Cuốn sách Chuẩn kiến thức Ngữ Văn 11(nâng cao)

Hiện nay trong nhà trường để đánh giá trình độ làm văn của mỗi người hầu như chỉ có một phương thức duy nhất là viết bài làm văn theo một đề bài nhất định theo giới hạn của chương trình môn học. Như vậy để viết một bài có chất lượng cho đến nay vẫn là năng lực có ý nghĩa quyết định nhất trong các kỳ thi tuyển.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để viết được một bài văn chất lượng? Muốn nâng được chất lượng của bài làm văn thì yêu cầu người viết phải nắm được một lượng kiến thức tương đối lớn xung quanh những vấn đề về tác giả, tác phẩm một cách toàn diện và biết vận dụng thành thạo những kiến thức đã nắm vững vào trong bài làm của mình. Với những yêu cầu đặt ra như trên cuốn sách Chuẩn kiến thức Ngữ Văn 11(nâng cao) được biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh có thêm những vốn hiểu biết toàn diện nhất về tác giả và tác phẩm để đạt được những yêu cầu của bài làm văn.

Cuốn sách đặc biệt chú trọng cung cấp cho các bạn học sinh một lượng kiến thức đa dạng và những baì làm văn phong phú, bám sát chương trình sách giáo khoa lớp 11 nâng cao từ văn học Việt Nam đến văn học nước ngoài và lí luận văn học,.

Kèm theo một hệ thống như vậy cuốn sách không quên cung cấp cho các bạn những đề văn thuộc nhiều kiểu loại khác nhau.

Có thể nói cuốn sách là một kho tàng kiến thức được biên soạn rất công phu và có chất lượng bởi một nhóm tác giả có kinh nghiệm về văn học.

Cuốn sách gồm hai phần:

Phần một: Chúng tôi biên soạn theo hình thức kẻ bảng tìm hiểu nhằm giúp các bạn học sinh có những kiến thức cơ bản về bài học. Tuỳ theo bài dạy(có quan trọng hay không) mà chúng tôi biên soạn phần này.

Phần hai:bao gồm những bài làm văn theo các yêu cầu xung quanh bài học nhằm giúp các bạn khắc sâu hơn kiến thức và mở rộng vốn hiểu biết cho mình

Đặc biệt ở cuối sách là phần phụ lục bao gồm nhưng đề văn hay trong trường THPT chương trình lớp 11 nằm trong danh sách thi tốt nghiệp và ĐH-CĐ nhằm giúp các bạn định hình những kiến thức trong kỳ thi đầy cam go này

Cuốn Chuẩn kiến thức Ngữ Văn 11(nâng cao) lần đầu tiên được ra mắt chắc còn nhiều thiếu sót. Mong quý vị và các bạn thông cảm và góp ý để lần biên soạn sau thật sự tốt hơn.

 

doc390 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3842 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Cuốn sách Chuẩn kiến thức Ngữ Văn 11(nâng cao), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vũ đình tường Lương ngọc điệp-hứa huyền trang Nguyễn thuỳ dung-hoàng lan hương Hồ thị thanh hiền-đặng kim nhung Ngữ Văn Chương trình nâng cao v Lời nói đầu Các bạn học sinh lớp 11 thân mến! Hiện nay trong nhà trường để đánh giá trình độ làm văn của mỗi người hầu như chỉ có một phương thức duy nhất là viết bài làm văn theo một đề bài nhất định theo giới hạn của chương trình môn học. Như vậy để viết một bài có chất lượng cho đến nay vẫn là năng lực có ý nghĩa quyết định nhất trong các kỳ thi tuyển. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để viết được một bài văn chất lượng? Muốn nâng được chất lượng của bài làm văn thì yêu cầu người viết phải nắm được một lượng kiến thức tương đối lớn xung quanh những vấn đề về tác giả, tác phẩm một cách toàn diện và biết vận dụng thành thạo những kiến thức đã nắm vững vào trong bài làm của mình. Với những yêu cầu đặt ra như trên cuốn sách Chuẩn kiến thức Ngữ Văn 11(nâng cao) được biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh có thêm những vốn hiểu biết toàn diện nhất về tác giả và tác phẩm để đạt được những yêu cầu của bài làm văn. Cuốn sách đặc biệt chú trọng cung cấp cho các bạn học sinh một lượng kiến thức đa dạng và những baì làm văn phong phú, bám sát chương trình sách giáo khoa lớp 11 nâng cao từ văn học Việt Nam đến văn học nước ngoài và lí luận văn học,... Kèm theo một hệ thống như vậy cuốn sách không quên cung cấp cho các bạn những đề văn thuộc nhiều kiểu loại khác nhau. Có thể nói cuốn sách là một kho tàng kiến thức được biên soạn rất công phu và có chất lượng bởi một nhóm tác giả có kinh nghiệm về văn học. Cuốn sách gồm hai phần: Phần một: Chúng tôi biên soạn theo hình thức kẻ bảng tìm hiểu nhằm giúp các bạn học sinh có những kiến thức cơ bản về bài học. Tuỳ theo bài dạy(có quan trọng hay không) mà chúng tôi biên soạn phần này. Phần hai:bao gồm những bài làm văn theo các yêu cầu xung quanh bài học nhằm giúp các bạn khắc sâu hơn kiến thức và mở rộng vốn hiểu biết cho mình Đặc biệt ở cuối sách là phần phụ lục bao gồm nhưng đề văn hay trong trường THPT chương trình lớp 11 nằm trong danh sách thi tốt nghiệp và ĐH-CĐ nhằm giúp các bạn định hình những kiến thức trong kỳ thi đầy cam go này Cuốn Chuẩn kiến thức Ngữ Văn 11(nâng cao) lần đầu tiên được ra mắt chắc còn nhiều thiếu sót. Mong quý vị và các bạn thông cảm và góp ý để lần biên soạn sau thật sự tốt hơn. Chúc các bạn đạt được những thành công lớn trong môn Văn. Thay mặt nhóm biên soạn Vũ đình tường Vào phủ chúa Trịnh -Trích Thượng kinh ký sự- Lê Hữu Trác Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác là một trong những nhà nho nặng lòng với đất nước. Ông đã luôn cố gắng vận hết sức mình để giúp đời. Ông học võ, luyện văn rồi lại dồn tâm huyết cho nghề thuốc. Sự cố gắng ấy của ông đã để lại cho đời những sản phẩm thật đáng trân trọng. Đó là những bài thuốc hay, những trang văn luôn căng đầy nhiệt huyết và hơn hết đó là một nhân cách cao quý của một con người. Với tập kí Thượng kinh kí sự, Lê Hữu Trác đã thể hiện tài năng của mình với nhiều tư cách : thầy thuốc, nhà sử học và nhà văn. Với tư cách là nhà văn, ông đã đưa thể văn xuôi tự sự trung đại lên một tầm cao mới. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là một đoạn trích đặc sắc, tiêu biểu của tác phẩm. Nó cũng đã thể hiện khá đầy đủ những nét riêng trong cách viết kí của Lê Hữu Trác. I/ Tìm hiểu chung 1.Tác giả 2.Thể loại 3.Tác phẩm II/Đọc hiểu văn bản 1.Bức tranh hiện thực sinh động trong phủ chúa 2.Người thầy thuốc không màng danh lợi III/Tổng kết 1.Nội dung 2.Nghệ thuật Lê Hữu Trác (1724 - 1791) là người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Yên Mĩ, Hưng Yên). Ông là danh y lỗi lạc, nhà văn tài hoa, một nho sĩ coi thường danh lợi. Khi xã hội rối ren, người người đua chen danh lợi, ông đã lánh về quê mẹ là đất Hương Sơn, Hà Tĩnh để sống cuộc đời ẩn sĩ thanh cao, làm nghề bốc thuốc chữa bệnh. Vì vậy ông tự nhận mình là Hải Thượng Lãn Ông (ông già lười đất Thượng Hồng). Với tư cách thầy thuốc, ông đã để lại cho y học rất nhiều bài thuốc quý. Với tư cách nhà văn, ông đã đưa thể kí trung đại trở thành một thể văn xuôi tự sự nghệ thuật, với cái Tôi nghệ sĩ trữ tình và bản lĩnh. Kí là một thể văn xuôi tự sự khá phát triển từ thời kì văn học trung đại. Tác phẩm kí thường lấy chất liệu từ là sự thực cuộc sống. Người viết kí trung thành với sự thật, khai thác sự thật theo quan điểm cá nhân. Kí có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự thực lịch sử và cảm xúc của người viết. Một số tác phẩm kí tiêu biểu của văn học trung đại : Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Thượng kinh kí sự (Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác), Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ), Công dư tiệp kí (Vũ Phương Đề), Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên), Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Nam triều công nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm), Nhị Thanh động kí sự (Ngô Thời Sĩ)... Thượng kinh kí sự là tập kí sự viết bằng chữ Hán của Lê Hữu Trác, ghi lại chuyện tác giả lên kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm từ ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần (1782) đến ngày trở về Hương Sơn mùng 2 tháng 11 năm đó. Tác giả đang sống cuộc sống ẩn dật ở quê mẹ (Hương Sơn, Hà Tĩnh) thì bỗng có chỉ triệu ra kinh chữa bệnh cho cha con Trịnh Sâm. Tác giả miễn cưỡng lên kinh. Ông đã ghi lại cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cả những tâm sự của bản thân trên đường đi. Đến kinh, vào khám bệnh, tác giả đã ghi lại tỉ mỉ quang cảnh kinh đô và cảnh trong phủ chúa. Ông cũng ghi lại những cuộc gặp gỡ giao du của mình với công khanh nho sĩ chốn kinh thành. ở kinh đô, ông luôn thương nhớ và mong trở về quê hương. Cuối cùng, ông lên đường trở về quê nhà với tâm trạng hân hoan, ung dung. Về đến nhà được vài ngày, ông nhận được tin phủ chúa đã bị kiêu binh nổi loạn tràn vào phá phách, quan Chánh đường Hoàng Đình Bảo oai phong là thế đã bị kiêu binh giết chết. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh ghi lại chi tiết việc tác giả vào phủ và khám bệnh cho thế tử ngày 1 tháng 2 năm 1782. Đoạn trích đã tái hiện chi tiết và cụ thể hành trình tác giả vào phủ chúa để khám bệnh cho thế tử. Thế nhưng nội dung kể chuyện không đơn giản là tường thuật một cuộc khám bệnh. ẩn đằng sau lời kể chuyện rất tự nhiên và có vẻ khách quan ấy là rất nhiều điều mà người đọc có thể thu nhận và khám phá. Thứ nhất, người đọc hình dung được trình tự một cuộc bắt mạch và kê thuốc của một thầy thuốc đối với một bệnh nhân đặc biệt, vị thế tử nhỏ tuổi của phủ chúa. Thứ hai, người đọc hình dung được một phủ chúa sang trọng, xa hoa và đầy uy quyền. Đó không phải là một phủ chúa mà là một hoàng cung. Từ đó, người đọc phần nào nhận ra được bộ mặt xã hội phong kiến Việt Nam thời kì vua Lê chúa Trịnh. Thứ ba, người đọc thấy được một thầy thuốc, một người kể chuyện có một phong thái rất ung dung mặc dù ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ đối thoại của ông rất khách quan và đúng mực một kẻ bề tôi. Tất cả những điều trên, có lẽ đều nhằm vào một mục đích duy nhất, mục đích cuối cùng và mục đích nghệ thuật sâu xa của nhà văn : đó là thể hiện thái độ của mình đối với “triều đình” phủ chúa. Vốn con nhà quan lại nên cũng không mấy lạ lẫm với cảnh xa hoa của hoàng cung, vậy mà khi được triệu vào phủ chúa, tác giả đã không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh lộng lẫy nơi đây. Mặc dù bị mời đi vội vã, ngồi trên chiếc cáng “chạy như ngựa lồng”, “bị xóc một mẻ, khổ không nói hết” nhưng bước chân vào phủ, ông vẫn có đủ thời gian để quan sát, để ngạc nhiên. Có bao nhiêu sự làm ông thầy thuốc ẩn sĩ vừa từ Hương Sơn ra kinh thành, dù “vốn con quan, sinh trưởng, chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết” vẫn phải ngạc nhiên. Cảnh thì đẹp như chốn “đào nguyên”, người đi lại phục vụ nhà chúa đông như mắc cửi, vào đến chỗ ở của thế tử thì phải qua bao nhiêu lần cửa. Nơi thế tử “dùng trà” (uống thuốc) cũng là gác tía với cột và đồ nghi trượng đều sơn son thếp vàng. Phòng ở của thế tử thì ngào ngạt hương hoa. Một cậu bé năm sáu tuổi sống như bậc đế vương. Trịnh Cán là con trai của Trịnh Sâm với Tuyên phi Đặng Thị Huệ (người thiếp yêu của chúa Trịnh Sâm). Căn nguyên căn bệnh của thế tử chính là sự quá xa hoa và thừa thãi. Khung cảnh và cảnh sinh hoạt nơi phủ chúa qua miêu tả của tác giả đã chứng minh một điều rằng, phủ chúa là một hoàng cung. Và vì thế, Trịnh Sâm mới chính là một ông vua, còn vua Lê chỉ là bù nhìn. Tác giả cũng đã bộc lộ đánh giá này của mình khi rất nhiều lần ông nhắc đến những từ “thánh chỉ”, “thánh giá”, “thánh thượng” - vốn chỉ được dùng chỉ vua, kể cả việc miêu tả rất tỉ mỉ căn phòng của thế tử và chiếc ghế đặt cạnh giường thế tử. Chúa Trịnh đã quá lộng hành, đã tự coi mình là vua. Chỉ là kể, là tả thôi nhưng tác giả đã thể hiện rất rõ thái độ, quan điểm của mình. Cách kể chuyện nhẹ nhàng, thâm thuý, nghe như không mà gợi thật nhiều. Nhân vật “tôi” đã quan sát và tả rất tỉ mỉ, từng đường đi lối lại, qua từng cánh cổng... Miêu tả chi tiết sự thực là một đặc điểm nổi bật của thể kí, song kí của Lê Hữu Trác không đơn giản chỉ là tường thuật sự việc như nhiều tác phẩm kí trung đại khác. ở đây, tác giả tả, kể, tường thuật chi tiết và rất tự nhiên xen vào đó những lời bình luận nhẹ nhàng mà sâu cay, như : “Ông san mâm cơm cho tôi ăn. Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia”. Nhìn bề ngoài, cách nói, cách tiếp đón, các nghi lễ, người hầu... có vẻ như chúa Trịnh Sâm có một uy quyền thật lớn, phủ chúa thật mạnh, thật nghiêm trang. Thế nhưng, tất cả chỉ là một vở chèo hài hước. Đã có rất nhiều cái chệch choạc, uể oải, nhốn nháo và bệnh hoạn trong phủ chúa. Sự rệu rạo của nhà Trịnh thể hiện ở hình ảnh bệnh hoạn của Đông cung thế tử, người đã được chọn để nối ngôi chúa. Qua đoạn trích, người đọc còn có thể hình dung được một chân dung người thầy thuốc khá chi tiết. Thầy thuốc này có vẻ không mấy mặn mà với công việc chữa bệnh của mình. Người thầy thuốc ấy vào phủ chúa với vẻ miễn cưỡng. Trước sự nghiêm trang của phủ chúa, ông không có vẻ sợ sệt hay e ngại của một kẻ bề tôi. Ông thầy thuốc ấy cứ dửng dưng kể, dửng dưng tả và thản nhiên bình luận. Uy quyền không làm ông sợ nhưng khiến ông trăn trở. Với cách tả cách kể ấy, có thể nhận ra thái độ của tác giả đằng sau câu chuyện. Đó là thái độ châm biếm, phê phán nhà Chúa. Thành công của đoạn trích phải kể đến giọng điệu kể chuyện rất kí sự của Lê Hữu Trác, đó là sự xen kẽ rất tự nhiên của lời kể và lời bình. Thông thường, kí là kết quả của sự kết hợp giữa tả cảnh và thể hiện tâm tư. ở đây, tác giả chú ý nhiều đến tả cảnh, đến tường thuật sự việc. Nhưng lại chính cách kể và cách tả ở đây lại nói lên tâm tư tình cảm, thái độ của nhà văn. Với đoạn trích này và với Thượng kinh kí sự, Lê Hữu Trác đã đưa thể kí trung đại trở thành một thể văn xuôi tự sự nghệ thuật có sức hấp dẫn và rất cuốn hút người đọc.  Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh góp phần vạch trần bản chất xấu xa của giai cấp thống trị thời phong kiến. Sự xa hoa quá mức của bọn vua chúa là nguyên nhân dẫn đến loạn li, binh biến, dẫn đến cuộc sống cực khổ của những người nhân dân lao động. ẩn đằng sau những trang kể tả có vè khách quan pha chút dí dỏm ấy là thái độ coi thường danh lợi và tấm lòng tha thiết của tác giả đối với đất nước - Ưu thế của thể lọai kí được phát huy tối ưu trong đoạn trích. Phủ chúa được ghi lại chi tiết, chân thực tỉ mỉ cho thấy cuộc sống xa hoa uy quyền là có thực. Qua đó, tác giả thể hiện trực tiếp cảm nghĩ cuả mình về những gì ông chứng kiến. Tác phẩm vì thế có giá trị hiện thực sâu sắc. - Nhiều chi tiết chọn lọc có giá trị BC cao, vì thế trong đoạn trích Lê Hữu Trác không chỉ là một thầy thuốc có y đức cao cả mà ông còn là một nhà thơ nhà văn có con mắt tinh tường, có cảm xúc tinh tế, có tài năng nghệ thuật thực sự; một nhà nho uyên thâm, hóm hỉnh. - Các chi tiết được sắp xếp hợp lý, chủ yếu theo trật tự thời gian,... - Giọng điệu kể chuyện trầm tĩnh khách quan có vị hài hước, do đó tạo được cảm giác tin cậy, thú vị của người đọc Cha tôi -Trích “Đặng Dịch Trai ngôn hành lục- Đặng Huy Trứ I/Tìm hiểu chung. 1.Tác giả Đặng Huy Trứ (1825-1874) hiệu là Tỉnh Trai và Vọng Tân, tự là Hoàng Trung, người làng Thanh Lương, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Năm 1843, Đặng Huy Trứ đỗ cử nhân, năm 1848 đỗ tiến sĩ nhưng vì phạm huý ông đã bị đánh trượt và bị tước luôn học vị cử nhân. Ông đã dâng nhiều thư điều trần đề xuất nhiều tư tưởng tân tiến nhưng đáng tiếc là những tư tưởng của ông không được thực hiện. 2.Tác phẩm Đặng Dịch Trai ngôn hành lục thuộc thể kí, là tác phẩm khá thành công của Đặng Huy Trứ. Tác phẩm là những trang hồi tưởng của tác giả về người cha đáng kính của mình, ông Đặng Văn Trọng (tên hiệu là Dịch Trai). Tác phẩm ghi lại chi tiết lời nói và việc làm của Đặng Văn Trọng cùng nhiều chi tiết quan trọng về cuộc đời, qua đó thể hiện những quan niệm về cuộc sống của tác giả và tình cảm kính trọng của ông đối với người cha đáng kính. II/ Phân tích tác phẩm Thể kí xuất hiện mầm mống từ giai đoạn thứ hai của thời kì văn học trung đại (thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII) nhưng phải đến nửa cuối thế kỉ XVII với sự xuất hiện của Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác thì kí mới thực sự ra đời với tư cách là thể văn xuôi tự sự nghệ thuật. Đặng Dịch Trai ngôn hành lục của Đặng Huy Trứ là tác phẩm thuộc loại văn tự thuật - một thể tài khá quen thuộc của kí trung đại. ở loại văn tự thuật, người viết thuật lại khá trung thành và tỉ mỉ các sự kiện liên quan đến cuộc đời mình và những người thân. Trong Đặng dịch trai ngôn hành lục, Đặng Huy Trứ đã thuật trung thực những sự kiện liên quan đến bản thân ông. Trong tác phẩm, tác giả nhắc nhiều đến người cha của mình là Đặng Văn Trọng. Là một trí thức có nhân cách, nhưng phải sống vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, chứng kiến những cơn suy vong của vận mệnh dân tộc, ông đã đau lòng trước sự tan rã của hệ thống đạo đức luân lí phương Đông. Và vì thế ông tiếc nuối thời kì đã qua và gửi gắm niềm nuối tiếc ấy vào nỗi nhớ thương về người cha mà ông vô cùng kính trọng. Đoạn trích Cha tôi không đơn giản là tấm lòng của tác giả đối với người cha mà còn thể hiện những suy nghĩ của ông về lẽ sống, nhân sinh. Đoạn trích lần lượt thuật lại ba sự kiện tiêu biểu, ba khúc ngoặt trên đường thi cử của nhân vật “tôi” (tức Đặng Huy Trứ). Sự kiện là việc thi cử đỗ trượt của “tôi” nhưng vấn đề tác giả muốn thể hiện ở đây lại nằm ở hành động, lời nói của người cha. Những phản ứng của người cha trước việc đỗ trượt của con trai đã thể hiện rõ nhân cách và cái nhìn sâu sắc của ông về con người. Sự kiện thứ nhất xảy ra vào mùa thu năm Quý Mão (1843), “tôi theo cha cùng người anh con bác trưởng là Đặng Huy Sĩ đến trường Phú Xuân để thi”. Nhân vật “tôi” đi thi với mục đích “quen với tiếng trống trường thi”. Khi người ta xướng danh, yết bảng thì “tôi” đi xem hát. Cũng chỉ định đi chơi về rồi ngó bảng tú tài. Tất nhiên, đây chỉ là cách nói khiêm tốn của người thuật chuyện, song nó cũng thể hiện được thái độ đi thi của ông. Sự kiện đầy bất ngờ đã xảy ra, khi xướng danh họ Đặng, mọi người đều nghĩ là Đặng Văn Trọng. Thế nhưng người đỗ thứ ba lại chính là “tôi”. Đỗ thứ ba trong kì thi này là một vinh dự rất lớn, là hi vọng và mong đợi của mọi sĩ tử, kể cả của thân phụ Đặng Huy Trứ, tức Đặng Văn Trọng, một người tài giỏi mà ai cũng nghĩ là xứng đáng. Thế nhưng, thái độ của hai cha con lại hoàn toàn bất ngờ. Con thì không quan tâm, vẫn mải đi chơi và khiêm tốn với “ý định” “để đến tối sẽ đi coi bảng tú tài xem có tên mình hay không”. Còn người cha, nghe tin con đỗ, một tin vui đối với cả gia tộc, dòng họ thì lại có phản ứng thật lạ : “cha tôi dựa vào cây xoài, nước mắt ướt áo” như là “gặp việc chẳng lành”. Không phải ông buồn vì con thi đỗ mà ông lại trượt. Những giọt nước mắt của người cha ấy thể hiện tấm lòng cao cả, nỗi lo lắng của một người cha, một người từng trải, người vốn đã rất hiểu lẽ đời. Câu trả lời của ông hợp tình hợp lí : “Có gì đáng vui đâu. Đỗ đạt cao là để dành cho người có phúc đức. Con tôi tính tình chưa già dặn, chưa có đức nghiệp gì... Cổ nhân đã nói “Thiếu niên đăng khoa nhất bất hạnh dã !””. Đó là nỗi băn khoăn của một người cha luôn lo lắng cho con. Câu trả lời của ông vừa rất khiêm tốn lại rất chân thành. Những câu nói ấy đã có ngầm ý rằng : mục đích của việc thi cử không nhất thiết phải đỗ đạt để làm quan ngay. Sự đời cái gì dễ kiếm thì không được trân trọng dù nó rất quý giá. Dù là người có tài năng thực sự nhưng nếu đỗ đạt quá sớm sẽ sinh ra kiêu ngạo và tự mãn. Phản ứng của người cha là phản ứng của người hiểu sâu xa câu chuyện “Tái ông thất mã”. Kể lại sự kiện này, tác giả đã chọn chi tiết, ngôn ngữ rất khéo léo để thể hiện nhân cách và suy nghĩ sâu xa của người cha. Ngôn ngữ và cách nói của người cha thể hiện ông là một nhà nho mẫu mực. Những lí lẽ ông đưa ra đều thật trọn vẹn, có trên có dưới. Không tự ti nhưng cũng không kiêu căng tự mãn : “Nào ngờ, mới một lần đi thi lại trúng thứ ba. Đó là do triều đình nuôi dưỡng, tổ tông tích đức, gia đình giáo dục mà được thế... Nhìn lên, tôi đội ơn tác thành của thiên tử, lại cảm kích công vun trồng của tổ tiên, chỉ sợ con tôi không báo đáp được nghĩa nặng ơn dày nên không cầm nổi nước mắt”. Tác giả đã dùng lời đáp ấy và mượn lời nhận xét của mọi người để tỏ lòng kính trọng và niềm tự hào về người cha của mình. Sự kiện thứ hai được thuật lại trong đoạn trích vẫn lại là chuyện thi cử. Lần thứ hai, người con đỗ đạt và người cha cũng có phản ứng tương tự. Đó là “Khoa thi Hội mùa xuân năm Đinh Mùi nhân tứ tuần đại khánh của đức Hiến tổ Chương Hoàng đế Thiệu Trị, vua cho mở Ân khoa”. Người cha nghe tin con đỗ đạt không hồ hởi vui mừng mà lo lắng : “Bậc đỗ đại khoa ắt phải là người phúc phận lớn. Con tôi đức độ ra sao mà được như vậy, chỉ làm cho tôi thêm lo lắng”. Không phải người cha không tin vào khả năng của con mình. Đây là cách phản ứng của một người cha có suy nghĩ sâu sắc, chín chắn. Ông đã thể hiện quan niệm của mình về người quân tử. Người đỗ đạt phải là người có tài và có đức. Đó là quan niệm của một chính nhân quân tử, một con người hiểu đời, hiểu người, hiểu lẽ sống và hiểu chính con trai mình. Sự kiện thứ ba được tác giả thuật lại trong đoạn trích có khác với hai sự kiện trên. Tác giả đã chọn kể hai sự việc đồng thời xảy ra trong gia đình để ngợi ca tấm lòng và nhân cách của người cha. “Kì thi Đình năm ấy vào ngày 26 tháng 4. Đúng hôm đó, từ cuối nhà bên trái điện Cần Chánh báo tin dữ : bác ngự y Đặng Văn Chức mất [...]. Tôi thì vừa bị đánh hỏng trong kì thi Đình... Cả nhà lại càng buồn cho tôi”. Trước hai tin dữ ấy, Đặng Văn Trọng đau đớn trước cái chết của người anh và coi việc con trai bị đánh hỏng là “không có chuyện gì đáng kể”. Với phản ứng của người cha như trên, có thể suy đoán dường như người cha không muốn con trai mình đỗ đạt. Một nhà nho theo nghiệp sách đèn khoa cử không lẽ lại coi thường chuyện đỗ đạt như vậy. Xem lại thì không phải vậy. Tấm lòng của người cha ấy được thể hiện rõ ở lời nói của ông trong phần kết đoạn trích. Khi việc tang người anh trai đã hơi thư, ông mời quay sang khuyên nhủ con trai. Lời khuyên nhủ này là tâm sự giấu kín từ nơi sâu thẳm tấm lòng người cha : “Đã vào thi Đình thì không còn đánh trượt nữa, từ đời Lê đến nay như thế đã lâu mà nay con lại bị đánh trượt”. Ông đã phân tích cho con trai thấy sai lầm nghiêm trọng của mình để người con nhận rõ điều trái phải. Việc để bị đánh trượt trong kì thi Đình là một lỗi lầm rất lớn. Nhưng ông không dừng lại ở việc chỉ ra sai lầm của con, mà quan trọng hơn, ông đã khuyên nhủ con trai những lời thấu tình đạt lí. Lời khuyên của người cha chứa đựng những triết lí về cuộc sống. Nó đã giúp cho người con nhận ra lỗi lầm của mình, nhưng không bị rơi vào sự tuyệt vọng, bi quan hay phẫn uất. Bài học ông dạy con có thể thu gọn trong câu “Thất bại là mẹ thành công”. Những lí lẽ người cha đưa ra thật thấu tình đạt lí, nó buộc người con phải suy nghĩ mà quyết tâm tiến thủ. “... tước cả khoa danh của con là để rèn luyện cho con nên người. Ông Phạm Văn Huy ở Thiên Lộc... Tài học, phẩm hạnh của con còn kém các ông ấy muôn lần. Người ta ai chẳng có lúc mắc sai lầm, quý là ở chỗ biết sửa chữa”. Lí lẽ và quan niệm về chuyện thi cử, về thành công và thất bại của người cha đều rất sâu sắc. Đó cũng chính là một bài học nhân sinh quý giá cho người đời sau. Người cha hiện lên trong lời tự thuật của nhân vật “tôi” thật đáng kính trọng. Ông là điển hình mẫu mực của một nhà nho chân chính. Qua câu chuyện của bản thân mình, tác giả đã đưa ra một triết lí sống rất thực tế và sâu sắc : ở đời, điều quan trọng không phải là thành công hay thất bại. Điều quan trọng là ta phải biết vì sao mình thất bại, từ đó rút ra bài học cho bản thân. Thành công không kiêu ngạo tự mãn, thất bại không bi quan tuyệt vọng. Phải biết mình biết ta, biết sống cho đúng mực và phải biết đứng lên sau khi ngã. Cách kể chuyện trong đoạn trích rất tiêu biểu cho nghệ thuật viết kí. Tác giả rất trung thành với sự thực nhưng không dừng lại ở việc thuật lại sự việc. Trong khi thuật lại các sự kiện, người viết đã lựa chọn chi tiết, sự việc tiêu biểu để từ đó thể hiện thái độ của bản thân hoặc những quan niệm, tư tưởng có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. lẽ ghét thương -Trớch Truyện Lục Võn Tiờn- Nguễn Đình Chiểu Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn trong nền văn học Việt Nam. Cũng như Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên được rất nhiều người Việt Nam yêu thích. Tác phẩm đã đi vào đời sống nhân dân và các nhân vật của truyện được dân gian hoá. Lục Vân Tiên trở thành biểu tượng về một đấng nam nhi ngay thẳng tốt bụng, sẵn sàng cứu giúp người yếu thế. Kiều Nguyệt Nga(KNN) trở thành hình mẫu sáng ngời của lòng chung thuỷ, mẫu mực cho người phụ nữ phương Đông nết na…Mỗi nhân vật của tác phẩm đã đi vào đời sống dân gian và trở thành nát đẹp trong nền văn hoá dân gian. Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm tiêu biểu cho giai đoạn sáng tác trước năm 1858 của Nguyễn Đình Chiểu với quan điểm “ văn dĩ tải đạo” đúng đắn, sâu sắc. Tính cách của nhân vật tốt-xấu, ngay-gian rất rõ ràng. Qua thế giới nhân vật ấy tác giả thể hiện quan điểm của mình về đạo đức, quan điểm, lẽ sống. I/ Tìm hiểu chung 1.Tác giả 2.Tác phẩm “Lục Vân Tiên”(LVT) 3.Giá trị của tác phẩm Nội dung Nghệ thuật 4. Đoạn trích “ Lẽ ghét thương” II/ Đọc hiểu văn bản 1.Bố cục 2.Nội dung a)Nhân vật ông Quán b)Những điều ông Quán ghét c)Những điều ông Quán thương d) Mối quan hệ giữa ghét và thương III/ Tổng kết 1.Nội dung 2.Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu(1822-1888) là ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ Việt Nam. Ông là một nhà văn có tấm lòng yêu nước tha thiết. Cuộc đời ông là tấm gương sáng ngời về nghĩa khí, về đạo đức. Là một người mù loà, không thể trực tiềp cầm gươm đánh giặc, Đồ Chiểu đã dùng ngòi bút như một thứ vũ khí sắc bén để chống lại kẻ thù. Ông luôn ca ngợi những người anh hùng đã dám đứng lên cầm gươm giết giặc và làm những bài văn tế xúc động về họ như :Thơ điếu Phan Tòng, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Truyện LVT là truyện thơ được viết dưới hình thức thơ lục bát, tiêu biểu cho giai đoạn sáng tác đầu tiên của Nguyễn Đình Chiểu(NDC), được viết bằng chữ Nôm, gồm 2082 câu. Tác phẩm được sáng tác trong khoảng thời gian nhà thơ bị mù cho đến trước khi Pháp sang xâm lược nước ta(khoảng năm 1850). Tác phẩm đã được sưu tầm, in và lưu truyền rộng rãi ngay khi nhà thơ còn sống. Tác phẩm phản ánh cuộc giao tranh giữa cái thiện và cái ác, chính nghĩa và hpi nghiã, tất yếu trong cuộc cuộc giao tranh ấy cái ác sẽ bị trừng trị thích đáng. Hình tượng LVT là sự thể hiện ước vọng của nhà thơvề một con người lý tưởng : nghĩa hiệp , người con hiếu thảo bề tôi trung thành hết lòng vì vì nước vì nước vì dân. Hình tương KNN tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống với tình yêu chung thuỷ, tiết hạnh, son sắt.Quả đúng thật “LVT là hơi thở của quần chúng miền Nam, là ý tình, và lời nói của quần chúng miền Nam. Truyện thơ Nôm LVT có sự kết hợp hài hoà, tổng hợp nhiều phương thức kể chuyện, trong đó nổi bật nhất là nghệ thuật kể chuyện dân gian. Bút pháp kể chuyện của NDC không chú ý nhiều đến việc khác hoạ tâm lý và tính cách nhân vật mà chỉ thiên về các sự kiện, rất thích hợp với hình thứ truyền miệng (nói, kể, ngâm,…). Ngôn ngữ chân chất bình dị, đời thường, mang đậm sắc thái Nam Bộ. Vì thế, tác phẩm này được lưu truyền rộng rãi và có sức sống bền lâu trong lòng người dân Nam Bộ mọi thời đại. Nằm ở phần đầu của truyện, từ cõu 473 đến cõu 504 trong tổng số 2082 cõu, kể lại cuộc đối thoại giữa ụng Quỏn và 4 chàng nho sinh khi họ cựng uống rượu, làm thơ trong quỏn của ụng Quỏn, trước lỳc vào phũng thi. Đoạn 1 ( từ đầu…Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào): Lời đối thoại giữa ông Quán và Vân Tiên về c

File đính kèm:

  • docTai lieu chuan kien thucki nang van 11.doc
Giáo án liên quan