Dạng 1: bài tập tính ph của dung dịch

Câu 1: Trộn 200 ml dung dịch HCl 0,25M với 800ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,025M và NaOH 0,025M. Tính pH của dung dịch thu được ?

Câu 2. Sục khí CO2 vào 200 ml dd chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M thu được 19,7 gam kết tủa. Hãy cho biết thể tích khí CO2 (đktc) đã sục vào là :

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 8208 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạng 1: bài tập tính ph của dung dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẠNG 1: Bài tập tính pH của dung dịch Câu 1: Trộn 200 ml dung dịch HCl 0,25M với 800ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,025M và NaOH 0,025M. Tính pH của dung dịch thu được ? Câu 2. Sục khí CO2 vào 200 ml dd chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M thu được 19,7 gam kết tủa. Hãy cho biết thể tích khí CO2 (đktc) đã sục vào là : Câu 3. Hoà tan vừa hết oxit của kim loại hoá trị II trong dung dịch H2SO4 17,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 20%. Xác định công thức của oxit. Câu 4. Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch Zn(NO3)2 thu được 7,92 gam kết tủa. Hãy xác định nồng độ mol/l của dung dịch Zn(NO3)2 . A. 0,8M B. 0,9M C. 1,0M D. 1,2M Câu 5. Trộn dung dịch HNO3 1,5M và HCl 2,5M theo tỷ lệ thể tích 1 : 1 thu được dung dịch X. Hãy xác định thể tích của dung dịch NaOH 1M cần dùng để trung hoà 100 ml dung dịch X. Câu 6: Trộn 250ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08 mol/l và H2SO4 0,01 mol/l với 250ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 12. Tính m và a. Câu 7: Trộn 100ml dung dịch gồm (Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400ml dung dịch gồm( H2SO40,375M và HCl,0,0125M) thu được dung dịch X. a.Tính pH của dung dịch X b. Cô cạn X thu được mg muối khan, tìm m. DẠNG 2: Bài tập sử dụng định luật bảo toàn điện tích trong dung dịch Câu 8: Cho V ml dung dịch gồm(NaOH 0,1Mvà Ba(OH)2 0,05M) phản ứng vừa đủ với 50ml dung dịch gồm (HCl 0,3M và HNO3 0,2M). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được mg muối. tìm V và m. Câu 9: Một dung dịch X chứa 0,1mol Fe2+; 0,2 mol Al3+; x mol Cl- và y mol . Cô cạn dung dịch thu được 46,9g chất rắn khan. Tìm x và y. ( tổng số mol điện tích(+) = tổng số mol điện tích (-)) Câu 10: Một dung dịch chứa Ca2+(0,2mol) Na+(0,2mol) Cl- (0,4mol) (0,2mol).Cô cạn dung dịch thu được m g muối khan. Tìm m Câu 10: Có 500 ml dung dịch X chứa Na+ , NH4+ , CO32- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lương dư dung dịch HCl thu 2,24 lít khí (đktc). Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy có 43 gam kết tủa. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu 4,48 lít khí NH3 ( đktc). Tính tổng khối lượng muối có trong 500 ml dung dịch X. Câu 11: Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 100 ml dung dịch X có chứa các ion: NH4+, SO42-, NO3- thì có 23,3 gam một kết tủa được tạo thành và đun nóng thì có 6,72 lít (đktc) một chất khí bay ra. Nồng độ mol/l của (NH4)2SO4 và NH4NO3 trong dung dịch X là bao nhiêu? DẠNG 3: Bài tập về hiđroxit lưỡng tính. Câu 12: Hòa tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Cho 110ml dung dịch KOH 2M vào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là A. 20,125. B. 12,375. C. 22,540. D. 17,710 Câu 13: Trộn 200ml dung dịch NaOH1M với 100ml dung dịch HCl aM thu được dung dịch X. Cho dung dịch X vào 200ml dung dịch AlCl3 0,5M thu được 1,56g kết tủa. Hãy lựa chọn giá trị đúng của a Câu 14. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. C. chỉ có kết tủa keo trắng. D. không có kết tủa, có khí bay lên. Câu 15. Cho 200 ml dung dịch NaOH 2M vào 100 ml dung dịch AlCl3 1,2M. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng. A. 7,8 gam B. 9,36 gam C. 6,24 gam D. 4,68 gam Câu 16. Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ A. a : b = 1 : 4. B. a : b 1 : 4. Câu 17. Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho Zn dư vào dung dịch X. Tính thể tích khí H2 thoát ra (đktc) ? Câu 18. Cho 200 ml dung dịch NaOH 1,2M vào 200 ml dung dịch AlCl3 0,25M thu được dung dịch X. a/ Xác định nồng độ [OH-] trong dung dịch X. b/ Xác định thể tích dung dịch HCl 1M cần cho vào dung dịch X để: Bắt đầu xuất hiện kết tủa. Thu được kết tủa có khối lượng cực đại. Câu 19. Cho 100 ml dung dịch NaOH vào 100 ml dung dịch ZnCl2 thu được 4,95 gam kết tủa. Cho 200 ml dung dịch NaOH vào 100 ml dung dịch ZnCl2 thu được 4,95 gam kết tủa. Hãy lựa chọn giá trị đúng với nồng độ mol/l của dung dịch NaOH và dung dịch ZnCl2 . A. NaOH 0,9M và ZnCl2 0,75M B. NaOH 1M và ZnCl2 0,65M C. NaOH 1M và ZnCl2 0,75M D. NaOH 1,2M và ZnCl2 0,85M. DẠNG 4: Bài tập nhận biết. Câu 20: Chỉ dùng một thuốc thử, hãy nhận biết các lọ đựng dung dịch mất nhãn sau: NH4Cl; (NH4)2SO4 Na2CO3; NaNO3 Câu 21: Phân biệt các chất đựng riêng biệt trong các bình khác nhau: a, dd chứa: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4. b, dd Na3PO4, NH3, NaOH, NH4NO3, HNO3. Câu 22: Nhận biết bằng: a, quỳ tím Ba(OH)2, H2SO4, NH4Cl, (NH4)2SO4, NH3. b, một thuốc thử: NH4NO3, (NH4)2SO4, NaNO3, Fe(NO3)3. Dạng 5: Bài tập thành lập và viết sơ đồ phản ứng. Câu 23: Thực hiện dãy chuyển hóa ( ghi rõ điều kiện nếu có) HCOOH CO CO2 Ca(HCO3)2 CaCO3 8 H3PO4 HNO3 AgNO3 O2 Câu 24: Viết phương trình hóa học thể hiện dãy chuyễn hóa (ghi đầy đủ điều kiện) a, N2 à NO à NO2 à HNO3 à Fe(NO3)3 à NO2. b, NH4NO3 à N2 à NO2 à NaNO3à O2. NH3 à Cu(OH)2 à [Cu(NH3)4]OH c) NH3 à NO à NO2 à HNO3 à H3PO4 à Ca3(PO4)2 à CaCO3. d, Ca3(PO4)2H3PO4 NaH2PO4 Na2HPO4 Na3PO4 Ag3PO4 e, Ca3(PO4)2P P2O5 H3PO4 Ca3(PO4)2 H3PO4 CO2 Dạng 6: Bài tập về hỗn hợp khí N2, H2, NH3 Câu 25: Một hỗn hợp X gồm hai khí N2 và H2 theo tỉ lệ mol 1 : 3 , nung nóng bình một thời gian rồi đưa về trạng thái ban đầu thì thu được hỗn hợp khí Y. Tỉ khối hơi của X đối với Y là 0,6 .Tính hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 . Câu 26: Cho một bình kín dung tích 112 lít trong đó chứa N2 và H2 theo tỉ lệ thể tích 1:4 OoC và 200 at ( xúc tác thích hợp ) nung nóng bình một thời gian sau đó đưa về nhiệt độ OoC thấy áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu . Tính H % phản ứng . Câu 27: Một hỗn hợp khí gồm N2 và H2 có tỉ khối đối với H2 bằng 3,6 .Sau khi đun nóng một thời gian để hệ đạt tới trạng thái cân bằng thì tỉ khối của hỗn hợp sau phản ứng đối với H2. bằng 4,5. Tính H% . Câu 28: Tính thể tích N2 và H2 (ở đktc) cần dùng để điều chế 34g NH3 biết hiệu suất là 50%.Muốn trung hòa lượng NH3 trên cần dùng bao nhiêu ml dd HCl 20%(d=1,1g/ml) Dạng 7: Bài toán về axit nitric và định luật bảo toan electron Câu 29: Cho 31,3 gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 phản ứng vừa đủ với 280 gam dung dịch HNO3 63% thu được dung dịch A và V lit khí màu nâu đỏ duy nhất thoát ra (đktc). Viết phương trình phản ứng xảy ra. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất rắn trong hổn hợp ban đầu. Dẫn toàn bộ V lit khí thu được ở trên vào 1 lit H2O có hoà tan oxi dư. Tính pH của dung dịch tạo thành. Xem thể tích dung dịch không thay đổi. Câu 30: ) Cho 8,3 gam hỗn hợp Fe và Al vào dung dịch HNO3 loãng lấy dư .Phản ứng xong thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đo ở đkc ) Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Hòa tan 0,1 mol Cu kim loại trong 120 ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí NO duy nhất (đktc).Tính V? Bài 31: Cho 30,4g hỗn hợp Cu và Fe tác dụng với 500ml dung dịch HNO3 loãng du thì thu được 8,96 lít NO (ở đktc) a) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b) Để trung hòa lượng axit dư trong dung dịch thì cần phải dùng 150g dung dịch NaOH 20%. Tìm nồng độ mol/l dung dịch HNO3 ban đầu. Bài 32*: Hòa tan hoà toàn m gam hỗn hợp FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 dư thì thu được 4,48 lít khí NO2 (đkc). Cô cạn dung dịch thu được 145,2 gam muối khan. Tìm m? Bài 33*: Nung m gam bột Fe trong oxi thu được 3 gam hỗn hợp rắn X. Hoà tan rắn X trong dụng HNO3 dư thoát ra 0,56 lít khí NO (đkc) là sản phẩm khử duy nhất. Tìm m? Bài 34: Hòa tan hết 14,4 gam hỗn hợp Fe và Mg trong HNO3 loãng dư thu được dung dịch A và 2,352 lit (đktc) hỗn hợp 2 khí N2 và N2O có khối lượng 3,74 gam. Tính %(m) của mỗi kim loại trong hh ? Tính số mol HNO3 ban đầu, biết lượng HNO3 dư 10% so với lượng cần thiết. Dạng 8: Photpho và hợp chất, phân bón hoá học. Bài 35: Đốt cháy hoàn toàn 3,1g P ta được chất A chia làm 2 phần bằng nhau: -Lấy phần 1 hoà tan hoàn toàn vào 500g nước ta được dd B.Tính nồng độ % của dd B. -Lấy phần 2 cho tác dụng với 400ml dd NaOH 0,3M sau đó đem cô cạn dd thì thu được bao nhiêu g chất rắn? Bài 36: Cho 12,4g P tác dụng hoàn toàn với oxi. Sau đó cho toàn bộ lượng P2O5 hoà tan hoàn toàn vào 80ml dd NaOH 25%(d=1,28). Tính C% c?a dd muối sau phản ứng. Bài 37: Thêm 250ml dd NaOH 2M vào 200ml dd H3PO4 1,5M. Tìm khối lượng muối tạo thành? Tính nồng độ mol/l của dd tạo thành. Dạng 9: Bài toán CO2 tác dụng dung dịch kiềm. Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam C trong khí O2 dư, cho toàn bộ khí CO2 thu được vào 80 gam dung dịch NaOH 17,5% thu được dung dịch X. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch X. Câu 39: Sục từ từ V lít CO2(đkc) vào 100ml dd Ba(OH)2 1M,sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 15,76g kết tủa.Lọc bỏ kết tủa,đun nóng dd nước lọc thu thêm được m gam kết tủa.Tính V và m. Câu 40: Cho 5,6 lít CO2(đkc) đi qua 164ml dd NaOH 20%(d = 1,22g/ml) thu được dd X.Cô cạn dd X thì thu được bao nhiêu gam chất rắn: A- 26,5g B- 15,5g C- 46,5g D- 31g Câu 41: Cho 115g hổn hợp ACO3,B2CO3,R2CO3 tác dụng với dd HCl dư thu được 0,896 lít CO2(đkc).Cô cạn dd sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng A-120g B- 115,44g C- 110g D- 116,22g Câu 42: Cho 37,95g hổn hợp hai muối MgCO3 và RCO3 vào 100ml dd H2SO4 loãng thấy có 1,12 lít CO2(đkc) thoát ra,dd A và chất rắn B.Cô cạn dd A thu được 4g muối khan.Nung chất rắn B đến khối lượng không đổi thì thu được rắn B1 và 4,48 lít CO2(đkc).Biết trong hổn hợp đầu có tỉ lệ . Tìm: a) Nồng độ mol/lít của dd H2SO4 đã dùng b) Khối lượng chất rắn B và B1 d) Nguyên tố R. Câu 43: Hoà tan a gam hổn hợp Na2CO3 và KHCO3 vào nước được 400ml dd A.Cho từ từ vào dd trên 100ml HCl 1,5M,thu được dd B và thoát ra 1,008 lít khí(đkc).Cho dd B phản ứng với một lượng dư Ba(OH)2 thu được 29,55g kết tủa.Tính nồng độ mol/lít của các chất trong dd. Dạng 10: Tính khử của Cacbon và Cacbonmonooxit Câu 44: Dùng khí CO để khử 16g Fe2O3 người ta thu được sản phẩm khí.Dẫn toàn bộ sản phẩm khí vào 99,12ml dd KOH 20%(D = 1,17g/ml).Hãy tính thể tích khí CO đã dùng(đkc) và khối lượng muối sinh ra. Câu 45: Dẫn từ từ V lít khí CO qua m gam bột oxit của một kim loại đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,2g kim loại và hổn hợp khí.Hổn hợp khí thu được dẫn qua dd Ca(OH)2 dư thấy có 5,0g kết tủa và có 2,24 lít khí thoát ra.Xác định oxit kim loại và %CO đã phản ứng(các khí đo ở đkc). Câu 46: Cho một luồng khí CO đi qua ống đựng 10g Fe2O3 nung nóng.Sau một thời gian thu được m(g) hổn hợp X gồm 3 oxit sắt.Cho X tác dụng hết với dd HNO3 0,5M(vừa đủ) thu được dd Y và 1,12 lít NO(đkc) duy nhất. a. Tìm thể tích CO2 ở đktc b) Tìm m và thể tích dd HNO3 đã dùng Câu 47 .Cho khí CO dư khử hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và CuO thu được 2.32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra cho đi vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo thành 5 gàm kết tủa.Tìm m Câu 48. Dẫn từ từ V lít khí CO qua m g bộ oxit của một kim loại đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,2 g kim loại và hỗn hợp khí. Dẫn hỗn hợp khí thu được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 5 gam kết tủa và có 2,24 lít khí thoát ra. Xác định tên kim loại và % CO đã phản ứng (đktc)

File đính kèm:

  • docCac_dang_vo_co_11.doc