Giáo án lớp 12 môn Lịch sử - Lịch sử thế giới (1945 - 2000)

Câu1: Hãy nêu hoàn cảnh và những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945)

* Hoàn cảnh: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhiều vấn đề cấp bách đặt ra đối với các nước Đồng minh:

 + Nhanh chóng đánh bại Phát xít.

 + Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

 + Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.

 Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham gia của 3 nguyên thủ ba nước Anh, Mĩ, Liên Xô.

 

doc52 trang | Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 2288 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 12 môn Lịch sử - Lịch sử thế giới (1945 - 2000), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI (1945 - 2000) BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949) Câu1: Hãy nêu hoàn cảnh và những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945) * Hoàn cảnh: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhiều vấn đề cấp bách đặt ra đối với các nước Đồng minh: + Nhanh chóng đánh bại Phát xít. + Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. + Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận. Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham gia của 3 nguyên thủ ba nước Anh, Mĩ, Liên Xô. * Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng: + Nhanh chóng tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. + Thành lập Liên hợp quốc. + Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc ở châu Âu và châu Á. Những quyết định của hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của 3 cường quốc trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới - Trật tự 2 cực Ianta, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực Câu 2: Hãy cho biết Sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức và vai trò của Liên Hợp Quốc * Sự thành lập: - Từ 25/4 đến ngày 26/6/1945, hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxixcô (Mỹ) với sự tham gia của 50 nước đã thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên Hợp Quốc. - Ngày 24/10/1945, Hiến chương chính thức có hiệu lực * Mục đích: - Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, - Phát triển các mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới * Nguyên tắc hoạt động: (5 nguyên tắc) - Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước - Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào - Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình - Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc) * Các cơ quan của Liên Hợp Quốc: gồm 6 cơ quan là Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế xã hội, Hội đồng quản thác, Toà án quốc tế và Ban thư ký. * Vai trò Liên Hợp Quốc: - Là diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới - Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột nhiều khu vực - Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế - Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế... * Một số tổ chức của LHQ đang có mặt và hoạt động tại Việt Nam: - UNISEP (Quĩ nhi đồng LHQ). - UNESCO (UB văn hóa khoa học - giáo dục). - WHO (Tổ chức y tế thế giới). - FAO (Tổ chức lương thực thế giới). - IMF (Quĩ tiền tệ quốc tế). - UNFA (Quĩ dân số thế giới). BÀI 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991) LIÊN BANG NGA (1991 - 2000) Câu 3: Hãy cho biết những thành tựu của Liên Xô từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 * Công cuộc khôi phục kinh tế 1945 – 1950: - Hậu quả của chiến tranh rất nặng nề: 27 triệu người chết, gần 2000 thành phố bị phá hủy. - Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946-1950) trước thời hạn 9 tháng. + Công nghiệp: năm 1950 sản lượng công nghiệp tăng 73% + Nông nghiệp: 1950 sản xuất nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh. + Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ * Những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1950 đến nửa đầu những năm 70: + Liên xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), đi đầu trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng; chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao trong các lĩnh vực khoa học kĩ thuật. + Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo. + Năm 1961, phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất, mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người . * Đối ngoại: thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa * Ý nghĩa - Củng cố và tăng cường sức mạnh của Nhà nước Liên Xô - Nâng cao uy tín và vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế. Câu 4: Trình bày nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Đông Âu và LX: - Do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân khổ cực. - Không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế - xã hội. - Khi cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm nặng nề. - Sự chống phá của các thế lực phản động trong và ngoài nước. ( Tuy nhiên, cần thấy rằng, sự tan rã của chế độ XHCN ở LX và các nước Đông Âu không phải là sự sụp đổ của CNXH khoa học do Mác và Ăng ghen sáng lập mà chỉ là sự sụp đổ của mô hình CNXH có nhiều khuyết tật, chưa khoa học, mang nặng yếu tố duy ý chí.). Câu 5: Hãy cho biết tình hình Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000: - Từ sau năm 1991, Liên bang Nga là " quốc gia kế tục LX". Trong thập kỉ 90, dưới chính quyền của Tổng thống Enxin, tình hình Liên bang Nga chìm đắm trong khó khăn và khủng hoảng. - Kinh tế tăng trưởng âm. - Về chính trị: tranh chấp giữa các đảng phái và xung đột sắc tộc. - Về đối ngoại: chính sách ngả về phương Tây đã không đath kết quả như mong muốn; về sau, nước Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ đối ngoại với châu Á. - Từ năm 2000, chính quyền của Tổng thống V. Putin đã đưa Liên bang Nga thoát dần khó khăn và khủng hoảng, ngày càng chuyển biến khả quan, kinh tế phục hồi và phát triển, chính tri - xã hội dần ổn định và địa vị quốc tế được nâng cao để trở lại vị thế cường quốc Âu - Á. BÀI 3: CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA TINH (1945 – 2000) Câu 6: Trình bày những nét khái quát chung về khu vưc Đông Bắc Á: - Đông Bắc Á là khu vực rộng lớn, đông dân nhất thế giới, trước năm 1945 bị chủ nghĩa thưc dân nô dịch (trừ Nhật Bản). - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Bắc Á diễn ra nhiều chuyển biến quan trọng: + Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1 - 10 - 1949). + Cuối những năm 90, Hồng Công, Ma Cao đã trở về thuộc chủ quyền của Trung Quốc. + Sau năm 1945, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38 với sự thành lập nhà nước Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc, 8 - 1948) và nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (9 - 1948). quan hệ giữa hai nước này là đối đầu, căng thẳng, Từ năm 2000 đã có những cải thiện bước đầu theo chiều hướng tiếp xúc và hòa hợp dân tộc. + Trong nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân như ở Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan, và đặc biệt những thành tựu to lớn của Nhật Bản và Trung Quốc từ cuối những năm 70. Câu 7:Trình bày sự thành lập nhà nước CHND Trung Hoa ( 1946 – 1949 ), ý nghĩa của nó ? * Sự thành lập. - Sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc thắng lợi đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản (1946 – 1949). - Năm 1949, nội chiến kết thúc với sự thất bại của Quốc dân Đảng. - 1/10/1949 nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông. * Ý nghĩa: + Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, chấm dứt ách thống trị của đ/quốc, xoá bỏ tàn dư p.kiến. + Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội. + Ảnh hưởng sâu sắc tới cách mạng thế giới. Câu 8: Hãy cho biết đường lối và thành tựu của công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc ( 1978 - 2000): a/ Hoàn cảnh lịch sử: - Do sai lầm về đường lối “Ba ngọn cờ hồng” đã tàn phá nền kinh tế Trung Quốc. Đặc biệt là cuộc :Đại cách mạng văn hoá vô sản” từ 1966 – 1976, đã làm cho đất nước Trung Quốc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. - Tháng 12/1978 Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, do Đặng Tiểu Bình khởi xướng. b/Nội dung cải cách: + Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm + Tiến hành cải cách, mở cửa + Chuyển kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN linh hoạt hơn, nhằm hiện đại hóa và xây dựng CNXH đặc sắc TQ. + Biến TQ thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh. c/ Thành tựu: - Kinh tế: GDP tăng 8 % năm, năm 2000 GDP đạt 1080 tỉ USD, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. - KHKT: + 1964, thử thành công bom nguyên tử + 10/2003, phóng thành công tàu vũ trụ thần châu 5, đưa nhà du hành Dương Lợi Vĩ bay vào vũ trụ * Đối ngoại: - Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, - Mở rộng quan hệ đối ngoại, - Có nhiều đóng góp trong giải quyết những tranh chấp quốc tế. - Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (1997), Ma Cao (1999) d/ Ý nghĩa: - Nâng cao vị thế và uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế - Là bài học quý cho những nước đang tiến hành đổi mới trong đó có Việt Nam. BÀI 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ Câu 9: Khái quát quá trình đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai: - Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Ngay khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, nhân dân các nước Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, tiêu biểu là Indonexia, Việt Nam và Lào (tháng 8 và 10 năm 1945) - Sau đó các nước thực dân phương Tây tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa nhưng đã thất bại và phải trao trả độc lập cho nhiều nước Đông Nam Á. Tới giữa những năm 50, nhiều nước Đông Nam Á đã giành được độc lập như: Philippin (1946); Miến Điện (1948); Indonexia (1950); Mã Lai (1959) - Tháng 7 - 1954, cuộc kháng chiến chống thưc dân Pháp của nhân dân ba nước Việt, Lào, Cămpuchia giành thắng lợi với Hiệp định Giơnevo về Đông Dương được kí kết. - Sau đó nhân dân Việt Nam, Lào rồi Cămpuchia tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược, đến năm 1975 giành thắng lợi trọn vẹn. - Sau khi giành độc lập, các nước trong khu vực xây dựng, củng cố nền độc lập, ra sức phát triển kinh tế, văn hóa và đạt hiều thành tựu quan trọng. Có nước trở thành "con rồng" châu Á (xingapo); có nước bước vào ngưỡng cửa nước công nghiệp mới (Thái Lan). - Đời sống vật chất và tinh thần của người dân các nước trong khu vực Đông Nam Á được nâng cao hơn trước chiến tranh, phúc lợi xã hội được đảm bảo. - Đến nay, hầu hết các nước Đông Nam Á đều tham gia tổ chức ASEAN: một tổ chức hợp tác khu vực về kinh tế - văn hóa, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Câu 10: Trình bày cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Lào từ (1945 – 1975)? * Giai đoạn chống Pháp (1945 – 1954): - 8/1945 nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền. - 12/10/1945 Viêng Chăn giành thắng lợi, Lào tuyên bố độc lập. - 3/1946 Pháp trở lại xâm lược Lào, nhân dân Lào chống Pháp. - Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến Lào phát triển mạnh. - 1954 Pháp kí Hiệp định Giơnevơ, công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Lào. * Giai đoạn chống Mĩ (1954 – 1975): - Pháp thất bại, Mĩ nhảy vào hất cẳng Pháp, tiến hành chiến tranh xâm lược Lào. - 1955 Đảng nhân dân Lào thành lập, lãnh đạo nhân dân chống Mĩ về q/sự – chính trị- ngoại giao. - Quân dân Lào đánh bại các kế hoạch chiến tranh của Mĩ, đên đầu những năm 70 giải phóng 4/5 lãnh thổ. - 2/1973, Mĩ kí Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình, hòa hợp dân tộc ở Lào. - Từ tháng 5 đến 12/1975 quân và dân Lào nổi dậy giành chính quyền. - 2/12/1975 nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thành lập. * Ý nghĩa của cách mạng Lào: - Đánh bại quân xâm lược Pháp, Mĩ, giành độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. - Đưa nước Lào bước sang thời kì phát triển mới, tiến lên con đường hòa bình dân chủ, thống nhất, thịnh vượng và tiến bộ xã hội. - Đánh dấu thắng lợi của tình đoàn kết giữa ba dân tộc Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc giành độc lập tự do và xây dựng đất nước. Câu 11: Trình bày những nét chính về tình hình Campu chia từ: (1945 – 1993) * Giai đoạn 1945 – 1954: chống Pháp - 10/1945 Pháp trở lại xâm luợc Campuchia. - 1951 Đảng nhân dân cách mạng Campuchia được thành lập, lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp . - 1953 do hoạt động ngoại giao của Xihanúc, Pháp kí hiệp ước trao trả độc lập cho CPC nhưng vẫn đóng quân trên lãnh thổ CPC - 1954 Pháp kí hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương. * Giai đoạn 1954 –1970: hòa bình Thực hiện đường lối hòa bình, trung lập, xây dựng đất nước, không tham gia liên minh quân sự, chính trị nào. * Giai đoạn 1970 – 1975: chống Mĩ - 3/1970, Mĩ điều khiển tay sai lật đổ chính phủ Xihanúc, thực hiện chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở CPC. Từ đây nhân dân CPC sát cánh cùng nhân dân Việt Nam, Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ và từng bước giành thắng lợi. - 17/4/1975 thủ đô Phnômpênh giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi. * Giai đoạn 1975 – 1979: Chống Khơme đỏ - Ngay sau đó tập đoàn Khơme đỏ do Pônpốt cầm đầu phản bội cách mạng, thực hiện chính sách diệt chủng tàn bạo. - Được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, nhân dân CPC đã đánh đổ tập đoàn khơ me đỏ, ngày 07.01.1979 thủ đô Phnômpênh được giải phóng, nước Cộng hòa nhân dân CPC thành lập. * Giai đoạn 1979 – 1993: nội chiến - Từ năm 1979 đến năm 1991: diễn ra cuộc nội chiến kéo dài hơn 10 năm và kết thúc với sự thất bai của Khơme đỏ - 10/1991, Hiệp định hòa bình về Campuchia được kí kết. Sau tổng tuyển cử 1993, Campuchia trở thành Vương quốc độc lập, bước vào thời kì hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước. Câu 12: Trình bày Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN, những thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức ASEAN ? a/ Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN * Hoàn cảnh ra đời: - Sau khi độc lập, các nước ĐNA cần có sự hợp tác với nhau để phát triển - Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực nhất là trong bối cảnh cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương đang bị sa lầy và thất bại là không thể tránh khỏi. - Sự xuất hiện và phát triển của các tổ chức hợp tác mang tính khu vực, tiêu biểu là EEC đã thúc đẩy sự liên kết giữa các nước ĐNA. - Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước là Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philippin. * Mục tiêu: Tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. * Những thành tựu chính của ASEAN:(Quá trình phát triển) + Từ năm 1967 đến 1975 ASEAN còn non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. + Tháng 2-1976, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước. + Giải quyết vấn đề Campuchia bằng các giải pháp chính trị, nhờ đó quan hệ giữa các nước ASEAN và ba nước Đông Dương được cải thiện . + Năm 1984 Brunây gia nhập ASEAN. + Từ nửa sau thập niên 90 ASEAN mở rộng hợp tác khu vực : 1995 Việt Nam trở thành viên thứ bảy; 1997: Lào và Mianma gia nhập ASEAN; 1999 kết nạp Campuchia. + Tháng 11/2007, các nước thành viên đã ký bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh + ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa nhằm xây dựng một Cộng đồng ASEAN về kinh tế, an ninh và văn hóa vào năm 2015. * Vai trò: ASEAN, là tổ chức hợp tác toàn diện và chặt chẽ của khu vực ĐNA, góp phần tạo dựng một khu vực ĐNA hòa bình, ổn định và phát triển. b/- Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: * Cơ hội: - Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực - Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực. - Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế. - Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực. - Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực. * Thách thức: - Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực. - Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực. - Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc. Câu 13: Những nét chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ. Những thành tựu chính trong quá trình xây dựng đất nước. a/- Cuộc đấu tranh giành độc lập. - Sau chiến tranh TG II, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân An Độ diễn ra sôi nổi, năm 1945 có 848 cuộc bãi công. - Thực dân Anh phải nhượng bộ, nhưng lại trao quyền tự trị theo “phương án Maobáttơn” . - Tháng 8/1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan thành lập. - Không thỏa mãn với qui chế tự trị, đảng Quốc Đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập Nhà nước Cộng hòa Ấn Độ, xóa bỏ moi sự lệ thuộc vào thực dân Anh. ==> Ý nghĩa: Sự ra đời của nước Cộng hòa Ấn Độ đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử Ấn Độ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. b/- Công cuộc xây dựng đất nước (thành tựu) + Nông nghiệp: nhờ tiến hành “cách mạng xanh”, Ấn Độ đã tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới. + Công nghiệp: đứng thứ 10 thế giới, đã sản xuất được nhiều loại máy móc như máy bay, xe hơ, tàu thủy, đầu máy xe lửa và sử dụng năng lượng hạt nhân vào sản xuất điện. + Khoa học – kĩ thuật: là cường quốc công nghệ phần mền, hạt nhân, vũ trụ. +> 1974 thử thành công bom nguyên tử. +> 1975 phóng thành công vệ tinh nhân tạo. + Đối ngoại: Ấn Độ theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực, là một trong những nước đề xướng Phong trào không liên kết, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc. BÀI 5: CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH Câu 14: Những thắng lợi tiêu biểu trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi. * Công cuộc đấu tranh giành dộc lập: - Sau Chiến tranh TG II, nhất là từ những năm 50, cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra sôi nổi, mở đầu ở Bắc Phi: Ai Cập, Libi (1952); Tuynidi, Xuđăng (1956). - Năm 1960, được gọi là Năm châu Phi với 17 nước giành được độc lập. - Năm 1975, Môdămbích, Anggôla chống Bồ Đào Nha thắng lợi. - Từ năm 1980, nhân dân Nam Rôđêdia và Tây Nam Phi giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, thành lập nước Cộng hòa Dimbabuê và Namibia. - Năm 1993, tại Nam Phi đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. - Năm 1994, đã tiến hành cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc làn đầu tiên, ông Nenxơn Manđêla là người da đen đầu tiên làm tổng thống Cộng hòa Nam Phi. => Đây là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân. * Khó khăn của châu Phi: nhiều nước vẫn nghèo nàn, lạc hậu và không ổn định với các cuộc xung đột về sắc tộc, tôn giáo, nội chiến, dịch bệnh và mù chữ Câu15: Những nét chính trong quá trình giành và bảo vệ độc lập của các nước Mĩlatinh? * Những nét chính trong quá trình giành và bảo vệ độc lập của các nước Mĩlatinh - Đầu thế kỉ XIX, nhiều nước Mĩ Latinh giành được độc lập từ Tây Ban Nha, nhưng sau đó lại lệ thuộc vào Mĩ. - Sau chiến tranh thế giới II, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển, tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba (1959). - Năm 1961, Mĩ tổ chức Liên minh vì tiến bộ để lôi kéo các nước Mĩ Latinh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba. - Dưới ảnh hưởng của cách mạng Cuba, trong thập kỉ 60 – 70, phong trào chống Mĩ và độc tài thân Mĩ diễn ra sôi nổi với hình thức bãi công, nổi dậy, khởi nghĩa vũ trang biến châu lục này thành “lục địa bùng cháy” như ở Vênêxuêla, Côlômbia, Pêru, Chilê - Kết quả là chính quyền độc tài bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập. Câu 16: Những nét chính về cuộc đấu tranh lật đổ chế độ độc tài Batixta của nhân dân Cu Ba: - tháng 3 - 1952, với sự giúp đỡ của Mĩ, chế độ độc tài quân sự Batixta được thiết lập ở Cu Ba. Chính quyền Batixta xóa bỏ hiến pháp tiến bộ, tàn sát nhiều người yêu nước vì vậy, nhân dan Cu Ba đứng lên đấu tranh chống chế độ độc tài, mở đầu bằng cuộc tấn công trại lính Môncađa của 135 thanh niên yêu nước do Phiđen Cátxtơrô chỉ huy (26 - 7 - 1953). cuộc tấn công không thành, Phiđen bị bắt. - Sau khi ra tù, Phiđen chuyển sang hoạt động ở Mêhicô, tích cực chuẩn bị lực lượng, cuối năm 1956, ông cùng 81 chiến sĩ trở về nước phát động nhân dân đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ độc tài. - Ngày 1 - 1 - 1959, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, cuộc cách mạng của nhân dân cu Ba hoàn toàn thắng lợi. Nước Cộng hòa Cu Ba ra đời do Phiđen đứng đầu. - Thắng lợi của cách mạng Cu Ba nêu tấm gương về một nước nhỏ bé nằm cạnh nước Mĩ vẫn có thể đấu tranh chống Mĩ gianh thắng lợi. Cu Ba trở thành lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh. BÀI 6: NƯỚC MĨ (1945 – 2000) Câu 17: Trình bày sự phát triển kinh tế, khoa học – kĩ thuật của nước Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó của nước Mĩ. * Về Kinh tế : - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. + Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (1948 – hơn 56%). + Năm 1949, sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia , Nhật cộng lại. +Nắm 3/4 dự trữ vàng thế giới. + Nắm hơn 50% tài bè đi lại trên mặt biển. +Chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới Khoảng 20 năm sau chiến tranh Mĩ là trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới. * Nguyên nhân phát triển: + Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, trình độ cao. + Lợi dụng chiến tranh, thu lợi nhờ buôn bán vũ khí. + Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm. + Các công ti, tập đoàn có sức sản xuất, cạnh tranh lớn, có hiệu quả trong và ngoài nước. + Chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước. * Nguyên nhân quan trọng nhất là áp dụng thành tựu khoa học- kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, thu lợi nhuận cao. - Từ năm 1973 đến năm 2000 kinh tế Mĩ có những đợt khủng hoảng và suy thoái ngắn, song kinh tế Mĩ vẫn dẫn đầu thế giới. * Về khoa học – kĩ thuật: - Mĩ là nước khởi đầu cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. - Đi đầu và đạt nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất, vật liệu mới, năng lượng mới, chinh phục vũ trụ và cách mạng xanh trong nông nghiệp. Câu 18: Trình bày chính sách đối ngoại của Mĩ. * Chính sách đối ngoại: - Mĩ thực hiện Chiến lược toàn cầu nhằm thống trị thế giới với ba mục tiêu: + Chống hệ thống xã hội chủ nghĩa. + Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào hòa bình thế giới. + Khống chế các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ. - Để thực hiện mục tiêu trên, Mĩ đã tiến hành các biện pháp: + Khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh. + Tiến hành nhiều cuộc bạo loạn, đảo chính và chiến tranh xâm lược, như chiến tranh Việt Nam - Sau chiến tranh lạnh, chính quyền Clintơn theo đuổi chiến lược “Cam kết và mở rộng” nhằm: + Bảo đảm an ninh Mĩ với lực lượng quân sự mạnh và sẵn sàng chiến đấu. + Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động, sức mạnh kinh tế Mĩ . + Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ các nước khác. - Mục tiêu bao trùm của Mĩ là muốn thiết lập Trật tự thế giới đơn cực trong đó Mĩ là siêu cường duy nhất, đóng vai trò lãnh đạo thế giới. BÀI 7: TÂY ÂU Câu 19: Trình bày sự phát triển kinh tế của Tây Âu, nguyên nhân phát triển? - nước tư bản Tây Âu bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Tới khoảng 1950, kinh tế Tây Âu được khôi phục - Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70, kinh tế Tây Âu ổn định và phát triển nhanh chóng. Tây Âu trở thành 1 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới, có trình độ khoa học kĩ thuật cao. * Nguyên nhân phát triển: + Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại + Nhà nước có vai trò rất lớn trong quản lý, điều tiết nền kinh tế. + Tận dụng tốt cơ hội bên ngoài như viện trợ Mỹ, giá nguyên liệu rẻ từ các nước thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ của EC - Do tác động của khủng hoảng dầu mỏ, từ 1973 đến đầu thập kỉ 90, kinh tế Tây Âu không ổn định, suy thoái - Từ 1994, kinh tế bắt đầu phục hồi và phát triển. Câu 20: Trình bày chính sách đối ngoại của Tây Âu? * Chính sách đối ngoại: - Những năm đầu sau CTTG II, các nước Tây Âu tiến hành chiến tranh tái chiếm thuộc địa, nhưng thất bại - Trong chiến tranh lạnh: Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mỹ (Anh, Đức, Italia) - Tây Âu gia nhập khối quân sự NATO (1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN, đứng về phía Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên có lúc quan hệ giữa Tây Âu và Mĩ cũng “trục trặc” (nhất là giữa Pháp – Mĩ) - 8/1975, các nước Tây Âu tham gia định ước Henxinki về an ninh và hợp tác Châu Âu, tình hình căng thẳng ở Châu Âu dịu đi rõ rệt. Câu 21: Liên minh Châu Âu (EU) – Quá trình hình thành, phát triển, mục tiêu, thành tựu * Quá trình hình thành và phát triển: - Năm 1951, sáu nước

File đính kèm:

  • docde cuong on tot nghiep mon LICH SU năm 2012.doc