có thể gây tác hại trên phạm vi rộng, thậm chí có thể lên đến hàng triệu người và hàng tỉ đô la Mĩ.
Nhưng tấc hại lớn nhất có lẽ là những thiệt hại về văn hoá. Tíên bộ quá nhanh của công nghệ là nguyên nhân dẫn đến sự lệch pha trong thế giới quan nhân sinh quan của các lữa tuổi, từ đó dẫn đến mâu thuẫn giữa các thế hệ. Nó dẫn đến việc phá vữ các quan hệ gia đình truyền thống. Điều này làm mất đi các lợi ích do việc hợp tác giữa các thế hệ tạo ra. Mặt khác những thay đổi quá nhanh trong lối sống nếp nghĩ khiến cho các xã hội khó mà đề ra những chuẩn mực đạo đức có giá trị lâu bền. Do đó, bản thân mỗi con người cũng trở nên bơ vơ khó đánh giá hành vi ngay của chính mình. Trong xã hội xuất hiện ngày càng nhiều những nhóm người sống mất phương hướng, những con người sống gấp. Việc công nghệ hoá máy móc hoá cuộc sống khiến con người máy móc hơn, cô đơn hơn, lãnh cảm hơn, phiến diện hơn, và cuối cùng mất đi cái toàn diện cái tổng hoà trong nhân cách.
File đính kèm:
- Cac cuoc cach mang KHKT trong lich su.doc