Vì là bài văn cảm nhận, học sinh có thể khám phá và trình bày theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần làm nổi bật một số nét chính:
1. Hiểu biết chung về thơ Hồ Xuân Hương:
a. Học sinh cần nói được những hiểu biết cơ bản về Hồ Xuân Hương:
- Tài hoa, bản lĩnh nhưng cuộc đời gặp nhiều ngang trái.
- Nỗi buồn cá nhân đặt chung vào bi kịch giới mình > tiếng thơ, tiếng lòng của người phụ nữ nói chung trong xã hội phong kiến.
- Dấu ấn cá tính và tâm hồn trong sáng tác:
+ Phần nhiều thơ Xuân Hương là tiếng cười châm biếm đả kích quyết liệt những thế lực thần quyền, cường quyền.
+ Có không ít những bài thơ trữ tình da diết.
Tuy nhiên, nhiều thi phẩm không có sự tách bạch rõ ràng mà chất trữ tình hoà hợp với bản lĩnh cứng cỏi; tất cả được diễn đạt bằng một nghệ thuật giàu tính dân gian=> vẻ đằm thắm chỉ có ở Xuân Hương: chùm thơ Tự tình là 1 ví dụ điển hình.
b. Tự tình: phô bày, phô diễn tình cảm, tâm hồn => giàu sức gợi, mở ra một trường tâm trạng của chủ thể trữ tình => tạo mối đồng cảm ở người đọc.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đáp án đề văn lớp 10 - Bảng b, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đáp án đề văn lớp 10 - bảng B
(Thời gian : 180 phút, không kể giao đề)
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương.
Gợi ý đáp án:
I. Yêu cầu về kỹ năng:
1. Nắm được kỹ năng.
2. Trình bày bố cục một bài văn nghị luận văn học chặt chẽ, hợp lý.
3. Diễn đạt biểu cảm các hình tượng văn học. Khong mắc các lỗi chính tả và câu.
II. Về kiến thức:
Vì là bài văn cảm nhận, học sinh có thể khám phá và trình bày theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần làm nổi bật một số nét chính:
1. Hiểu biết chung về thơ Hồ Xuân Hương:
a. Học sinh cần nói được những hiểu biết cơ bản về Hồ Xuân Hương:
- Tài hoa, bản lĩnh nhưng cuộc đời gặp nhiều ngang trái.
- Nỗi buồn cá nhân đặt chung vào bi kịch giới mình > tiếng thơ, tiếng lòng của người phụ nữ nói chung trong xã hội phong kiến...
- Dấu ấn cá tính và tâm hồn trong sáng tác:
+ Phần nhiều thơ Xuân Hương là tiếng cười châm biếm đả kích quyết liệt những thế lực thần quyền, cường quyền...
+ Có không ít những bài thơ trữ tình da diết.
Tuy nhiên, nhiều thi phẩm không có sự tách bạch rõ ràng mà chất trữ tình hoà hợp với bản lĩnh cứng cỏi; tất cả được diễn đạt bằng một nghệ thuật giàu tính dân gian=> vẻ đằm thắm chỉ có ở Xuân Hương: chùm thơ Tự tình là 1 ví dụ điển hình.
b. Tự tình: phô bày, phô diễn tình cảm, tâm hồn => giàu sức gợi, mở ra một trường tâm trạng của chủ thể trữ tình => tạo mối đồng cảm ở người đọc.
2. Cảm nhận về bài thơ Tự tình trong SGK Văn 10 (chỉnh lý năm 200 - NXB Giáo dục).
a. Về nội dung:
Học sinh cần nêu bật được cảm nhận chung về bài thơ theo ý chính:
+ Bài thơ bộc lộ tâm sự của một người phụ nữ giàu sức sống, khát khao hạnh phúc và nỗi buồn tủi, xót xa về cảnh ngộ cô đơn, ngang trái của mình song không buông xuôi, bất lực.
b. Gợi ý phân tích:
* Hai câu đề: Nỗi cô đơn, trơ trọi của con người trong đêm khuya lạnh vắng.
Thời gian - không gian nghệ thuật: đêm khuya, nước non... góp phần tô đậm cảnh ngộ đơn chiếc.
Nghệ thuật đảo cú pháp: "Trơ...", nhịp ngắt thay đổi 1/3/3 => thể hiện những xáo động dữ dội trong tâm tư cùng trạng thái bừng tỉnh khi nghe âm thanh đời thường gọi về thực tại => đối mặt với lẻ loi, mình - chính mình.
* Hai câu thực: Thấm thía hơn về thực trạng cuộc sống của mình: khao khát mơ ước nhiều >< éo le, ngang trái lắm , được thể hiện tài tình qua nghệ thuật đối của thơ:
"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"
- Nghịch lý: uống rượu: say lại tỉnh
- Hình ảnh ẩn dụ: vầng trăng xế: khuyết chưa tròn
=> Hai câu thơ là tiếng thở dài ngao ngán, là tâm trạng chất chứa những bất mãn về bi kịch cuộc đời của người phụ nữ tài hoa, chân thành mà lại gặp đắng cay, bất hạnh.
Đằng sau tiếng thở dài đó là một tâm hồn rạo rực, một trái tim náo nức những nhịp đập yêu thương, khao khát hạnh phúc.
* Hai câu luận: Bức tranh thiên nhiên đồng thời bộc lộ cá tính, tâm hồn của chủ thể trữ tình.
- Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp: xiên ngang, đâm toạc... vị trí ngữ pháp và giá trị gợi tả, gợi cảm của 2 động từ góp phần nhấn mạnh sự vận động dữ dội của thiên nhiên => thiên nhiên quen thuộc trong thơ Xuân Hương, qua cảm nhận của tâm hồn, bản lĩnh Xuân Hương.
- Thiên nhiên ấy bộc lộ một sức sống mãnh liệt tiềm tàng không chịu bó buộc đè nén giấu mình => cá tính ngang tàng, vượt ra ngoài mọi khuôn khổ giới hạn thông thường của xã hội phong kiến.
Thiên nhiên còn nói lên thái độ bất bình, phản kháng với số phận của người phụ nữ tài hoa, giàu khát vọng sống mà không được toại nguyện.
* Hai câu kết:
- Tiếng thở dài ngao ngán trong cấu trúc câu "Ngán nỗi..."
- Nghệ thuật chơi chữ đặc sắc " ...xuân đi xuân lại lại..." và hệ thống từ đồng nghĩa, gần nghĩa phối hợp tài tình "Mảnh tình - san sẻ - tí - con con" => bộc bạch số phận và tâm tư buồn tủi của người phụ nữ không có được hạnh phúc trọn vẹn.
* Bình: Qua cách diễn đạt, thấy được:
+ Tiếng nói tâm tình chân thành, da diết của nữ sỹ Xuân Hương.
+ Thái độ sống và quan niệm sống, quan niệm về hạnh phúc của Xuân Hương.
+ Đóng góp to lớn của Xuân Hương không chỉ trên phương diện nội dung tư tưởng giàu tính nhận văn mà còn ở ngôn ngữ thơ mang đậm sắc thái dân gian sáng tạo, sinh động, biến hoá tài tình.
III. Biểu điểm:
Đề thi học sinh giỏi văn lớp 10 - bảng A.
(Thời gian : 180 phút, không kể giao đề)
Đề bài:
Câu 1: 2 điểm.
Phân tích tính chính xác và tính hình tượng của những từ gạch chân trong hai câu thơ sau:
"Đoạn trường thay lúc phân kỳ!
Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh".
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 2: 8 điểm.
Phân tích một số bài thơ đã học và đã đọc của Nguyễn Trãi để làm sáng tỏ nhận định sau:
"...Đề tài thiên nhiên của Nguyễn Trãi đã có phần nào thoát ly nguồn thi hứng sách vở với những ngư tiều canh mục, phong hoa tuyết nguyệt, xuân lan thu cúc, trúc tùng nhạn hạc... đã bị công thức hoá, ước lệ hoá để hướng dẫn những đề tài , hình tượng thiên nhiên chân thực, sinh động, gần gũi với tâm hồn dân tộc, tạo nên bức tranh thiên nhiên đầy chất thơ và chân thực... " ( Đặng Thanh Lê - Tạp chí Văn học số 4, 1980)
Gợi ý Đáp án
I. Yêu cầu về kỹ năng:
1. Cảm nhận được cái hay của ngôn từ chính xác và gợi hình trong diễn đạt và bộc lộ tình cảm.
2. Nắm được cách thức viết bài văn phân tích và chứng minh: phân tích có định hướng, bố cục rõ ràng, luận điểm chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, diễn đạt lưu loát và truyền cảm, không mắc lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp.
II. Yêu cầu về kiến thức:
A. Câu 1:
- HS nêu được hai từ láy: khấp khểnh và gập ghềnh không chỉ giống nhau về cách láy: láy âm, mà còn giống nhau về nét nghĩa: chỉ sự cao thấp, lồi lõm, không đều, không bằng phẳng, cùng góp phần diễn tả con đường khúc khuỷu khó đi, chặng hành trình mệt mỏi của Thuý Kiều theo Mã Giám Sinh đến Lâm Truy.
- Thấy được hai từ láy trên còn gợi tả nỗi lòng thấp thỏm, âu lo của nàng Kiều trước muôn dặm đường trường và cuộc đời đầy bất trắc trước mặt, nó cũng đồng thời góp phần dự cảm về một tương lai không suôn sẻ, hạnh phúc của Thuý Kiều...
B. Câu 2:
1. Trước hết học sinh phải nêu ý hiểu của cá nhân về nhận định được trích dẫn trong đề, thấy được:
+ Nguồn thi liệu sách vở... vốn đã bị công thức hoá, ước lệ hoá trong văn học trung đại: một đặc điểm mang tính quy phạm của thi pháp trung đại: ước lệ, cách điệu hoá: các đề tài, hình tượng vốn đã được dùng quen thuộc, trở thành khuôn mẫu, mất đi vẻ đẹp tự nhiên, chân thực...đồng thời ràng buộc tâm hồn và tài năng của người nghệ sỹ sáng tạo.
+ Song trong những khuôn vàng thước ngọc của nguồn thi cảm của văn chương bác học, các thi nhân đất Việt vẫn mang được điệu hồn dân tộc, cảnh sắc non nước Việt vào trang thơ, thoát khỏi lối cũ đường mòn. Đó là một quá trình nỗ lực không ngừng của các thế hệ nhà thơ, nhà văn Việt Nam trong suốt tiến trình phát triển của văn học nước nhà, đòi hỏi người viết không chỉ có tài mà trước hết là phải có tâm , nặng tình dân tộc. Trên hành trình văn hoá văn học ấy, Nguyễn Trãi là người có công lớn.
+ Đề tài thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi phần nào đã thoát ly... Là một nhà nho xuất thân cửa Khổng sân Trình, Nguyễn Trãi không thể không chịu ảnh hưởng của thi pháp trung đại, cũng viết nhiều về tùng cúc trúc mai, ngư tiều canh mục, phong hoa tuyết nguyệt...Tuy nhiên bên cạnh những đề tài quen thuộc ấy, Nguyễn Trãi là người đầu tiên có công Việt hoá đề tài và hình tượng thiên nhiên trong thơ, khiến nó trở nên chân thực, gần gũi đối với cuộc sống và tâm hồn người Việt, tạo nên những bức tranh chân thực và giàu chất thơ.
2. Phân tích để chứng minh:
Đề bài giới hạn vấn đề ở đề tài thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi nên học sinh nên đi sâu cảm nhận vẻ đẹp của những bức tranh thiên nhiên sống động, mộc mạc mà giàu chất thơ của ông, chủ yêu qua các bài thơ Nôm đã học. Nhìn chung, các em nêu được các nội dung lớn sau:
a. Đề tài thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi hết sức phong phú, đa dạng: Bên cạnh những đề tài quen thuộc mang tính bác học, cách điệu hoá là những đề tài bình dị, dân dã.
+ Sự xuất hiện hoà hợp giữa "kho thu phong nguyệt", "thuyền chở yên hà" với lảnh mùng tơi, bè rau muống, chùm hoa xoan, đọt chuối xuân ...
+ Cuộc sống con người giữa thiên nhiên cũng giản dị, thư thái, hoà hợp: không chỉ là một thi nhân "hái cúc, ương lan, tìm mai, đạp nguyệt..." mà còn chủ yếu là một lão nông trong trang phục "áo bô, giày cỏ" cặm cụi với công việc lao động của dân quê " cày, cuốc, vớt bèo, cấy muống, phát cỏ, ương sen"
b. Hướng đến khai thác đề tài thiên nhiên ngay trong cảnh Việt, non nước Việt, Nguyễn Trãi đã tạo nên trong thơ những bức tranh chân thực và đầy chất thơ:
* Bến đò xuân đầu trại: khung cảnh mùa xuân ở thôn quê Việt Nam thanh tĩnh, trong lành và bình dị.
* Bảo kính cảnh giới: Cảnh sắc mùa hè tràn trề sức sống qua các hình ảnh thơ " hoè lục đùn đùn...; thạch lựu... phun thức đỏ", ấm thanh náo nức của tiếng đàn ve hợp xướng cùng tiếng lao xao đầm ấm của cuộc sống con người tạo nên một khung cảnh thuần phác, đơn sơ mà nên thơ, nên nhạc.
* Cây chuối: Loài cây dân dã, mộc mạc, rất Việt Nam lần đầu tiên đi vào thơ ca. Nhà thơ nhận thấy ở nó một sức sống mãnh liệt, ham nhựa sống nên bén hơi xuân để đã tốt lại tốt tươi thêm. Nhất là vẻ đẹp đáng yêu ở "tình thư một bức phong còn kín" của đọt chuối non e ấp, bẽn lẽn khi chàng gió xuân đa tình "gượng mở xem". Hình ảnh toát lên chất lãng mạn, bay bổng rất phong tình của tâm hồn tác giả.
Bên cạnh đó, học sinh cũng có thể lựa chọn đôi bài thơ khác: Dục Thuý Sơn, Côn Sơn ca.... Điều quan trọng là cảm nhận của các em sâu sắc, thấy được tài hoa và tình cảm đầy mến yêu của Nguyễn Trãi đối với thiên nhiên tạo vật, nhất là cảnh vật thiên nhiên đát nước.
c. HS sau khi phân tích để chứng minh cần rút ra những nhận xét đánh giá về tấm lòng cả tác giả đối với thiên nhiên, nhất là đóng góp của thi nhân đối với việc Việt hoá thơ Đường, dân tộc hoá hệ thống thi văn liệu Trung Hoa của văn học Việt Nam, từ đó khẳng định công lao của Nguyễn Trãi và giá trị to lớn của thơ văn Nguyễn Trãi.
III. Biểu điểm.
File đính kèm:
- khoi 10.doc