Giáo án môn Vật lý 10 - Tiết 1 - Bài 1: Chuyển động cơ

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Trình bày được các khái niệm: chất điểm, chuyển động, quỹ đạo của chuyển động.

- Phân biệt được thời điểm và thời gian, hệ toạ độ và hệ qui chiếu.

2. Kỹ năng :

- Trình bày được cách xác định vị trí của chất điểm trên đường cong hoặc thẳng.

- Làm các bài toán về HQC, đổi mốc thời gian.

II. Chuẩn bị :

1. Giáo viên :

- Chuẩn bị một số ví dụ thực tế về xác định vị trí của một điểm để cho HS thảo luận.

- SGK, SGV .

- Dự kiến nội dung ghi bảng:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 10 - Tiết 1 - Bài 1: Chuyển động cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: CƠ HỌC. Chương 1: Động học chất điểm Tiết1. Bài 1: Chuyển động cơ I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Trình bày được các khái niệm: chất điểm, chuyển động, quỹ đạo của chuyển động. - Phân biệt được thời điểm và thời gian, hệ toạ độ và hệ qui chiếu. 2. Kỹ năng : - Trình bày được cách xác định vị trí của chất điểm trên đường cong hoặc thẳng. - Làm các bài toán về HQC, đổi mốc thời gian. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Chuẩn bị một số ví dụ thực tế về xác định vị trí của một điểm để cho HS thảo luận. - SGK, SGV . - Dự kiến nội dung ghi bảng: PHẦN 1 : CƠ HỌC Chương 1: Động học chất điểm Tiết 1.Bài 1: Chuyển động cơ I. Chuyển động cơ - Chất điểm 1. Chuyển động cơ: Chuyển động cơ của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với vật được chọn làm mốc. 2. Chất điểm Một vật chuyển động được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi. Khi một vật được coi như là một chất điểm thì khối lượng của vật xem như là khối lượng của chất điểm đó. 3. Quỹ đạo: Khi chuyển động chất điểm tạo ra một đường nhất định. Đường đó gọi là quỹ đạo của chuyển động. II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian. 1. Vật làm mốc và thước đo: nếu ta đã biết quỹ đạo của vật, ta chỉ cần chọn vật làm mốc và một chiều dương trên đường đó là có thể xác định được chính xác vị trí của vật bằng cách dung một thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật. 2. Hệ toạ độ: SGK. III. Cách xác định thời gian trong chuyển động : 1. Mốc thời gian và đồng hồ: SGK. 2. Thời điểm và thời gian: SGK. IV. Hệ quy chiếu : Một hệ quy chiếu bao gồm: - Chọn vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc. - Chọn mốc thời gian và đồng hồ. 2. Học sinh : SGK, SBT. III. Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động1 (7 phút):Tìm hiểu khái niệm chất điểm, quỹ đạo của cđ và nhắc lại khái niệm cđ. Hoạt động học của HS Hoạt động dạy của GV - Cá nhân nhắc lại khái niệm chất điểm. - Cá nhân nêu vd (Tuỳ HS). - Trả lời C1: Tính 15 cm / 150000000 km để có tỉ lệ xích, áp dụng với đường kính của MT và TĐ. - Cá nhân đọc SGK. - Trả lời: Chuyển đọng cơ của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đo so với các vật khác theo thời gian. - Tìm hiểu khái niệm quỹ đạo. - GV đặt một số câu hỏi để giúp học sinh ôn lại một số kiến thức về chất điểm:Chất điểm là gì?Nêu một vài vd về một vật cđ coi là một chất điểm và không được coi là chất điểm. - Hoàn thành yêu cầu C1. - GV yêu cầu HS Đọc mục 1 SGK. - Nhắc lại khái niệm về cđ cơ học của một vật đã học ở lớp 8. - Trong thời gian cđ, mỗi thời điểm nhất định thì chất điểm ở một vị trí xđ. Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm ® Quỹ đạo. Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu cách xđ vị trí của một vật trong không gian. Hoạt động học của HS Hoạt động dạy của GV - Cá nhân nhắc lại khái niệm vật làm mốc, thước đo. - Vật mốc dùng để xđ vị trí ở một thời điểm nào đó của một chất điểm trên quỹ đạo của cđ. - Cá nhân đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV. - HS trả lời C2. - Tìm hiểu khái niệm hệ toạ độ. - Cá nhân đọc SGK để trả lời câu hỏi của GV. - HS trả lời C3. - Tác dụng của vật làm mốc? - Cá nhân đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV. - Hoàn thành yêu cầu C2. - Nếu cần xđ vị trí của một chất điểm trên một mp thì làm thế nào? - Hoàn thành yêu cầu C3. Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu cách xđ thời gian trong cđ. Hoạt động học của HS Hoạt động dạy của GV - Chỉ rõ mốc thời gian để mô tả cđ của vật ở các thời điểm khác nhau. Dùng đồng hồ để đo khoảng thời gian. - HS phân biệt khái niệm thời điểm và thời gian. - HS trả lời cá nhân hoặc thảo luận theo nhóm: + Cho biết tàu chạy và tàu đến ga. + Tính thời gian tàu chạy bằng cách lấy hiệu số thời gian đến với thời gian bắt đầu đi. - Tại sao phải chỉ rõ mốc thời gian và dùng dụng cụ gìđể đo khoảng thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian? - Mốc thời gian là thời điểm ta bắt đầu tính thời gian. Để đơn giản ta đo và tính thời gian từ thời điểm vật bắt đầu cđ. - Hoàn thành yêu cầu C4. + Bảng giờ tàu cho biết điều gì? + Xđ thời điểm tàu bắt đầu cđ và thời gian tàu chạy từ HN đến SG? Hoạt động 4 (2 phút): Tìm hiểu hệ qui chiếu. Hoạt động học của HS Hoạt động dạy của GV *HS làm việc cá nhân và trả lời. - HQC = Hệ toạ độ + đồng hồ - Hệ toạ độ là một thành phần của HQC. - Hệ toạ độ chỉ xđ vị trí của vật.HQC cho phép không những xd được toạ độ mà còn xđ được thời gian cđcủa vật, hoặc thời điểm tại một vị trí bất kì. - Các yếu tố cần có trong một HQC? - Phân biệt hệ toạ độ và HQC? Tại sao phải dùng HQC? Hoạt động 5 (4 phút): Củng cố, vận dụng. Hoạt động học của HS Hoạt động dạy của GV - Tự khắc sâu kiến thức đã học. - Phân biệt được các khái niệm: + Thời gian và thời điểm. + Hệ toạ độ và HQC. - GV nhắc lại các nội dung chính của bài, đặc biệt là khái niệm về hệ toạ độ và mốc thời gian. Hoạt động 6 (2 phút): Tổng kết bài học. Hoạt động học của HS Hoạt động dạy của GV HS nhận nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét giờ học. - BTVN: Bài tập SGK và SBT. - Ôn kiến thức: cđ đều,hệ toạ độ, HQC. IV. Rút kinh nghiệm: V. Bổ sung:

File đính kèm:

  • docbai 1tiet 1.doc