Tìm phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
A. Mặt phẳng hoàn toàn xác định khi nó đi qua 3 điểm.
B. Mặt phẳng hoàn toàn xác định khi biết một điểm và một đường thẳng.
C. Mặt phẳng hoàn toàn xác định khi biết hai đường thẳng cắt nhau nằm trong nó.
D. Cả A, B, C đều sai.
4 trang |
Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 1 tóan lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÓAN LỚP 11
[]
Cho tam giác ABC. Có thể xác định được bao nhiêu mặt phẳng chứa tất cả các đỉnh của tam giác ABC?
A. 1 B. 2 C. 3 D.4
[]
Có bao nhiêu cách xác định một mặt phẳng?
A. 1 B. 2 C. 3 D.4
[]
Tìm phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
A. Mặt phẳng hoàn toàn xác định khi nó đi qua 3 điểm.
B. Mặt phẳng hoàn toàn xác định khi biết một điểm và một đường thẳng.
C. Mặt phẳng hoàn toàn xác định khi biết hai đường thẳng cắt nhau nằm trong nó.
D. Cả A, B, C đều sai.
[]
Cho S là điểm không thuộc mặt phẳng hình bình hành ABCD. Giao của mp(SAC) và mp(SBD) là:
A. Điểm S
B. Điểm S và điểm O.
C. Đoạn thẳng SO.
D. Đường thẳng SO.
[]
Xét thiết diện của hình chóp tứ giác khi cẳt bởi mặt phẳng.Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
A. Thiết diện chỉ có thể là hình tứ giác.
B. Thiết diện chỉ có thể là hình ngũ giác.
C. Thiết diện có thể là hình ngũ giác.
D. Thiết diện không thể là hình tam giác.
[]
Trong không gian cho 4 điểm không đồng phẳng. Có thể xác định được bao nhiêu mặt phẳng phân biệt từ các điểm đã cho?
A. 6 B. 4 C. 3 D.2
[]
Có bao nhiêu vị trí tương đối của 2 đường thẳng trong không gian?
A. 2 B. 3 C. 4 D.5
[]
Cho hai đường thẳng phân biệt cùng nằm trong một mặt phẳng. Có bao nhiêu vị trí tương đối giữa hai đường thẳng đó?
A. 1 B. 2 C. 3 D.4
[]
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu 3 mặt phẳng phân biệt đôi một cắt nhau theo 3 giao tuyến phân biệt thì 3 giao tuyến đó hoặc đồng quy hoặc đôi một song song với nhau.
B. Nếu 3 mặt phẳng đôi một cắt nhau theo 3 giao tuyến phân biệt thì 3 giao tuyến đó hoặc đồng quy hoặc đôi một song song với nhau.
C. Nếu 3 mặt phẳng phân biệt đôi một cắt nhau theo 3 giao tuyến phân biệt thì 3 giao tuyến đó hoặc đồng quy .
D. Cả A, B, C đều sai.
[]
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
A. Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau.
B. Hai đường thẳng không có điểm chung thì song song.
C. Hai đường thẳng không cắt nhau thì song song.
D. Hai đường thẳng không cùng nằm trên một mặt phẳng thì chéo nhau.
[]
Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
A. Hai đường thẳng phân biệt không cắt nhau thì chéo nhau.
B. Hai đường thẳng phân biệt lần lượt thuộc hai mặt phẳng khác nhau thì chéo nhau.
C. Hai đường thẳng phân biệt cùng nằm trong một mặt phẳng thì không chéo nhau.
D. Hai đường thẳng phân biệt không song song thì chéo nhau.
[]
Cho hai đường thẳng a và b. Điều kiện nào sau đây đủ để kết luận a và b chéo nhau?
A. a và b không có điểm chung.
B. a và b là hai cạnh của một hình tứ diện.
C. a và b nằm trên 2 mặt phẳng phân biệt.
D. a và b không cùng nằm trên bất kì mặt phẳng nào.
[]
Cho hình lập phương ABCDA’B’C’D’. Có bao nhiêu cạnh của hình lập phương chéo nhau với đường chéo AC’ của hình lập phương?
A. 6 B. 4 C. 3 D.2
[]
Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Giao của mặt phẳng (SAD) và (SBC) là:
A. Điểm S.
B. Không có điểm chung.
C. Đường thẳng đi qua S và song song với AD.
D. Đường thẳng bất kỳ song song với AD.
[]
Cho tứ diện ABCD, M là trung điểm của AB, N là trung điểm của AC, P là trung điểm của AD.Đường thẳng MN song song với mặt phẳng nào trong các mặt phẳng sau đây?
A. mặt phẳng (ABC).
B. mặt phẳng (BCD).
C. mặt phẳng (PCD).
D. mặt phẳng (ABD).
[]
Cho các giả thiết sau đây, giả thiết nào có thể cho kết luận đường thẳng a song song với mặt phẳng (a)?
A. a // b và b // (a).
B.
C. a // b và b Ì (a).
D. a // (b) và (b) // (a).
[]
Cho hình chóp SABCD. Đáy ABCD là hình bình hành.Giao tuyến của 2 mặt phẳng (SAD) và (SBC) là đường thẳng song song với đường thẳng nào sau đây?
A. AC
B. BD
C. AD
D. SC
[]
Cho hình chóp SABCD. Đáy ABCD là hình bình hành. Giả sử M thuộc đoạn SB.Mặt phẳng (ADM) cắt hình chóp SABCD theo thiết diện là hình:
A. Tam giác.
B. Hình thang.
C. Hình bình hành.
D. Hình chữ nhật.
[]
Cho hình chóp SABCD với đáy ABCD là tứ giác có các cặp cạnh đối không song song. Giả sử AC cắt BD tại O.AD cắt BC tại I. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) là:
A. SC
B. SB
C. SO
D. SI
[]
Tìm mệnh đề đúng?
A.Nếu hai mặt phẳng (a) và (b) song song với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng (a) đều song song với (b).
B. Nếu hai mặt phẳng (a) và (b) song song với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng (a) đều song song với mọi đường thẳng nằm trong (b).
C. Nếu hai đường thẳng song song với nhau lần lượt nằm trong hai mặt phẳng phân biệt (a) và (b) thì (a) song song với (b).
D. Qua một điểm nằm ngoài mặt phẳng cho trước ta vẽ được 1 và chỉ 1 đường thẳng song song với mặt phẳng cho trước đó.
[]
Cho tứ diện ABCD. Gọi G1, G2, G3 lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABC, ACD, ABD. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Mặt phẳng (G1G2G3) song song với mặt phẳng (BCD).
B. Mặt phẳng (G1G2G3) cắt mặt phẳng (BCD).
C. Mặt phẳng (G1G2G3) song song với mặt phẳng (BCA).
D. Mặt phẳng (G1G2G3) không có điểm chung với mặt phẳng(ACD).
[]
Cho hai đường thẳng a và b chéo nhau. Có bao nhiêu mặt phẳng chứa a và song song với b?
A. Vô số.
B. 2
C. 1
D. Không có mặt phẳng nào.
[]
Cho hình chóp SABCD với đáy là hình thang ABCD, AD // BC, AD = 2BC. Gọi E là trung điểm AD và O là giao điểm của AC và BE. I là một điểm thuộc AC(I khác A và C).Qua I, ta vẽ mặt phẳng (a) song song với (SBE).Thiết diện tạo bởi (a) và hình chóp SABCD là:
A. Một hình tam giác.
B. Một hình thang.
C. Hoặc là một hình tam giác hoặc là một hình thang.
D. Hình tam giác và hình thang.
[]
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Hình thang có thể là hình biểu diễn của một hình bình hành.
B. Hình chiếu song song của hai đường chéo nhau có thể là hai đường song song.
C. Trọng tâm G của tam giác ABC có hình chiếu song song là trọng tâm G’ của tam giác A’B’C’, trong đó A’B’C’ là hình chiếu song song của tam giác ABC.
D. Cả 3 câu trên đều sai.
[]
Cho hình tứ diện ABCD và các điểm M, N, M’, N’ như hình vẽ ( M khác M’, N khác N’).Hai đường thẳng MN và M’N’
B
A
C
M
N
M’
N’
D
A. Chéo nhau.
B. Song song.
C. Cắt nhau.
D. Có thể song song.
File đính kèm:
- De toan lop 112.doc