Dạy trẻ nhận biết: Đồ dùng đồ chơi có dạng hình tam giác, hình vuông

I./ Mục tiêu cần đạt:

- Trẻ tự nhận biết một số ĐDĐC có dạng hình tam giác và hình chữ nhật.

- Biết cách sử dụng ĐDĐC đúng mục đích. Biết giữ gìn và cất xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp gọn gàng.

- Phát triển thể chất qua các trò chơi

- Giáo dục môi trường: Biết yêu quý giữ gìn Đ D ĐC. Nhà cửa gọn gàng ngăn nắp, sạch sẽ.

- Rèn kỹ năng ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ.

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 12529 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy trẻ nhận biết: Đồ dùng đồ chơi có dạng hình tam giác, hình vuông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 09 tháng 11 năm 2009 ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CÓ DẠNG HÌNH I./ Mục tiêu cần đạt: Trẻ tự nhận biết một số ĐDĐC có dạng hình tam giác và hình chữ nhật. Biết cách sử dụng ĐDĐC đúng mục đích. Biết giữ gìn và cất xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp gọn gàng. Phát triển thể chất qua các trò chơi Giáo dục môi trường: Biết yêu quý giữ gìn Đ D ĐC. Nhà cửa gọn gàng ngăn nắp, sạch sẽ. Rèn kỹ năng ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ. II./ Chuẩn bị: Một số DDDC có dạng hình 1 cái túi DDDC đủ cho các góc chơi. III./ Các hoạt động trong ngày Hoạt động 1: Đồ dùng nhà bé (hoạt động đầu giờ) Hát : Nhà của tôi. Cùng trẻ trò chuyện về đồ dùng trong nhà của trẻ Trong nhà con có những đồ dùng gì? Dùng để nấu ăn, dùng để phục vụ uống, đồ dùng gì phục vụ giải trí, đồ dùng gì phục vụ nghỉ ngơi, trẻ trả lời theo sự gợi ý của cô Hoạt động 2: Bé đến trường bằng phương tiện gì? (hoạt động ngoài trời) + Hát : Vui đến trường Hàng ngày các em thường được ai đưa đi học ? (ba, mẹ…) Ba, mẹ đưa con đi học băng phương tiện gì ? (xe đạp, xe máy) Đúng rồi ! Xe đạp, xe máy là phương tiện phục vụ đi lại trong gia đình. Xe đạp, xe máy chở được nhiều người hay ít người ? (ít người) Khi ngồi trên xe chúng ta ngồi như thế nào? (ngồi ngay ngắn, không được đứng lên, ngồi trên xe phải đội mũ bảo hiểm) Xe đạp, xe máy là phương tiện đi lại trong gia đình, vậy chúng ta phải biết giữ gìn, không trèo lên nghịch phá xe. + Trò chơi: Tìm đúng số nhà. Có 3 nhà mang hình khác nhau, nhà hình o, nhà hình , nhà hình vuông Trẻ 1 hình Cho trẻ đi chơi hát 1 bài Có nói: Trời mưa Trẻ chạy về nhà trú mưa (trẻ cần hình gì khi chạy về nhà mang hình đó. Ai vào sai nhà ra ngoài 1 lần chơi) Về ĐDĐC trong gia đình Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời Hoạt động 3: Đồ dùng chơi có dạng hình tam giác, hình vuông (hoạt động có chủ đích) + Ôn bài: Quan sát ĐDĐC ở lớp có dạng hình tròn, hình vuông. Trẻ quan sát, kể tên (quả bóng, đĩa nhạc, mặt đồng hồ… có dạng hình tròn ; mặt khối vuông, mặt quyển truyện tranh…. Có dạng hình vuông) Cung cấp kiến thức mới : + Nhân đầu năm học mới mẹ mua tặng Mai một số ĐDĐC cho Mai. Các em xem mẹ Mai đã mua gì ? (quyển vở, hộp bút màu). Quyển vở, hộp bút màu có dạng hình gì? (có dạng hình chữ nhật) Đúng rồi, vì vở, hộp bút màu đều có dạng hình vuông, vì có hai cạnh dài, 2 cạnh ngắn (chỉ cho trẻ thấy) Tìm xem các con có ĐDĐC gì hình chữ nhật ? Bảng bông, khăn mặt + Mẹ tặng Mai bộ xếp hình ngôi nhà ? Vậy cho biết mái nhà có dạng hình gì (hình tam giác) thân nhà có dạng hình gì? (hình chữ nhật) Trong tranh vẽ một số hình ĐDĐC hãy nhìn xem ĐDĐC gì có dạng hình tam giác? Hình chiếc nón, đầu nhọn của hình tên lửa. + Trong số ĐDĐC chọn ra ĐDĐC có dạng hình tam giác, hình chữ nhật ? (khăn mặt, chuyện tranh, viết…. có dạng hình chữ nhật ; hình tam giác, hình cái nón, hình mái nhà có dạng hình tam giác) Luyện tập: Chiếc túi bí mật: Không được nhìn, dùng tay sờ vào túi lấy cho cô ĐDĐC có hình dạng tam giác, hình chữ nhật Bé khéo tay: Xếp nhà cho bạn búp bê ? dùng những hình gì để xếp nhà? (hình tam giác, hình chữ nhật) Trò chơi tìm nhà : Trong một nhà mang hình tam giác, một nhà mang hình chữ nhật. Trẻ một thẻ hình tam giác hoặc hình chữ nhật khi trời mưa chạy về nhà giống hình thẻ cầm trên tay - > khi trẻ chơi thành thạo cho trẻ đổi thẻ cho nhau + Kết thúc hoạt động Hoạt động 4 : Nhà của bé (HĐ gói) Góc xây dựng : xây nhà, vườn rau, ao cá. Góc phân vai : Người làm đàu bếp giỏi Góc học tập : Xem tranh vẽ Đ DGĐ chơi so sách, ghép hình Góc nghệ thuật : Tô màu ĐDGĐ – vẽ ĐDGĐ – nặn ĐDGĐ… Hát bài hát trong chủ điểm. Hoạt động 5 : Bé làm quen với lao động (HĐ chiều) Lau chùi sắp xếp ĐDĐC Phân công trẻ thực hiện theo nhóm Cô cùng tham gia làm quen với trẻ Thứ 3 ngày 10 tháng 11 năm 2009 THI TAY AI KHỎE I./ Mục tiêu cần đạt: Trẻ nắm được các thao tác ném đích ngang xa 80 cm. Khi ném biết phối hợp tay, mắt Qua bài tập nhằm phát triển cơ tay, ngón tay cho trẻ. Giáo dục : Học có lỉ luật, thực hiện tốt bài tập Giáo dục môi trường: Giữ gìn lớp học sạch sẽ II./ Chuẩn bị: Bao cút, đích ném, Phòng sạch, TC về đúng nhà ĐDĐC đủ cho các góc chơi. III./ Các hoạt động trong ngày Hoạt động 1: Bé làm gì để khỏe mạnh (hoạt động đầu giờ) Trò chuyện cùng trẻ. Hằng ngày ở lớp con ăn những món ăn gì? Trẻ kể tên món ăn trẻ được ăn Buổi sáng, buổi xế chiều các con thường được ăn, uống gì ? Để có cơ thể khỏe mạnh chúng ta ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ngoài ra phải vệ sinh sạch sẽ và tập thể dục nữa. Hoạt động 2: Đồ dung gì để phục vụ nấu ăn (hoạt động ngoài trời) + Đọc thơ : Yêu mẹ Hàng ngày mẹ dậy sớm làm những gì ? (đi chợ mua thực phẩm, nấu ăn) Muốn nấu được bữa cơm ngon mẹ cần những đồ dung gì để nấu ? Cho trẻ quan sát đồ dùng để nấu (nồi, chảo….) Cô cho trẻ biết những chất liệu làm ra đồ dùng. Nồi, chảo dùng để nấu gì? Trong gia đình rất cần các đồ dùng để phục vụ nấu ăn. Nếu thiếu đồ dùng mẹ sẽ không nấu được những bữa cơm ngon cho các con ăn Giáo dục : Biết giữ gìn đồ dùng gia đình + Trò chơi: Cái túi bí mật. Trong túi đựng một số đồ dùng gia đình. Yêu cầu của cô lấy cho cô cái nồi Một bạn lên không nhìn dùng tay thò vào túi tìm đồ dùng và lấy ra nói tên đồ vật đó (lấy nồi). Nguyên liệu làm ra ? dùng để nấu gì? Cô yêu cầu tìm đồ dùng gì? Thì trẻ lên chơi dùng tay tìm đồ dùng đó để lấy ra nói được chất liệu để làm đồ dùng và công dụng của đồ dùng + Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời Vẽ đồ dùng trong gia đình Hoạt động 3: Thi tay ai khỏe, ném đích ngang xã 80 cm (hoạt động có chủ đích) + Đọc thơ : Yêu mẹ Muốn có bữa cơm ngon ẹm dùng gì để nấu ? trẻ tự kể tên. Vậy đồ dùng này ta phải giữ gìn và bảo quản ntn? Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cơ thể ta ntn? Muốn cơ thể khỏe mạnh ăn đủ chất chúng ta cần tập thể dục nữa. Vậy chúng ta Thi tay ai khỏe ném đích ngang xã 80 cm nhé! a./ Khởi động : Cho trẻ đi các kiểu chân + chạy -> về hàng dàn 3 hàng ngang b./ BTPTC + Hô hấp : làm gà gáy 4 lần + Tay : Đưa 2 tay trước xoay cổ tay, vẫy tay (thực hiện nhiều lần) + Bụng, lườn : làm gió thổi cây nghiêng (nghiêng người sang phải, trái)(tập 2 x4) + Chân : chân trái đưa ra trước khựu gối -> đổi chân (2x4) c./ Vận động cơ bản: Cô làm mẫu 2 lần GT cách ném : chân trái bước lên 1 bước, chân phải sau, tay phải cầm bao cát đưa ngang ra trước mặt, mắt nhìn vào đích khi có hiệu lệnh tay từ từ đưa xuống -> ra sau - > lên cao dùng sức mạnh của cánh tay ném bao cát vào đích ở trước mặt. Cô làm mẫu 3 lần Chọn 1 trẻ lên thực hiện Tổ chức cho trẻ thực hiện bài tập. Mỗi lần 2 trẻ thực hiện Chú ý sửa sai cho trẻ d./ Trò chơi vận động: Về đúng nhà Có 2 ngôi nhà gắn đồ dùng phục vụ ăn, 1 nhà gắn đồ dùng phục vụ nấu. yêu cầu bạn gái về nhà gắn đồ dùng phục vụ nấu, bạn trai về nhà gắn đồ dùng phục vụ ăn. Trẻ đi tự do hát 1 bài nghe cô nói tìm nhà -> chạy nhanh về nhà theo y/c của cô. Cô hỏi bạn trai có đồ dùng gì? Đồ dùng này để làm gì? Cô hỏi bạn gái có đồ dùng gì? Đồ dùng này để làm gì? Tổ chức cho trẻ chơi từ 3 – 4 lần e./Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở 4. Hoạt động 4: Bé làm nội trợ (Hoạt động góc). + Góc phân vai: Bé làm nội trợ, cửa hàng thực phẩm. + Góc xây dựng: Xây dựng vườn rau ao cá + Góc nghệ thuật: Vẽ tô màu ĐD gia đình. Hát: các bài hát trong chủ điểm + Góc học tập: Xem tranh ảnh về đồ dùng gia đình. Chơi: So hình, ghép hình. + Góc thiên nhiên: Chăm sóc gởi thiên nhiên 5. Hoạt động 5: Trò chơi cái túi bí mật Cho trẻ chơi như ở HĐ ngoài trời Nhằm giúp trẻ : Ghi nhới tên các đồ dùng trong gia đình. Thứ 4 ngày 11 tháng 11 năm 2009 NẶN BÁT CON I./ Mục tiêu cần đạt: Trẻ biết được đồ dùng phục vụ ăn gồ có những đồ dùng gì trong đó có bát dùng để ăn cơm hàng ngày. Rèn kỹ xoay tròn, ấn, vuốt, lăn dạ… Phát triển thể chất giúp đôi tay trẻ thêm khéo léo. Giáo dục : Biết giữ gìn đồ dùng gia đình Yêu quý sản phẩm mình làm ra, không bôi tay nặn vào quần áo II./ Chuẩn bị: Đất nặn, bảng con, mẫu nặn Nước rửa tay Đài catset, đĩa nhạc III./ Các hoạt động trong ngày Hoạt động 1: Bé thích đồ dùng gì ? (hoạt động đầu giờ) Hãy kể tên kể đồ dùng trong gia đình ? đồ dùng gì phục vụ cho nghe nhìn Buổi sáng, buổi xế chiều các con thường được ăn, uống gì ? Để có cơ thể khỏe mạnh chúng ta ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ngoài ra phải vệ sinh sạch sẽ và tập thể dục nữa. Hoạt động 2: Đồ dùng gì để phục vụ nấu ăn (hoạt động ngoài trời) Caùi gì maét muõi bieán ñaâu Coù muõ ñoäi, ñaàu laïi coù hai tai Mình toâi, chòu löûa raát taøi Ñeán khi naáu nöôùng, ai ai cuõng duøng Laø caùi gì? (Caùi noài, caùi xoong) 3. Hoạt động 3: Nặn bát con + Đọc thơ: Cái bát Cái bát dùng để làm gì? Ai đã làm ra cái bát Khi ăn xong các con để bát ở đâu?(Mang đến đâu để rửa?) Muốn bát được bền và đẹp các con phải làm gì? Giữ gìn và bảo quản, cất đúng nơi quy định. Vậy các con có thích nặn bát không? * Làm mẫu Cho trẻ khám phá mẫu nặn bát con: trẻ được quan sát cầm trên tay… Mặt ngoài và mặt trong bát NTN(nhẵn) Cô chỉ cho trẻ biết long bát , đế bát Muốn nặn được các con xem Cô nặn mẫu nhé. Cô làm mẫu hai lần. * Giải thích cách nặn: Chia đất vừa tay nặn, xoay tròn từ phải sang trái, khi đã tròn dùng ngón tay trỏ phải ấn lõm một mặt xuống để làm lòng bát, dùng ngón tay miết sao cho lòng bát thật nhẵn mịn. Để bát lấy một ít đất lăn dọc khoanh tròn lại đặt dưới bát để làm đế. Thực hành: Tổ chức cho trẻ nặn, nhắc nhở trẻ không bôi tay nặn vào quần áo. Mở nhạc theo chủ đề Quan sát trẻ nặn Trưng bày sản phẩm Trẻ lên theo tổ, trẻ tập nhận xet quan sát của tổ bạn Cô nhận xát động viên trẻ nặn chưa đẹp lần sau sẽ cố gắng hơn Ghi chú: Yêu quý sản phẩm của mình tạo ra, biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình, sử dụng đúng chức năng của đồ dùng Kết thúc: 4. Hoạt động 4: Bé làm hoạ sĩ ( Hoạt động gói) + Góc nghệ thuật: - Nặn đồ dùng gia đình, tô màu đồ dùng - Hát múa bài hát trong chủ đề + Góc xây dựng: Xây dựng vườn rau, ao cá + Góc phân vai: Bé làm nội trợ, cửa hàng thực phẩm + Góc học tập: Xem tranh của đồ dùng gia đình, chơi ghép hình + Góc thiên nhiên: Chăm sóc tưới nước cho cây 5) Hoạt động 5: Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình (Hoạt động chiều) Thứ 5 ngày 12 tháng 11 năm 2009 CHIẾC ẤM SÀNH NỞ HOA I./ Mục tiêu cần đạt: Trẻ nhớ được tên truyện. Hiểu nội dung chuyện chiếc ấm sành Rèn kỹ năng ghi nhớ, tập kể lại truyện Trẻ biết sử dụng đồ dùng đúng chức năng, biết bảo quản đồ dùng gia đình II./ Chuẩn bị: Rối giấy, khung sân khấu, tranh nội dung truyện III./ Các hoạt động trong ngày: Hoạt động 1: Bé giải câu đố về đồ dùng gia đình ( Hoạt động đầu giờ) Cô đố trẻ về các đồ dùng trong gia đình, trẻ giải câu đố và cho biết đồ dùng này để làm gì? + Câu đố: Tên tôi chẳng lạnh bao giờ Pha trà đun nước đều nhờ đến tôi Hoạt động 2: Bé Minh Quân dũng cảm ( Hoạt động ngoài trời) Kể tên đồ dùng gia đình? Trẻ kể, cho trẻ quan sát tranh đồ dùng. Có khi nào các con làm hư đồ dùng không? Trẻ trả lời. Có một bạn vì mãi chơi nên làm vỡ đồ dùng mà lại đổ cho mèo vàng và bạn biết nhận lỗi hay không? để biết các con cùng nghe Cô kể chuyện “Bé Minh Quân dũng cảm” nhé! Cô kể 1 đến 2 lần. Đàm thoại nội dung chuyện. Các con vừa nghe Cô kể chuyện gi? Trong truyện bé Minh Quân và mèo vàng vui đùa, Minh Quân đã làm vỡ đồ dùng gì? Khi bố mẹ về Minh Quân đỗ lỗi cho ai? Mèo vàng bị bố phạt như thế nào? Nghe mèo kêu, Minh Quân đã vùng dậy nói với bố những gì? Bố khen Minh Quân như thế nào? + Trò chơi tìm nhà: Có 2 ngôi nhà, ngôi nhà thứ nhất có các đồ dùng phục vụ uống, ngôi nhà thứ 2 có các đồ dung phục vụ ăn. Mỗi trẻ một thứ có đồ dùng ăn hoặc uống. Trẻ đi tự do, sau đó Cô nói tìm nhà, trẻ chạy nhanh về nhà có đồ dùng giống trên thẻ bài + Vẽ đồ dùng gia đình Chơi tự do đồ chơi ngoài trời 3. Hoạt động 3: Chiếc ấm sành nở hoa. (hoạt động có chủ định) Câu đố về đồ dùng gia đình Tên tôi chẳng lạnh bao giờ Pha trà đun nước đều nhờ tới tôi? Đố các con đồ dùng gì? Cái ấm Trong gia đình các con cái ấm dùng để làm gì? Đồ dùng gia đình dùng lâu sẽ bị hư hỏng, những đồ dùng hư hỏng này chúng ta có thể tận dụng làm nhiều việc. Vậy chiếc ấm bị hư hỏng chúng ta có thể làm được gì? Các con hãy kể chuyện “Chiếc ấm sành nở hoa” để biết nhé. + Kể chuyện Kể lần 1: sử dụng rối giấy Kể lần 2: xem tranh + Kể trích dẫn: Từ dấu… ấm sành hỏi buồn: chiếc ấm sành bị đứt quai bị vứt lăn lóc ven đường. Mưa bướm vào trú, tạnh mưa bướm bay đi. + Ñoạn 2: tiếp… ấm sành không khóc nữa: cô bé nhặt ấm mang về bỏ đất vào và gieo hạt mầm trong trong ấm + Ñoạn 3: tiếp… ấm sành đã có bạn: hạt giống trong lòng ấm nảy mầm lên cây và nở hoa đẹp. Ong bướm bay đến làm bạn Đàm thoại: Các con vừa nghe câu chuyện gì? Trong chuyện có đồ dùng gì bỏ đi? Vì sao ấm sành buồn và tủi thân? Ai đã nhặt ấm sành về? Cô bé làm gì với ấm sành? Hạt giống phát triển thành cây hoa, ai đã đến hút mật? Từ đó ấm sành như thế nào? Giáo dục: Biết giữ gìn bảo vệ đồ dùng cho gia đình. Tận dụng đồ dùng hư để làm những chậu hoa xinh như chiếc ấm xành bị đứt quai. Trẻ tập kể chuyện: Cô làm người dẫn chuyện, trẻ kể. Kết thúc hoạt động 4. Hoạt động 4: Bé khéo tay (hoạt động góc) + Góc học tập: Dùng hột hạt xếp theo hình vẽ đồ dùng gia đình, chơi so hình, ghép hình. + Góc xây dựng: xây dựng vườn rau, ao cá. + Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu đồ dùng gia đình, nặn đồ dùng gia đình, hát múa bài hát trong chủ điểm. + Góc phân vai: Bé làm nội trợ, cửa hang thực phẩm + Góc thiên nhiên: chăm sóc góc thiên nhiên. 5. Hoạt động 5: Bé ngâm thơ (hoạt động chiều) Thứ 6 ngày 13 tháng 11 năm 2009 CÙNG HÁT NHÉ I./ Mục tiêu cần đạt: Trẻ hát theo cô được cả bài (Tập rửa mặt) qua nội dung bài hát trẻ biết giữ vệ sinh mặt mũi phải cần những đồ dùng gì? và cách sử dụng? Cảm nhận được giai điệu bài hát (khúc hát ru của người mẹ trẻ) Rèn kỹ năng hát đúng nhạc, biết phối hợp gõ theo nhịp bài hát này. Biết sử dụng đồ dùng đúng chức năng, biết giữ gìn mặt mũi, tay chân sạch sẽ II./ Chuẩn bị: Đài catset, đĩa nhạc Dụng cụ gõ âm nhạc Tranh nội dung bài hát Đồ dùng đủ cho các góc chơi. III./ Các hoạt động trong ngày Hoạt động 1: Bé dùng gì để rửa mặt, lau mặt (hoạt động ngoài giờ) Mỗi buổi sáng thức dậy chúng ta phải làm gì? (đánh răng, rửa mặt) Muốn rửa mặt sạch chúng ta dùng gì để rửa ? (khăn mặt) ở lớp chúng ta thường lau mặt vào lúc nào ? (trước giờ ăn cơm) Khăn mặt rất cần cho mỗi chúng ta giúp ta lau mặt sạch sẽ. Vậy khi không sử dụng ta phải làm gì? (cất, treo đúng nơi quy định, giữ gìn khăn sạch…). Hoạt động 2: Đồ dùng cá nhân của bé (hoạt động ngoài trời) Đồ lớp bé có những đồ dùng cá nhân gì ? (khăn mặt, bàn chải, ca uống nước) Khăn mặt dùng để làm gì ? Bàn chải dùng vào lúc nào? Ca uống nước dùng khi nào ? Các đồ dùng trên khi không sử dụng các em cất ở đâu ? Các đồ dùng mang ra làm đồ chơi được không ? vì sao? Giáo dục: Biết sử dụng đồ dùng chức năng, biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng cá nhân. + Trò chơi: Tìm nhà (chơi như ở ngày thứ 5) Vẽ đồ dùng của bé. Chơi tự do với đò chơi ngoài trời. Hoạt động 3: Cùng hát nhé (HĐ có chủ đích) Câu đố : Cái gì hình vuông Hàng ngày giúp bé Lau mặt bé sạch (trẻ kiếm khăn mặt) Khăn mặt dùng để làm gì ? Nguyên liệu làm ra khăn mặt? Rửa mặt xong khăn mặt phải được làm gì? (giặt sạch, phơi khô) Có được dùng khăn chung với bạn không ? vì sao ? Các con có biết bài hát nào nói về khăn mặt không ? (Tập rửa mặt) Đúng rồi ! bài hát (Tập rửa mặt) sáng tác: Hồng Đăng. Các con cùng hát ài này nhé! Cô hát mẫu 1 -> 2 lần Dạy hát : theo lớp -> tổ -> nhóm -> cá nhân Trẻ đã hát tương đối tốt bài hát. Cô cho trẻ gõ dụng cụ âm nhạc theo lời bài hát này. Gõ theo nhịp: gõ 1 tiếng nghỉ 1 nhịp. Bài hát này gõ tiếng thứ nhất vào chữ (nhúng) tiếng thứ 2 vào chữ (mặt) gõ như vậy cho đến hết bài hát. Cho trẻ vận động + hát 2 lần Nghe hát: Khúc hát ru của người mẹ trẻ. Cho trẻ xem tranh và trò chuyện về nội dung bức tranh. Ai sinh ra các con ? hàng ngày các chăm sóc các con ? Các con có yêu mẹ không ? yêu mẹ các con làm gì để cho mẹ vui ? Giáo dục : yêu mến kính trọng mẹ, nghe lời mẹ. Cô hát cho các con nghe bài hát : Khúc hát ru của người mẹ trẻ - Nhạc: Phạm Tuyên – thơ: Lâm Thị Mỹ Dạ Cô hát cho trẻ nghe 2 lần. Hát 2 lần cô làm một vài động tác minh họa, trẻ có thể hát cùng cô Trò chơi : Tai ai tinh 1 Bạn đội mũ chóp kín, cô chỉ định 1 ban đứng lên hát và gõ nhạc cụ, sau đó ngồi xuống. Bạn bỏ mũ chóp kín, nói được tên bạn vừa hát, nhạc cụ bạn vừa gõ. Tổ chức cho trẻ chơi 3 lần * Kết thúc tiết học. 4. Hoạt động 4: Bé yêu thiên nhiên ( Hoạt động gói) + Góc thiên nhiên: - Tưới cây, chăm sóc cây ở góc thiên nhiên - Hát múa bài hát trong chủ đề + Góc xây dựng: Xây dựng vườn rau, ao cá + Góc phân vai: Bé làm nội trợ, cửa hàng thực phẩm + Góc học tập: Chơi so hình, ghép hình, xếp hội hạt. + Góc nghệ thuật: Vẽ, tô đồ dùng trong gia đình, nặn đồ dùng Hát các bài hát trong chủ đề 5. Hoạt động 5: Ngày thứ 6 của bé (Hoạt động chiều) Nêu gương cuối tuần Biểu diễn văn nghệ.

File đính kèm:

  • docgiao an mam thang 11.doc