Trong đoạn kết truyện ngắn Chữngười tửtùcủa Nguyễn Tuân, nhân vật
Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục điều gì sau khi cho chữ? Câu nói
“Kẻmê muội này xinbái lĩnh” của viên quản ngục có ý nghĩa nhưthế
nào? 2,0
a Điều Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục
- Nên tìmvềquê, thay chốn ở để giữthiên lương cho lành vững.
- Từbỏnghềcoi ngục rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. 0,5
b Ý nghĩa câu nói “Kẻmê muội này xin bái lĩnh” của viên quản ngục
- Tựnhận mình là kẻmêmuội và nghe theo lời khuyên của Huấn Cao. 0,5
- Thểhiện thái độkính phục, ngưỡng mộtrước một nhân cách cao cả; bày tỏ
lòng biết ơn chân thành với ân nhân khai sáng tâm hồn mình. 0,5
- Thểhiệnnhân cáchcủa viênquản ngục, một người không chỉcó tấm lòng
biệt nhỡn liên tàimàcòn biết phục thiện.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đáp án - Thang điểm đề thi tuyển sinh đại học năm 2012 - Môn: Ngữ văn, khối C, D, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2012
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN; Khối C và Khối D
(Đáp án - Thang điểm có 03 trang)
Câu Ý Nội dung Điểm
1 Trong đoạn kết truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, nhân vật
Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục điều gì sau khi cho chữ? Câu nói
“Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” của viên quản ngục có ý nghĩa như thế
nào?
2,0
a Điều Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục
- Nên tìm về quê, thay chốn ở để giữ thiên lương cho lành vững.
- Từ bỏ nghề coi ngục rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ.
0,5
b Ý nghĩa câu nói “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” của viên quản ngục
- Tự nhận mình là kẻ mê muội và nghe theo lời khuyên của Huấn Cao. 0,5
- Thể hiện thái độ kính phục, ngưỡng mộ trước một nhân cách cao cả; bày tỏ
lòng biết ơn chân thành với ân nhân khai sáng tâm hồn mình.
0,5
- Thể hiện nhân cách của viên quản ngục, một người không chỉ có tấm lòng
biệt nhỡn liên tài mà còn biết phục thiện.
0,5
2 Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho
con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp
3,0
a Giải thích ý kiến
- Nghề nghiệp là cách nói khái quát về ngành nghề, công việc của mỗi người
trong xã hội; cao quý là có giá trị lớn về mặt tinh thần, rất đáng trân trọng.
- Ý kiến nhằm khẳng định mọi ngành nghề trong xã hội đều quan trọng; giá trị
cao quý của nghề nghiệp là do con người làm nên chứ không phải do bản thân
nghề nghiệp đó.
0,5
b Bàn luận ý kiến
- Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người
+ Bản thân nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người; sự cao quý
ấy phải do tự thân con người làm nên trong quá trình thực hiện nghề nghiệp
của mình.
+ Trong xã hội, không có nghề tầm thường; bất cứ nghề nào mang lại lợi ích
cho con người và cộng đồng đều đáng được trân trọng, tôn vinh.
0,5
- Chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp
+ Thước đo giá trị nghề nghiệp là hiệu quả và phẩm chất đạo đức của người
lao động trong công việc.
0,5
+ Sự cao quý của nghề nghiệp là do con người biết đem hết tài năng, sức lực
và phẩm chất đạo đức của mình để làm nên các giá trị vật chất hoặc tinh thần,
giúp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
0,5
1
2
Câu Ý Nội dung Điểm
- Phê phán một số quan niệm lệch lạc trong xã hội hiện nay khi cho rằng có
nghề cao quý, có nghề tầm thường và chạy theo những ngành nghề chỉ đem lại
lợi ích trước mắt cho cá nhân.
0,5
c Bài học nhận thức và hành động
- Cần phải biết chọn nghề phù hợp với năng lực và trình độ của bản thân.
- Cần nuôi dưỡng niềm say mê, tình cảm yêu nghề để có thể tận tâm và cống
hiến được nhiều nhất cho xã hội.
0,5
3.a Cảm nhận về đoạn thơ trong Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm 5,0
a Vài nét về tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ
cứu nước; thơ ông giàu chất trí tuệ, suy tư sâu lắng, cảm xúc nồng nàn.
- Đất Nước thuộc phần đầu chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng
của Nguyễn Khoa Điềm, được sáng tác năm 1971 ở chiến khu Trị - Thiên.
0,5
b Cảm nhận về đoạn thơ
Nội dung: Khẳng định đất nước của nhân dân vì chính nhân dân đã làm ra Đất
Nước
- Nhân dân là những người bình thường, vô danh nhưng họ đã thầm lặng xây
dựng, mở mang, khai phá, kiến tạo nên đất nước (Không ai nhớ mặt đặt tên/
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước; Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi
chuyến di dân…).
1,0
- Nhân dân là những người đã sáng tạo, gìn giữ và lưu truyền những giá trị vật
chất, văn hóa tinh thần cho đời sau (Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng;
chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi; truyền giọng điệu mình cho
con tập nói).
1,0
- Nhân dân là những người không tiếc máu xương, sẵn sàng đứng lên bảo vệ
đất nước trước những biến động lịch sử và hiểm họa xâm lăng (Có ngoại xâm
thì chống ngoại xâm/ Có nội thù thì vùng lên đánh bại).
1,0
Nghệ thuật
- Thể thơ tự do; ngôn từ, hình ảnh vừa gần gũi quen thuộc vừa mang tính khái
quát; các biện pháp tu từ được sử dụng một cách linh hoạt. 0,5
- Cảm xúc thơ chân thành, tha thiết; giọng điệu tâm tình, có sự hòa quyện giữa
chất trữ tình và chính luận.
0,5
c Đánh giá chung
- Đoạn thơ là những suy nghĩ, phát hiện mới mẻ về vai trò của nhân dân trong
lịch sử; khẳng định một tư tưởng mang tính thời đại: Đất Nước Nhân dân.
- Đất Nước không chỉ thể hiện tình cảm yêu nước sâu sắc của Nguyễn Khoa
Điềm mà còn khơi dậy niềm tự hào về quê hương, tổ quốc trong lòng mỗi
người.
0,5
3
Câu Ý Nội dung Điểm
3.b Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa
để thấy được cái nhìn thấu hiểu và trĩu nặng tình thương đối với con
người của Nguyễn Minh Châu
5,0
a Vài nét về tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong trên hành trình
đổi mới, là người mở đường “tinh anh và tài năng” của văn học Việt Nam sau
năm 1975.
- Chiếc thuyền ngoài xa (1983) khai thác sâu sắc số phận cá nhân con người,
những vấn đề đạo đức với nhiều suy tư trăn trở của người cầm bút.
0,5
b Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài để làm sáng tỏ nhận định
Nội dung
- Nhân vật đã thể hiện cái nhìn thấu hiểu của nhà văn về số phận con người
+ Thấy được tình cảnh và nỗi khổ của người đàn bà hàng chài: kém may mắn,
cuộc sống lam lũ, cơ cực, bấp bênh (thuyền chật, con đông, nghèo đói, có lúc
cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối…).
1,0
+ Thấu hiểu bi kịch của người đàn bà bị bạo hành: thường xuyên bị chồng
đánh đập một cách tàn nhẫn, vô lí (Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận
nặng).
0,5
- Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, nhà văn đã thể hiện cái nhìn trĩu nặng
tình thương với con người
+ Phát hiện đằng sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục là những phẩm chất tốt đẹp của
nhân vật: thấu hiểu lẽ đời; bao dung, cảm thông với nỗi khổ của chồng; thương
con vô bờ bến (Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể
sống cho mình...).
1,0
+ Cảm thương, chia sẻ và trân trọng khát khao hạnh phúc bình dị, đời thường
của nhân vật (Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no...).
0,5
Nghệ thuật
- Tạo được tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống
và nhân vật.
0,5
- Tính cách nhân vật được thể hiện qua nhiều mối quan hệ; giọng điệu xót xa,
chiêm nghiệm.
0,5
c Đánh giá chung
- Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện cái nhìn mới mẻ, sâu sắc, mang tính thời sự
của Nguyễn Minh Châu về cuộc sống và số phận con người.
- Qua phản ánh những nghịch lí cuộc đời, nhà văn thể hiện tình cảm chân
thành với những người lao động nghèo khổ; cảnh báo về thực trạng bạo hành
gia đình và góp phần lí giải nguyên nhân của thực trạng ấy.
0,5
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu
cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể từng
câu cần dựa vào bản hướng dẫn chấm kèm theo.
- Hết -
File đính kèm:
- DA_Van_DC-CD.pdf