Dân số thế giới đang bị “già hóa”

Theo báo cáo của LHQ, dân số thế giới có thể tăng thêm tới 2,5 tỷ người trong vòng 43 năm tới, từ mức 6,7 tỷ người hiện nay lên 9,2 tỷ người vào năm 2050. Mức tăng này là tương đương với tổng dân số thế giới năm 1950. Phần lớn số dân tăng lên là ở các nước kém phát triển hơn. Dân số của các nước này dự kiến tăng từ 5,4 tỷ người năm 2007 lên tới 7,9 tỷ người vào năm 2050. Trong khi đó dân số của các nước đã phát triển dự kiến không đổi, tức là vẫn duy trì ở khoảng 1,2 tỷ người hiện nay. Nếu không tính tới người nhập cư thì dân số của các nước này thậm chí còn giảm xuống. Báo cáo dự tính mỗi năm có khoảng 2,3 triệu người di cư từ các nước đang phát triển sang các nước đã phát triển. Đến năm 2050 các nước đông dân nhất sẽ là Ấn Độ với 1,658 tỷ người; Trung Quốc (1,409 tỷ); Mỹ (402 triệu); Indonesia (297 triệu) và Pakistan (292 triệu).

Báo cáo của LHQ về dân số nêu ra rằng hiện đang diễn ra sự chuyển hoá nhanh chóng của dân số thế giới từ các mức tỉ lệ tử vong và tỉ lệ sinh cao trong nhiều năm trước đây sang các mức tỉ lệ tử vong và tỉ lệ sinh thấp dần hiện nay và những năm sau này. Theo các chương trình nghiên cứu mới về dân số của LHQ, số người từ 60 tuổi trở lên trên thế giới sẽ tăng gấp 3 lần lên tới 2 tỷ người, trong đó có hơn 400 triệu người trên 80 tuổi vào năm 2050. Mức tuổi trung bình của dân số thế giới vào năm 2050 là 38,6, trong đó ở 12 nước châu Âu mức tuổi trung bình này là trên 40 và ở Nhật Bản là 43. Ở châu Á, Mỹ Latinh và khu vực Caribê, mức tăng của độ tuổi trung bình tuy có chậm hơn, nhưng xu hướng già hoá dân số cũng đang tăng lên nhanh chóng. Cụ thểở 23 trong số 49 nước đang phát triển của châu Á, độ tuổi trung bình đến năm 2050 sẽ là ngoài 40. Riêng ở Trung Quốc, đến năm 2050, số người trên 60 tuổi sẽ tăng gấp 3 lần lên tới 438 triệu.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dân số thế giới đang bị “già hóa”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dân số thế giới đang bị “già hóa” ( bầi giảng điện tử : Cập nhật lúc 07h57, Ngày 11/07/2007 Hanoinet - Báo cáo mới đây của Liên hợp quốc về tình hình dân số thế giới cho biết, mặc dù xu hướng già hoá dân số đang diễn ra ngày càng nhanh ở hầu khắp các khu vực nhưng nhìn chung, dân số thế giới dự kiến đến năm 2050 vẫn tăng thêm khoảng 2,5 tỷ người lên tới 9,2 tỷ. Hanoinet - Báo cáo mới đây của Liên hợp quốc về tình hình dân số thế giới cho biết, mặc dù xu hướng già hoá dân số đang diễn ra ngày càng nhanh ở hầu khắp các khu vực nhưng nhìn chung, dân số thế giới dự kiến đến năm 2050 vẫn tăng thêm khoảng 2,5 tỷ người lên tới 9,2 tỷ. Theo báo cáo của LHQ, dân số thế giới có thể tăng thêm tới 2,5 tỷ người trong vòng 43 năm tới, từ mức 6,7 tỷ người hiện nay lên 9,2 tỷ người vào năm 2050. Mức tăng này là tương đương với tổng dân số thế giới năm 1950. Phần lớn số dân tăng lên là ở các nước kém phát triển hơn. Dân số của các nước này dự kiến tăng từ 5,4 tỷ người năm 2007 lên tới 7,9 tỷ người vào năm 2050. Trong khi đó dân số của các nước đã phát triển dự kiến không đổi, tức là vẫn duy trì ở khoảng 1,2 tỷ người hiện nay. Nếu không tính tới người nhập cư thì dân số của các nước này thậm chí còn giảm xuống. Báo cáo dự tính mỗi năm có khoảng 2,3 triệu người di cư từ các nước đang phát triển sang các nước đã phát triển. Đến năm 2050 các nước đông dân nhất sẽ là Ấn Độ với 1,658 tỷ người; Trung Quốc (1,409 tỷ); Mỹ (402 triệu); Indonesia (297 triệu) và Pakistan (292 triệu)... Báo cáo của LHQ về dân số nêu ra rằng hiện đang diễn ra sự chuyển hoá nhanh chóng của dân số thế giới từ các mức tỉ lệ tử vong và tỉ lệ sinh cao trong nhiều năm trước đây sang các mức tỉ lệ tử vong và tỉ lệ sinh thấp dần hiện nay và những năm sau này. Theo các chương trình nghiên cứu mới về dân số của LHQ, số người từ 60 tuổi trở lên trên thế giới sẽ tăng gấp 3 lần lên tới 2 tỷ người, trong đó có hơn 400 triệu người trên 80 tuổi vào năm 2050. Mức tuổi trung bình của dân số thế giới vào năm 2050 là 38,6, trong đó ở 12 nước châu Âu mức tuổi trung bình này là trên 40 và ở Nhật Bản là 43. Ở châu Á, Mỹ Latinh và khu vực Caribê, mức tăng của độ tuổi trung bình tuy có chậm hơn, nhưng xu hướng già hoá dân số cũng đang tăng lên nhanh chóng. Cụ thểở 23 trong số 49 nước đang phát triển của châu Á, độ tuổi trung bình đến năm 2050 sẽ là ngoài 40. Riêng ở Trung Quốc, đến năm 2050, số người trên 60 tuổi sẽ tăng gấp 3 lần lên tới 438 triệu. Cách đây một thập kỷ, số người già trên 60 tuổi ở châu Âu đã nhiều hơn số trẻ em dưới 15 tuổi và đến năm 2050, cứ 1 trẻ em có tới 2 người già. Với sự tiến triển của xu hướng già hoá dân số thế giới hiện nay, báo cáo của LHQ nhận xét đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người, số lượng dân số già trên 60 tuổi trên thế giới vào năm 2045 có thể sẽ cao hơn số lượng trẻ em thế giới lúc đó. Trong xu hướng gia tăng dân số thế giới còn có một yếu tố rất quan trọng là "phanh" sự lan rộng đại dịch HIV/AIDS. Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận nếu một người bị HIV được điều trị kịp thời và đến nơi đến chốn có thể sống thêm 17,5 năm nữa trong khi người không được điều trị chỉ sống 10 năm. Căn bệnh "thế kỷ" này tác động không nhỏ đến dân số thế giới và từ nay đến 2050 ước tính nó sẽ cướp đi 32 triệu mạng người tại 62 nước, trong đó 40 nước thuộc châu Phi. Tuổi thọ trung bình tại các nước kém phát triển có thể nhích lên từ 55 tuổi hiện nay lên 67 tuổi, nhưng còn tuỳ thuộc vào khả năng kiểm soát bệnh như SIDA, trong khi đó tuổi thọ ở các nước phát triển sẽ tăng từ 68 hiện nay lên 76. Về tình hình lực lượng lao động thế giới, báo cáo cho biết, số người ở độ tuổi lao động từ 15 đến 59 tuổi cũng đang giảm dần ở khắp các khu vực, trừ châu Phi. Vào năm 2050, tỷ lệ giữa người lao động và người sống phụ thuộc ở châu Âu sẽ là 14/10, ở Mỹ và Canađa là 16/10. Dân số ở các nước phát triển đang thực sự giảm đi rõ rệt, nếu không còn luồng di cư trung bình hàng năm 2,3 triệu người từ các khu vực nghèo hơn của thế giới. Dân số Liên bang Nga sẽ giảm gần 35 triệu và Nhật Bản sẽ giảm hơn 25 triệu vào năm đó. Nguyễn Đăng LHQ cảnh báo về tình trạng giảm sút dân số ở các nước phát triển. ( Ngày 21/3, Phân ban Dân số của Liên hợp quốc đã công bố bản nghiên cứu cảnh báo rằng sự giảm sút về dân số ở châu Âu, Mỹ và Nhật Bản trong nửa thế kỷ tới có thể buộc một số nớc công nghiệp hoá tích cực tìm kiếm ngời nhập c để thay thế số ngời đang già yếu đi. Tỷ lệ những ngời già tăng lên, khiến tuổi trung bình của dân số Thế giới tăng đến mức cao cha từng có trong lịch sử. Tuổi trung bình của ngời dân Italia, trong năm 2000 là 41 tuổi, sẽ lên tới 53 tuổi vào năm 2050 và số ngời trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 64 tuổi) sẽ giảm đi một nửa. Nghiên cứu trên (tập trung vào 8 nớc có tỷ lệ sinh đẻ thấp là Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Anh và Mỹ) ớc tính vào năm 2050, số ngời già trên Thế giới sẽ tăng gấp 3 lần lên tới khoảng 2 tỷ ngời, chiếm 22% trong tổng số 6 tỷ ngời trên thế giới. Theo các số liệu do Quỹ dân số Liên hợp quốc công bố, kể từ năm 1950 đến nay, tỷ lệ sinh đẻ ở các nớc phát triển giảm từ mức trung bình 2,8 con/phụ nữ xuống còn 1,6 con; các nớc đang phát triển cũng giảm từ 6,2 con xuống còn 3 con. Tỷ lệ sinh đẻ giảm, cộng với số ngời già ngày một tăng, buộc các nớc công nghiệp phơng Tây giảm bớt những hạn chế về nhập c để có thêm lực lợng lao động. Tuy nhiên, báo cáo trên cũng cho rằng biện pháp "thay thế ngời nhập c" sẽ không phải là giải pháp cho tình trạng dân số giảm đi và số ngời già ngày một tăng ở các phát triển. (Theo TTXVN) Nhu cầu nhập cư lớn ở các nước phát triển Theo một báo cáo của Liên hiệp quốc, hầu hết các nớc phát triển sẽ phải mở cửa đón nhận hàng triệu ngời nhập c vì dân số ở những nớc này đang già đi quá nhanh. Tỷ lệ sinh giảm đồng nghĩa với việc tăng số ngời hởng lơng hu trong khi lực lợng lao động phục vụ cho những ngời này lại giảm đi. Nếu không cho nhập c hàng loạt, giải pháp thay thế duy nhất sẽ là tăng số tuổi về hu một cách đáng kể. Một trong những nớc đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng là Italy, dự đoán sẽ giảm từ 1/4 đến 1/3 dân số trong vòng 50 năm tới. (Theo AFP) Các nước càng giàu, dân số càng già Theo một bản dự báo tốc độ tăng dân số mới được Liên hợp quốc công bố thì đến năm 2050, dân số thế giới có thể đạt tới 9,2 tỷ người. Các nước đang phát triển sẽ có tốc độ tăng dân chóng mặt trong khi các cường quốc kinh tế sẽ đối mặt với nguy cơ dân số già đi. Đến năm 2050, dân số thế giới có thể đạt tới 9,2 tỷ người. Ủy ban Dân số Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, trong vòng 43 năm nữa, dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,5 tỷ người so với con số 6,7 tỷ người hiện nay. Nhịp độ tăng này tương đương với thời điểm từ 1950 đến 2007. Theo ông Hania Zlotnik, Giám đốc Ủy ban Dân số LHQ, thì tỉ lệ người chết vì căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS từ 2005 -2020 cũng ảnh hưởng đáng kể tới bản dự báo này. Tỷ lệ tăng dân số chỉ tập trung ở những nước đang phát triển và những nước nghèo. Một số quốc gia như Afghanistan, Burundi, Congo, Guinea-Bissau, Liberia, Niger, Đông Timor và Uganda thì số dân có thể tăng gấp 3 vào năm 2050. Ngược lại, những nước phát triển như Mỹ, Canada thì đến giữa thế kỷ này, số dân nhiều khả năng vẫn duy trì ổn định ở mức 1,2 tỷ người, không tính lượng người di cư và nhập quốc tịch của các nước khác tràn sang. Cũng theo báo cáo của Ủy ban Dân số LHQ thì đến năm 2050, có 46 quốc gia phải đối mặt với nguy cơ dân số già và thậm chí là suy giảm dân số như Đức, Italy, Nhật, Hàn Quốc và các nước thuộc Liên bang Xô Viết cũ. Ông Zlotnik nhận định, trong vài chục năm tới, châu Á và Mỹ La tinh sẽ đạt được một bước nhảy vọt trong việc phát triển kinh tế khi số người ở độ tuổi lao động chiếm đông đảo, trong khi đó, các nước giàu có lại trải qua một thời kỳ trì trệ vì dân số già đi. Thu Hiền (Theo AFP, UN) Sự lựa chọn nào cho một thế giới đang lão hoá? 14:13' 09/06/2005 (GMT+7) Trong thế kỷ 21, thế giới đang đối mặt với một vấn đề nan giải về nhân khẩu. Thứ nhất là dân số thế giới sẽ tiếp tục tăng từ 6 tỉ năm 2005 lên hơn 9 tỉ năm 2050. Thứ hai, tới khoảng thời gian đó, tình trạng lão hoá đang bao vây các nước phát triển do hậu quả của việc giảm tỉ lệ sinh đẻ và tăng tuổi thọ tối đa sẽ "cập bờ" các nước đang phát triển. Vấn đề quan trọng của thế kỷ này là làm thế nào sử dụng trí tuệ con người để đối phó với tình trạng trên. Để người già tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội là một biện pháp đối phó với tình trạng lão hoá hiện nay. Tỉ lệ người già từ 65 tuổi trở lên hiện chiếm 7,4% dân số toàn cầu sẽ tăng lên 16,1% vào năm 2050. Khi tỉ lệ người già vượt quá 7%, xã hội đó được gọi là đang lão hoá. Khi tỉ lệ này vượt quá 14%, đó là một xã hội "của người già". Nói cách khác, thế giới đã bước vào thời kỳ xã hội đang lão hoá và sẽ bước sang thời kỳ xã hội "của người già" vào năm 2040, khi tỉ lệ người già lên tới 14,3%. Ước tính vào năm 2050, sẽ có 320 triệu dân số già tại các nước phát triển và 1,14 tỉ người già ở các nước đang phát triển. Tuổi thọ tối đa cũng tăng. Dự kiến, tuổi thọ tối đa trung bình đối với cả đàn ông và phụ nữ ở các nước phát triển sẽ tăng từ 74,6 tuổi trong giai đoạn 2000-2005 lên 81,7 tuổi trong giai đoạn 2040-2050, ở các nước đang phát triển tăng từ 62,8 tuổi lên 73,6 tuổi. Ngoài ra, số người từ 80 tuổi trở lên dự kiến sẽ tăng gấp 4,5 lần trên quy mô toàn cầu, tức là từ 87 triệu hiện nay lên 394 triệu vào năm 2050. Do hậu quả của việc giảm tỉ lệ sinh đẻ, tỉ lệ trẻ em dưới 14 tuổi trong tổng số dân sẽ giảm từ 28,2% hiện nay xuống 20,2%. Tháp dân số vì thế mà sẽ chuyển từ hình dạng của Đỉnh Phú Sĩ sang hình cái bình. Tốc độ lão hoá của xã hội là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm. Trước đây, tỉ lệ người cao tuổi tăng gấp đôi chỉ diễn ra với tốc độ trung bình. Ở các nước phát triển, như Pháp phải mất 105 năm, ở Thuỵ Điển mất 85 năm và Nhật Bản chỉ mất 24 năm. Ở tất cả những nước này, hiện tượng trên chỉ xảy ra khi kinh tế phát triển. Còn tại các nước đang phát triển, tỉ lệ người già hiện chỉ chiếm 5,5% nhưng dự kiến sẽ tăng lên 7,5% vào năm 2020 và 14,6% vào năm 2050. Nói cách khác, trong vòng 30 năm tới, tỉ lệ người già sẽ tăng gấp đôi. Vấn đề giảm tỉ lệ sinh đẻ và dân số già đặc biệt nghiêm trọng tại Nhật Bản. Theo các số liệu thống kê công bố gần đây ở Nhật, tỉ lệ sinh sản (số trẻ em trung bình mà một phụ nữ có thể sinh trong cuộc đời) là 1,29 vào năm 2004. Phần đông trong số hơn 1 tỉ dân trên thế giới phải sống với chưa đầy 1 USD/ngày tại các nước đang phát triển. Ngoài việc phải đối phó với vấn đề tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo, những nước này cũng sẽ phải giải quyết vấn đề lão hoá. Hội nghị thế giới về Lão hoá lần thứ hai của LHQ tổ chức tại Madird năm 2002 đã thông qua một kế hoạch hành động để các nước tuân thủ, nhấn mạnh vào vấn đề tăng cường sự đóng góp của người già vào các hoạt động xã hội, tạo dựng một môi trường để người già có thể làm việc và tạo cơ hội để người già được giáo dục, đào tạo. Nhật Bản đang đạt được thành công bước đầu trong các mục tiêu này, dù không thật xuất sắc. Giải pháp cho vấn đề lão hoá đòi hỏi phải có những nỗ lực và trí tuệ toàn cầu. (Huyền Trang - Tổng hợp) Dân số Nhật già nhất thế giới ( Theo một thống kê dân số mới công bố hôm nay, Nhật Bản đã vượt qua Italia để trở thành nước có dân số già nhất thế giới với tỷ lệ người già cao nhất và số lượng trẻ em dưới 15 tuổi thấp nhất thế giới. Dân số già đang là vấn đề đau đầu của chính phủ Nhật Bản. Trong những năm gần đây, chính phủ Nhật đã dùng rất nhiều biện pháp để kích thích tăng dân số, khuyến khích người dân lập gia đình và sinh con do lo ngại về một cuộc khủng hoảng dân số già. Tuy nhiên, thống kê mới công bố cho thấy tỷ lệ người cao tuổi ở đất nước mặt trời mọc đã tăng lên 21%, tương đương với 26,28 triệu người trên 65 tuổi trong khi đó tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi giảm mạnh và chỉ còn chiếm 13,6%. Do thiếu lao động trầm trọng nên Nhật đã phải tính đến việc chấp nhận nhập khẩu lao động nước ngoài trên nhiều lĩnh vực, kể cả lao động phổ thông. Đứng sau Nhật là Italia với 20% dân số là người cao tuổi và Đức chiếm vị trí thứ 3 với 18,8%.

File đính kèm:

  • docdan_so_the_gioi_dang_bi_gia_hoa.doc
Giáo án liên quan