Đề cương chi tiết môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam

Câu 1: Trình bày khái niệm “ Đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam” đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của môn học.

Trả lời:

 1) Khái niệm

- Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.

- Đường lối cách mạng của Đảng là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam. Đường lối cách mạng của Đảng được thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị. của Đảng.

2) Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng của môn học là sự ra đời của Đảng

- Hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam.

 3) Nhiệm vụ nghiên cứu

 - Làm rõ sự ra đời tất yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 - Làm rõ quá trình hình thành, phát triển và kết quả thực hiện đường lối cách mạng của Đảng trong đó đặc biệt chú trọng thời kỳ đổi mới

 

doc35 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương chi tiết môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Câu 1: Trình bày khái niệm “ Đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam” đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của môn học. Trả lời:  1) Khái niệm Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Đường lối cách mạng của Đảng là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam. Đường lối cách mạng của Đảng được thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị... của Đảng. 2) Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của môn học là sự ra đời của Đảng Hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam.  3) Nhiệm vụ nghiên cứu  - Làm rõ sự ra đời tất yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam.  - Làm rõ quá trình hình thành, phát triển và kết quả thực hiện đường lối cách mạng của Đảng trong đó đặc biệt chú trọng thời kỳ đổi mới       4) Phương pháp nghiên cứu a)  Cơ sở phương pháp luận            Thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. b)  Phương pháp nghiên cứu            Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, ngoài ra có sự kết hợp các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp và diễn dịch, cụ thể hoá và trừu tượng hóa... thích hợp với từng nội dung của môn học. Câu 2: Trình bày tác động của tình hình thế giới cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trả lởi Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.  a)  Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó  - Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và chính sách tăng cường xâm lược, áp bức các dân tộc thuộc địa.  - Hậu quả chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc: Mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh chống xâm lược diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa. b)  Chủ nghĩa Mác-Lênin     - Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản.       - Chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, thúc đẩy phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam  c)  Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản       - Cách mạng Tháng Mười Nga mở đầu một thời đại mới “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.  - Sự tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 đối với cách mạng Việt Nam  - Quốc tế Cộng sản: Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và chỉ đạo về vấn đề thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.  Câu 3: Trình bài các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trả lời  Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến: tiêu biểu là Phong trào Cần Vương (1885 – 1896): Ngày 13/7/1885, vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. Phong trào Cần Vương phát triển mạnh ra nhiều địa phương ở Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Ngày 1/11/1888, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển cho đến năm 1896 mới kết thúc. Thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ hệ tư tưởng phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước giải quyết thành công nhiệm vụ dân tộc Việt Nam. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản: Đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu tiến bộ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản diễn ra sôi nổi. Về mặt phương pháp, tầng lớp sĩ phu lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX có sự phân hóa thành 2 xu hướng. Một bộ phận chủ trương đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục chủ quyền quốc gia bằng biện pháp vũ lực - bạo động; một bộ phận khác lại coi duy tân - cải cách là giải pháp để tiến tới khôi phục độc lập. Từ trong phong trào đấu tranh, các tổ chức đảng phái ra đời: Đảng lập hiến (1923), Đảng Thanh niên (3/1926), Đảng thanh niên cao vọng (1926), Việt Nam nghĩa đoàn (1925) sau nhiều lần đổi tên thì đến tháng 7/1928 lấy tên là Tân Việt cách mạng đảng, Việt Nam quốc dân Đảng (12/1927). Các đảng phái chính trị tư sản tiểu tư sản trên đã góp phần thúc đẩy phong trào yêu nước chống Pháp, đặc biệt là Tân Việt và Việt Nam quốc dân đảng. Tóm lại, trước yêu cầu lịch sử của xã hội Việt Nam, các phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra sôi nổi dưới nhiều trào lưu tư tưởng, với các lập trường giai cấp khác nhau nhằm khôi phục chế độ phong kiến hoặc thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, hoặc cao hơn là thiết lập chế độ cộng hòa tư sản; với các phương thức, biện pháp đấu tranh khác nhau: bạo động hoặc cải cách; với quan điểm tập hợp lực lượng bên ngoài khác nhau: dựa vào Pháp để thực hiện cải cách hoặc dựa vào ngoại viện để đánh Pháp Nhưng cuối cùng các cuộc đấu tranh đều thất bại.        - Sự khủng hoảng về con đường cứu nước và nhiệm vụ lịch sử đặt ra: Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc. Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo. Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm một con đường cách mạng mới, với 1 giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ đi đến thành công. b. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản  - Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam  Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Vào tháng 7/1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo. Người tìm thấy trong Luận cương của Lênin lời giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam. Tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tours (12/1920), Người đã bỏ phiếu tán thành việc Ðảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế III. Quá trình chuẩn bị điều kiện thành lập Đảng của Nguyễn Ái Quốc được đánh dấu bằng việc Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam thông qua những bài viết đăng trên các báo Người cùng khổ (le Paria), Nhân đạo (L’Humanite), Đời sống công nhân và xuất bản các tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925). Tác phẩm này đã vạch rõ âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc che dấu tội ác dưới cái vỏ bọc “khai hóa văn minh”. Từ đó khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, thức tỉnh tinh thần dân tộc nhằm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Từ năm 1925 – 1927, Nguyễn Ái Quốc đã mở các lớp huấn luyện chính trị cho 75 cán bộ cách mạng Việt Nam. Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản tác phẩm Đường kách mệnh - Sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản: Từ đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của phong trào dân tộc trên lập trường tư sản, phong trào công nhân chống lại sự áp bức bóc lột của tư sản thực dân cũng diễn ra rất sớm. Trong những năm 1919 – 1925, phong trào công nhân diễn ra dưới các hình thức đình công, bãi công, tiêu biểu như các cuộc bãi công của công nhân Ba Son (Sài Gòn) do Tôn Đức Thắng tổ chức (1925) và cuộc bãi công của 2500 công nhân nhà máy sợi Nam Định (30/2/1925) đòi chủ tư bản phải tăng lương, phải bỏ đánh đập, giãn đuổi thợ Nhìn chung, phong trào công nhân những năm 1919 - 1925 đã có những bước phát triển mới so với trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Hình thức bãi công đã trở nên phổ biến, diễn ra trên quy mô lớn hơn và thời gian dài hơn. - Sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam: + Ngày 17/6/1929, tại Hà Nội, đại biểu các tổ chức cộng sản ở miền Bắc họp Đại hội quyêt định thành lập Đông Dương cộng sản đảng. + Trước sự ra đời của Đông Dương cộng sản đảng và để đáp ứng yêu cầu của phong trào cách mạng, mùa thu 1929, các đồng chí trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên hoạt động ở Trung Quốc và Nam kỳ đã thành lập An Nam cộng sản đảng. + Việc ra đời của Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng đã làm cho nội bộ Đảng Tân Việt phân hóa mạnh mẽ, những đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn. Câu 4: Trình bày vai trò của Nguyến Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trả lời Vai trò của Nguyến Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 7/1920 sau khi được đọc bản “sơ thảo lần thứ I những luận cương về dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê Nin. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy trong luận cương của Lenin lời giải đáp cho con đường giải phóng cho nhân dân VN và sau đó trờ thành 1 trong những người tham gia sáng lập ĐCS Pháp (12/1920). 1920 Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập hội liên hiệp tiếp tục thành lập để bổ sung tư tưởng cứu nước và NAQ cũng thấy phải có 1 chính Đảng. Một mặt người truyền bá chủ nghĩa Mác –Lenin, một mặt chuẩn bị những điều kiện thành lập chính đảng ấy của giai cấp vô sản VN 1.Chuẩn bị về tư tưởng Với tư cách là trưởng tiểu ban Đông Dương của ĐCS Pháp người đã viết nhiều bài đăng trên báo như: báo Leparia (người cùng khổ), nhân đạo, đời sống công nhân, tập san thư tín quốc tế, tạp chí Cộng sản. Thông qua các tác phẩm này người đã vạch trần âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa thực dân Pháp đồng thời tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lenin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người công sản và nhân dân lao động Phap với các nước thuộc địa và phụ thuộc. Đặc biệt, tại đại hội lần thứ V của quốc tế cộng sản năm 1924 NAQ đã trình bày bản báo cáo quan trọng về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Bằng nhiều số liệu cụ thể bản báo cáo đã làm sáng tỏ và phát triển thêm một số luận điểm của Lenin về bản chất của chủ nghĩa thực dân, về nhiệm vụ của ĐCS trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột và giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. 2.Sự chuẩn bị về mặt chính trị Do cách mạng thuộc địa khong có sự quan tâ đúng mức của Quốc tế cộng sản nên Người di sâu nghiên cứu, tham gia vào các diễn đàn, viết báo để tuyên truyền về vấn đề thuộc địa. cuối năm 1917, giữa lúc chiến tranh thế giới thứ 2 sắp kết thúc, Người trở lại Pháp. Tại đây Người lao vào cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp, tham gia Đảng xã hội Pháp, lập ra hội những người Việt Nam yêu nước với tờ báo Việt Nam hồn để tuyên truyền giáo dục Việt kiều ở Pháp. Người làm chủ nhiện kiêm chủ bút cho báo “Người cùng khổ”, viết nhiều bài đăng trên Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp, Đời sống công nhân của Tông Liên doàn Lao động Pháp. Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đi Matxcova để tham dự hội nghị Quốc tế nông dân, đồng thời trực tiếp nghiên cứu kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười và chủ nghĩa Leenin. Người viết bài cho báo Sự thật của Đảng cộng sản Liên Xô và tạp chí thư tín quốc tế của Quốc tế Cộng Sản. Năm 1924, Người tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng Sản và Đại hội của quốc tế Công hội, Quốc tế Phụ nữ, Quốc tế Thanh niên 3. Chuẩn bị về mặt tổ chức 11/1924 NAQ về Quảng Châu ( Trung Quốc) để xúc tiến thành lập chính đảng Macxit. 2/1925 người lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm Tâm xã, lập ra nhóm cộng sản đoàn, 6/1925 thành lập hội VNCM thanh niên, là tổ chức tiền thân của Đảng tại Quảng Châu để truyền bá chủa nghĩa Mac – Lenin vào trong nước. 7/1925 NAQ cùng tham gia sáng lập hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông cùng các nhà CM của các nước khác. Đầu 1927, cuốn “đường kách mệnh” gồm những bài giảng của NAQ tại các lớp huận luyện, đào tạo cán bộ ở Quảng Châu được bộ tuyên truyền của hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản. Tác phẩm này đề cập những tư tưởng cơ bản về chiến lược và sách lược của CMVN Như vậy hoạt động của hội VNCM thanh niên và tác phẩm Đường kách mệnh đã trực tiếp chuẩn bị mọi điều cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở VN gắn liền với vai trò quan trọng của lãnh tụ NAQ. Không có Bác, Đảng vẫn ra đời vì đây là kết quả tất yếu của phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân ta trong thời đại mới nhưng nếu không có Bác thì không biết khi nào Đảng mới thành lập và chất lượng của Đảng sẽ ra sao. Câu 5: Trình bày hoàn cảnh lịch sử, chủ trương và nhận thức mới của Đảng trong những năm 1936 – 1939. Trả lời 1. Hoàn cảnh lịch sử Tình hình thế giới: Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929 – 1933 ở các nước tư bản chủ nghĩa đã làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt và phong trào cách mạng của quần chúng dâng cao. Chủ nghĩa phát xít đã xuất hiện và thắng thế ở một số nơi. Chúng tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng và nô dịch các nước khác. Nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh quốc tế. Trước tình hình đó, Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản họp tại Matxcơva (tháng 7/1935) dưới sự chủ trì của G. Đimitơrốp. Đoàn đại biểu Đảng cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã tham dự Đại hội. Tình hình trong nước: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã tác động sâu sắc không chỉ đến đời sống các giai tầng và tầng lớp nhân dân lao động mà còn đến cả những nhà tư sản, địa chủ hạng vừa và nhỏ. Trong khi đó, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn ra sức vơ vét, bóc lột, bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ và thi hành chính sách khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta 2. Chủ trương nhận thức mới của Đảng trong những năm 1936 – 1939 Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh: yêu cầu cấp bách trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống Kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân Đông Dương cần tập trung đánh đổ là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Thành lập mặt trận nhân dân phản đế với tên gọi là Mặt trận dân chủ Đông Dương. Phải chuyển hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai và nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp Nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ: Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định kết chặt với cuộc cách mạng điền địa. Tập trung đánh đổ đế quốc rồi sau mới giải quyết vấn đề điền địa. Nhưng cũng có khi vấn đề điền địa và phản đế phải liên tiếp giải quyết, vấn đề này giúp cho vấn đề kia làm xong mục đích của cuộc vận động. Câu 6: Trình bày nguyên nhân thăng lợi và bài học kinh nghiệm của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trả lời Nguyên nhân thăng lợi và bài học kinh nghiệm của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. 1. Nguyên nhân thăng lợi * Khách quan: Hồng quân Liên Xô và quân Đồng Minh đánh bại chủ nghĩa phát xít mà trực tiếp là phát xít Nhật đã tạo ra một thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đứng lên giành chính quyền. * Chủ quan: Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước sâu sắc. Vì vậy, khi Đảng đứng ra kêu gọi và lãnh đạo kháng chiến chống giặc thì mọi người đã hăng hái hưởng ứng, tạo nên sức mạnh to lớn để chiến thắng kẻ thù. - Do sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng và Bác Hồ: - Động viên, giác ngộ và tổ chức được các tầng lớp nhân dân đoàn kết dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng trong một mặt trận dân tộc thống nhất. - Kết hợp tài tình giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đấu tranh du kích với khởi nghĩa từng phần ở nông thôn, tiến lên Tổng khởi nghĩa. - Nắm bắt thời cơ kịp thời, từ đó đưa ra được những chỉ đạo chiến lược đúng đắn 2. Bài học kinh nghiệm Cách mạng tháng Tám thành công đã để lại nhiều bài học quý báu: Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp đúng đắn, sáng tạo nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, trong đó nhiệm vụ dân tộc được đặt lên hàng đầu. Đánh giá đúng vị trí của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, khơi dậy tinh thần dân tộc, tập hợp và khai thác triệt để sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, cô lập và phân hoá cao độ kẻ thù để từng bước tiến lên đánh bại chúng. Nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm cách mạng bạo lực và khởi nghĩa vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị lâu dài về lực lượng và kịp thời nắm bắt thời cơ, tiến hành khởi nghĩa từng phần, tiến lên Tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi hoàn toàn. Câu 7: Trình bày ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thăng lợi và bài học kinh nghiệm của cuộc khách chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta (1954 – 1975). Trả lời Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thăng lợi và bài học kinh nghiệm của cuộc khách chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta (1954 – 1975). 1. Ý nghĩa lịch sử - Đối với dân tộc Đây là một thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc, giải phóng trọn vẹn miền Nam, bảo vệ vững chắc miền Bắc XHCN. Kết thúc 21 năm chống Mĩ, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của đế quốc tay sai, rửa sạch nỗi nhục mất nước hơn một thế kỉ của dân tộc. Mở ra một kỉ nguyên mới của cách mạng Việt Nam: độc lập, thống nhất, đi lên XHCN. Cùng với chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, đại thắng mùa xuân 1975 đã cắm thêm một mốc vinh quang chói lọi trong quá trình đi lên của lịch sử Việt Nam. - Đối với quốc tế Đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử 200 năm của Mĩ, tác động mạnh đến nội tình nước Mĩ và cục diện thế giới. Đây là một thắng lợi có tính có tính chất thời đại, làm phá sản học thuyết Ni - xon, đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ và đồng minh, thu hẹp và làm yếu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới chống chủ nghĩa đế quốc. 2. Nguyên nhân thắng lợi Chủ quan: Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối quân sự, chính trị độc lập, tự chủ đúng đắn và sáng tạo. Đó là đường lối tiến hành đồng thời Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và Cách mạng XHCN ở miền Bắc. Truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc được khơi dậy và phát huy một cách tối đa, tạo nên sức mạnh to lớn của cách mạng Việt Nam. Miền Bắc đảm bảo nghĩa vụ hậu phương lớn, chi viện kịp thời về sức người sức của, tiếp thêm sức mạnh cho cách mạng miền Nam. Ngoài ra, tình đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương cũng đã góp phần làm nên thắng lợi của mỗi nước. Khách quan: Nhờ vào sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCH anh em. Sự đồng tình ủng hộ của phong trào cộng sản, phong trào giải phóng dân tộc và các lực lượng dân chủ hòa bình thế giới trong đó có nhân dân Mĩ. Bài hoc kinh nghiệm Thăng lợi của cuộc khách chiến chống Mỹ cứu nước đã để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiến sâu sắc + Một là; Đề ra và thực hiện đường lối nâng cao ngọn cờ độc lâp dân tộc và CNXH nhằm huy động sức mạnh toàn dân đánh Mỹ. + Hai là: Tin tường vào sức mạnh của dân tộc, kiên định tư tưởng chiến lược tiến công, quyết đánh quyết thắng đế quốc Mỹ xâm lược. + Ba là: Thực hiện chiến tranh nhân dân, tìm ra biện pháp chiến đấu đúng đắn, sáng tạo. + Bốn là: Trên cơ sở ,đường lối, chủ trương chiến lược đúng đăn phải có công tác tổ chức thực hiện giỏi, năng động, sáng tạo. + Năm là: Phải hết sức coi trong công tác xây dựng đảng, xây dựng lực lượng cách mạng ở cả hậu phương và tuyền tuyến. Phải thực hiện liên minh ba nước Đông Dương. Câu 8: Trình Bày chủ chương của đảng về công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới. Trả lời Chủ trương của Đảng về công nghiệp hoá thời kỳ trước đổi mới a)  Mục tiêu và phương hướng của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa  - Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hoá: xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại; bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó là mục tiêu cơ bản, lâu dài, phải thực hiện qua nhiều giai đoạn. - Phương hướng của công nghiệp hoá: + Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý. + Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp. + Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. + Ra sức phát triển công nghiệp trung ương đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương b)  Đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hoá thời kỳ trước đổi mới            - Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng, gắn với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp.  - Chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa...  - Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội. Câu 9: Trình bày đặc điểm và các hình thức tiêu biểu của cơ chế quản lý kinh tế thời kì trước đổi mới. Trả lời Cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ trước đổi mới. a)  Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp. - Đặc điểm: - Thứ nhất, nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới. - Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. - Thứ ba, quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ. - Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều trung gian vừa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu.  - Kết quả: Trong thời kỳ kinh tế còn tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng thì cơ chế này có tác dụng nhất định, nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào các mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên phát công nghiệp nặng. Hạn chế: Thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học – công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng. + Nguyên nhân hạn chế của quá trình thực hiện cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp: Không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, lấy kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu, muốn nhanh chóng xóa sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể tư nhân; xây dựng nền kinh tế khép kín. b)  Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế          - Nhu cầu thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội          - Các chủ trương, chính sách đổi mới từng phần từ năm 1979 đến năm 1985 và nhu cầu phải đổi mới triệt để cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp Câu 10: Trình bày chủ trương xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới. Tra lời Chủ trương xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới.  1. Quá trình hình thành đường lối đổi mới hệ thống chính trị      a)  Cơ sở hình thành đường lối          - Yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế           - Yêu cầu giữ vững ổn định chính trị - xã hội, mở rộng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa          - Yêu cầu mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế          - Yêu cầu khắc phục những yếu kém, khuyết điểm của hệ thống chính trị nước ta trước đổi mới     b)  Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng hệ thống chính trị         - Sử dụng khái niệm hệ thống chính trị thay thế khái niệm hệ thống chuyên chính vô sản         - Nhận thức rõ hơn về cơ cấu và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị ở nước ta         - Nhận thức rõ hơn về yêu cầu dân chủ hoá đời sống xã hội         - Đổi mới nhận thức về Nhà nước và Nhà nước pháp quyền         - Nhận thức rõ hơn về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị   2. Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới         a)  Mục tiêu và quan điểm xây dựng hệ thống chính trị         - Mục tiêu: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội VII thông qua xác định: “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”. Quan điểm: Một là: dùng khái niệm “hệ thống chính trị” thay cho khái niệm hệ thống chuyên chính vô sản. Hai là: kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm đồng thời từng bước đổi mới chính trị. Ba là: đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị không phải là hạ thấp hoặc thay đổi bản chất của nó mà là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cho hệ thống chính trị hoạt động năng động hơn, có hiệu quả hơn, phù hợp với đường lối đổi mới t

File đính kèm:

  • docDe cuong duong loi cach mang cua Dang cong sannViet Nam.doc