I.YÊU CẦU CHUNG:
1. Nêu được hoàn cảnh ra đời bài thơ ”Bên kia sông Đuống” (câu1); Tóm tắt được tình huống truyện ”Vợ nhặt” và nêu được thái độ của tác giả (câu 2); Làm rõ quá trình chuyển biến tâm lí của nhân vật Mị trong đêm cuối ở nhà Pá Tra (câu 3).
2. Tỏ ra có năng lực khái quát và phân tích đáp ứng yêu cầu của đề.
3. Bố cục, trình bày, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, không sai các lỗi cơ bản về dùng từ, ngữ pháp, chính tả
Những bài diễn đạt kém, trình bày, bố cục lộn xộn không cho đến điểm trung bình.
4. Chấm theo thang điểm 10. Người chấm cần chú ý phát hiện, đánh giá cao những bài tỏ ra có năng lực văn học, nhất là năng lực viết.
II.YÊU CẦU CỤ THỂ:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đáp án đề thi kiểm tra học kỳ I năm học 2007 - 2008 môn: Văn, lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở gD& ĐT Thanh hoá đáp án Đề thi kiểm tra
Trường THPT Lờ Hoàn Học kỳ I Năm học 2007 -2008
Môn: Văn; Lớp 12
I.Yêu cầu chung:
1. Nêu được hoàn cảnh ra đời bài thơ ”Bên kia sông Đuống” (câu1); Tóm tắt được tình huống truyện ”Vợ nhặt” và nêu được thái độ của tác giả (câu 2); Làm rõ quá trình chuyển biến tâm lí của nhân vật Mị trong đêm cuối ở nhà Pá Tra (câu 3).
2. Tỏ ra có năng lực khái quát và phân tích đáp ứng yêu cầu của đề.
3. Bố cục, trình bày, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, không sai các lỗi cơ bản về dùng từ, ngữ pháp, chính tả…
Những bài diễn đạt kém, trình bày, bố cục lộn xộn… không cho đến điểm trung bình.
4. Chấm theo thang điểm 10. Người chấm cần chú ý phát hiện, đánh giá cao những bài tỏ ra có năng lực văn học, nhất là năng lực viết.
II.Yêu cầu cụ thể:
Nội dung
Điểm
Câu 1
-Vào một đêm giữa tháng 4 năm 1948, khi đang công tác ở Việt Bắc, Hoàng Cầm trực tiếp nghe tin giặc đánh phá quê hương mình(nằm bên bờ sông Đuống thuộc xứ Kinh Bắc- một vùng đất trù phú và nổi tiếng vì có truyền thống văn hoá lâu đời). Ông rất xúc động và ngay đêm ấy viết bài thơ ”Bên kia sông Đuống” (Bên kia là đất tự do, nơi nhà thơ đang công tác; hướng về “bên kia” là quê hương ông, vùng đất bị giặc chiếm đóng và giầy xéo).
- Hoàn cảnh ra đời nói trên giúp ta hiểu sâu thêm niềm tự hào, thương mến, nỗi đau đớn, xót xa của nhà thơ khi nói đến những giá trị văn hoá, vẻ đẹp cổ truyền, sinh hoạt bình yên và những con người thân yêu trên quê hương Kinh Bắc bị giặc tàn phá, đoạ đầy.
Câu 2: Có thể tóm tắt theo nhiều cách nhưng phải nêu được những ý sau:
1. Nhân vật Tràng- một người dân ngụ cư nghèo khó, xấu xí, thô kệch, ế ẩm, đã “nhặt” được vợ một cách ngẫu nhiên, dễ dàng chỉ bằng mấy bận tầm phơ tầm phào và 4 bát bánh đúc... giữa lúc nạn đói khủng khiếp đang xảy ra, đe doạ cuộc sống của mọi người. Bản thân Tràng còn không biết “có nuôi nổi mình không lại còn đèo bòng”
2. Thái độ của nhà văn đối với con người và xã hội thông qua tình huống truyện éo le, độc đáo, cảm động:
- Cảm thông sâu sắc và có tấm lòng trân trọng đối với người lao động. Ông thật sự xót xa trước cảnh con người bị rẻ rúng, đói khổ và luôn bị cái chết bủa vây. Hơn thế, ông còn khẳng định được những phẩm chất đáng quý của họ (Tràng, mẹ và vợ Tràng): Dù trong hoàn cảnh sống ngặt nghèo, tối tăm, thậm chí là cận kề cái chết họ vẫn cưu mang đùm bọc lẫn nhau, vẫn khát khao có một tổ ấm gia đình để được yêu thương, chia sẻ và có trách nhiệm với nhau; họ vẫn hy vọng vào một cái gì đó tốt đẹp hơn trong tương lai. Đây là cái nhìn nhân đạo của Kim Lân...
- Nhà văn còn gián tiếp phê phán thực trạng xã hội đương thời- cụ thể là bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây nên nạn đói khủng khiếp, đẩy con người đến bước đường cùng, đến chỗ liều lĩnh... Cái giá của con người thật rẻ mạt. Người ta có thể “nhăt” được vợ một cách dễ dàng giữa đường, giữa chợ... Cảnh đói khát, chết chóc diễn ra như một cơn ác mộng kinh hoàng.
Câu 3
Giới thiệu chung:
- “Vợ chồng A Phủ” (1953) là tác phẩm thành công của Tô Hoài, cũng là thành tựu đầu tiên của văn xuôi cách mạng Việt Nam viết về đề tài người lao động ở miền núi. Trong đó nhân vật Mị là một điển hình đựơc khắc hoạ cả về ngoại hình lẫn chiều sâu tâm lý.
- Tình huống Mị cởi trói cho A Phủ là tình tiết quan trọng giải quyết xung đột trong truyện, đánh dấu bước thay đổi về tâm lý, tính cách của nhân vật Mị cũng như thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
2. Cảnh ngộ của Mị khi ở Hồng Ngài:
- Mị là một cô gái Mông xinh đẹp, hồn nhiên, yêu đời, có tài thổi sáo. Vì món nợ truyền kiếp, Mị đã bị bắt làm dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra...
- Cuộc sống nô lệ khổ đau, vất vả đã nhanh chóng biến cô gái hồn nhiên, yêu đời ấy thành người phụ nữ lầm lũi, cam chịu, chỉ biết ở, biết làm bạn với ngọn lửa...
3. Quá trình chuyển biến tâm lý của nhân vật Mị khi cởi trói cho A Phủ:
- Những đêm trước Mị thức dậy thổi lửa hơ tay nhưng Mị thản nhiên, vô cảm trước cảnh A Phủ bị trói. Đó không phải là sự nhẫn tâm mà vì: “Sống lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi”. Mị trở nên trơ lỳ về cảm xúc. Ngay cả đến số phận của mình Mị cũng không ý thức được thì làm sao thấy được nỗi khổ của người khác. Đây là kết quả tất yếu mà sự cai trị thâm độc của thực dân và chúa đất miền núi đem lại ...
- Nhưng đến đêm cuối cùng tại nhà Pá Tra:
+ Mị cũng thức dậy thổi lửa hơ tay nhưng tâm lý của Mị đã hoàn toàn thay đổi khi thấy A Phủ khóc...
+ Mị nhớ đến cảnh mình bị A Sử trói năm trước, nhớ đến cảnh người đàn bà khác bị trói đứng cho đến chết cũng tại nhà này. Mị đã thức tỉnh về mặt nhận thức khi kết tội gia đình chồng “Chúng nó thật độc ác”
+ Mị nghĩ đến tình cảnh của A Phủ “Chỉ đêm mai người kia chết...”. Cảm thấy thương cho A Phủ phải chịu sự vô lý, bất công...
+ Nghĩ đến cảnh mình có thể bị trói thế vào chỗ A Phủ cho đến chết nếu A Phủ bỏ trốn nhưng Mị không thấy sợ...
+ Từ tình thương của những người cùng cảnh ngộ và sự thức tỉnh về nhận thức Mị đã hành động: Lấy dao cắt dây, cởi trói cho A Phủ, mặc dù khi ấy Mị vẫn còn hoảng hốt.
+ Từ ý thức quyết lịêt cứu A Phủ, Mị ý thức con đường giải phóng chính mình khi vụt băng theo A Phủ để cùng chạy trốn.
4. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật:
- Nhà văn đã miêu tả tâm lý nhân vật một cách biện chứng, phù hợp với hoàn cảnh, tính cách nhân vật, trong mối quan hệ giữa ngoại cảnh và nội tâm.
- Cách miêu tả tâm lý nhân vật linh hoạt thông qua các chi tiết về tâm trạng, ý nghĩ, hành động...
2.0
1.5
0.5
3.0
1.0
1.0
1.0
5.0
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
File đính kèm:
- Dap an de kiem tra hoc ki.doc