I. Đặc điểm của ngôn ngữ nói
* Khái niệm: Là ngôn ngữ âm thanh, lời nói trong giao tiếp hàng ngày
Ví dụ:
A: Hôm qua đi chơi có vui không ?
B: Vui ơi là vui !
1. Phương tiện dùng để nói là ngôn ngữ âm thanh được tiếp nhận bằng thính giác.
15 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 11243 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn Ngữ Viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT I. Đặc điểm của ngôn ngữ nói * Khái niệm: Là ngôn ngữ âm thanh, lời nói trong giao tiếp hàng ngày Ví dụ: A: Hôm qua đi chơi có vui không ? B: Vui ơi là vui ! 1. Phương tiện dùng để nói là ngôn ngữ âm thanh được tiếp nhận bằng thính giác. 2. Người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, sự giao tiếp diễn ra liên tục, khẩn trương cho đến lúc kết thúc * Hạn chế: + Người nói: Ít có điều kiện lựa chọn gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ + Người nghe: Ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích kỹ * Thuận lợi: Người nghe có thể phản hồi để người nói điều chỉnh,sửa đổi. Ví dụ: Sao bảo anh không đi ! 3. Đa dạng về ngữ điệu, ngữ điệu là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ bổ sung thông tin bên cạnh ngữ điệu có sự phối hợp nét mặt, cử chỉ, điệu bộ ... Của người nói. + Ví dụ : A. Ngày mai đi chơi nhé ! B. Ừ ! 4.Từ ngữ và câu + Từ ngữ: Được sử dụng khá đa dạng Mang tính khẩu ngữ Từ địa phương Thán từ + Câu : Hình thức tỉnh lược Chỉ còn một từ Câu nói lại rườm rà, yếu tố dư thừa, trùng lặp *Phân biệt nói và đọc: Giống nhau: Cùng phát ra âm thanh Khác nhau: Nảy sinh ý tưởng tình cảm trước một đối tượng phát ra thành lời gọi là nói . Có sẵn văn bản viết chuyển nguyên vẹn sang lời gọi là đọc * Yêu cầu: Khi nói phải rõ ràng vừa đủ nghe, tốc độ nói vừa phải và cần chú ý tới các nhân tố chi phối đến hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. II. Đặc điểm ngôn ngữ viết: * Khái niệm: Được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. + Ví dụ: Văn bản viết tay, đánh máy, in 1. Người viết và người đọc phải biết các ký hiệu chữ viết, quy tắc chính tả, quy cách tổ chức văn bản + Người viết: Có điều kiện suy ngẫm lựa chọn gọt giũa ngôn ngữ + Người đọc: Đọc lại nhiều lần, phân tích, nghiền ngẫm để lĩnh hội thông tin 2. Sự hỗ trợ của dấu câu , các ký hiệu văn tự, các hình ảnh minh họa… + Ví dụ: Lễ hội 3.Từ ngữ và câu + Từ ngữ được lựa chọn thay thế nên đạt được tính chính xác, tùy thuộc các loại văn bản theo phong cách để xác định vận dụng từ và sử dụng từ cho phù hợp + Câu : Có những câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. * Phân biệt viết và ghi: Giống nhau Khác nhau Thể hiện bằng chữ viết Trước đối tượng, hoàn cảnh cụ thể nảy sinh ý tưởng tình cảm diễn ra thành văn bản viết Một người nói, một người nghe và cố gắng chuyển sang chữ viết thì đó là văn bản ghi * Yêu cầu: Trước khi viết cẩn chuẩn bị kỹ( Viết nháp, đọc lại, sửa chữa…) sao cho sự diễn đạt và cách trình bày chính xác, rõ ràng thể hiện thông tin một cách đầy đủ. III. Luyện tập: + Hệ thống thuật ngữ: + Sự lựa chọn và thay thế các từ +Các dấu câu + Từ ngữ chỉ thứ tự trình bày Bài tập 1: Thuộc các ngành khoa học (Vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, bản sắc, phong cách, thể văn, văn nghệ, chính trị, khoa học kỹ thuật) Vốn chữ của ta thay thế cho từ vựng, phép tắc của ta thay thế cho ngữ pháp . Dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu chấm, dấu phẩy Một là, hai là, ba là để đánh dấu luận điểm ( Thông tin muốn trình bày) Bài tập 2 : Đặc điểm ngôn ngữ nói - Các từ hô gọi : Kìa, Này, ơi, nhỉ, ... - Từ tình thái : Có khối ...... đấy, đấy, Thật đấy .... - Kết cấu câu trong ngôn ngữ nói : Có ...... thì, Đã .... thì - Từ ngữ thường dùng trong ngôn ngữ nói : mấy ( giò), có khối, nói khoác, sợ gì, đằng đấy, …. - Sự phối hợp giữa lời nói và cử chỉ : cười như nắc nẻ, liếc mắt, cong cớn, cười tít, ..... a) Lỗi cú pháp và lỗi dùng từ Chữa lỗi: Trong thơ ca Việt Nam chúng ta thấy có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp. b) Lỗi dùng từ địa phương, khẩu ngữ Chữa lỗi: Còn máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai tăng lên ( quá mức thực tế ) một cách tùy tiện Bài tập 3: Bài tập 3: c. Sử dụng khẩu ngữ ( chẳng chừa ai sất ) và sử dụng nhiều từ trùng lặp (thì), không phù hợp với ngôn ngữ viết. Sửa lại: Các loài chim như cò,vạc,vịt,ngỗng ở gần nước ăn cả cá, rùa, baba, ếch, nhái, ốc, tôm, cua… chúng không chừa thứ nào cả. CẢM ƠN CÁC EM,CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
File đính kèm:
- DAC DIEM NGON NGU NOI VA VIET.ppt