Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Giúp HS nắm được khái niệm loại hình ngôn ngữ (phân biệt với họ ngôn ngữ) và những đặc điểm cơ bản của loại hình ngôn ngữ đơn lập mà tiếng Việt là ngôn ngữ tiêu biểu.

- Biết vận dụng những hiểu biết và các đặc điểm loại hình của Tiếng Việt vào việc học tập và sử dụng tiếng Việt; vào việc lí giải những hiện tượng của tiếng Việt phù hợp với đặc điểm loại hình của nó, đồng thời phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu khi học ngoại ngữ, hoặc khi tiếp xúc trong môi trường song ngữ.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức:

- Khái niệm loại hình ngôn ngữ và những hiểu biết cần thiết về hai loại hình ngôn ngữ: hòa kết (tiếng Nga, Anh, Pháp, Đức, ) và đơn lập ( tiếng Hán, Việt, )

- Những đặc điểm loại hình của tiếng Việt: tính phân tiết ( âm tiết được tách bạch rõ ràng, có cấu trúc chặt chẽ, thường là một đơn vị nhỏ nhất có nghĩa), sự không biến đổi hình thái của từ ( dù ý nghĩa, chức năng, quan hệ ngữ pháp có thay đổi), phương thức ngữ pháp chủ yếu là trật tự và hư từ

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 16252 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Ngày soạn: 20/02/2012 Tiết 90, 91 Ngày dạy: 23/02/2012 Phân môn: Tiếng Việt Người dạy: Nguyễn Thị Thanh Thư ___O0O___ ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Giúp HS nắm được khái niệm loại hình ngôn ngữ (phân biệt với họ ngôn ngữ) và những đặc điểm cơ bản của loại hình ngôn ngữ đơn lập mà tiếng Việt là ngôn ngữ tiêu biểu. - Biết vận dụng những hiểu biết và các đặc điểm loại hình của Tiếng Việt vào việc học tập và sử dụng tiếng Việt; vào việc lí giải những hiện tượng của tiếng Việt phù hợp với đặc điểm loại hình của nó, đồng thời phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu khi học ngoại ngữ, hoặc khi tiếp xúc trong môi trường song ngữ. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức: - Khái niệm loại hình ngôn ngữ và những hiểu biết cần thiết về hai loại hình ngôn ngữ: hòa kết (tiếng Nga, Anh, Pháp, Đức,…) và đơn lập ( tiếng Hán, Việt,…) - Những đặc điểm loại hình của tiếng Việt: tính phân tiết ( âm tiết được tách bạch rõ ràng, có cấu trúc chặt chẽ, thường là một đơn vị nhỏ nhất có nghĩa), sự không biến đổi hình thái của từ ( dù ý nghĩa, chức năng, quan hệ ngữ pháp có thay đổi), phương thức ngữ pháp chủ yếu là trật tự và hư từ 2. Kĩ năng: - Vận dụng những kiến thức về đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào việc học tiếng Việt và văn học, lí giải các hiện tượng trong tiếng Việt, phân tích và sửa chửa sai sót trong sử dụng tiếng Việt. - So sánh những đặc điểm loại hình của tiếng Việt với ngoại ngữ đang học để nhận thức rõ hơn về hai ngôn ngữ, từ đó biết sử dụng hai ngôn ngữ tốt hơn III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Tích hợp - So sánh - Dạy theo hướng diễn dịch, quy nạp - Kết hợp với các phương pháp khác như: Vấn đáp, gợi mở, thuyết minh, thảo luận nhóm… 2. Học sinh: Chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến và kết hợp ghi bài IV. CHUẨN BỊ - Gv: + Sgk Ngữ văn 11 ( Cơ bản) + Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 11 + Giáo án - HS: + Sgk Ngữ văn 11 ( Cơ bản) + Sách bài tập + Bài soạn V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số 2. Trả bài cũ: 3. Dạy bài mới: Ở chương trình lớp 10, chúng ta đã được học bài “Khái quát lịch sử tiếng Việt”.Ở bài học đó, chúng ta đã được biết các quan hệ ngôn ngữ xét theo nguồn gốc, theo lịch sử phát triển. Lên lớp 11, chúng ta sẽ tìm hiểu các quan hệ giữa các ngôn ngữ theo những đặc điểm về cấu tạo bên trong của ngôn ngữ - “ Đặc điểm loại hình của tiềng Việt”. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ * HOẠT ĐỘNG 1: Gv cho HS tìm hiểu các khái niệm: Loại hình, Loại hình ngôn ngữ. 1. Loại hình *GV hỏi: Theo em hiểu loại hình là gì? *Gv giảng: Về “loại hình” có nhiều cách giải thích, tùy theo yêu cầu của từng nghành khoa học. Theo định nghĩa trong “Đại từ điển tiếng Việt”: “Loại hình là tập hợp những sự vật, hiện tượng có cùng chung những đặc trưng cơ bản nào đó”.(Loại hình nghệ thuật, loại hình báo chí, loại hình ngôn ngữ) Vd: Múa rối, chèo cổ...thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian; bản tin, phóng sự, tin nhanh thuộc lọai hình báo chí. 2. Loại hình ngôn ngữ: *GV hỏi: - Vậy thế nào là loại hình ngôn ngữ? - Có mấy loại hình ngôn ngữ quen thuộc với chúng ta ? Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào ? * Gv so sánh cách đọc tiếng Việt và đọc tiếng Anh qua 1 số ví dụ để thấy rõ sự khác biêt giữa 2 loại hình ngôn ngữ * Xét ngữ liệu sau 1/Tôi là một học sinh. → I am a student. 2/ Tôi yêu thích công việc của cô ấy. → I love her work. *GV hỏi: Có sự khác biệt gì về hình thức ngữ âm và chữ viết của những từ in đậm? (phát âm thành mấy tiếng, viết thành mấy chữ) Tại sao lại có sự khác biệt đó? Việt - Cách viết tách rời: “sinh/viên” - Cách đọc tách rời: “sinh/viên” Anh - Cách viết nối từ: “student” - Cách đọc thành 1 tiếng “student” ð Có sự khác nhau đó vì: + Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập + Tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết *( Vd 2 phân tích tương tư) II. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT *HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu hình thành kiến thức 1. Phân tích ngữ liệu * Gv cho Hs phân tích ngữ liệu sau đó rút ra nhận xét. (Gv dùng bảng phụ) * Ngữ liệu 1:( Bảng phụ) 1. “Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?” 2. “ Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi” 3. “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp” *GV hỏi: Câu thơ có mấy tiếng, mấy từ và được viết như thế nào ? *Gv hỏi: Qua phân tích Ngữ liệu 1, em nào có thể kết luận “tiếng” trong tiếng Việt có những đặc điểm, chức năng gì?Từ đó khái quát lên đặc điểm đầu tiên của tiếng trong tiếng Việt ? * Gv giảng: Khi nói, viết tách bạch rõ ràng, không có hiện tượng nối âm: - Cách viết: Tiếng Anh Tiếng Việt student work brother interesting ….. học sinh công việc anh trai thú vị ….. - Cách đọc: + Tiếng Việt: “ Các anh” không được phát âm thành “ Cá canh”, “một ổ” không được phát âm thành “ mộ tổ” → khi phát âm luyến như vậy thì sẽ làm thay đổi nghĩa của từ. + Tiếng Anh: believe - in - Tiếng có thể là từ độc lập hoặc là yếu tố cấu tạo từ. Từ độc lập Yếu tố cấu tạo từ - " Về ". - " Chơi ". - " Thôn ". ................. - Về nhà, trở về. - Ăn chơi, chơi bời. - Thôn xóm, nông thôn. ................... b. Ngữ liệu 2: * Bảng phụ 1 a/ “Cười người chớ vội cười lâu Cười người hôm trước, hôm sau người cười” b/ “ Ta về ta tắm ao ta” *Gv hỏi: Trong câu ca dao, có mấy từ người? Các từ người khác nhau về chức vụ ngữ pháp như thế nào? Chúng có khác nhau về hình thức ngữ âm và chữ viết không? *Gv hỏi: Từ những phân tích trên, em rút ra được nhận xét gì ? * Bảng phụ 2 * GV hỏi: So sánh 2 câu sau: - Tiếng Việt: “Anh ấy(1) đã cho tôi(1) một cuốn sách (1). Tôi(2) cho anh ấy(2) hai cuốn sách. (2) - Tiếng Anh: “He gave me a book (1). I gave him two books (2) * GV hỏi: So sánh chúng với nhau về: + Mặt ngữ pháp ? + Mặt ngữ âm và chữ viết? + Rút ra kết luận ? * GV hỏi: Em hãy khái quát lên đặc điểm thứ 2 của tiếng Việt ? c. Ngữ liệu 3: 1. “Tôi đi học” 2.“ Tôi mời bạn đi chơi” *Gv hỏi: - Hãy thay đổi trật tự từ trong các câu trên ? Sau đó nhận xét ý nghĩa các câu vừa tạo ? - Hãy thêm một số hư từ (không, sẽ, mà, còn, có, nhé…) vào vị trí thích hợp trong ngữ liệu trên, sau đó rút ra nhận xét về ý nghĩa ngữ của các câu vừa tạo? * GV giảng: Hừ từ là thành phần phụ của câu, đi kèm với thực từ nhằm bổ sung cho thành phần chính một ý nghĩ nào đó cho thực từ Vd: Trời đang mưa → “đang” chỉ thời gian tiếp diễn. * GV hỏi: Từ những phân tích ở ngữ liệu 3, em rút ra đặc điểm cuối cùng của tiếng Việt ? *GV hỏi: Từ việc phân tích và nhận xét các ngữ liệu ở trên, các em hãy khái quát lại những đặc điểm cơ bản của loại hình tiếng Việt? *GV kết luận 3 đặc điểm bằng bảng phụ. GV gọi HS đọc Ghi nhớ ( Sgk/57) III. LUYỆN TẬP *GV tổ chức, hướng dẫn HS thực hành khắc sâu kiến thức qua phần luyện tập. * Bài tập 1: ( Sgk/ 58) *Gv gọi hs đọc yêu cầu của bài tập. Chia nhóm thảo luận trong thời gian 5’, sau đó mỗi nhóm lên bảng trình bày kết quả. Chia nhóm: + Nhóm 1: Câu a + Nhóm 2: Câu b + Nhóm 3: Câu c + Nhóm 4: Câu d Gợi mở: Những từ ngữ in đậm đó có chức vụ ngữ pháp như thế nào? Có khác nhau về chức vụ không? Về mặt ngữ âm và chữ viết có được giữ nguyên không? GV: Lưu ý mỗi nhóm cử ra 1 thư ký để ghi nhận kết quả làm được và nghiêm túc, trật tự thảo luận. *GV nhận xét và khái quát lại * Bài tập 2 ( Sgk/58) ( HS về nhà tự làm) * Bài tập 3 ( Sgk/58) *GV nhận xét, bổ sung và chốt lại vấn đề *HS trả lời: - Loại hình ngôn ngữ chỉ một số ngôn ngữ tuy không cùng nguồn gốc nhưng có những đặc trưng cơ bản (về các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) giống nhau. *HS trả lời - Có hai loại hình ngôn ngữ: đơn lập và hòa kết - Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. *Hs phân tích ngữ liệu *HS Trả lời: - 7 tiếng - 7 từ *Hs trả lời: - Về mặt ngữ âm: Trong tiếng Việt mỗi tiếng là một âm tiết, khi viết tách bạch rõ rang - Về mặt sử dụng: Tiếng có thể là từ hoặc là yếu tố cấu tạo từ. * HS trả lời: - Có 3 từ “người” + “người”(1)&(2): là bổ ngữ của động từ “cười” + “người” (3): là chủ ngữ - Về ngữ âm và chữ viết: không thay đổi. → Thay đổi về mặt ngữ pháp, không thay đổi về mặt ngữ âm và chữ viết. *Hs trả lời: So sánh *Tiếng Việt: - Về mặt ngữ pháp: + “anh ấy”(1): là chủ ngữ / “anh ấy”(2): là bổ ngữ + “tôi”(1): là bổ ngữ /“tôi”(2): là chủ ngữ. - Về mặt ngữ âm, chữ viết: không thay đổi. *Tiếng Anh: - Về mặt ngữ pháp: + “he” câu (1) là chủ ngữ, câu (2) “him” là bổ ngữ + “me” câu (1) là bổ ngữ, câu (2) trở thành “I” là chủ ngữ. - Về mặt ngữ âm, chữ viết: + “he”→“him”, + “me” → “I”. → Nhận xét - Về ngữ pháp: + Tiếng Việt và tiếng Anh: thay đổi - Ngữ âm,chữ viết: + Tiếng Việt: không thay đổi + Tiếng Anh: thay đổi *HS trả lời: - Thay đổi trật tự từ: Học đi tôi / Đi học tôi / Tôi học đi → Thay đổi trật tự từ trong câu sẽ làm câu thay ý nghĩa. - Thêm vào một số hư từ: + “Tối đang đi học + “Tôi sẽ đi học” + “ Tôi còn đi học → Khi thêm hoặc thay đổi hư từ thì ý nghĩa ngữ pháp của câu sẽ thay đổi - Nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhân xét, bổ sung. ( HS về nhà tự làm) Hs làm tại lớp I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ 1. Loại hình: tập hợp những sự vật, hiện tượng có cùng chung những đặc trưng cơ bản nào đó. 2. Loại hình ngôn ngữ: - Loại hình ngôn ngữ chỉ một số ngôn ngữ tuy không cùng nguồn gốc nhưng có những đặc trưng cơ bản (về các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) giống nhau. - Có 2 loại hình ngôn ngữ quen thuộc: + Loại hình ngôn ngữ đơn lập ( tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán, …) + Loại hình ngôn ngữ hòa kết ( tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh, …) II. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT 1. Phân tích ngữ liệu a. Ngữ liệu 1 1.“Sao / anh / không / về / chơi / thôn / Vĩ ?” → Câu thơ gồm: 7 tiếng (âm tiết), 7 từ, cách đọc và cách viết tách rời nhau. 2. “ Tôi/ muốn/ tắt/ nắng/ đi Cho/ màu/ đừng/ nhạt/ mất; Tôi/ muốn/ buộc/ gió/ lại Cho/ hương/ đừng/ bay/ đi” → Câu thơ có: 20 tiếng, 20 từ. 3. “Sóng / gợn / tràng giang / buồn / điệp điệp” → Câu thơ có: 7 tiếng, 5 từ + Từ ghép: “Tràng Giang” + Từ láy: “điệp điệp” → Như vậy: tiếng trong tiếng Việt: - Về mặt ngữ âm: tiếng là âm tiết ( là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa), khi nói hoặc khi viết mỗi âm tiết được tách biệt rõ ràng. - Về mặt sử dụng: tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ (từ đơn, từ ghép, từ láy…). ð Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp b. Ngữ liệu 2: *Ví dụ 1: a./ “Cười người (1) chớ vội cười lâu Cười người (2) hôm trước, hôm sau người (3) cười” - Có 3 từ “người” - Về ngữ pháp: + “người”(1)&(2): là bổ ngữ của động từ “cười” + “người” (3): là chủ ngữ - Về ngữ âm và chữ viết: không thay đổi. b/ “ Ta(1) về ta(2) tắm ao ta(3). - Về mặt ngữ pháp: + “ta”(1)&(2) là chủ ngữ, + “ta”(3) là bổ ngữ. - Về ngữ âm và chữ viết: không thay đổi. → Thay đổi về mặt ngữ pháp, không thay đổi về mặt ngữ âm và chữ viết. * Ví dụ 2: * Tiếng Việt: - Về mặt ngữ pháp: + “anh ấy”(1): là chủ ngữ / “anh ấy”(2): là bổ ngữ của động từ “cho” + “tôi”(1): là bổ ngữ của động từ “cho” / “tôi”(2): là chủ ngữ. - Về mặt ngữ âm, chữ viết: không thay đổi. * Tiếng Anh: - Về mặt ngữ pháp: + “he” trong câu (1) là chủ ngữ, câu (2) trở thành “him” là bổ ngữ của động “gave” + “me” trong câu (1) là bổ ngữ của động từ “gave”, trong câu (2) trở thành “I” là chủ ngữ. - Về mặt ngữ âm, chữ viết: + Do có sự thay đổi về ngữ pháp: “he” → “him”, “me” → “I”. + Thay đổi số ít thành số nhiều: “book” → “books” → Nhận xét - Về ngữ pháp: + Tiếng Việt và tiếng Anh: thay đổi - Về ngữ âm và chữ viết: + Tiếng Việt: không thay đổi + Tiếng Anh: thay đổi ð Từ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. c. Ngữ liệu 3: * “Tôi đi học” - Thay đổi trật tự từ: Học đi tôi / Đi học tôi / Tôi học đi → Thay đổi trật tự từ trong câu sẽ làm câu gốc thay đổi cấu trúc ngữ pháp và nội dung ý nghĩa; hoặc làm cho câu trở nên vô nghĩa. - Thêm vào một số hư từ: + “Tối đang đi học (tiếp diễn) + “Tôi sẽ đi học” ( tương lai) + “ Tôi đã đi học” ( quá khứ) → Khi thêm hoặc thay đổi hư từ thì ý nghĩa ngữ pháp của câu sẽ thay đổi. ð Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sự sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ. ( trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay đổi thì ya nghĩa của câu cung thay đổi) 2. Kết luận: - Tiếng VIệt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập: + Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp + Từ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. + Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ. III. LUYỆN TẬP * Bài tập 1: ( Sgk/ 58) a/ “Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân(1) Nụ tầm xuân(2) nở ra xanh biếc Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay” → Ngữ pháp: - nụ tầm xuân(1): là bổ ngữ cho động từ “hái” - Nụ tầm xuân(2): là chủ ngữ → Ngữ âm và chữ viết không thay đổi. b/ “Thuyền ơi có nhớ bến(1) chăng Bến(2) thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” → Ngữ pháp: - Bến(1): Bổ ngữ của động từ “nhớ” - Bến (2): Chủ ngữ → Ngữ âm và chữ viết không thay đổi. c/ “Yêu trẻ(1), trẻ(2) hay đến nhà ; kính già(1), già(2) để tuổi cho” → Ngữ pháp: - Trẻ(1): Bổ ngữ của động từ “yêu” / Trẻ(2): Chủ ngữ - Già(1): Bổ ngữ của động từ “ kính” / Già(2): Chủ ngữ. → Ngữ âm và chữ viết không thay đổi. c/ (Sgk/58) → Ngữ pháp: - bống(1): định ngữ cho danh từ “cá” - bống(2): bổ ngữ của động từ “thả” - bống(3): bổ ngữ của động từ “thả” - bống(4): bổ ngữ của động từ “đưa” - bống(5): chủ ngữ của động từ ‘ngoi” và động từ ‘đớp”. - bống(6): chủ ngữ của tính từ “lớn”. → Ngữ âm và chữ viết không thay đổi. ð Chức vụ ngữ pháp khác nhau nhưng xét về mặt ngữ âm, chữ viết thì không có sự thay đổi. * Bài tập 2: -Tiếng Anh: She loves her work - Tiếng Việt: Cô ấy(1) thích công viêc của cô ấy(2) ð Cô ấy(1) và cô ấy (2) → phát âm và chữ viết giống nhau), chức năng ngữ pháp khác nhau. ð Tiếng Anh: “She” thay đổi thành “her” → phát âm và cách viết khác nhau, chức vụ ngữ pháp khác nhau. * Bài tập 3: Trong đoạn văn có các hư từ: đã, các, để, lại, mà. - “Đã” : chỉ hoạt động xảy ra trước một thời điểm nào đó. - “Các”: chỉ số nhiều toàn thể của sự vật. - “Để”: chỉ mục đích. - “Lại”: chỉ sự tiếp diễn của hoạt động. - “Mà”: chỉ mục đích. VI. CỦNG CỐ Tiếng Việt là loại hình ngôn ngữ đơn lập gồm các đặc điểm: + Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. + Từ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái. + Ý nghĩa được biểu thị qua trật tự từ và hư từ. VII. DẶN DÒ - Học bài và hoàn thành Bài tập 2 (Sgk/58) - Chuẩn bị bài “ Tôi yêu em” – Pu-skin Tân Lược, ngày 23 tháng 02 năm 2012 Duyệt của GVHD chuyên môn Giáo sinh thực tập Nguyễn Thị Thanh Trúc Nguyễn Thị Thanh Thư

File đính kèm:

  • docDac diem loai hinh Tieng Viet.doc
Giáo án liên quan