Đại cương về thực vật

1. Đặc điểm chung của thực vật

- Tự tổng hợp được chất hữu cơ

- Phần lớn không có khả năng di chuyển

- Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài

 

doc15 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đại cương về thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cđại cương về thực vật 1. Đặc điểm chung của thực vật - Tự tổng hợp được chất hữu cơ - Phần lớn không có khả năng di chuyển - Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài 2. Thực vật bao gồm: Thực vật có hoa và thực vật không có hoa - Thực vật có hoa có cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. VD: Mít, nhãn…. - Thực vật không có hoa có cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả. VD: Rêu, thông, dương xỉ… 3. Cơ thể thực vật chia 2 loại cơ quan - Cơ quan sinh dưỡng: Rễ, thân, lá có chức năng nuôi dưỡng cây. - Cơ quan sinh sản: Hoa, quả, hạt có chức năng sinh sản, duy trì phát triển nòi giống. 4. Dựa vào thời gian sống của cây chia thành cây 1 năm và cây lâu năm. - Cây 1 năm có vòng đời kết thúc trong vòng 1 năm. VD: Lúa, ngô, khoa… - Cây lâu năm sống nhiều năm, ra hoa kết quả nhiều lần trong đời. VD: Phượng, mít, nhãn…. Chương I: tế bào thực vật Các cơ quan của thực vật có cấu tạo tế bào. 1. Cấu tạo tế bào. - Vách tế bào làm tế bào có hình dạng nhất định - Máy sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào - Chất tế bào: Là chất keo lỏng trong chứa các bào quan là nơi diễn ra hoạt động sống của tế bào. - Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào - Không bào chứa dịch tế bào 2. Mô: Là nhóm tế bào có hình dạng, kích thước giống nhau, cùng thực hiện 1 chức năng riêng. VD: Mô bì, mô cơ, mô dẫn,mô mềm, mô tiết 3. Sự lớn lên phân chia tế bào. Tế bào non T ĐC lớn lên thành tế bào trưởng thành Phân chia TB non mới - Quá trình phân bào. + Đầu tiên nhân phân chia thành 2 nhân sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con. + Các tế bào ở mô phân sinh mới có khả năng phân chia. + Tế bào lớn lên và phân chia giúp cây sinh trưởng và phát triển. Chương II: Rễ 1. Chức năng của rễ - Giữ cho cây mọc được trên mặt đất, hút nước và muối khoáng hoà tan 2. Các loại rễ: Thực vật có 2 loại rễ chính + Rễ cọc : gổm các rễ cái to mọc đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa + Rễ chùm: gồm nhiều rễ to dài gần bằng nhau thương mọc toả ra thnàh chùm từ gốc thân VD: lúa, ngô, hành, tỏi… 3. Các miền của rễ: Gồm 4 miền - Miền trưởng thành dẫn truyền nước và muối khoáng - Miền hút hấp thụ nước và muối khoáng (nhờ lông hút) là miền quan trọng nhất - Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra - Miền chóp rễ che trở cho đầu rễ Biểu bì: gồm 1 lớp tb trong đó có 1 số tb kéo dài thành lông hút Vỏ Thịt vỏ: gồm nhiều lớp tb có chức năng vận chuyển các chất từ lông Gồm hút vào trong Mạch gỗ vận chuyển nước và mk Trụ giữa Bó mạch: Mạch dây vận chuyển chất hữu cơ Ruột: chứa chất dự trữ 5. Các loại rễ biến dạng: - Rễ củ: Rễ phình to chứa chất dự trữ dùng cho cây khi ra hoa tạo quả VD: củ từ, khoai lang, cà rốt… - Rễ móc: Có rễ phụ mọc ra từ thân và cành trên mặt đất giúp cây bám vào trụ để leo lên VD: Trầu không, hồ tiêu, lá lốt…. - Rễ thở: (Rễ hô hấp) sống trong các vùng đầm lầy ngập nước rễ mọc ngược lên mặt đất để lấy oxi cung cho các phần rễ dưới VD: cây bụt mọc, sú, vẹt,… - Rễ giác mút: Rễ biến thành giác mút đâm vào thân hoặc cành để lây thức ăn từ cây chủ VD: tầm gửi, tơ hồng… Câu hỏi: Câu 1: Nêu các đặc điểm giống và khác nhau giữa rễ cọc và rễ chùn Khác nhau: Rễ cọc Rễ chùm - Được phát triển từ rễ mầm - Sinh ra từ gốc thân - Gồm 1 rễ cái to, dài đâm thẳng - Không có sự phân biệt rễ cái và rễ con, các rễ xuống đất và nhiều rễ con mọc to, dài gần bằng nhau, mọc thành chùm xiên - Gặp ở những cây 2 lá mầm - Gặp ở những cây 1 lá mầm - Phát triển sâu nhưng không lan rộng - Phát triển lông nhưng lây lan Giống nhau: Đất giúp cây đứng vững( đối với cây mọc trên mặt đất) hút nước và muối khoáng cung cấp cho cây. Câu 2: Có phải tất cả rễ cây đều có miền hút không? Vì sao không phải tất cả các cây đề không có miền hút. Những cây mọc trên đất cạn bình thường, rễ có miền hút hut nước và muối khoáng hoà tan cung cấp cho cây.Tuy nhiên đối với những cây mà rễ ngập trong nước thì rễ không có miền hút, nước và muối khoáng hoà tan được ngấm trực tiếp qua lớp trung bì, biểu bì của rễ để vào bên trong. Câu 3: Vì sao nói mỗi lông hút là 1 trung bì nó có tồn tại mãi không ? - Mỗi lông hút là 1 trung bì vì nó có đủ các thành phần của trung bì như vách, trung bì, tế bào chất, nhân, tế bào lông hút là trung bì, biểu bì kéo dài - Lông hút không tồn tại mãi khi già nó sẽ rụng đi rễ dài ra đến đâu thi lông hút mới sẽ mọc ra tới đó. Câu 4: Vì sao bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều - Bộ rễ phát triển có thể giúp cây lấy được nước và muối khoáng trong môI trường đất, khi cây càng lớn mhu cầu về nước và muối khoáng của cây càng tăng vì vậy bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều để cây có đủ muối khoáng và nước nhất là khi khô hạn. Câu 5: Nhu cầu nước đối với cây thay đổi theo các yếu tố nào ? Giải thích và minh hoạ. Nhu cầu nước đối với cây thay đổi theo từng loại cây, từng giai đoạn của cây theo thời tiết. a. Nhu cầu nước thay đổi theo loại cây - Có cây cần nhiều nước: bèo, lúa, rau rút… - Có cây cần ít nước: mía, cỏ tranh… b. Nhu cầu nước thay đổi theo từng giai đoạn cây - Giai đoạn sih trưởng mạnh như đâm trồi, đẻ nhánh, gần ra hoa đòi hỏi nhiều nước. Nếu thiếu nước trong giai đoạn này cây sinh trưởng kém, quả ít, hạt lép - Khi quả già cây cần rất ít nước c. Nhu cầu nước của cây thay đổi theo thời tiết - Thời tiết nóng, đất khô cây cần nhiều nước - Mưa nhiều đất ứ nước phải tháo bớt nước cho cây. Câu 6: Các loại cây đòi hỏi lượng muối khoáng có giống nhau không? Cho VD - Các loại cây khác nhau đòi hỏi lượng muối khoáng không giống nhau. + Những cây trồng lấy quả, hạt như lúa, ngô, cà chua cần nhiều lân, đạm. + Những cây trồng lấy củ như cà rốt khoai, cải củ cần nhiều Kali. + Những cây trồng lấy thân, lá như các loại rau cần nhiều đạm. Câu 7: Vì sao phải thu hoạch các cây có củ trước khi ra hoa kết quả Sau khi ra hoa chất dinh dưỡng trong rễ củ giảm nhiều và không còn nước làm cho rễ, củ xốp teo mhỏ lại, chất lượng và khối lượng của củ đều giảm. Câu 8: Tại sao bộ rễ của cây lại không có màu xanh - Màu xanh lục ở lá và thân non do các hạt diệp lúc tạo nên mà diệp lục chỉ được tạo ra khi có ánh sáng do vậy cây mọc trong tối lá không xanh như cây mọc ở ngoài ánh sáng mà rễ thường mọc ở trong đất nên không có màu xanh diệp lục. - Một số cây rễ nằm trên mặt đất có màu xanh như phong lan. Chương III: Thân 1. Chức năng của thân: Vận chuyển các chất trong cây, nâng đỡ tán lá. 2. Các loại thân: Có 3 loại Gỗ cứng, cao, có cành (xoài, mít…) - Thân đứng Cột cứng cao không có cành (dừa, cau) Cỏ mềm, yếu, thấp (lúa, ngô, rau cải) - Thân leo Thân cuốn: mùng tơi, tắc tiên Tua cuốn: mướp, dưa, su su - Thân bò: Mềm yếu, bò lan dưới đất: rau má, dâu tây 3. Cấu tạo thân (ngoài) - Thân gồm thân chính, cành,chồi ngọn, chồi nách - Chồi nách phát triển thành cành manh lá hoặc cành mang hoa, hoa 4. Thân dài ra do tế bào mô phân sinh ngọn - Cây thân cỏ, thân leo, thân dài ra nhanh VD: mùng tươi, mướp, bí - Cây thân gỗ cây dài ra chậm 5. Cấu tạo trong của thân non Biểu bì Vỏ Thân vỏ Gồm Trụ giữa Bó mạch Ruột 6. Thân to ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh thuộc 2 tầng phân sinh - Sinh vỏ - Sinh trụ 7. Thân biến dạng - Thân củ chứa chất dự trữ : su hào (trên mặt đất) Khoai tây (dưới mặt đất) - Thân rễ chứa chất dự trữ : dong, nghệ, giềng - Thân mọng nước dự trữ nước Câu hỏi: Câu 1: Bấm ngọn tỉa cành có lợi gì ? những loại cây nào thì bấm ngọn, những loại cây nào thì tỉa cành ? Cho ví dụ - Bấm ngọn tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân để tăng năng suất cây trồng + Bấm ngọn cây không cao nên, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển, thường bấm ngon trước khi cây ra hoa đối với cây lấy thân, chồi non, hạt quả như : mồng tơi, bí + Tứa cành sấu, cành sâu để thức ăn dồn vào phát triển các cành còn lại, một số loại cây lấy gỗ, lấy sợi người ta thường tỉa cành VD: bạch đàn, đay Câu 2: So sánh cấu tạo trong thân non và rễ Giống nhau: - Đều có cấu tạo từ tế bào - Đều gồm có các bộ phận là vỏ ngoài và trụ giữa ở trong + Vỏ có biểu bì và thịt vỏ + Trụ giữa có bó mạch và ruột Khác nhau - ở rễ: + Biểu bì có lông hút còn ở thân non không có lông hút + Cấu tạo bó mách có mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ còn ở thân non có mạch rây nằm ở ngoài và mạch gỗ nằm ở trong Câu 3: Nêu sự khác nhau giữa rác và ròng ? Khi làm nhà, trụ cầu, tà vẹt người ta chọn phần nào của gỗ ? Vì sao - Ròng và dác là phần gỗ nằm ở thân của các cây gỗ nhiều năm giữa ròng và dác có các đặc điểm khác nhau như sau: Ròng Dác - Phần nằm ở bên trong, dày - Phần nằm ở bên ngoài mỏng - Có màu sẫm hơn - Có màu nhạt hơn - Cấu tạo bằng các tế bào gỗ già chết - Cấu tạo bằng các tế bào gỗ còn nên chắc và cứng non nên không cứng lắm - Chức năng: nâng đỡ cho cây - Chức nămg: Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ đến lá - Trong làm nhà, xây dựng trụ cầu, tà vẹt người ta thường chọn phần ròng của cây vì phần này gômg những tế bào chết vó vách dày rắn chắc có khả năng nâng đỡ và chịu lực tốt Câu 4: Những cây gỗ lâu năm bị rỗng ruột có sống được không ? Vì sao Những cây gỗ rỗng ruột vẫn sống được nhờ phần rác vẫn tiếp tục vận chuyển nước và muối khoáng còn phần vỏ vận chuyển chất hữu cơ Câu 5: Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng? Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch rây vận chuyển chất hữu cơ? * Thí nghiệm chứng minh mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng - Cắm cành hoa hồng hoặc huệ vào bình nước màu để ra chỗ thoáng sau một thời gian cắt ngang càng hoa rồi dùng khép quan sát mặt cắt thấy phần mạch gỗ nhuộm màu của nước trong bình ngâm hoa đó * Thí nghiệm chứng minh mạch rây vận chuyển chất hữu cơ - Bóc bỏ 1 khoanh vỏ của 1 cành cây gỗ sau 1 thời gian thấy mép vỏ ở phía trên phình to lên do chất hữu cơ dự trữ từ lá xuống chỗ bị cắt không dự trữ được ứ lại phần vỏ ở chỗ đó nhận nhiều chất dinh dưỡng nên phát triển mạnh và phình to lên => mạch rây có nhiệm vụ vận chuyển chất hữu cơ Câu 6: Tìm những điểm giống nhau và khác giữa củ dong ta, khoai tây, su hào Giống nhau: Đều thuộc thân biến dạng Đều chứa chất dự trữ cho cây Khác nhau: Củ dong là thân rễ nằm dưới mặt đất Củ khoai tây là thân củ dưới mặt đất Củ su hào là thân củ trên mặt đất Câu 7: Củ khoai lang giống và khác củ khoai tây ở những điểm nào Giống nhau: Đều là là những bộ phận biến dạng của cây nằm dướ mặt đất Đều chứa chất dự trữ Khác nhau: Khoai lang thuộc rễ củ do rễ phụ tạo nên Khoai tây thuộc thân củ do cành tạo nên. Chương IV: Lá 1. Đặc điểm cấu tạo của lá - Lá gồm 2 phần chính phiến lá dẹt, rộng màu lục cuống lá hình trụ - Lá gồm 2 loại lá đơn lá kép + Lá đơn: Mỗi phiến mang 1 phiến lá, cuốn nằm ngang dưới chồi nách, khi rụng thì phiến và lá rụng cùng lúc + Lá kép: Cuống chính phân thành nhiều cuống non, mỗi cuống non mang một lá chét, chồi nách chỉ có ở phần giá trên cuống chính, khi rụng lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau VD: Lá lạc, lá me, lá nhãn… - Các loại gân lá: + Gân hình mạng: Gân chính và gân phụ đan kết với nhau mạng lưới thường gặp ở phần lớn cây 2 lá mầm như mít dâu + Gân hình cung: Các gân lá có hình cung VD: Địa liền, bèo nhật bản + Gân song song: Các gân xếp song song từ gốc lá đến đầu lá thường gặp ở cây 1 lá mầm VD: Lúa, ngô, huệ… 2. Cấu tạo trong của phiến lá: Gồm 3 phần - Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào trong suốt, vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ lá trên biểu bì nhất là mặt dưới có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí, thoát hơi nước. - Thân lá chứa nhiều lục lạp, gồm nhiều lớp tế bào có những đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ - Gân lá: Nằm xen giữa phần thịt lá, bao gồm mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển chất 3. Các hoạt động sinh lí của lá a. Quang hợp: Là hiện tượng cây xanh sử dụng ánh sáng mặt trời để chế tạo ra chất hữu cơ (tb) và O2 từ nguyên liệu là nước và khí CO2 - ở thực vật quang hợp xảy ra chủ yếu ở lá do có chứa lục lạp Sơ đồ quá trình quang hợp Nước + Khí CO2 ánh sáng TB + O2 DL - ý nghĩa của quang hợp + Tạo ra chất hữu cơ cho cây và các sinh vật khác kể cả con người sử dụng để duy trì sự sống + Góp phần điều hoà không khí, làm giảm lượng khí CO2 do động vật và các hoạt động của con người tạo ra đồng thời cung cấp khí O2 cho động vật và cho người sử dụng b. Hô hấp: Giống như mọi sinh vật khác tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp suốt ngày đêm - Thông qua hô hấp cây sử dụng oxi của môi trường để phân giải chất hữu cơ trong cơ thể tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống đồng thời giải phóng khí CO2 và hơi nước ra môi trường - Sơ đồ quá trình hô hấp Chất hữu cơ + O2 NL + CO2 + Hơi nước c. Thoát hơi nước - Lá là nơi thoát hơi nước của cây - Phần lớn nước do rễ hút nước vào cây dược lá thoát ra ngoài môi trường qua các lỗ khí - ý nghĩa sự thoát hơi nước + Làm cho lá dịu mát khi ánh sáng và nhiệt độ cao đốt nóng + Tạo sức hút giúp cây vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan lên lá 4. Biến dạng của lá - Lá biến thành tay móc, tua cuốn giúp cây leo lên VD: Đậu hà lan, bí đỏ… - Lá biến thành gai giảm sự thoat hơi nước VD: Xương rồng - Lá biến thành vảy che trở cho thân VD: Củ dong, nghệ, riềng… - Lá biến thành cơ quan dự trữ phần bẹ lá phình to chứa chất hữu cơ VD: Hành tỏi - Lá biến thành cơ quan bắt mồi bắt và tiêu hoá mồi làm thức ăn cho cây VD: Bèo đất, nắp ấm Câu hỏi Câu 1: Vì sao ở rất nhiều loại lá cây, mặt trên có màu thấp hơn mặt dưới ? hãy tìm thí dụ về vài loại lá có 2 mặt lá màu không khác nhau, cách mọc của những lá đó có gì khác với cách mọc của đa số các loại lá - Màu lục ở lá cây do các hạt diệp lục tạo nên hạt diệp lục chỉ được tạo ở ngoài ánh sáng mặt trên của lá cây do tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn mặt dưới vì vậy các hạt diệp lục sẽ tạo ra nhiều hơn làm mặt trên lá có màu lục thẫm hơn mặt dưới lá - Một số thí dụ lá có màu ở 2 mặt không khác nhau: Lá ngô, lá mía, lá lúa, tỏi, hành, cỏ tranh - Giải thích về cách mọc của lá: Những loại lá có màu ở 2 mặt không khác nhau có cách mọc gần như thảng đứng nên cả 2 mặt lá có khả năng nhận được lượng ánh sáng bằng nhau nên lục lạp ở 2 mặt lá tương đương nhau Câu 2: Tại sao khi nuôi trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong thân non màu xanh có tham gia vào quang hợp không vì sao ? - Cá khi hô hấp sẽ hút khí O2 trong bể kính sâu một thời gian lượng O2 trong bể sẽ giảm và lượng khí CO2 tăng vì vậy việc cho vào bể kính các loại rong để rong quanh hợp tạo thêm khí O2 và hút bớt khi CO2 trong nước giúp cá thở được tốt hơn - Thân non màu xanh có tham gia vào quang hợp vì trong tế bào của thân cũng có lục lạp chứa chất diệp lục Câu 3: Vì sao phải trồng cây nơi có đủ ánh sáng ? thân non màu xanh có tham gia quang hợp được không vì sao ? cây không có lá hoặc lá sớm rụng thì chức năng quang hợp do biện pháp nào của thân đảm nhận ? vì sao em biết - Trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng để cây có đủ điều kiện qang hợp tốt , tổng hợp được nhièu chất hữu cơ và làm tăng số lượng cây trồng - Thân non màu xanh có tham gia quang hợp vì trong tế bào của nước cũng có lục lạp chứa chất diệp lục - Cây không có lá hoặc lá sớm rụng thì chức năng quang hợp do thân hoặc cành đảm nhận vì thân và cành của những cây này thường cũng có màu xanh nên có chứa chất diệp lục Câu 4: Vì sao cần trồng cây đúng thời vụ ? Trồng cây đúng thời vụ sẽ tạo điều kiện cho cây được phát triển trong điều kiện thời tiết phù hợp thoả mãn được những đòi hởi về các điều kiện bên ngoài: ánh sáng, nhiệt độ, nước…giúp cho sự quang hợp của cây tốt làm tăng số lượng ở cây trồng Câu 5: Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh ở phòng ngủ đóng kín cửa ? - Ban đêm cây không quang hợp chỉ có hiện tượng hô hấp được thực hiện cây sẽ lấy O2 của không khí trong phòng và thải ra nhiều khí CO2 nếu đóng kín cửa không khí trong phòng sẽ thiếu O2 và rất nhiều khí CO2 nên người ngủ dẽ bị ngạt có thể chết Câu 6: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “một hòn đất nơ bằng 1 giỏ phản” - ý nghĩa: Nếu đất được phơi khô sẽ thoánh khí tạo điều kiện cho rễ hô hấp tốt hút được nhiều nước và muối khoáng và cung cấp cho cây, vì như cây được bón thêm phân. Câu 7: Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau ? - Hô hấp và quang hợp trái ngược nhau sản phẩm của quang hợp (chất hữu cơ + O2) là nguyên liệu của hô hấp và ngược lại sản phẩm của hô hấp (nước va CO2) là nguyên liệu của quang hợp - Hô hấp và quang hợp liên quan chặt chẽ với nhau vì 2 quá trình này cân có nhau hô hấp cần chất hữu cơ do quang hợp chế tạo ra ngược lại quang hợp và mọi hoạt động sống của câylại cần năng lượng do hô hấp sản ra mỗi cơ thể sống đều tồn tại song song 2 hình thức trên nếu thiếu 1 trong 2 hình thức thi sự sống sẽ không còn Câu 8: Hô hấp và quang hợp có những diểm giống và khác nhau như thế nào ? - Giống nhau: + Đều là các quá trình có ý nghĩa đối với đời sống của cây xanh + Đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, không khí - Khác nhau: Hô hấp Quang hợp - Xảy ra ở tất cả các bbọ phân cây - Xảy ra ở lá cây - Hút O2 thải CO2 - Hút khí CO2 thải O2 - Phân giải chất hữu cơ năng - Chế tạo ra chất hữu cơ lượng - Xảy ra mọi lúc kể cả ngày và - Chỉ xảy ra vào ban ngày lúc có ánh sáng đêm Câu 9: Tại sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc ngắt ngọn - Vì khi đánh cây đi trồng bộ rễ của cây bị cắt 1 phần nên khả năng hút nước của rễ bị suy yếu cấn có 1 thời gian hồi phục nên phải chọn ngày râm mát, tỉa bớt lá cắt bớt ngọn nhằm giảm bớt sự thoát hơi nước của cây tránh cây bị héo, chết Câu 10: Tìm những điểm giống và khác nhau giữa các củ : Dong ta, khoai tây, su hào ? - Giống nhau: + Đều thuộc thân biến dạng + Đều chứa chất dự trữ cho cây - Khác nhau: + Củ dong ta: Thân rễ nằm dưới mặt đất + Củ khoai tây: Thân củ nằm dưới mặt đất + Su hào : Thân củ nằm trên mặt đất Chương V: sinh sản sinh dưỡng 1. Sinh săn sinh dưỡng tự nhiên Là hình thức sinh sản mà từ một phần của cây mẹ như rễ thân, lá sẽ hình thành 1 cây mới giống như mẹ 2. Các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên - Sinh sản bằng thân bò: Rau má, dâu tây - Sinh sản bằng rễ: Gừng, dong, nghệ, tre, chuối - Sinh sản bằng thân củ: Củ khoai tây - Sinh sản bằng rễ củ: Củ khoai lang, củ từ - Sinh sản bằng lá: Cây hoa đá, lá bỏng 3. Sinh sản sinh dưỡng do người: Gồm dâm cành, chiết cành, ghép cây a. Giâm cành: Là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành rễ bén phát triển thành cây mới VD: Rau muống, rau ngót, râm bụt b. Chiết cành: Làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới VD: Chiết chanh, cam, vải c. Ghép cây: Dùng một biện pháp sinh dưỡng (mắt, chồi, cành) của một cây gắn vào cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển d. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm: Tạo ra nhiều cây mới từ một mô Câu hỏi Chiết cành khác với dâm cành ở điểm nào ? Người ta thường chiết cành với những loại cây nào ? Vì sao - Khác nhau: Giâm cành Chiết cành - Cành được cắt rời mẹ từ đầu giâm - Chỉ bóc vỏ một phần, bọc đất để xuống đát cho mọc rễ cành chiết mọc rễ trên cây mẹ rồi mới cắt để trồng - Dễ làm, ít tốn công , nhân giống - Khó làm, tốn nhiều công, tạo cây nhanh chậm và ít hơn - Những cây ăn quả thường được trồn bằng cành chiết vì những cây ăn quả thuộc cây thân gỗ chậm mọc rễ, do đó chiết cành để cành chiết vẫn nhận được chất dinh dưỡng từ cây mẹ trong lúc chờ ra rễ mấycau đó cắt đem trồng. Nếu trồng bằng cành dâm, chậm ra rễ chết. Chương VI: Hoa và sinh sản hữu tính 1. Cấu tạo và chức năng của hoa: - Cấu tạo gồm: + Đài hoa là phần loe ra nằm trên đế và cuống hoa, đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhuỵ tràng hoa có màu sắc khác nhau đôI khi có hương thơm để thu hút côn trùng thụ phấn cho hoa. + Tràng hoa gồm những cánh hoa + Nhị hoa gồm chỉ nhị và bao phấn + Nhuỵ gồm đầu nhuỵ, vòi nhuỵ, bầu nhuỵ, noãn nằm trong bầu - Chức năng + Đài, tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhuỵ, tràng hoa có màu sắc khác nhau đôI khi có hương thơm để thu hút côn trùng đến thụ phấn cho hoa + Nhị hoa có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực + Nhuỵ hoa có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái Nhị và nhuỵ là biện pháp sinh sản chủ yếu của hoa 2. Các loại hoa - Hoa lưỡng tính: Hoa có đủ nhị và nhuỵ VD: Hồng, huệ - Hoa đơn tính: Hoa chỉ có nhuỵ hoặc nhuỵ + Hoa có nhị là hoa đực + Hoa có nhuỵ là hoa cái VD: Hoa mướp, hoa bí, hoa bầu, dưa chuột 3. Thụ phấn: Là hạt phấn của nhị tiếp xúc với đàu nhuỵ + Tự thụ phấn: Hạt phấn rơI vào đầu nhuỵ của chính hoa đó Điều kiện: Xảy ra ở hoa lưỡng tính, có nhị và nhuỵ chín cùng 1 lúc + Giao phấn: Hạt phấn của hoa này chuyển lên đầu nhuỵ của hoa khác Điều kiện : Hoa đơn tính Hoa lưỡng tính nhị và nhuỵ không chín cùng một lúc 4. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ - Màu sắc, hương thơm, mật ngọt - Đĩa mật nằm ở đáy hoa - Hạt phấn to, có gai - Đầu nhuỵ có chất dính 5. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió - Hoa thường tập chung ở ngọn - Bao hoa thường tiêu xuống - Chỉ nhị đài, bao phấn treo lủng lẳng - Hạt phấn nhỏ, nhẹ, nhiều - Đầu nhuỵ dài, có nhiều lông dính 6. Thụ tinh ở thực vật kết hạt và tạo quả + Thụ tinh: Hạt phấn rơI trên đầu nhuỵ hút chất nhày nảy mầm thành ống phấn. Tế bào sinh dục đực theo ống phấn đến tiếp xúc với noãn ở bào nhuỵ, tại noãn tế bào sinh dục đực thụ tinh với tế bào sinh dục cáI (noãn) hợp tử - Sau thụ tinh: Hợp tử phát triển thành phôi Noãn phát triển thành hạt chứa phôi Bầu nhuỵ phát triển thành quả chứa hạt Câu hỏi: Câu 1:những hoa nhỏ mọc thành cụm có tác dụng gì đối với dâu bọ và đối với thụ phấn của hoa? Trả lời ; hoa nhỏ mọc thành cụm để sâu bọ dễ phát hiện đến hút mạt hoặc lấy phấn hoa , điều này giúp hoa dễ dàng được thụ phấn Câu 2: nuôI ong trong các vườn cây ăn quả , vườn hoa có tác dụng gì Trả lời : nuoi ong trong các vườn cây ăn quả , vườn hoa có lợi ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa , quả đậu hơn giúp ong lấy được mật , phấn hoa nhiều sẽ thu được nhiêu mật ong . Câu 3 trong nhưĩng trường hợp nào thụ phấn nhờ người là cần thiết Trong trường hợp những cây thụ phấn nhờ gió không có gió hoặc gió quá to những cây thụ phấn nhờ sâu bọ gặp mưa nhiều , ong bướm không đến thụ phấn ( bí mướp ) Câu4 ; Hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ khác nhau ở điểm nào ? Trả lời: Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ Hoa thụ phấn nhờ gió - Bao hoa đầy đủ hoặc có cáu tạo phức nhị hoa có hạt phấn to và có gai , nhuỵ hoa đàu nhuỵ thường có chất dính Đặc điểm khác , có hương thơm mật ngọt -Bao hoa đơn gian hoặc tiêu giảm -Chỉ nhị dài bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn nhiều nhỏ nhẹ - Đầu nhuỵ dài , bề mặt tiếp xúc lớn , thường có lông hút - Hoa thường mọc ở ngọn cây đầu cành Câu 5 một số quả hình thành mà vẫn giữ 1 bộ phận của hoa : + cà chua ,ca , hồng(đài hoa) +Bắp, chuối ,(đầu nhụi,vòi ) Câu 6:ở mít mỗi múi là một quả.1quả mít chứa một hạt Câu 7 :củ lạc chính là quả nằm trong đất . cây lạc có hai loại hoa 1 loại nằm trên phần của cây không tạo quả .1 loại khác là hoa không nở nằm dưới cuă cây ,loại hoa này sau thụ tinh bầu nhụy lớn lên và chui vào đất phát triển thành quả chứa hạt bên trong Chương quả và hạt 1, các loại quả Quả khô khi chín vỏ khô ,cứng ,mỏng (khô nẻ ,không nước thầu dầu cảiđậu xanh ,múi lúa quả thịtkhi chín mềm ,vỏ dày chứa thịt quả gồm quả mọng :đu dủ cà chua Quả hạch :mận, xoài, mơ Những quả khô nẻ :đậu xanh đậu đen phảI thu hoạch từ khi quả chín khô vì chúng thuộc quả khô nẻ cách bảo quản chế biến quả thịt :rửa sạch cho vào túi ni lon để tủ lạnh .phơI khô ,đóng hộp ,ép lấy nước 2 hạt _Các bộ phận của hạt gồm –vỏ phôI rễ mầm thân mầm lá mầm chồi mầm chất dung dịch chứa trong lá mầm hoặc phôi nhũ _đặc điểm khác nhau cơ bản giữa hạt cây 2 lá mầm và hạt 1 lá mầm + 1 lá mầm :phơI hạt chỉ có một lá mầm :lúa ,ngô +2 lá mầm :phơI hạt có hai lá mầm :lạc , đậu 3 phát tán của quả và hạt _phát tán là hình thành quả và hạt được chuyển đI xa gốc cây mọc _ các cách phát tán +tự phát tán bóng nước .đậu xanh .quả khô nẻ bắn ra xa +phát tán nhờ gío quả và hạt thường khô , nhẹ ,có cánh hoặc chùm lông để gió rễ chuyể đi Vd :quả cơi hạt núc nắc ,hạt hoa sữa ,tàu bay quả +phát tán nhờ động vật :quả và hạt có màu sắc ,hương thơm hoặc hạt của những quả xả này có vỏ cứng nên không bị tiêu hoá .1 số quả có gai móc hiặc lông cứng dễ bám được trên lông động vật .vd:ké cỏ xước cỏ may … +phát tán nhờ người(là hình thước phát tán và nhanh nhất vì con người có phương tiện di chuyển từ nơI này tới nơI khác thuận lợi hơn …. 4 .điều kiện nảy mầm của hạt _điều kiện bên trong chất lượng hạt giống ,mẩy không sứt sẹo ,sâu bệnh _điều kiện bên ngoài : nứoc không khí nhiệt độ thích hợp _điều kiện nảy mầm của hạt để hạt nảy mầm tốt cần chọn hạt giống chuẩn bị đất chồng gieo hạt đuúng thời vụ Câu hỏi Câu 1 :vì sao người ta chỉ giữ làn giống các hạt to , chắc không bị sứt sẹo và không bị sâ

File đính kèm:

  • docboi duong hoc sinh gioi sinh THCS pham thi thanh huyen THCS ta Phoi Lao cai.doc