Đề bài: Tả bạn học sinh

Các cụ ta có câu “ Ba tháng biết lấy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi” cháu Tễu của em cũng đang tuổi tập đi tập nói.

Bé Tễu mới tròn một năm, trông Tễu thật là xinh và bụ bẫm. Mỗi khi Tễu cười thì nhô bốn cái răng trắng tinh. Những sợi tóc mềm mại như sợi tơ tằm được cắt tỉa gọn gàng. Đôi mắt Tễu tròn , đen lay láy ẩn dưới đôi lông mày hình trăng khuyết đen nhạt. Một hôm em sang chơi bé Tễu cười tít mắt đi đến chỗ em vẫy đôi tay lủn củn dễ thương. Tễu rất ngoan, ai bảo gì Tễu cũng nghe theo và làm đúng cái nấy, nếu có ai gọi thì Tễu lại d.ạ, ai bảo Tễu gọi bà thì Tễu gọi b.à.ơ.i ngọng líu ngọng lô. Tễu ngoan nhưng cũng có nhiều tật xấu, nào là cắn, làm nũng, ngửa cổ ăn vạ, lúc thì đòi đi chơi, lúc thì đòi bế nhưng không có ai bế Tễu cả, rồi Tễu khóc được một lúc lại ngừng và lấy đồ chơi ra “xếp xếp” “sắp sắp”. Bé Tễu rất thích đi, cứ thả xuống là cắm đầu cắm cổ chạy, ngã huỵch thì Tễu lại đứng dậy và đi tiếp. Tễu không bao giờ quậy phá linh tinh và không nghịch dại làm chết người.

Em rất quý bé Tễu vì bé luôn đem lại những tiếng cười sảng khoái về hành động, lời nói và Tễu không nghịch dại.

Đề bài: Tả bạn học sinh.

 

doc22 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề bài: Tả bạn học sinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Tả em bé. Bài làm  Các cụ ta có câu “ Ba tháng biết lấy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi” cháu Tễu của em cũng đang tuổi tập đi tập nói. Bé Tễu mới tròn một năm, trông Tễu thật là xinh và bụ bẫm. Mỗi khi Tễu cười thì nhô bốn cái răng trắng tinh. Những sợi tóc mềm mại như sợi tơ tằm được cắt tỉa gọn gàng. Đôi mắt Tễu tròn , đen lay láy ẩn dưới đôi lông mày hình trăng khuyết đen nhạt. Một hôm em sang chơi bé Tễu cười tít mắt đi đến chỗ em vẫy đôi tay lủn củn dễ thương. Tễu rất ngoan, ai bảo gì Tễu cũng nghe theo và làm đúng cái nấy, nếu có ai gọi thì Tễu lại d...ạ, ai bảo Tễu gọi bà thì Tễu gọi b...à...ơ...i ngọng líu ngọng lô. Tễu ngoan nhưng cũng có nhiều tật xấu, nào là cắn, làm nũng, ngửa cổ ăn vạ, lúc thì đòi đi chơi, lúc thì đòi bế nhưng không có ai bế Tễu cả, rồi Tễu khóc được một lúc lại ngừng và lấy đồ chơi ra “xếp xếp” “sắp sắp”. Bé Tễu rất thích đi, cứ thả xuống là cắm đầu cắm cổ chạy, ngã huỵch thì Tễu lại đứng dậy và đi tiếp. Tễu không bao giờ quậy phá linh tinh và không nghịch dại làm chết người. Em rất quý bé Tễu vì bé luôn đem lại những tiếng cười sảng khoái về hành động, lời nói và Tễu không nghịch dại. Đề bài: Tả bạn học sinh. Bài làm  -    Hương ơi! Nhanh lên -    Ừ, tớ ra ngay đây, đợi tí nào! Các bạn biết giọng nói đó là của ai không? Đó chính là Hương cô bạn gái thân nhất của tôi đấy. Tôi và Hương chơi với nhau lâu lắm rồi, chúng tôi quen nhau khi hai đứa được xếp vào cùng một lớp hai. Từ hồi ấy đến bây giờ đã mấy năm rồi nhỉ? Chà! cũng lâu thật rồi đấy, tuy vậy nhưng tình bạn của chúng tôi vẫn thắm thiết như ngày nào. Tôi và Hương bằng tuổi nhau, nghĩa là năm nay hai đứa chúng tôi đều mười một tuổi. Tuy thế nhưng khi đi với Hương tôi thấy Hương trông có vẻ chững chạc và lớn hơn tôi nhiều. Hương đến lớp trong bộ áo đồng phục với chiếc áo trắng và chiếc váy kẻ ca rô cùng chiếc khăn quàng đỏ được thắt ngay ngắn trước ngực. ở nhà bạn thường mặc những bộ đồ rất mát mẻ, còn khi đi chơi bạn hay chọn các bộ đồ khoẻ khoắn với chiếc áo phông cùng với cùng với chiếc quần jeans. Hương có dáng đi thật uyển chuyển, nhẹ nhàng. Làn da trắng hồng, mịn màng làm tôn lên khuôn mặt bầu bĩnh, đáng yêu của bạn. Chao ôi! Đôi mắt của bạn thật là đẹp. Đôi mắt to, đen láy, sâu thẳm và trong đôi mắt đó luôn ánh lên cái nhìn nghịch ngợm của tuổi học trò nhưng cũng rất  dịu hiền. Mái tóc đen óng, mượt mà, luôn được bạn cặp gọn ra đằng sau gáy bằng chiếc cặp nho nhỏ, xinh xinh. Em yêu nhất là khuôn mặt bạn mỗi khi vui hay mỗi khki bạn được điểm 10, khi đó khuôn mặt bỗng trở nên tươi tắn, rạng rỡ hẳn lên, đôi môi đỏ hồng hé nở một nụ cười để lộ hàm răng trắng, đều đặn. Chúng em quý Hương không chỉ vì nét đẹp đáng yêu của bạn mà là những nết tốt của bạn để chúng em noi theo. ở lớp Hương luyôn tỏ ra là một người học sinh xuất sắc, lực học về các môn của bạn rất đều. Trong lớp bạn còn rất chăm giơ tay phát biểu, những bài toán khó chưa thấy bạn nào giải được thì đã thấy cánh tay búp măng của Hương giơ lên rồi. tuy học giỏi nhưng Hương không hề kiêu căng mà rất khiêm tốn, những hôm có bài khó các bạn học kém thường nhờ bạn ấy giảng hộ và Hương vui vẻ nhận lời, hôm nay Hương giảng các bạn chưa hiểu thì hôm sau Hương lại giảng tiếp cho đến khi các bạn thật hiểu mới thôi. Không những thế Hương còn là một cây văn nghệ của lớp, giọng hát của bạn như trời phú: sao mà ấm áp, thiết tha đến thế khi hát về tình thầy trò, mà cũng thật à nhhí nhảnh, vui tươi khi hát về tình bạn thơ ngây trong sáng của tuổi học trò. Bạn còn rất lễ phép với người trên, khi gặp các thầy cô trong trường bạn đều đứng nghiêm chào hỏi lễ phép. Sau một thời gian được cùng học, cùng chơi với bạn em đã học được ở bạn rất nhiều tính tốt. và em sẽ cố gắng noi gương học tập ở bạn để trở thành một người học sinh xuất sắc. Đề bài: Em hãy viết thư thăm hỏi cô giáo cũ và nhắc lại một vài kỉ niệm về sự chăm sóc của cô giáo đối với em và các bạn. Bài làm  Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 04 Cô Thành kính mến của con! Tuy đã qua ngày mùng 8 tháng 3 nhưng vì giờ mới có thời gian rảnh nên con đặt bút viết thư này để thăm hỏi gia đình và chúc cô hạnh phúc nhân ngày lễ này. Cô có khoẻ không ạ? Cô còn nhớ lớp 2G cô làm chủ nhiệm năm xưa rất ngoan và giỏi. Cô đã dẫn dắt chúng con từ những học sinh tiên tiến trở thành giỏi. Thế bây giờ cô dạy lớp 2 gì ạ? Các em có ngoan và học giỏi không ạ? Còn nhớ lớp mình nói chuyện rất nhiều nhưng nhờ cô dạy dỗ mà lớp ít nói chuyện hơn. thế các em có nói chuyện nhiều như lớp con không? Chắc giờ các em lớp cô dạy vẫn đứng đầu khối 2. à, thế em Mai Anh nhà cô đã cao bằng nào rồi ạ? Hồi đó em mới chỉ đang được đánh vần chữ. Con được biết bây giờ em đã biết đánh đàn mà đánh đàn rất giỏi phải không cô. Thế chắc chị lớn nhà cô cũng sắp thi đại học rồi ạ? Cô có còn nhớ tập thể lớp 2G không? Từ khi cô chủ nhiệm đến giờ bạn Hồng anh luôn là lớp trưởng đi tiên phong trước cả lớp. Cả bạn Thạc anh nữa bạn cũng học rất giỏi cô ạ. Con thì đã được giải ba của trường rồi ạ. Con rất vui. Cô và bao kỉ niệm về cô luôn ở trong lòng con. Có lần cô đã cầm tay convà giúp con viết nắn nót từng nét. Cô còn bảo bạn Phương Anh viết mẫu cho con để giúp con rèn chữ. Những kỉ niệm đó in đậm trong lòng con cho đến bây giờ. Thư con viết đã dài, con xin dừng bút ở đây. Con hứa với cô con sẽ học thật giỏi để không phụ lòng cô dạy dỗ. Học sinh cũ của cô Kính thư Đề bài: Em hãy tả lại buổi sum họp của gia đình em hoặc gia đình em quen biết. Bài làm  Tết năm ngoái, bố mẹ về thăm hai chị em tôi. Cả gia đình tôi lại được ngồi bên nhau trò chuyện thân mật sau một thời gian dài xa cách. Cả nhà dang ngồi uống trà, đón tết trong phòng khách. ánh đèn nê ông toả ánh sáng xanh dịu. chiếc tủ đứng bằng gỗ cẩm ly được đánh véc ni láng bóng như mặt gương, nổi bật các đường vân như những nét hoa văn kì ảo. ấm trà nóng bốc hương sen nghi ngút bên cạnh đĩa bánh mứt thơm ngon. Cây hoa đào với muôn ngàn cánh hoa nở rộ vẫy chào năm mới. đồ dùng trong nhà được mẹ tôi sắp xếp rất gọn gàng. Mẹ lấy trong va ly ra hai chiếc hộp quà xinh xắn. Ba nói: -          Nào! hai chị em con mở ra xem bố mẹ mua tặng món quà gì? -          à! Đó chính là một chú thỏ bông ngộ nghĩnh mà tôi mong có được nó từ bấy lâu nay. Bà tôi mang ra một gói kẹo đưa cho hai chị em tôi: -          Hai cháu ăn xong nhớ đánh răng kẻo bị sún thì khổ. Bé Long chen vào quả quyết: -          Long thương bà này, thương ba, mẹ, chị My và ...cô Hiền nữa. Vừa nói Long vừa giơ ngón tay ra đếm làm cho cả nhà phì cười. Ba hỏi với giọng nói sao mà ấm áp quá. -          Thế năm nay con có được giấy khen không? Tôi thưa với bố và khoe tấm giấy khen: -          Có ạ! Bố xoa đầu tôi cười: -          Tốt lắm!  Cố học giỏi cho mẹ và ba mừng nhé con. Mẹ nhìn tôi với ánh mắt trìu mến, chứa đựng cả một biển trời yêu thương dành cho tôi. Mẹ nở một nụ cười kín đáo, một niềm vui khôn tả. Trên ti vi chiếu chương trình đón tết. A! ở hồ Gươm đang bắn pháo hoa đẹp quá! Đêm giao thừa đó, cả gia đình tôi quây quần bên nhau suốt đêm. Cứ năm nào cũng thế, gia đình tôi luôn có được những giờ phút sum họp thật vui vẻ, đầm ấm. Hai chị em tôi thật hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong vòng tay yêu thương của ba mẹ. Đề bài: Em hãy tả cảnh nhộn nhịp của sân trường em trong giờ ra chơi. Bài làm  Nhanh thật đấy! loáng một cái cũng đã đến cuối tiết hai rồi, mà sao sân trường im ắng quá! Ngoài kia chỉ nghe thấy âm thanh vi vu của gió, líu lo của chim, với tiếng lá cây xào xạc mà thôi. Bỗng tùng! tùng! tùng! Ba hồi trống vang lên làm âm thanh im ắng ấy biến đâu mất và thay vào đó là tiếng nói, tiếng cười, tiếng hò reo khắp sân trường. Từ mọi cửa lớp, học sinh thi nhau ùa ra sân như những dòng thác đổ. Sân trường lúc trước rộng là thế mà bây giờ như hẹp lại bởi những tiếng cười đùa, tiếng bước chân chạy nhảy vui vẻ của các bạn học sinh. Màu đen của những mái đầu học trò, màu xanh rì của lá cây, màu trắng của áo đồng phục và cả màu khăn đỏ của các bạn đội viên nữa, tất cả những màu sắc ấy hoà quyện lại với nhau thành một vườn hoa đầy màu sắc, rực rỡ dưới ánh nắng ấm áp mùa thu. Có mấy nhóm chơi đã xác định được chỗ của mình rồi đấy! Dưới tán lá xanh mát của cây đa này là trò nhảy dây của các bạn gái, còn dưới gốc phượng có từng chùm hoa đỏ rực kia là chỗ bắn bi của các bạn trai, ồ! còn nhóm kéo co kia khôn thật xí ngay được một chỗ vừa rộng rãi lại mát mẻ ở dưới gốc hàng dưà. Xem ra mỗi trò chơi đều có cái hay, cái vui riêng của nó nhưng vui và sôi nổi nhất trong các nhóm chơi vẫn là trò kéo co. Trông xem trọng tài là ai mà oai thế nhỉ? à! Đó là Trang cô bạn hcọ với tôi đây mà, “nào cả hai đội đã sẵn sàng rồi trọng tài thổi còi đi chứ” “Huýt” tiếng còi của trọng tài vang lên báo hiệu cuộc chơi đã bắt đầu. “Dô ta! Dô ta!” cả hai đội đều cố sức kéo, chắc là mệt lắm nên bạn nào mặt cũng đỏ bừng mồ hôi thì chảy ròng ròng. Xung quanh đó các bạn cũng cổ vũ rất nhiệt tình: “Hiếu cố lên! Thắng cố lên”. Hiệp này xem ra có vẻ gay go, chưa đội nào phân thắng bại thì bỗng một tiếng hò reo lên: “Hú! Hú! hoan hô! Hiếu thắng rồi, cừ lắm!”. Tiếng reo hò đó làm ấn định tỉ số 1, 0 nghiêng về đội anh chàng Hiếu đang vui mừng cười toe toét. Ngay gần đó là trò chơi nhảy dây của các bạn gái cũng vui không kém. Vòng này là ba bạn: Thảo, Hiền, Lê thi với nhau, chà bàn này có vẻ gay go nhỉ vì cả ba bạn đều là những tay nhảy cừ trong lớp. Trông các bạn nhảy siêu thật, chân thoăn thoắt, tay đưa dây nhanh vèo vèo, chỉ nghe thấy tiếng dây vun vút chứ chẳng thấy dây và chân đâu cả. Vập! Vập! cả hai bạn Hiền Lê nhảy siêu thế mà bây giờ cũng bị loại và còn mình Thảo xứng với chức vô địch mà thôi. Bỗng tôi nghe thấy tiếng “Bắn đi Đạt, cho Nam thua đi” nhìn sang thì mới biết Đạt và nam đang bắn bi. Nhìn kìa, điệu bộ của Nam trông đến là buồn cười, xoa xoa bi này lại còn hà bi nữa chứ, lợi dụng lúc Nam sơ hở Đạt đặt bi xuống và cạch thế là Đạt thắng rồi. Lúc này Đạt mới bảo Nam đang ngắm các bạn gái “Này! tớ thắng rồi”, nghe Đạt nói Nam tức lắm định trả thù nhưng bỗng Tùng! Tùng! Tùng! ba hồi trống vang lên báo hiêụ giờ ra chơi đã hết. Chúng em xếp hàng rồi vào lớp trả lại sự yên tĩnh cho sân trường. Tuy chỉ có 15 phút thôi nhưng 15 phút đó cũng đủ giúp chúng em thoải mái, sảng khoái và tự tin hơn bước vào các tiết học sau. Đề bài:  “Em hãy tả quang cảnh buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường em”. Bài làm  Chim hót líu lo, trăm hoa đua nổ, em thầm nghĩ: “Sao cảnh vật đẹp thế nhỉ?”. Sực nhớ ra hôm nay có buổi lễ chào cờ đầu tuần, em nhanh chân rảo bước tới trường trên con đường quen thuộc với niềm vui và sự phấn khởi tràn ngập. Sân trường trở nên nhộn nhịp như một ngày hội. Chị nắng nhảy nhót trên bầu trời trong xanh để ca múa. Những làn mây trắng như đang khẽ cười, thắp sáng sự vui mừng. Anh gió đu đưa vẫy chào mọi người. Các bạn học sinh đang xếp những hàng ghế thẳng tăm tắp như chơi trò xếp hình. Các thầy giáo, cô giáo đều có mặt đông đủ cùng với nụ cười tươi thắm nở trên môi. Ai nấy cũng đều bận rộn chuẩn bị cho lễ chào cờ. Bỗng: “Tùng!... Tùng!... Tùng!...”. Tiếng trống báo hiệu buổi lễ chào cờ vang lên. Ai nấy cũng đều trong tư thế chuẩn bị ở vị trí của mình. Cô Hằng tổng phụ trách nghiêm nghị ra hiệu lệnh: “Nghiêm! Chào cờ!... Chào!”. Các bạn đội viên giơ những bàn tay nhỏ nhắn của mình lên để chào cờ một cách dứt khoát. Trong từng nhịp trống do các bạn trong đội nghi lễ đánh, lá cờ được kéo lên từ từ theo ánh mắt đầy xúc động của mọi người. Những ánh mắt ngây thơ đó như muốn nói rằng sẽ luôn học tập thật giỏi để trở thành những người có ích cho xã hội, để không phụ công lao của các chiến sĩ đã hi sinh thân mình bảo vệ Tổ quốc. Tiếng trống dứt, cô Hằng hô: “Quốc ca!”. Những lời hát dõng dạc, đầy khí thế vang lên như đánh thức bầu không khí chung quanh. Bài hát như nhắc nhở chúng em về công lao của những người đã tham gia hoạt động cách mạng, giữ gìn độc lập, bảo vệ đất nước. Bài hát Quốc ca kết thúc, cô Hằng hô tiếp: “Đội ca!”. Những đôi môi nhỏ bé mấp máy theo lời hát: “Cùng nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên...” tràn đầy vẻ quyết tâm như muốn nói sẽ cố gắng học tập để không làm phụ lòng Bác Hồ kính yêu luôn che chở cho mình, để không phụ lòng những người đang dạy dỗ mình. Những giây phút này như ngừng trôi. Gió như ngừng thổi. Chim như ngừng hót. Tất cả dường như đều im lặng, nhường chỗ cho bài hát. Khi kết thúc bài hát, cô Hằng hô vang với giọng nói dứt khoát: - Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!. Cả sân trường như nổi dậy sau lời nói mà mọi người cùng đáp lại: “Sẵn sàng!”. Sau đó, cô Hằng nhận xét các lớp trong tuần qua và phổ biến các hoạt động tuần này. Khi kết thúc lễ chào cờ, mọi người cùng nhau hát vang bài hát: “Vì một thế giới ngày mai” để hưởng ứng SEA Games 22. Sau đó, các bạn học sinh xếp hàng vào lớp. Sân trường trở nên vắng vẻ. Giờ buổi lễ chào cờ đã kết thúc nhưng những giây phút đó sẽ luôn conf đọng mãi trong em. Em tự hứa với mình sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để có thể xứng đáng với lá cờ Tổ quốc. Đề bài:  Em hãy kể lại câu chuyện về một việc làm thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng (có thể đối chiếu với những việc làm sai trái cũng xảy ra ở nơi đó, lúc đó) Bài làm  Hôm nay là ngày chủ nhật, từng chú chim non ríu rít trên cành, nắng vàng trải thảm xuống mặt đường. Bỗng mẹ gọi em: “ Minh ơi, đi chợ với mẹ nào!”. Chỉ và phút sau là em và mẹ đã có mặt ở chợ. ở đằng kia có gì mà đông thế?  Em lon ton chạy ra xem. Trên mặt đường bây giờ là những mảnh vỡ lăn lóc, dòng người vẫn qua lại, chẳng ai hỏi han gì. Em hỏi chú An thì mới hay đây là những mảnh vỡ của cô bán sữa, chả là sáng nay, cô ấy đem sữa đi bán, mọi người mua đông lắm, chẳng ai nhường ai, bỗng có một anh thanh niên chạy qua va vào xe cô làm xe đổ hết, nhưng anh ấy không xin lỗi và chạy đi mất rồi. Cô ấy bảo, cả nhà cô phụ thuộc vào mấy chai sữa, bây giờ đổ hết thì….Em đến gần mới thấy nét mặt cô đỏ gay, hai mắt rơm rớm, đã thế mấy cô hàng nước còn chế giễu cô: “Dào ơi, vài chai sữa chứ mấy, thôi đi đi, đừng ăn vạ, tôi không mang lửa đốt vía đâu”! Trông mặt cô lại càng thêm buồn, nước mắt cũng đã chảy dài trên làn má cô. Mọi người xung quanh bảo: “Cũng chục chai đấy chứ chả ít đâu đấy!” rồi lát sau cũng lủi đi mất. Bầu trời xám xịt lại, mọi người vẫn đi qua chẳng để ý gì. Thỉnh thoảng có người đi qua bảo” thật tội nghiệp, nhưng kệ, chả phải việc của mình” rồi đi luôn. Em thấy thương cô, bỗng ở trong nhà có một cụ già bước ra. Cụ già lăm rồi, hai má cụ đã hóp nhưng nét mặt cụ hiền từ nên ai cũng quý, cũng yêu, cụ bảo: “Ôi trời, thật là vô lương tâm, như thế mà cũng bỏ đi được sao?  Rồi cụ khẽ đi vào trong nhà lấy cái gì đấy, thì ra cụ lấy ái chổi đót cùng một cái xẻng đã cũ. Bà quét thật sạch sẽ, nhân tiện bà quét luôn cho nhà bên cạnh nhà này bẩn quá, hình như chưa quét sân bao giờ. Khi quét xong, bà vun gọn vào xẻng và đem đổ. Sau đó bà đẻ gọn chổi xẻng vào một chỗ rồi khẽ ra an ủi cô” thôi cháu à, tiếc làm gì, giận àm gì cái loại bất lương ấy”. “à, đây có ít tiền, cụ cho để mà mua mớ rau, mớ hành mà ăn” . Lúc đầu cô cũng từ chối, nhưng bà cụ cứ để vào tay cô. Bây giờ, cô mới cất giọng run run và trầm: “bà ơi, cháu cảm ơn lòng thành của bà, cháu sẽ đền ơn, nhưng thôi , bà cứ cầm lấy mà ăn dưỡng tuổi già. Bà lại bảo: “Ơ cái chị này, bà cho, cầm lấy!” Bà nói mãi chị mới nhận lúc này, mấy cô hàng nước cũng hối hận lắm, nét mặt họ đỏ dừ vì xấu hổ, họ cũng xin lỗi cô và cũng góp chút ít. Em cảm động lắm và tự hỏi: “Sao mình không đỡ cô nhỉ? “Đang nghĩ thì mẹ gọi “Minh ơi, về thôi con”. Em liền theo mẹ đi về. Em rất cảm kích trước tấm lòng của bà cụ, cụ thật lương thiện. Em sẽ cố gắng là một người như cụ.   Đề bài:   Hãy kể lại một việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh nơi công cộng (có thể đối chiếu với những việc làm sai trái xảy ra ở nơi dó, lúc đó) Bài làm  Hôm nay thời tiết chuyển mùa, cả nhà em ai cũng cảm thấy uể oải. Cũng vì thế mà thằng cu Cò nhà em bị sốt, ho nhiều. Rất may là nhà em lại gần nhà cô Hoa bác sĩ nên mẹ bảo em cùng mẹ đưa cu Cò sang khám. Cô Hoa mở phòng khám tại nhà đã lâu. Mọi ngày phòng khám luôn đông, nhưng hôm nay đông hơn hẳn. Mới đến gần em đã thấy lớp trong, lớp ngoài, người đứng người ngồi trong phòng khám. Em lấy số thứ tự rồi vào chỗ ngồi chờ. Nhìn quanh em thấy một bạn ngồi ở góc nhà đầu dựa vào tường trông vẻ mệt mỏi. Em ra bắt chuyện với bạn cho đỡ buồn nên biết tên bạn cho đỡ buồn nên biết tên bạn là Liên cũng học lớp 5 như em. Bạn bị cảm nhẹ, phải nghỉ học từ hôm qua. Chúng em đang nói chuyện với nhau thì ngoài cổng tiếng xe máydừng lại. Một cô bước vào trên tay bế một em bé đầu đội mũ len, mặc áo bông dày. Chú đi cùng vội vã lấy số thứ tự rồi loay hoay tìm chỗ. Thật may là còn một ghế trống cho hai mẹ con cô. Chắc đó là cặp vợ chồng cùng đứa con. Bỗng đứa bé khóc to, người vợ nựng mãi mà đứa bé không ngớt khóc. Mọi người ngồi trong phòng vừa cảm thấy ái ngại vừa thương đứa bé. Liên nhìn đứa bé: mặt đỏ bừng bừng và ho sụ sụ, tiếng thở khò khè Liên liền đứng dậy đi tới chỗ người phụ nữ bảo: - Cô ơi, cháu chỉ hơi mệt thôi. Cô cho em vào khám trước kẻo em mệt. Người phụ nữ nhìn Liên vẻ ái ngại. Liên vẫn chìa con số của mình ra: - Chờ bác kia khám xong rồi cô đưa em vào khám cô ạ! Cô cầm lấy đi cô. Người phụ nữ xúc động cầm lấy con số và cảm ơn Liên rối rít. Mọi người chứng kiến sự việc đó đều trầm trồ khen ngợi cô bé tốt bụng. Từ nãy dến giờ em đã quan sát  hết và cảm thấy thán phục và hứa sẽ học hỏi người bạn nhỏ trong phòng khám. Đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện mà em (hoặc bạn em) đã trải qua có nội dung như câu tục ngữ:            “Có công mài sắt có ngày nên kim” “Ôi trời ơi! Lại kiểm tra toán nữa rồi!”-tôi nhăn nhó. Tôi ngồi cầu trời khấn phật mãi mà vẫn cứ cho bài kiểm tra. Đầu năm, tôi rất ghét và sợ môn Toán. Đến giờ toán,tôi cảm thấy như bị cực hình. Nghe cô giảng mà mà tôi chẳng hiểu gì cả. Không phải là tôi nói chuyện trong lớp đâu! Tôi luôn trật tự nghe cô giảng và cũng luôn làm đủ bài tập. Nhưng những con số và các hình vẽ khó cứ làm tôi hoa hết cả mắt. Các bài tập nâng cao hầu như tôi đều nhờ mẹ giảng. Vì mẹ tôi không phải đi công tác nên tôi thường ỷ lại vào mẹ. Các bài kiểm tra của tôi thường bị điểm kém. Cô giáo phê bình tôi trước lớp, bố mẹ cũng rất buồn về sức học của tôi. Tôi cảm thấy xấu hổ và quyết tâm học tốt môn này.Tôi bắt đầu lập ra một kế hoạch học tập khoa học.Tôi dành thời gian học toán nhiều hơn nhưng cũng không quên các môn khác. Tôi cũng không xem ti vi và đọc chuyện nhiều.ở trên lớp, tôi luôn cố gắng nhập tâm bài giảng của cô, chỗ nào chưa hiểu tôi hỏi lại cô hoặc nhờ bạn giảng. Tối về tôi luôn tự làm các bài tập. Bài nào khó, tôi xem lại bài giảng và mẫu của cô, xoay cách này cách khác. Tôi nhờ mẹ mua những quyển sách hay về môn này. Dần dần tôi học khá hơn và cũng không sợ môn toán như trước nữa.Bố mẹ tôi luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi. Hôm thứ tư, cô trả bài kiểm tra toán và đó là lần đầu tiên tôi được điểm tốt. Tôi bị trừ mất đi một điểm vì chưa trình bày và giải thích rõ ràng. Tôi lại học, học và học. Học cách trình bày ,học cách iải thích sao cho mạch lạc và dễ hiểu. Trong tời gian cố gắng học toán, tôi phải cảm ơn cô nhiều nhất. Cô luôn ở bên, động viên, khuyến khích tôi. Cô vẫn thường nói với tôi: “có công mài sắt có ngày nên kim”. Hôm sinh hoạt lớp, tôi đã được tuyên dương. Tôi rất vui. Bây giờ, tôi đã học khá môn toán hơn trước. Tôi hiểu rằng phải có quyết tâm cao thì mới làm được những việc khó, như câu ca dao vẫn  nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đề bài: Em đã có dịp đến thăm một cảnh đẹp của địa phương em hoặc ở nơi khác. Hãy thuật lại cuộc đi thăm đó. Bài làm  Một năm học vất vả đã qua, và đến kì nghỉ hè này, gia đinhg tôi tổ chức đi chơi biển Đồ Sơn. Tôi vô cùng thích thú vì đây là nơi mà tôi chưa từng đặt chân đến. Bốn rưỡi sáng, lơ mơ ngái ngủ, tôi đã bị bác đồng hồ chăm chỉ nhưng đôi khi hơi khó tính đựngậy cho bằng được. Tôi uể oải dụi mắt đi chầm chậm vào nhà tắm vệ sinh cá nhâ. Cả nhà tôi đã thức dậy từ bao giờ, đang lục cục sắp lại đồ. Đánh răng rửa mặt xong, tôi thay quần áo rồi theo bố mẹ ra cửa. ở đó có một chiếc ô tô chễm chệ chờ đợi. Bố tôi xách va li, mở cốp xe rồi để vào đấy. Mẹ tôi, chị tôi, bố tôi và tôi cùng leo lên xe. Chiếc xe bon bon chạy luôn. Nhà cửa, cây cối như những thước phim quay nhanh cứ vùn vụt. Thích nhất là lúc qua cầu, được xem phim từ trên cao. Sau đó tôi ngủ lúc nào chẳng biết. Đánh một giấc dài dậy mà vẫn chưa tới nơi, tôi đâm sốt ruột. Nhưng… khoan, tôi nghe thấy tiếng nước àooo…oo, mùi mằn mặn mang đặc chất biển. thôi, đúng rồi, đúng là tới biển thật rồi! Tôi sung sướng lâng lâng. Nắng vàng nhè nhẹ vươn từ mặt trời đi khắp nơi. Tôi nhảy phốc xuống xe ngay khi đến khách sạn. Gia đình tôi bước vào tiền sảnh. Bố tôi lấy chìa khoá phòng rồi dẫn cả nhà lên tầng. Căn phòng thật rộng. tôi ra ban công phóng tầm mắt ngắm biển. Long lanh một màu nắng trên mặt nước. Người đi tắm chiu chít trên bờ. Những quán nước trên cát dựng từ cột, lợp lá thật thơ mộng. Tôi vào phòng nghỉ ngơi đã. Chiều tôi thức dậy gọi bố mẹ đi bơi. Băng qua con đường nhựa là đến bãi cát. Người đi tắm tấp nập. Có mấy người tắm xong, khoác khăn lên bờ, người ướt dượt. Có mấy người lại nằm dài tắm nắng. Còn dưới biển, đủ người già trẻ.. tắm táp, bơi lội. Có mấy bạn nhỏ cũng mặc áo phao như tôi, bố mẹ đang dạy bơi. Tôi ngâm mình xuống nước, mát lắm! bơi lội thoả thuê, tôi lên bờ xây lâu đài cát và cùng bố mẹ ngồi quán uống nước. Sau đó tôi về tắm sạch, mặc quần áo mới rồi xuống nhà ăn. Trời đã xẩm tối. Tôi ngồi vào bàn ăn. Nào là cua, nào là mực, nào là tôm… Cho ôi, bao nhiêu món đồ biển bày ra đây. Tôi ăn rất nhiều nhưng vẫn lên phòng trước mọi người. Tôi ngồi xem vô tuyến một lúc thì mẹ tôi lên gọi tôi ra biển chơi. Cả nhà tôi ra biển, thuê ghế nghỉ, nghe tiếng sóng vỗ ào ạt. Mặt trăng ở biển sao mà khác với thành phố thế, nó to, tròn và hơi đỏ như mặt trời. Sóng tung bọt lấp loáng một dải dọc vàng vàng. Tôi đang mơ màng thì bị chị tôi kéo đi. Ra khỏi bãi cát là đến mặt đường nhựa. Hai bên vỉa hè, hàng đồ lưu niệm mọc như nấm. Gia đình tôi đi dạo và mua luôn quà cho ông bà và hàng xóm. Đèn đường vàng vàng như làm tăng bầu không khí náo nhiệt ở đây. Người đi đường cũng có thể là khách du lịch, mua hàng trao đổi thật là sôi nổi. Mua xong gia dình tôi trở lại khách sạn, để ngày mai còn lên đường về thủ đô Hà Nội. Chuyến đi đã kết thúc, nhưng những suy nghĩ của tôi về thành phố cảng này chưa dừng lại. cuộc vui chơi với biển này đã mở đầu cho một mùa hè xanh tươi trẻ. Tôi yêu thiên nhiên, nhất là biển cả bao la. Đề bài:  Thuật lai những việc em đã làm trong ngày Chủ nhật vừa qua. Bài làm  Sau một tuần học tập căng thẳng em lại có ngày chủ nhật làm được nhiều việc giúp mẹ. “Reng reng” bác đồng hồ gọi em thức dậy bước ra kkhỏi giấc mơ có nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn lúc sáu giờ. Em liền choàng dậy, ra làm vệ sinh. Tiếng nước réo ù ù cùng mùi thuốc đánh răng thơm mát làm em có cảm tưởng như đang ở trong một khu rừng tuyệt đẹp. Rồi em xuống ăn sáng cùng cả nhà. ăn sáng xong em tiễn bố mẹ đi làm. Bác đồng hồ lúc này chỉ bảy giờ. Bây giờ làm gì đay? à! Đúng rồi! Chị chổi ơi! Ra đây với em. Em cùng chị chổi đi quanh nhà. Chị đi đến đâu nhà sạch đến đấy. Lũ bụi vừa thấy chị đến đã chạy bán sống bán chết ra khỏi nhà. Em vừa quét nhà xong thì nghe tiếng sàn nhà nói: “Cô chủ ơi!Lau mặt cho tôi đi!” Em liền chào chị chổi và xách xô nước, giẻ lau nhà ra. Nước mát rười rượi. Em vò giẻ thật sạch rồi vắt kiệt nước và lau. Lau hết một lần em giặt lại giẻ và lau lại lần nữa. Lúc trước nước trong vắt thì bây giờ chuyển màu đục ngầu. Rồi em rửa tay, ra nấu cơm. Lúc này là mười giờ. ái chà chà! Hôm nay mẹ cho em ăn toàn món ngon. Em bắt đầu nhặt rau. Oái! Khiếp lão sâu béo thế. Em hét lên vì bắt được lão sâu vàng rộm, béo mập. Nhặt rau xong em đặt nước luộc và rán trứng. Tiếng đũa đánh trứng tách tách và tiếng dao băm thịt bặp bặp, tiếng dầu dán lép tép nghe rất vui tai. Mười một giờ em ăn cơm với bố mẹ. Bố khen em nấu cơm rất khá. ăn xong em đi ngủ đến chiều lúc hai rưỡi em học bài. Ôi sao bài này khó thế! Em nghĩ mãi mà vẫn chưa ra! Ngoài vườn lũ chim thi nhau hót líu lo như cổ vũ động viên em cố gắng làm bài. Bác đồng hồ mọi khi nói nhiều vào loại nhất nhà mà bây giờ cũng  như im bặt cho em sự yên tĩnh làm bài. Cuối cùng em cũng làm ra. Xong em ra vườn chăm sóc cây. Những giọt nước long lanh như những đứa trẻ nghịch ngợm chạy nhảy tung tăng quanh gốc cây. Những cây non vươn mình đu đưa trong nhạc gió réo rắt. Rồi em vào bếp nấu cơm tối với mẹ. Tối đến cả nhà em quây quần sum họp bên nhau nói chuyện rôm rả rất vui vẻ. Sau bữa cơm em xem tivi đến hai hai giờ em chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho ngày mai rồi đi ngủ. Nằm trên giường em nghĩ mà thương các bạn nhỏ mồ côi không có một mái ấm gia đình như em. Em mong trên trái đất sẽ không còn những bạn nhỏ mồ côi. Ai cũng có một gia đình hạnh phúc. Ngày chủ nhật của em trôi qua như thế đấy. Em mong ngày chủ nhật lại đến thật nhanh để em làm nhiều việc như thế giúp mẹ. Đề bài:  Thuật lai những việc em đã làm trong ngày Chủ nhật vừa qua. Bài làm  Ngày chủ nhật vừa qua, thấy bố mẹ em bận nhiều việc nên em không sang nhà bạn c

File đính kèm:

  • docnhung bai van hay 7.doc