Cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Lý Bạch

Theo lời Lý Bạch kể lại, thì ông là hậu duệ của tướng quân Lý Quảng nhà Hán, là cháu chín đời của Vũ Chiêu Vương Lý Cao nước Tây Lương thời Ngũ Hồ thập lục quốc. Có sách ghi ông là con cháu đời sau tông thất nhà Đường. Tương truyền lúc ông sắp sinh, bà thân mẫu nằm mộng thấy sao Tràng Canh (hay Trường Canh), vi sao này có tên là Thái Bạch nên đặt tên con là Bạch[1]. Sau này ông tự đặt hiệu là Thái Bạch, rồi Tràng Canh; ngoài ra do sinh ở làng Thanh Liên nên cũng lấy hiệu là Thanh Liên cư sĩ. Giới thi nhân bấy giờ thì rất kính nể tài uống rượu làm thơ bẩm sinh, nên gọi Lý Bạch là: Tửu trung tiên, Lý Trích Tiên.

Về sau này, Đỗ Phủ, thua ông 11 tuổi, được tôn làm Thi Thánh (Thơ Thánh) thì Lý Bạch được tôn làm Thi Tiên (Thơ Tiên).

 

doc16 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3954 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Lý Bạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý Bạch Lý Bạch Thi tiên Lý Bạch Sinh 701 Sui Ye Mất 762 Dan Tu Nghề nghiệp Nhà thơ Quốc gia Trung Quốc Giai đoạn sáng tác Nhà Đường Lý Bạch (701- 762) là nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên. Mục lục [ẩn] 1 Thân thế 2 Tiểu sử 2.1 Niên thiếu 2.2 Ngao du sơn thủy 2.3 Vào cung và bị gièm pha 2.4 Rời cung, bị đày ải và qua đời 2.5 Gia đình 3 Tiểu truyện 3.1 Chuyện thi cử 3.2 Chuyện trong cung 3.3 Cái chết 4 Tác phẩm 5 Trích dẫn tiêu biểu 6 Liên kết ngoài Thân thế Theo lời Lý Bạch kể lại, thì ông là hậu duệ của tướng quân Lý Quảng nhà Hán, là cháu chín đời của Vũ Chiêu Vương Lý Cao nước Tây Lương thời Ngũ Hồ thập lục quốc. Có sách ghi ông là con cháu đời sau tông thất nhà Đường. Tương truyền lúc ông sắp sinh, bà thân mẫu nằm mộng thấy sao Tràng Canh (hay Trường Canh), vi sao này có tên là Thái Bạch nên đặt tên con là Bạch[1]. Sau này ông tự đặt hiệu là Thái Bạch, rồi Tràng Canh; ngoài ra do sinh ở làng Thanh Liên nên cũng lấy hiệu là Thanh Liên cư sĩ. Giới thi nhân bấy giờ thì rất kính nể tài uống rượu làm thơ bẩm sinh, nên gọi Lý Bạch là: Tửu trung tiên, Lý Trích Tiên. Về sau này, Đỗ Phủ, thua ông 11 tuổi, được tôn làm Thi Thánh (Thơ Thánh) thì Lý Bạch được tôn làm Thi Tiên (Thơ Tiên). Tiểu sử Vào cuối đời nhà Tùy, một người họ Lý do thiếu nợ phải trốn ra Tây Vực, kết duyên cùng một Man bà (phụ nữ Tây Vực), đến năm Trường An nguyên niên sinh ra Lý Bạch (lúc này nhà Đường đang có sự biến do Võ Tắc Thiên gây ra). Niên thiếu Lý Bạch ở Lũng Tây, Cam Túc suốt thời thơ ấu, được mẹ dạy cho chữ Tây Vực, cha dạy cho Kinh Thi, Kinh Thư, đến 10 tuổi đã thông thạo và thích làm thơ. Gia đình giàu có, nên từ nhỏ Lý Bạch đã tha hồ đi đây đi đó cùng cha. Ông tỏ ra rất thích, chí hướng của ông sau này không phải quan trường, mà là thơ túi rượu bầu, thong dong tiêu sái. Đến năm 10 tuổi gia đình chuyển về huyện Chương Minh, Tứ Xuyên. Tại đây Lý Bạch say mê học kiếm thuật, trong một thời gian ngắn, tài múa kiếm và tài thơ của ông được bộc lộ rõ rệt. 15 tuổi ông đã có bài phú ngạo Tư Mã Tương Như, bài thơ gửi Hàn Kinh Châu, khá nổi tiếng. Lúc 16 tuổi danh tiếng đã nổi khắp Tứ Xuyên, thì ông lại phát chán, bèn lên núi Đái Thiên Sơn học đạo, bắt đầu cuộc đời ẩn sĩ. [sửa] Ngao du sơn thủy Làm ẩn sĩ trên núi được 2 năm, ông lại hạ sơn, bắt đầu làm hiệp sĩ, đi lùng hết các thắng cảnh ở Hà Bắc, Giang Tây, Tràng An... Bạn đồng hành với ông lúc này là Đông Nham Tử, nhưng chỉ đi chung được 1 năm. Đến năm 20 tuổi Lý Bạch đã đi khắp nước Thục, ông lại về Tứ Xuyên với gia đình, chuẩn bị tiền đi đường và tiền mua rượu cho cuộc hành trình sắp tới. Ông đến làm dưới trướng của thứ sử Ích Châu Tô Dĩnh, được ông này khen là thiên tài, "có thể sánh với Tư Mã Tương Như". Năm 723, Lý Bạch mặc áo trắng, đeo một bầu rượu lớn, chống kiếm lên đường viễn du. Trong khoảng ba năm, ông đã tham quan hầu hết cảnh đẹp Trung Hoa, như là hồ Động Đình, sông Tương, Kim Lăng, Dương Châu, Ngô Việt, Giang Hạ...Đến năm 726, ông đến Vân Mộng kết duyên cùng cháu gái của Hứa tướng công. Thời gian này tài năng thơ bắt đầu nở rộ. Đến 30 tuổi thì tiếng tăm đã vang đến triều đình. Được mời đi làm quan, nhưng ông không nhận. Năm Khai Nguyên thứ 23 (735), ông đi chơi ở Thái Nguyên, gặp Quách Tử Nghi đang ở tù, ông xin giúp, Quách liền được thả. Ông lại dẫn vợ rong chơi qua nước Tề, Lỗ, rồi định cư ở Nhiệm Thành. Đến đây Lý Bạch lại được Khổng Sào Phủ, Hàn Chuẩn, Bùi Chính, Đào Cái, Trương Thúc Minh - những ẩn sĩ đương thời - rủ lên núi Tồ Lai thưởng ngoạn, rồi say sưa ở Trúc Khê. Nhóm này được người ta gọi là "Trúc Khê lục dật". Vào cung và bị gièm pha Năm 741, Lý Bạch lại một phen từ bỏ gia đình, vợ con, ông đến Hồ Nam rồi Giang Tô, Sơn Đông... đi đến đâu danh tiếng lan ra đến đó. Năm đầu niên hiệu Thiên Bảo (742), ông đến Cối Kê, cùng đạo sĩ Ngô Quân ở ẩn tại Thiểm Trung. Sau đó cùng bạn về Trường An, ở đây ông gặp thái tử tân khách Hạ Tri Chương, trở nên đôi bạn rượu-thơ thân thiết. Ông được Hạ Tri Chương tiến cử lên vua Đường Minh Hoàng, vua Đường nghe danh đã lâu nên rất thích, vời vào điện Kim Loan giao việc thảo thư từ, sau được phong làm Hàn Lâm, chuyên giữ việc mật. Được vua Đường và Dương Quý Phi yêu thích. Tại đây, cùng với Hạ Tri Chương, Thôi Tông Chi, Vương Tiến, Tô Tần, Trương Húc, Tiêu Toại, Lý Thích Chi hợp thành nhóm "Tửu trung bát tiên". Đến năm 745, do lối sống của ông gàn dở bê bối, say xỉn suốt ngày, lại bị Dương Quốc Trung dèm pha nên Dương Quý Phi cũng phát ghét, chỉ trích luôn luôn làm Đường Minh Hoàng khó xử. Một bài thơ của Lý Bạch Lý Bạch nhận thấy sự đó, cộng với lòng đam mê du lãm đang trỗi dậy, ông liền từ biệt vua Đường. Vua rất buồn, nhưng cũng chiều theo, lại tặng thêm rất nhiều vàng nhưng thi nhân không nhận, cuối cùng trao cho ông quyền uống rượu miễn phí tại bất cứ quán rượu nào đi qua, tiền rượu sẽ do ngân khố thanh toán. [sửa] Rời cung, bị đày ải và qua đời Trong 10 năm kể từ lúc rời cung, Lý Bạch tha hồ uống rượu và đi chơi, ông từng qua Triệu, Nguỵ, Tề, Tần, Lương, Tống, các vùng Bân, Kỳ, Thương, Ư, Lạc Dương, các sông Hoài, sông Tứ... Do đi quá nhiều nên ông cũng quen biết và thân thiết với rất nhiều, trong đó có Đỗ Phủ, Sầm Tham, Mạnh Hạo Nhiên, Cao Thích... Năm Thiên Bảo thứ 13 (755), ông quen với Nguỵ Hạo ở Quảng Lăng, hai người cùng xoã tóc đi thuyền vào sông Tần Hoài. Sau đó đến Tuyên Thành. Tháng 11 năm này có loạn An Lộc Sơn, Lý Bạch liền về Lư Sơn, ở ẩn tại Bình phong điệp. Năm (56 tuổi), tiết độ sứ Vĩnh Vương Lân đến tận núi mời ông về phủ. Lý Bạch đành phải đi theo. Đến khi Lân làm phản bị bắt, Lý Bạch chạy trốn nhưng không thoát, lúc sắp bị tử hình có Tuyên Uý đại sứ Thôi Chi Hoán với ngự sử trung thừa Tống Nhược Tư đem giấu đi. Sang năm 757 bị triều đình bắt lại, lúc này người từng được Lý Bạch cứu khi xưa là Vương Chi Hoán ra sức giải oan, ông được giảm xuống tội đi đày. Năm 758, trên đường đi đày ba vùng Dạ Lang, Động Đình, Tam Giáp, Lý Bạch được tha, liền đi xuống phía đông đến Hán Dương, tiếp tục cuộc ngao du đây đó, tuy nhiên tuổi già, sức yếu, ông đành đến Đang Đồ, ở nhờ anh họ là Lý Dương Băng. Đến năm 762, vua Đường Đại Tông lên ngôi, cho người mời Lý Bạch nhưng trên đường đi thì nghe tin ông đã qua đời rồi. [sửa] Gia đình Lý Bạch có 4 đời vợ, sinh 3 trai, 1 gái. Bản tính phóng túng ham chơi, ông thường không quan tâm đến gia đình, may là có Đường Minh Hoàng chiếu cố cung ứng cho gia đình không đến nỗi thiếu thốn. [sửa] Tiểu truyện Truyện kể về Lý Bạch rất nhiều, ngoại trừ những chuyện phù phép quái gở, thì những chuyện sau đây được sách sử chép lại và người đời truyền tụng: [sửa] Chuyện thi cử Năm Thiên Bảo đời Đường Huyền Tông (742), Lý Bạch đến Tràng An ứng thí, tình cờ gặp Hạ Tri Chương (đang giữ chức Hàn Lâm), cả hai đều mê rượu, mê thơ nên trở thành thân thiết. Đề thi năm ấy là: "Không mong văn chương hơn thiên hạ, chỉ cần văn chương đúng ý quan chấm thi". Khoa thi vừa xong, Hạ Tri Chương sợ Lý Bạch không có tiền đút lót sẽ bị đánh rớt, liền gửi mộ lá thư giới thiệu cho giám khảo. Thư đến hai quan giám khảo là Cao Lực Sĩ và Dương Quốc Trung, hai người này vốn không thích Hạ Tri Chương, nên càng ghét Lý Bạch. Lúc chấm thi, thấy hai chữ Lý Bạch, Dương Quốc Trung liền phê: "Người này dốt quá chỉ đáng mài mực cho bọn sĩ tử thôi". Cao Lực Sĩ phê hùa theo: "Có lẽ chưa đáng mài mực, chỉ đáng cởi giày cho họ thôi". Rồi đánh hỏng vào bài thi của ông. [sửa] Chuyện trong cung Thi rớt kỳ ấy, Lý Bạch nghe lời Hạ Tri Chương ở lại chơi ít tháng, đợi Hạ tiến cử. Một hôm sứ nước Phiên dâng thư cho vua Huyền Tôn bằng tiếng Phiên, cả triều không ai đọc được. Vua vừa tức giận vừa hổ thẹn, hẹn sứ giả 6 ngày sẽ trả lời thư. Hạ Tri Chương kể chuyện cho Lý Bạch nghe. Vì Lý Bạch từng được mẹ dạy chữ Phiên, ông bảo "cũng chẳng khó gì", liền hôm sau được vua Đường vời vào triều. Lý Bạch không chịu vào, vua liền phong cho chức Học vị tiến sĩ, ông mới mặc áo, đội mão bước vào. Cầm thư Phiên, Lý đọc vanh vách, vua từ đó rất thích ông, không ngờ lại có người thông tuệ như vậy, liền thăng chức cho ông làm Hàn Lâm học sĩ. Đến khi Vua sai viết thư trả lời bằng tiếng Phiên, Lý Bạch mặt đỏ, liểng xiểng đi đến Cao Lực Sĩ, đưa chân cho y tháo giày, rồi ngoắc Dương Quốc Trung lại mài mực ông mới chịu viết. Hai người này đành phải lúi húi làm theo. Thời gian trong cung của Lý Bạch cũng có nhiều chuyện được chép lại, đại loại là về tài thơ của Lý Bạch. Như việc Lý Bạch say rượu làm thơ thần tốc thì có rất nhiều. Ngoài ra giai thoại sau đây rất nổi tiếng: Thời Khai Nguyên, lúc hoa nở đẹp, vua Đường Minh Hoàng cùng Dương Quý Phi ra ngắm hoa, sai nhạc đội ca hát. Lần này vua muốn có lời ca ngợi sắc đẹp của Dương Quý Phi, liền vời Lý Bạch đương say rượu vào đặt cho. Lý Bạch đang say viết liền 3 bài Thanh Bình điệu. Vua và Quý Phi rất thích. Sau này Dương Quốc Trung, Cao Lực Sĩ, những người từng bị Lý Bạch làm nhục gièm pha ông với Dương Quý Phi (em gái của Dương Quốc Trung) về bài Thanh Bình Điệu, bài này có đoạn: Khả liên Phi Yến ỷ tân trang Hai người cho là Lý Bạch sánh ngang Quý Phi với Triệu Phi Yến, một hoàng hậu bị thất sủng. Dương Quý Phi từ đó không ưa Lý Bạch, lại thêm Trương Ký ganh ghét gièm pha, Lý Bạch phải cuốn gói khỏi triều đình. [sửa] Cái chết Thời kỳ sau của Lý Bạch ít được chú ý, đến khi Đường Đại Tông - một người yêu thơ Lý Bạch - lên ngôi thì ông đã không còn nữa rồi. Có người bảo ông chết do bệnh, nhưng trong dân gian còn lưu truyền một chuyện đẹp đẽ về cái chết của Lý Bạch: Tại sông Thái Trạch, huyện Đang Đồ, trong một đêm rằm, Lý Bạch đang say xỉn trên bờ sông, thấy trăng in đáy nước đẹp quá, liền nhảy xuống với bắt mà chết đuối. Nơi đó có một cái đài, người sau đặt tên là Tróc nguyệt đài (Đài bắt trăng). Chuyện này được Đỗ Phủ, Vương Định Bảo, Hồng Dung Trai ghi lại. [sửa] Tác phẩm Nhà thơ Bì Nhật Hưu thời vãn Đường nói rằng: "Từ khi nhà Đường dựng nghiệp đến giờ, ngữ ngôn ra ngoài trời đất, tư tưởng vượt xa quỷ thần, đọc xong thì thần ruổi tám cực, lường rồi thì lòng ôm bốn bể, lỗi lạc dị thường, không phải lời của thế gian, thì có thơ Lý Bạch". Lý Bạch làm hơn 20.000 bài thơ cả thảy, nhưng làm bài nào vứt bài đó, nên được biết tới là nhờ dân gian ghi chép hơn cả. Sau loạn An Lộc Sơn thì mất rất nhiều. Đến khi ông mất năm 762 thì người anh họ Lý Dương Lân thu thập lại, thấy chỉ còn không tới 1/10 so với người ta truyền tụng. Sang năm 1080, Sung Minh Chiu người Hàn Quốc mới gom góp lại tập thơ Lý Bạch, gồm 1800 bài. Đến nay thì thơ Lý Bạch còn trên dưới 1000 bài, bài nào cũng được đánh giá rất cao, nhưng nổi tiếng trong dân gian thì có: Tương Tiến Tửu, Hiệp khách hành, Thanh Bình Điệu, Hành lộ nan... Khác với Đỗ Phủ, thơ Lý Bạch thích viển vông, phóng túng, ít đụng chạm đến thế sự mà thường vấn vương hoài cổ (Phù phong hào sĩ ca, Hiệp khách hành, Việt trung lãm cổ...), tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp (Cổ phong, Quan san nguyệt...), cảm thông cho người chinh phụ (Trường can hành, Khuê tình, Tử dạ thu ca...), về tình bạn hữu (Tống hữu nhân, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Văn Vương Xương Linh thiên Long Tiêu...), tình trai gái (Oán tình, Xuân tứ...), nhớ quê hương (Tĩnh dạ tứ, Ức Đông Sơn...). Nhưng nhiều nhất vẫn là về rượu (Tương Tiến tửu, Bả tửu vấn nguyệt, 4 bài nguyệt hạ độc chước, Xuân nhật độc chước, Đối tửu...). Lý Bạch làm thơ lối Cổ Phong rất được yêu thích, ngoài ra còn có thơ Tứ cú, bát cú. Sau đây là những bài được truyền tụng: Hành lộ nan ... Đình bôi đầu trợ bất năng thực Bạt kiếm tứ cố tâm mang nhiên ... Hành lộ nan! Hành lộ nan Đa kỳ lộ, kim an tại? Trường phong phá lãng hôi hữu thì Trực quải vân phàm tế thượng hải.   Đường đi khó ... Dừng chén,ném đũa,nuốt không được Tuốt kiếm nhìn quanh lòng mênh mang Muốn vượt Hoàng Hà sông băng đóng ... Đường đi khó ! Đường đi khó ! Nay ở đâu ? Đường bao ngả ? Cưỡi gió phá sóng hẳn có ngày Treo thẳng buồm mây vượt biển cả. Dịch: khuyết danh 將進酒 君不見黃河之水天上來, 奔流到海不復回? 君不見高堂明鏡悲白髮, 朝如青絲暮成雪? 人生得意須盡歡, 莫使金樽空對月。 天生我才必有用, 千金散盡還復來。 烹羊宰牛且為樂, 會須一飲三百杯。 岑夫子, 丹丘生, 將進酒﹐ 杯莫停。 與君歌一曲, 請君為我傾耳聽。 鐘鼓饌玉何足貴, 但願長醉不願醒。 古來聖賢皆寂寞, 唯有飲者留其名。 陳王昔時宴平樂, 斗酒十千恣歡謔。 主人為何言少錢, 逕須沽取對君酌。 五花馬,千金裘, 呼兒將出換美酒, 與爾同消萬古愁。 Sắp mời rượu Biết chăng ai: Sông Hoàng Hà ngọn nước tại lưng trời tuôn đến bể khôn vời lại được. Biết chăng nữa: Đài gương mái tóc bạc sớm như tơ mà tối đã như sương. Nhân sinh đắc ý nên càng Khôn nỡ để chén vàng trơ với nguyệt. Tài hữu dụng lẽ trời âu hẳn quyết, Nghìn vàng kia khi hết lại còn. Lúc vui chơi nào nhắm mùi ngon, Ba trăm chén cũng dồn một cuộc. Cụ Sầm rủ cụ Đan khuyên chuốc, Rượu nâng lên chớ được dừng tay. Vì ngươi hát một khúc này, Xin ngươi sẽ lắng tai nghe lấy. Tiệc chung cổ ngọc vàng là mấy, Hãy nên say say mãi tỉnh chi mà. Thánh hiền xưa cũng vẵng xa, Chỉ có rượu với người say là vẫn để. Tiệc Bình Lạc xưa kia cũng thế, Muời nghìn chung mặc thích vui cười. Tiền chủ nhân bao quản vắn dài, Cũng mua nữa cùng ngươi khuyên rót. Ngựa hoa tốt mà áo cừu cũng tốt, Gọi đồng ra đổi lấy rượu ngon. Cùng ngươi giải vạn kiếp buồn. Dịch: khuyết danh     清平調其一 雲想衣裳花想容, 春風拂檻露華濃。 若非群玉山頭見, 會向瑤臺月下逢。 Thanh bình điệu kỳ 1 - Dịch Ngô Tất Tố Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng. Gió xuân dìu dặt giọt sương trong Ví chăng non ngọc không nhìn thấy, Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông. 俠客行 趙客縵胡纓, 吳鉤霜雪明 銀鞍照白馬, 瘋沓如流星 十步殺一人, 千里不留行 事了拂衣去, 深藏身與名 閑過信陵飲, 脫劍膝前橫。 將炙啖朱亥, 持觴勸侯嬴。 三杯吐然諾, 五岳倒為輕。 眼花耳熱後, 意氣素霓生。 救趙揮金錘, 邯鄲先震驚。 千秋二壯士, 烜赫大樑城。 縱死俠骨香, 不慚世上英。 誰能書閣下, 白首太玄經。   Bài ca người hiệp khách Khách nước Triệu phất phơ giải mũ Gươm Ngô câu rực rỡ tuyết sương Long lanh yên bạc trên đường Chập chờn như thể muôn ngàn sao bay Trong mười bước giết người bén nhạy Nghìn dặm xa vùng vẫy mà chi Việc xong rũ áo ra đi Xoá nhòa thân thế, kể gì tiếng tăm Rảnh rang tới Tín Lăng uống rượu Tuốt gươm ra, kề gối mà say Chả kia với chén rượu này, Đưa cho Châu Hợi, chuốc mời Hầu Doanh. Ba chén cạn, thân mình xá kể! Năm núi cao, xem nhẹ lông hồng Bừng tai, hoa mắt chập chùng, Mống tuôn hào khí mịt mùng trời mây Chùy cứu Triệu vung tay khảng khái, Thành Hàm Đan run rẩy, kinh hoàng Nghìn thu tráng sĩ hai chàng Tiếng tăm hiển hách, rỡ ràng Đại Lương. Thân dù thác, thơm xương nghĩa hiệp; Thẹn chi ai hào kiệt trên đời. Hiệu thư dưới gác nào ai? Thái huyền, trắng xoá đầu người chép kinh Dịch: Trần Trọng San Bài thơ trên đây đã được Kim Dung dựa vào để viết lên truyện Hiệp khách hành, sau này đã được dựng lên thành phim [sửa] Trích dẫn tiêu biểu "Mã nhĩ đông phong" (Tai ngựa, gió đông) - Lý Bạch viết trong bài "Nhớ mười hai đem lạnh Vua Đáp uống một mình" (荅王十二寒夜獨酌有懷): Thế nhân văn thử giai điệu đầu, hữu như đông phong xạ mã nhĩ (世人聞此皆掉頭、有如東風射馬耳), nghĩa là "Mọi người trong thế giới đều nghe ấy và lắc đầu, thật giống như gió xuân thổi qua tai ngựa". "Kim Cốc tửu sổ" (Kim Cốc số rượu) - Từ bài thơ "Đêm xuân uống rượu trong vườn đào mận (春夜宴桃李園序)": Như thi bất thành, phạt y Kim Cốc tửu sổ (如詩不成、罰依金谷酒數), nghĩa là "Như thơ không thành, phạt theo số rượu ở Kim Cốc". LÝ BẠCH (701-762): Đại thi hào Trung Quốc . Cùng với Đỗ Phủ, Bạch Cư Di là ba nhà thơ cự phách nhất đời Đường . Tự Thái Bạch, Thành Liên cư sĩ . Nguyên quán ở Lũng Tây (Cam Túc), sinh trưởng ở huyện Chương Minh, tỉnh Tứ Xuyên. Truyền thuyết kể rằng: mẹ Lý Bạch nằm mơ thấy nuốt phải sao Thái Bạch, thụ thai sinh ra ông, đặt tên Lý Thái Bạch . Từ trẻ, Lý Bạch chỉ thích kiếm thuật, mê thi phú, ưa giao du. Mười tám tuổi đã trèo lên Đài Thiên Sơn đọc sách, kết giao với các đạo sĩ . Hai mươi tuổi đã lịch lãm hết những thắng cảnh đất Thục . Hai mươi sáu tuổi giã biệt mẹ cha, rời bỏ quê nhà, chống kiếm viễn du đến các miền hồ Động Đình, sông Tương Kim Lăng, Dương Châu, Ngô Việt, trở lui về Giang Hạ, rồi An Lục (Hồ Bắc). Đến đây, ông kết duyên với cháu gái một vị tể tướng đã về hưu. Lưu lại ít lâu, năm 741, Lý Bạch lại ra đi khắp tỉnh Hồ Nam, Giang Tây, Giang Tô, Sơn Đồng . Tới đâu tiếng tăm cũng lừng lẫy . Năm 742, tới Trường An, Lý Bạch được đạo sĩ Ngô Quân tiến cử lên Đường Minh Hoàng, được vua ngưỡng mộ, phong chứ Hàn lâm. Ba năm sau (745), không chịu nổi cảnh sống thối nát và trụy lạc của triều đình, cảm nhận thân phận thi sĩ bồi bút của mình, chủ động xin ra khỏi triều đình rồi cất bước tiếp tục lãng du. Rời Trường An đến Lạc Dương, ông gặp Đỗ Phủ - một cuộc hội ngộ lịch sử và Lý Bạch đã kể lại những hình ảnh sâu sắc đối với nhà thơ hiện thực vĩ đại tương lai. Dấu chân Lý Bạch đặt khắp vùng lưu vực sông Hoàng Hà, Trường Giang. Năm 755, An Lộc Sơn nổi dậy chống triều đình Đường, chiếm Lạc Dương, Trường An. Huyền Tông bỏ chạy vào đất Thục, nhường ngôi cho Lý Hanh (Túc Tông). Do yêu nước, Lý Bạch đứng về phía Lý Lân (em ruột của vua Lý Hanh) đánh giặc, nhưng không ngờ Lý Lân mưu lật đổ anh, gây nội chiến . Lý Lân bị giết, Lý Bạch bị hạ ngục, khép vào tội đồng lõa, suýt bị giết . Năm 759, bị đày đi Dạ Lang (Qúy Châu). Dọc đường đến Vu Sơn (Tứ Xuyên) được ân xá . Vui sướng, Lý Bạch băng xuôi sông Trường Giang sống tiếp tục cuộc đời phiêu bạt . Năm 761, nghe tin Lý Quang Bật đem quân truy đuổi Sử Triều Nghĩa, Lý Bạch liền tòng quân ngay mặc cho tuổi già sức yếu . Giữa đường hành quân, Lý Bạch mắc bệnh, ông tạt vào huyện Dương Đỗ (An Huy) rồi trút hơi thở cuối cùng ở nhà chú họ, thọ 62 tuổi . Cuộc đời Lý Bạch đầy những nghịch lý: sinh trưởng trong một gia đình thương nhân nhưng lại coi rẻ tiền tài, chuộng nghĩa hiệp, thiên tài bẩm sinh về văn học nhưng lại nuôi hoài bão chính trị; thấy xã hội thối nát nhưng lại chủ quan duy ý chí ... nên đời ông đã đi hết thất bại này đến thất bại khác . Nói đến Lý Bạch là phải nói đến tiên thơ, thánh rượu và tính "ngông". Lý Bạch thích rượu nhưng ông không bê tha trụy lạc . Cái "ngông" của Lý Bạch chính là sự phỉ báng bọn quyền qúy . Với 3000 bài thơ, phú tấu đã phản ánh một cách sinh động, thống nhất giữa đất nước - thời cuộc - con người . Nhà thơ có cuộc đời sóng gió, học vấn uyên bác, nhân cách cứng cỏi, tâm hồn phóng khoáng luôn hướng về điều thiện và cái đẹp . Lý Bạch được coi là bậc thầy của thơ ca lãng mạn tích cực . Là người có ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn hoá Việt Nam. Lý Bạch Lý Bạch là nhà thơ lớn thời Đường, là một ngôi sao sáng chói trên thi-văn-đàn Trung Quốc. Người ta thường gọi Ông là Thi Tiên (Trích Tiên Lý Bạch) , Lý Dương Băng trong "Thảo đường tập tự" đã có câu nói bất hủ về thiên tài Lý Bạch "Thiên tải độc bộ, duy công nhất nhân" (hàng ngàn năm chỉ có một mình ông mà thôi ) Lý Bạch đã để lại hơn một ngàn bài thơ có một ảnh hưởng rất sâu rộng trong lịch sử văn học Trung Quốc, phổ thông và được lưu truyền rộng rãi trong nhân gian , cũng như nhiều học giả trên thế giới đã dày công nghiên cứu thi ca Lý Bạch . Thơ của Ông rất tự nhiên, không chải chuốt, gọt dũa mà ý thơ sâu sắc, có sức truyền cảm quyến rũ một cách lạ lùng . Lý Bạch là thiên tài của những bài thơ Tuyệt Cú (4 câu 5 chữ), ngắn gọn, nhưng cô đọng, hàm súc, đầy đủ, là những tuyệt tác bất hủ được lưu truyền trong nhân gian từ đời này qua đời khác. Bài thơ Tĩnh Dạ Tứ (Xúc Cảm Đêm Trăng) của Lý Bạch là một kiệt tác tuyệt vời trong thế giới Đường Thi trùng trùng điệp điệp .... Hình thức cô động thâm thúy của bài thơ ngũ tuyệt 20 chữ nay là một thử thách lớn lao mà thi nhân phải đương đầu vì "ngôn bất tận ý" (lời không nói hết được ý ) và thi nhân phải dùng ngôn từ tương ứng như thế nào để có thể vừa miêu tả cảnh vật và diễn đạt một ấn tượng dạt dào, một cảm xúc lai láng. Lý Bạch là một người có tài, nhưng lại là người ít may mắn trên đường công danh sự nghiệp . Ông là người hay đi đây đó, làm thân lữ khách nơi quán trọ tha phương, xa nhà, xa quê, xa gia đình bạn bè ... Và bài thơ "Tĩnh Dạ Tứ" đã diễn tả nỗi cảm xúc bâng khuâng , xao xuyến, cái nỗi niềm tha phương nhớ nhà da diết, khi màn đêm hoang vắng đã buông phủ bốn bề, trong khung cảnh tịch liêu, cô đơn, của người viễn khách một mình một bóng canh thâu ... nhìn qua khung cửa , xa xa, chập chờn mộng ảo, là vầng trăng tỏa ánh sáng lung linh huyền ảo .. đã làm cho nhà thơ chạnh lòng thương nhớ quê hương . Bài thơ đã bộc lộ những xúc cảm sống động, dạt dào, rung lên những âm vang tha thiết của nhạc điệu trữ tình ... Trong sách Nghệ khái, Lưu Huy Tải đã nói : "Thơ tứ tuyệt dễ làm, không có chữ thừa, nhưng tạo được cái dư vị thật là khó". Cái "dư vị" trong bài thơ Tĩnh Dạ Tứ của Lý Bạch chỉ là cảnh sắc "vô tình" của màn đêm huyền ảo với trăng, sương chập chùng, nhưng rất là "hữu tình" đã đem lại những cảm xúc nao nao xót dạ, đã đưa người thơ đi tìm lại những mảnh ký ức, hồi tưởng của cố quận, sông xưa, núi cũ, quê nhà . Người phương xa vẫn canh cánh nặng nợ tình quê ... Tĩnh Dạ Tứ Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương Lý Bạch Ghi chú : có sách ghi rằng -câu 1 : Sàng tiền khán nguyệt quang -câu 3: Cử đầu vọng sơn nguyệt (theo học giả Vương Vận Hy : "Nhìn nhận cho kỹ trong thơ Lý Bạch, "Sơn nguyệt" và "Cố hương" hình như có liên hệ đặc biệt trên con đường lữ hành rời đất Thục, Lý Bạch đã viết bài tuyệt cú "Nga mi sơn nguyệt ca" ... Ông yêu cố hương Yên sơn và nguyệt núi Nga mi. Thuở nhỏ ông thường lên đỉnh núi Nga Mi (Tứ Xuyên) ở quê cha đất tổ để ngắm trăng, và sau khi đi ngao du sơn thủy, nỗi nhớ quê hương của ông thường dâng trào mãnh liệt ... Do đó khi ở quê hương khác trong đêm yên tĩnh nhìn trăng sáng vượt qua đầu núi chiếu vào giường, ông nghĩ đến núi và trăng ở Nga mi, nghĩ đến chuyện quê hương là chuyện tất nhiện" Dịch nghĩa: Ánh trăng chiếu sáng đầu giường Ngỡ như sương trắng phủ sân nhà Ngẩng đầu lên nhìn trăng sáng Cúi đầu xuống nhớ quê cũ Dịch thơ: Xúc Cảm Đêm Trăng 1- Đầu giường trăng tỏ rạng Đất trắng ngỡ như sương Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương 2- Giường khuya trăng chiếu bời bời Sương rơi phủ đất ngỡ đời chiêm bao Ngẩng đầu trăng sáng trên cao Cúi đầu ngấn lệ nghẹn ngào.... cố hương Hải Đà Bức tranh thu đã được tô đẹp bằng một vầng trăng thu huyền ảo ... Trăng soi lồng lộng trên sóng nước bập bềnh biến dòng sông thành một giải lụa vàng óng ả. Điểm đặc trưng quan trọng đối với vầng trăng trong thơ Lý Bạch là ánh trăng trong trắng, lung linh tỏa sáng, thêm màn đêm lạnh lẽo bao phủ không gian vô tận và con người nhỏ bé, khiến cảm xúc của con người sản sinh bộc phát ngẫu nhiên, mang những sắc thái tinh tế khó mà diễn tả . Trong một đêm trăng vắng vẻ nhà thơ Lý Bạch nằm trong thư phòng, bóng trăng khe khẽ len qua khung cửa sổ rọi sáng đầu giường, trong một không gian tịch mịch giữa đêm, hồn thơ đã nhập vào hồn trăng bay lâng lâng vào một cõi mộng ảo vô cùng ...đã đi từ trạng thái mơ hồ đến tỉnh thức. Ánh trăng sáng vời vợi trên bầu trời cao kia, tỏa những tia sáng lặng lẽ, êm ái huyền diệu trên chiếc giường ngủ, rất gần gũi và thân thiết với nhà thơ làm sao, và đó cũng chính là vầng trăng mà Lý Bạch đã mải mê ngắm trên núi Nga My trong những ngày niên thiếu ở quê nhà. Những tia sáng của trăng chập chờn mờ ảo đã làm nhà thơ ngỡ ngàng như sương khói bao phủ đầu giường, nhìn trăng mà lòng buồn vời vợi, ngỗn ngang trăm mối tơ lòng ... Sương và Trăng làm nỗi bật sự trống vắng vô tận, làm tăng thêm khung cảnh u uẫn đìu hiu của trời đêm cô liêu, đã đem lại những cảm giác mông lung hư hư thật thật ... quanh quất đâu nay : sương là trăng , hay trăng là sương. Trong cái ngây ngất chếnh choáng của màn đêm mờ ảo, nhà thơ đã tài hoa hữu hình hóa cái huyền diệu của trăng và sương ... Cái tĩnh lặng của không gian bàng bạc trong bài thơ đã tràn ngập cảm xúc , nội tâm và tư duy khó mà diễn tả. Hình ảnh màn sương "ngờ ngợ" phủ trắng nền đất trong trời đêm đã mở ra một khoảng không gian tịch liêu cô quạnh mông lung, làm gia tăng nỗi cô đơn của người thơ. Nhà thơ đã dùng những hình tượng dựng cảnh, nhưng thật ra là muốn ngụ tình, gửi gắm những tâm sự thầm kín của tác giả. Đầu giường trăng tỏ rạng Đất trắng ngỡ như sương Hình ảnh Trăng và Sương cũng đã thấy rải rác trong nhiều bài thơ Đường nổi tiếng . Mặc dầu khai thác cùng một ý tứ, một chủ đề , nhưng mỗi nhà thơ có tài hoa sáng tạo khác nhau, để tạo nên những sắc thái tình cảm riêng biệt độc đáo , phù hợp với mỗi tâm tư hoàn cảnh khác nhau . Những hình tượng và cảm xúc suy nghĩ này có thể tìm thấy trong bài "Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ" của Trương Nhược Hư : Giang lưu uyển chuyển nhiễu phương điện Nguyệt chiếu hoa lâm giai như tiển Không lý lưu sương bất giác phi Giang thượng bạch sa khan bất kiến Trương Nhược Hư Sông quanh đất ngát thoảng hương đầy Trăng sáng rừng hoa ngỡ tuyết bay Lất phất sương rơi nào có thấy Sông dài cát trắng chẳng ai hay Hải Đà Sương và trăng như hình vơi bóng chập chờn ẩn hiện trong khung trời Đường Thi lồng lộng ... với những hình ảnh cụ thể và suy nghĩ chân thành có sức rung động sâu xa như bài thơ Sương Nguyệt của Lý Thương Ẩn . Thiên nhiên với trăng, sương, hoa, cỏ, khói, nước ... đúng là lẽ sống của khung trời Đường Thi, là sự hài hòa tinh tế của cuộc đời vô thường và sự thanh tao của vũ trụ, muôn vật ... Sơ văn chinh nhạn dĩ vô thiền Bách xích lâu đài thủy tiếp thiên Thanh nữ Tố nga câu nại lãnh * Nguyệt trung sương lý đấu thuyền quyên (Sương Nguyệt- Lý Thương Ẩn) (* Thanh nữ = vị

File đính kèm:

  • doccuoc doi va su nghiep tho ca cua Ly Bach.doc