Giáo án Tiếng Việt lớp 2

I. Mục đích yêu cầu:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Kĩ năng : Tự nhận thức về bản thân, lắng nghe tích cực, kiên định, đặt mục tiêu.

- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.( trả lời đđược các câu hỏi trong SGK )

II.Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .

Bảng phụ viết sẵn câu văn, đđoạn văn cần hướng dẫn HS đđọc đúng.

 

doc374 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11034 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiếng Việt lớp 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 1 Từ 6/8/2012 đến 10/8/2012 THỨ MÔN TIẾT TÊN BÀI DẠY 2 TĐ 1 Có công mài sắt, có ngày nên kim TĐ 2 3 CT 1 Tập chép: Có công mài sắt, có ngày nên kim 4 TĐ 3 Tự thuật TV 1 Chữ hoa: A 5 CT 2 Nghe – viết: Ngày hôm qua đâu rồi? LT&C 1 Từ và câu 6 TLV 1 Tự giới thiệu. Câu và bài KC 1 Có công mài sắt, có ngày nên kim NS: 4/8/2012 TĐ: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM ND: Thứ hai : 6/8/2012 I. Mục đích yêu cầu: - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Kĩ năng : Tự nhận thức về bản thân, lắng nghe tích cực, kiên định, đặt mục tiêu. - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.( trả lời đđược các câu hỏi trong SGK ) II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK . Bảng phụ viết sẵn câu văn, đđoạn văn cần hướng dẫn HS đđọc đúng. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra: Dụng cụ học tập 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: Có công mài sắt có ngày nên kim. b.luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài - GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. +Đọc từng câu +Đọc từng đoạn trước lớp Gọi HS đọc từ chú giải ở SGK +Đọc từng đoạn trong nhóm +Thi đọc giữa các nhóm +Cả lớp đọc đồng thanh Tiết 2 c.Hướng dẫn tìm hiểu bài Yêu cầu HS đọc thầm lại bài và TLCH ở SGK. 1. Lúc đầu cậu bé học hành thế nào? 2. Cậu bé nhìn thấy bà cụ đang làm gì? GV hỏi thêm : + Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì? + Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài thành chiếc kim nhỏ không? +Những câu nào cho thấy cậu bé không tin? 3. Bà cụ giảng giải như thế nào? GV hỏi thêm: Đến lúc này cậu bé có tin bà cụ không? 4. Câu chuyện này khuyên em điều gì? GDKN: + Tự nhận thức về bản thân( hiểu về mình, tự biết đánh giá ưu, khuyết điểm của mình để tự điều chỉnh). + Lắng nghe tích cực, kiên định. + Đặt mục tiêu( biết đề ra mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện). d.Luyện đọc lại GV tổ chức cho HS thi đọc lại bài 3. Củng cố, dặn dò: Xem lại bài, chuẩn bị bài: Tự thụât 4. Nhận xét tiết học HS thực hiện HS lắng nghe, nhắc lại. HS lắng nghe + HS tiếp nối nhau đọc từng câu + HS tiếp nối nhau đọc đoạn HS đọc từ chú giải ở SGK. + HS đọc từng đoạn theo nhóm. + HS thi đua theo nhóm + Đọc ĐT 1.Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc được vài dòngđã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. 2. Cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá. +Để làm thành một cái kim khâu. + Cậu bé không tin. +Thỏi sắt to như thế làm sao bà mài thành kim được? 3. Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí…. thành tài. Cậu béé tin.cậu hiểu ra quay về nhà học bài. 4. Câu chuyện khuyên em phải nhẫn nại, kiên trì. HS thi đọc lại bài. Lắng nghe. NS: 5/8/2012 CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP) ND:Thứ ba: 7/8/2012 CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM I.Mục đích yêu cầu: - Chép chính xác bài chính tả; trình bày đúng 2 câu văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Làm được các bài tập2, 3, 4. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết đoạn văn , Bảng viết sẵn BT 2,3. - Vở bài tập III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra: Dụng cụ học tập 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Có công mài sắt có ngày nên kim. b.Hướng dẫn tập chép - Giáo viên đọc mẫu - Tìm hiểu nội dung +Đoạn này chép từ bài nào? +Là lời nói của ai với ai ? +Bà cụ nói gì ? +Đoạn chép có mấy câu ? +Cuối mỗi câu ghi dấu gì ? +Chữ nào được viết hoa ? +Chữ đầu đoạn viết ntn ? -Yêu cầu HS đọc thầm từng câu tìm từ khó nêu miệng. - Cho HS viết từ khó vào bảng con. -Giáo viên đọc bài , hướng dẫn cách trình bày - Cho HS chép chính tả . -Giáo viên chấm 10 tập , nhận xét c. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 2: Điền vào chỗ trống c hay k. GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc điền chữ k. - Cho HS làm, GV nhận xét. Bài 3:Gọi HS đọc yêu cầu bài. -Gọi HS làm, GV nhận xét, chốt lại kết quả. 3.Củng cố- dặn dò Xem lại bài, chuẩn bị bài: Ngày hôm qua đâu rồi? 4. Nhận xét tiết học HS thực hiện HS lắng nghe, nhắc lại. HS lắng nghe ,2HS đọc lại đoạn viết chính tả, HS còn lại dò theo. + Bài có công mài sắt có ngày nên kim. + Là lới của bà cụ với cậu béàé. + Bà cụ nói :”mỗi ngày…thành kim” + Có 2 câu. +Ghi dấu chấm. + Mỗi, Giống. + viết hoa, lùi vào 1 ô. - HS thực hiện. -HS viết vào bảng con. - HS lắng nghe -HS chép chính tả Bài 2: HS nêu yêu cầu bài - HS nêu. kim khâu, cậu bé, kiên nhẫn, bà cụ Bài 3: HS nêu yêu cầu bài -Lần lượt từng HS lên bảng làm HS đọc thuộc lòng bảng chữ cái. - Đọc CN- ĐT HS lắng nghe NS: 6/8/2012 TẬP ĐỌC ND:Thứ tư: 8/8/2012 TỰ THUẬT I.Mục đích yêu cầu: - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng. - Nắm được những thông tin chính về bạn HS trong bài. Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. II.Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết sẵn một số nội dung tự thuật. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra: 2 HS đọc vàTLCH bài “Có công mài sắt có ngày nên kim” 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: Tự thuật b.Luyện đọc * GV đọc mẫu toàn bài *GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. -Đọc từng câu -Đọc từng đoạn trước lớp -Đọc từng đoạn trong nhóm -Thi đọc giữa các nhóm c.Hướng dẫn tìm hiểu bài 1.Em biết những gì về bạn Thanh Hà ? 2.Nhờ đâu em biết rõ bạn Thanh Hà như vậy ? 3.Hãy cho biết họ và tên em ? 4.Hãy cho biết tên địa phương em ở? 3. Củng cố, dặn dò: Xem lại bài, chuẩn bị bài: Phần thưởng 4. Nhận xét tiết học HS thực hiện HS lắng nghe , nhắc lại. HS lắng nghe HS tiếp nối nhau đọc từng câu HS tiếp nối nhau đọc đoạn HS đọc từng đoạn theo nhóm Đại diện các nhóm thi đọc. 1.Họ và tên, nam, nữ ,năm sinh, nơi sinh… 2. Nhờ có bản tự thuật 3. HS nêu 4. HS nêu HS lắng nghe TẬP VIẾT CHỮ HOA: A I. Mục đích yêu cầu: - Viết đúng chữ hoa A (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Anh (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Anh em thuận hòa( 3 lần)ø. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ A đặt trong khung chữ,bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: Anh, Anh em thuận hòa. - Vở tập viết III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra: Dụng cụ 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Chữ hoa A b. Hướng dẫn viết chữ hoa *Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét chữ A hoa. -Cao mấy ô li ? mấy đường kẻ ngang ? mấy nét ? Hướng dẫn cách viết: -Nét 1: ĐB ở ĐK 3, viết nét móc ngược trái từ dưới lên,nghiêng về bên phải và lượn phía trên, DB ở ĐK 6 - Nét 2: từ điểm DB ở nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải ,DB ở ĐK 2 -Nét 3: Lia bút lên khoảng giữa thân chữ, viết nét lượn ngang thân chữ từ trái qua phải. - Vừa viết vừa hd cách viết . *Hướng dẫn HS viết trên bảng con. c.Hướng dẫn viết câu ứng dụng. *Giới thiệu câu ứng dụng. -Giải thích câu ứng dụng : Đưa ra lời khuyên anh em trong nhà phải thương yêu nhau. Giáo viên hướng dẫn viết chữ Anh GV nhận xét. d.HD học sinh viết vào tập - Nêu yêu cầu viết. - Cho HS viết vào VTV. -Giúp đỡ HS yếu viết đúng quy trình độ cao ,yêu cầu bài - Thu tập chấm điểm –nhận xét 3.Củng cố, dặn dò: Xem lại bài, chuẩn bị bài: Chữ hoa Ă,  4.Nhận xét -Dặn dò HS thực hiện HS lắng nghe, nhắc lại. -Cao 5 ô li , 6 đường kẻ ngang , 3 nét -Học sinh theo dõi -Học sinh quan sát -HS viết trên bảng con. -Học sinh đọc câu ứng dụng -Học sinh quan sát ,nhận xét độ cao các chữ : A,h: 2,5 li n: 1 li -Học sinh viết vào bảng con - HS lắng nghe - HS viết -HS lắng nghe. NS: 7/8/2012 CHÍNH TẢ (NGHE- VIẾT) ND:Thứ năm: 9/8/2012 NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI? I.Mục đích yêu cầu: - Nghe viết chính xác khổ thơ cuối bài Ngày hôm qua đâu rồi? trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ. - Làm được BT3, BT4, BT(2)a / b. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết đoạn văn - Vở bài tập III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra: Gọi HS viết: thỏi sắt, thành kim, GV nhận xét đánh giá điểm 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ngày hôm qua đâu rồi? b.Hướng dẫn nghe viết. * Hướng dẫn HS chuẩn bị. - Giáo viên đọc mẫu -Tìm hiểu nội dung + Khổ thơ là lời của ai nói với ai? + Bố nói điều gì với con? + Khổ thơ có mấy dòng ,chữ đầu dòng viết như thế nào? -Yêu cầu cá nhân nêu miệng từ khó *Cho HS viết chính tả -GV đọc thong thả từng dòng thơ, mỗi dòng đọc 2, 3 lần. -Đọc cho học sinh dò -Giáo viên chấm 10 tập và nhận xét c.Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 2: Chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống GV nhận xét Bài 3 :Viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng SGK tr 11 Khen ngợi những HS thuộc bảng chữ cái. 3. Củng cố, dặn dò: Xem lại bài,viết lại bài nếu sai trên 6 lỗi. chuẩn bị bài: Phần thưởng 4.Nhận xét tiết học: 2 HS viết HS lắng nghe, nhắc lại. HS lắng nghe ,2HS đọc lại đoạn viết chính tả. + Lời bố nói với con + Con học hành chăm chỉ, thì thời gian không mất đi. +4 dòng,chữ đầu dòng viết hoa. -Cả lớp đọc thầm từng câu tìm từ khó nêu miệng -Học sinh phân tích -1 HS đọc lại -Học sinh viết vào bảng con -Vài HS đọc -Học sinh viết chính tả -Học sinh tự soát lỗi bằng bút chì Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu bài -Cả lớp làm vào vở quyển lịch ,chắc nịch ;nàng tiên , làng xóm . Đọc CN-ĐT. Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu bài -Lần lượt từng HS lên bảng làm ,lớp làm vào VBT -Lớp nhận xét ,cá nhân đọc lại -HS học thuộc lòng bảng chữ cái vừa điền. HS lắng nghe NS : 22/8/2011 LUYỆN TỪ VÀ CÂU ND:25/8/2011 TỪ VÀ CÂU I.Mục tiêu: - Bước đầu làm quen với các khái niệm từ và câu thông qua các BT thực hành. - Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập (BT1,BT2), viết được 1 câu nói về nội dung mỗi tranh. II.Đồ dùng dạy hoc - Tranh minh họa các sự vật, hoạt động trong SGK. -Phiếu học tập ,bảng phụ ,giấy khổ to làm bài 2. -Vở BT. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra: Dụng cụ học tập 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Từ và câu b. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1:GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu BT: Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật ,được vẽ . . GV nhận xét, chốt lại. Bài 2 :Tìm các từ : chỉ đồ dùng học tập,chỉ hoạt động của HS ,chỉ tính nết của HS.Cho HS làm việc theo nhóm. GV nhận xét, chốt lại. Bài tập 3 : Viết 1 đoạn văn nói về người hoặc cảnh vật trong mỗi tranh (tr 9) Giáo viên chốt lại : +Tên gọi các vật,việc được gọi là từ. +Ta dùng từ đặt thành câu để trình bày 1 sự việc. 3.Củng cố, dặn dò: Xem lại bài, chuẩn bị bài: Từ ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi. 4. Nhận xét tiết học HS thực hiện HS lắng nghe, nhắc lại. Bài 1: HS nêu yêu cầu 1.trường, 2.HS, 3.chạy, 4.cô giáo, 5.hoa hồng, 6.nhà, 7.xe đạp, 8.múa -Cả lớp sửa bài vào vở -Học sinh nhận xét Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập . HS trao đổi theo nhóm, đại diện các nhóm phát biểu. Đồ dùng học tập: bút chì, bút mực, bút bi Hoạt động của học sinh: đọc, viết, nghe Tính nết của học sinh: chăm chỉ, thật thà Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu -HS tiếp nối nhau đặt câu -Học sinh viết vào vở. HS lắng nghe HS lắng nghe. NS:23/8/2011 TẬP LÀM VĂN ND:26/8/2011 TỰ GIỚI THIỆU. CÂU VÀ BÀI I.Mục Tiêu: -Biết nghe và trả lời được các câu hỏi về bản thân (BT1) - Nói lại một vài thông tin đã biết về một bạn(BT2). - Kĩ năng : Tự nhận thức về bản thân, giao tiếp cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung BT1. - Tranh minh họa BT3 trong SGK. III.Các họat động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra: Dụng cụ học tập 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Tự giới thiệu. Câu và bài. b. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: GV nêu yêu cầu : Trả lời lần lượt các câu hỏi về bản thân .Cho HS thực hành theo cặp. -Yêu cầu từng nhóm trình bày kết quả - GV nhận xét Bài 2: Giáo viên nêu yêu cầu : Qua BT1,nghe các bạn trong lớp trả lời các câu hỏi về bản thân, nói lại những điều em biết về một bạn -Giáo viên hướng dẫn nhận xét. -GV khen ngợi những HS nhớ nhiều thông tin về bạn mình. GDKN:Tự nhận thúc về bản thân. Giao tiếp cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác. Bài 3 : Nêu yêu cầu bài :Kể lại nội dung tranh (SGK) bằng 1 ,2 câu để tạo thành câu chuyện. GV nhận xét -Kết luận :Có thể dùng các từ để đặt thành câu, kể một sự việc.Cũng có thể dùng một số câu để tạo thành bài, kể một câu chuyện, 3.Củng cố, dặn dò: Xem lại bài ,chuẩn bị bài: Chào hỏi, tự giới thiệu 4. Nhận xét tiết học: -HS thực hiện HS lắng nghe, nhắc lại. - Học sinh thực hành hỏi đáp theo nhóm đôi. -Từng nhóm trình bày kết quả. -Cả lớp theo dõi ,nhận xét - Học sinh suy nghĩ phát biểu ý kiến -Học sinh nhận xét bổ sung -1 HS đọc yêu cầu bài - Nhiều học sinh phát biểu ý kiến -Cả lớp nhận xét : Em nói về bạn có chính xác không ? Cách diễn đạt ntn ? -Học sinh đọc yêu cầu + Cá nhân làm bài + Vài HS sửa bài Kể lại sự việc ở từng tranh ; Kể lại toàn bộ câu chuyện ;Cảø lớp nhận xét -HS lắng nghe. HS lắng nghe. KỂ CHUYỆN CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM I.Mục tiêu: Dựa vào tranh minh họa và gợi ý kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện :Có công mài sắt, có ngày nên kim . II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa trong SGK . III.Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra: Dụng cụ học tập 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Có công mài sắt có ngày nên kim. b. Hướng dẫn kể chuyện. * Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. -GV kể mẫu -Dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện Có công mài sắt ,có ngày nên kim -Hướng dẫn HS nhận xét :Kể đủ ý chưa ? Kể có đúng trình tự chưa? Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa? -GV nhận xét *Kể toàn bộ câu chuyện -GV và HS phân vai kể mẫu. +lần 1, GV làm người dẫn truyện. + Lần 2,3 :Các nhóm tự phân vai và người dẫn truyện. -Tổ chức cho HS thi kể trước lớp -GV tổ chức cho học sinh thi kể -GV và lớp bình chọn 3.Củng cố, dặn dò: Học sinh về kể lại câu chuyện Chuẩn bị bài: Phần thưởng 4. Nhận xét tiết học: HS thực hiện HS lắng nghe, nhắc lại. HS lắng nghe -HS quan sát tranh ,HS kể theo nhóm . -HS nối nhau kể trước lớp -Cả lớp nhận xét -1 học sinh đọc yêu cầu -HS theo dõi - Từng nhóm học sinh kể nhau nghe trao đổi về ý nghĩa câu chuyện -Từng nhóm 3HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện theo vai. -HS bình chọn bạn, nhóm kể chuyện hay nhất , kể lôi cuốn nhất -HS nêu ý nghĩa câu chuyện HS lắng nghe LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 2 THỨ MÔN TIẾT TÊN BÀI DẠY 2 TĐ 4 Phần thưởng TĐ 5 3 CT 3 Tập chép: Phần thưởng 4 TĐ 6 Làm việc thật là vui TV 2 Chữ hoa: Ă,  5 CT 4 Nghe – viết: Làm việc thật là vui LT&C 2 Từ ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi 6 TLV 2 Chào hỏi. Tự giới thiệu KC 2 Phần thưởng NS: 24/8/2011 TẬP ĐỌC ND:29/8/2011 PHẦN THƯỞNG I.Mục đích yêu cầu: - Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Kĩ năng: xác định giá trị: có khả năng hiểu rõ những giá trị của bản thân, biết tôn trọng và thừa nhận người khác có những giá trị khác, thể hiện sự cảm thông. - Hiểu nội dung: Câu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến khích HS làm việc tốt.(trả lời được các câu hỏi 1,2,4) II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra: Gọi 2 HS đọc bài Tự thuật. Đọc và trả lời câu hỏi GV nhận xét, đánh giá điểm 2.Bài mới: a. Giới thiệu bài: Phần thưởng b. Luyện đọc đoạn 1,2. *GV đọc mẫu *Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa tư.ø -Đọc từng câu -Đọc từng đoạn trước lớp Gọi HS đọc từ chú giải ở SGK. -Đọc từng đoạn trong nhóm -Thi đọc giữa các nhóm -Cả lớp đồng thanh c. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. HS đọc thầm lại bài và TLCH ở SGK. 1) Hãy kể những việc làm tốt của Na? 2.Theo em điều bí mật được các bạn Na bàn bạc là gì? 3).Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không vì sao? 4.Khi Na được phần thưởng những ai vui mừng? Vui mừng như thế nào? GDKN: Xác định giá trị: có khà năng hiểu rõ những giá trị của bản thân, biết tôn trọng và thừa nhận người khác có những giá trị khác. Thể hiện sự thông cảm. d.Luyện đọc lại: Một số HS đọc lại câu chuyện, cả lớp bình chọn người đọc hay nhất. 3.Củng cố dặn dò: -Em học được điều gì ở bạn Na? -Xem lại bài, chuẩn bị bài: Làm việc thật là vui. 4. Nhận xét tiết học 2HS đọc bài HS lắng nghe, nhắc lại. -HS lắng nghe. - HS tiếp nối nhau đọc từng câu - HS tiếp nối nhau đọc đoạn HS đọc từ chú giải ở SGK. - HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Thi đọc Đọc ĐT 1.Em gọt bút chì giúp bạn Lan. Em cho bạn Minh nửa cục tẩy. Em trực nhật giúp các bạn bị mệt. 2.Các bạn đề nghị cô giáo thưởng cho Na vì lòng tốt của Na đối với mọi người. 3. Na xứng đáng được thưởng vì người tốt cần được thưởng. 4. Na vui mừng Na vui đến mức tưởng nghe nhầm, đỏ bừng mặt.Cô giáo và các bạn vỗ tay. Mẹ của Na…………. đỏ hoe. HS đọc, bình chọn bạn đọc hay nhất. -HS trả lời. HS lắng nghe NS:25/8/2011 CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP) ND:30/8/2011 PHẦN THƯỞNG I.Mục đích yêu cầu: - Chép chính xác bàiû; trình bày đúng đoạn tóm tắt bài phần thưởng (SGK). - Làm được BT3, BT4, BT (2)a/b. - Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm s/x hoặc có vần ăn/ăng. - Điền đúng 10 chữ cái p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y . - Thuộc toàn bộ bảng chữ cái. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn văn cần chép. - Vở bài tập. - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập chính tả. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra: Ngày hôm qua đâu rồi? GV đọc cho HS viết: chăm chỉ, vở hồng. GV nhận xét, đánh giá điểm 2.Bài mới: a. Giới thiệu bài: (CT): Phần thưởng b.Hướng dẫn tập chép * Hướng dẫn HS chuẩn bị. GV đọc mẫu Hướng dẫn tìm hiểu nội dung +Đoạn này có mấy câu? +Chữ đầu câu viết như thế nào? +Cuối mỗi câu có dấu gì ? Hướng dẫn HS viết bảng con những từ dễ viết sai. * Hướng dẫn HS chép vào vở. GV đọc bài, HS viết -Theo dõi, uốn nắn - GV chấm, nhận xét c.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài 2: Điền vào chỗ trống: s / x, ăn / ăng. Bài 3: Viết tiếp các chữ cái theo thứ tự đã học 3.Củng cố,dặn dò -Viết lại các từ chính tả sai -Chuẩn bị: Chính tả: Làm việc thật là vui 4. Nhận xét tiết học 2HS viết bài HS lắng nghe, nhắc lại. HS lắng nghe; 2,3 HS đọc lại 2 câu Viết hoa chữ cái đầu Có dấu chấm. - Cuối năm, tặng, đặc biệt - HS viết vở - 2 HS lên bảng điền - lớp nhận xét Bài 2: HS nêu miệng,lần lượt lên bảng điền vào chỗ trống. Xoa đầu, ngoài sân, chim sâu, xâu cá, cố gắng, gắn bó, gắng sức. Bài 3: HS đọc bảng chữ cái HS học thuộc lòng bảng chữ cái (29 chữ cái). HS lắng nghe NS:26/8/2011 TẬP ĐỌC ND:31/8/2011 LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI I. Mục tiêu: - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: làm việc, quanh ta, tích tắc, bận rộn,…; các từ mới: sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng. - Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Kĩ năng: Tự nhận thức về bản thân: ý thức được mình đang làm gì và can phải làm gì. - Hiểu ý nghĩa: Mọi người, vật đều làm việc; làm việc mang lại niềm vui.( trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết những câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra: Phần thưởng -3 HS đọc 3 đoạn + trả lời câu hỏi 2, 3, 4 SGK trang 14. GV nhận xét đánh giá điểm 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Làm việc thật là vui b.Hướng dẫn luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài - GV hướng dẫn HS luyện đọc -Đọc từng câu -Đọc từng đoạn trước lớp Gọi HS đọc từ chú giải ở SGK. -Đọc từng đoạn trong nhóm -Thi đọc giữa các nhóm -Cả lớp đồng thanh Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 1.Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì? 2.Bé làm những việc gì? 3.Đặt câu với mỗi từ rực rỡ ,tưng bừng. GV hướng dẫn: +Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ. +Lễ khai giảng thật tưng bừng. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi về những việc làm của bản thân đã phụ giúp gia đình. GDKN: Tự nhận thức về bản thân: ý thức mình đang làm gì và cần phải làm gì. Thể hiện sự tự tin: có niềm tin vào bản thân, tin rằng mình có thể trở thành người có ích, có nghị lực để hoàn thành nhiệm vụ. 3.Củng cố, dặn dò: - Qua bài văn, em có nhận xét gì về cuộc sống quanh ta? GV chốt lại: xung quanh em, mọi vật, mọi người đều làm việc. Có làmviệc thì mới có ích cho gia đình, cho xã hội. Làm việc tuy vất vả, bận rộn nhưng công việc mang lại cho ta hạnh phúc, niềm vui rất lớn. -Chuẩn bị: Bạn của Nai Nhỏ 4. Nhận xét tiết học HS đọc bài trả lời câu hỏi HS lắng nghe, nhắc lại. HS lắng nghe. - HS tiếp nối nhau đọc từng câu - HS tiếp nối nhau đọc đoạn HS đọc từ chú giải ở SGK - Thi đọc giữa các nhóm Đọc ĐT. 1.Các vật: Cái đồng hồ báo giờ, cành đào làm đẹp mùa xuân. Các con vật: Gà trống đánh thức mọi người, tu hú báo mùa vải chín, chim bắt sâu bảo vệ mùa màng. 2.Bé làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em. 3. HS đặt câu - HS thảo luận HS trả lời. HS lắng nghe TẬP VIẾT CHỮ HOA: Ă,  I. Mục tiêu: - Biết viết các chữ hoa Ă, theo cỡ vừa và nhỏ.

File đính kèm:

  • docGA TIENG VIET.doc
Giáo án liên quan