Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 40: Ancol - Trường THPT Ngọc Tảo

I. MỤC ĐÍCH

1. Về kiến thức

Học sinh biết:

• Khái niệm, phân loại, cấu tạo phân tử ancol, liên kết hidro, tính chất vật lí của ancol.

• Tính chất hóa học đặc trưng cảu ancol và ứng dụng của một số ancol.

• Phương pháp điều chế anhcol và ứng dụng của ancol etylic.

Học sinh hiểu:

• Phản ứng thế H của nhóm –OH, phản ứng thế nhóm –OH.

2. Kĩ năng

• Từ công thức biết gọi tên và ngược lại từ gọi tên viết được công thức những ancol đơn giản

• Vận dụng liên kết hidro để giải thích một số tính chất vật lí của ancol.

• Viết phương trình hóa học của phản ứng thế nguyên tử H trong nhóm –OH và phản ứng tách H2O theo quy thắc Zai-xep.

• Biết cách quan sát, phân tích và giải thích các hiện tượng thí nghiệm.

3. Tình cảm, thái độ

 Bên cạnh những lợi ích đem lại còn biết cách sử dụng hợp lí ancol để tránh nguy hiểm, tự bảo vệ trước những tác hại của ancol.

II. CHUẨN BỊ

 Giáo viên:

• Giáo án, sách giáo khoa, bảng biểu

 Học sinh: Xem lại kiến thức có liên quan và chuẩn bị bài mới.

 

docx4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 12/07/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 40: Ancol - Trường THPT Ngọc Tảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRƯỜNG THPT NGỌC TẢO KHOA HÓA HỌC TỔ HÓA- SINH GIÁO ÁN GIẢNG DẠY CHƯƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN ANCOL- PHENOL Bài 40: ANCOL MỤC ĐÍCH Về kiến thức Học sinh biết: Khái niệm, phân loại, cấu tạo phân tử ancol, liên kết hidro, tính chất vật lí của ancol. Tính chất hóa học đặc trưng cảu ancol và ứng dụng của một số ancol. Phương pháp điều chế anhcol và ứng dụng của ancol etylic. Học sinh hiểu: Phản ứng thế H của nhóm –OH, phản ứng thế nhóm –OH. Kĩ năng Từ công thức biết gọi tên và ngược lại từ gọi tên viết được công thức những ancol đơn giản Vận dụng liên kết hidro để giải thích một số tính chất vật lí của ancol. Viết phương trình hóa học của phản ứng thế nguyên tử H trong nhóm –OH và phản ứng tách H2O theo quy thắc Zai-xep. Biết cách quan sát, phân tích và giải thích các hiện tượng thí nghiệm. Tình cảm, thái độ Bên cạnh những lợi ích đem lại còn biết cách sử dụng hợp lí ancol để tránh nguy hiểm, tự bảo vệ trước những tác hại của ancol. CHUẨN BỊ Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bảng biểu Học sinh: Xem lại kiến thức có liên quan và chuẩn bị bài mới. PHƯƠNG PHÁP Sử dụng các phương pháp thuyết trình, đàm thoại gợi mở nêu vấn đề. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định lớp Nội dung bài học Thời gian Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt được Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập GV: Cô sẽ không kiểm tra bài cũ mà chúng ta sẽ đi luôn vào bài mới.Tiết này chúng ta cùng nghiên cứu bài 40: Ancol Bài 40: ANCOL Hoạt động 2: Định nghĩa, phân loại GV: Cả lớp chú ý nhìn lên bảng, nhìn vào các hợp chất được gạch chân và cho cô biết điểm giống nhau của chúng? HS: Chúng cùng có nhóm –OH,liên kết trực tiếp với cacbon no GV: Bạn đã nhận xét chinh xác và những hợp chất đó có tên gọi là ancol. Vậy các em theo dõi vào sgk và những ví dụ trên bảng và rút ra định nghĩa ancol. Một bạn đứng dạy cho cô biết. HS: Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với cacbon no. GV: Các em lưu ý nhóm –OH này được gọi là –OH ancol GV: Các em nhìn vào hợp chất cô không gạch chân và cho biết tại sao nó không được gọi là ancol? HS: Vì nhóm –OH liên kết với cacbon không no. GV: Nhắc lại ancol là những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với cacbon no. GV: Các em tiếp tục theo dõi sgk và cho cô biết ancol được chia làm mấy loại? dựa vào đâu ta lại có sự phân loại đó? HS: Có 5 loại: ancol no, đơn chức, mạch hở ancol không no, đơn chức, mạch hở ancol thơm, đơn chức ancol vòng no, đơn chức ancol đa chức Dựa vào: Đặc điểm gốc hidrocacbon: no, không no, thơm Số nhóm –OH: đơn chức, đa chức. Bậc cảu ancol GV: Các em nhìn lên bảng và phân loại cho cô các ancol có trong ví dụ. HS: Đọc cho GV viết GV: Nào bây giờ cô sẽ kiểm tra kiến thức bài trước một chút. Một bạn đứng dậy nêu cho cô định nghĩa thế nào là bậc của dẫn xuất halogen? HS: Bậc của dẫn xuất halogen là bậc của nguyên tử C liên kết trực tiếp với nguyên tử halogen. GV: Bậc của ancol cũng được định nghĩa tương tự vậy thế nào là bậc của ancol một bạn đứng dậy cho cô và cả lớp biết? HS: Bậc của ancol là bậc của nguyên tử C liên kết với nhóm –OH. GV: Các em lại nhìn vào ví dụ trên bảng và cho cô biết bậc của các ancol A,B,C? HS: ancol A bậc 1, ancol B bậc 2, ancol C bậc 3 ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI Định nghĩa Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hydroxyl –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no. Phân loại Ancol no, đơn chức, mạch hở Phân tử có một nhóm –OH liên kết trực tiếp với gốc ankyl: CnH2n+1OH Vd: CH3-OH, C3H7-OH, Ancol không no, đơn chức, mạch hở Phân tử có một nhóm –OH liên kết với nguyên tử cacbon no của gốc hidrocacbon không no. Vd: CH2=CH-CH2-OH, CH3-CH=CH-CH2-OH, Ancol thơm, đơn chức Phân tử có nhóm –OH liên kết với nguyên tử cacbon no thuộc mạch nhánh của vòng benzen. Ancol vòng no, đơn chức Phân tử có một nhóm –OH liên kết với nguyên tử cacbon no thuộc gốc hidrocacbon vòng no. Ancol đa chức Phân tử có 2 hay nhiều nhóm –OH ancol. Bậc của ancol là bậc của nguyên tử C liên kết trực tiếp với nhóm –OH. Hoạt động 3: Đồng phân, danh pháp GV: Để tiếp tục tìm hiểu kĩ hơn về ancol chúng ta đi vào phần II. Đồng phân, danh pháp. Đầu tiên là 1, Đồng phân. Trong chương trình chúng ta chỉ nghiên cứu về đồng phân của ancol no, đơn chức, mạch hở. GV: Các em nghiên cứu sgk và cho cô biết ancol có những loại đồng phân nào? HS: Gồm: Đồng phân mạch C Đồng phân vị trí nhóm –OH GV: Một em lên bảng và viết cho cô đồng phân của C4H9OH. Các em ở dưới lớp cũng ghi luôn vào vở của mình đi. GV: Các em nhận xét xem bạn viết đúng chưa? HS: Nhận xét GV: Các em chú ý ancol còn có 1 loại đồng phân nữa đó là đồng phân ete. GV: Để biết được các đồng phân bạn vừa biết có tên gọi như thế nào hay tên của ancol như thế nào cô và cả lớp sẽ đi vào phần 2. Danh pháp. GV: Trước hết là phần a, Tên thông thường. Một bạn cho cô biết tên thông thường có cấu tạo như thế nào? HS: Ancol+ Tên gốc ankyl+ ic GV: Cô mời một bạn đứng dậy đọc tên thường các đồng phân của C4H9OH? HS: Đọc tên, giáo viên ghi GV: Ancol còn được gọi theo cách khác đó là tên thay thế. Nhìn vào sgk và cho cô biết cấu tạo của tên thay thế? HS: Tên hidrocacbon tương ứng với mạch chính+ số chỉ vị trí nhóm –OH + ol GV: Các em lưu ý đánh số thứ tự C trong mạch chính, bắt đầu từ phía gần nhóm –OH hơn. GV: Tương tự một bạn đứng dậy đọc tên thay thế các đồng phân của C4H9OH HS: Đọc tên, GV ghi. ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP Đồng phân Các ancol no. đơn chức, mạch hở có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức –OH. Danh pháp Tên thông thường Ancol+ tên gốc ankyl+ ic Tên thay thế Tên hidrocacbon tương ứng với mạch chính+ số chỉ vị trí nhóm –OH+ ol. Hoạt động 4: Tính chất vật lí GV: Sau đây chúng ta sẽ đi vào phần III để tìm hiểu về tính chất vật lí của ancol GV: Cả lớp theo dõi bảng 8.2 và cho cô biết các thông tin về trạng thái, độ tan và nhiệt độ sôi của các ancol? HS: Trạng thái: từ C1-12: lỏng, C13→ : rắn Độ tan: Từ C1-3 tan vô hạn trong nước Nhiệt độ sôi: tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối GV: Một bạn cho cô biết tại sao các ancol có nhiệt độ sôi cao hơn các hidrocacbon có cùng phân tử khối hoặc đồng phân ete? Và tại sao ancol lại tan nhiều trong nước? HS: Các ancol có nhiệt độ sôi cao hơn các hidrocacbon có cùng phân tử khối hoặc các đồng phân ete của nó là do giữa các phân tử ancol có liên kết hidro. Các ancol tan nhiều trong nước là do các phân tử ancol và các phân tử nước tạo được liên kết hidro GV: Vẽ sơ đồ hình thành liên kết hidro lên bảng và yêu cầu học sinh vẽ vào vở. TÍNH CHẤT VẬT LÍ Trạng thái: từ C1-12: lỏng, C13→ : rắn Độ tan: Từ C1-3 tan vô hạn trong nước Nhiệt độ sôi: tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối Các ancol có nhiệt độ sôi cao hơn các hidrocacbon có cùng phân tử khối hoặc các đồng phân ete của nó là do giữa các phân tử ancol có liên kết hidro. Các ancol tan nhiều trong nước là do các phân tử ancol và các phân tử nước tạo được liên kết hidro

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_11_bai_40_ancol_truong_thpt_ngoc_tao.docx