Đề cương Học kì 2 Sinh học Lớp 7

Câu 2: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng vừa thích nghi với đời sống ở nước, vừa thích nghi với đời sống ở cạn?

- Cơ thể có đầu dẹp nhọn gắn với mình thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước có tác dụng rẽ nước dễ dàng khi bơi.

- Da trần, phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí: làm giảm sức cản của nước và hô hấp trong nước

- Mắt mũi ở vị trí cao trên đầu giúp ếch thở và quan sát trong khi bơi.

- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt để thích nghi với sự nhảy trên cạn.

- Mắt có mi giúp ngăn bụi, giữ nước và làm màng mắt không bị khô.

- Tai có màng nhĩ giúp ếch nhận được âm thanh trên cạn.

- Chi sau có màng bơi căng giữa các ngón giúp ếch bơi được trong nước.

- Mũi thông với khoang miệng và phổi giúp ếch ngửi được.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Học kì 2 Sinh học Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - MÔN SINH 7 Câu 1:Cá voi có quan hệ họ hàng gần với sư tử hơn hay gần với cá chép hơn? Dơi có cánh, biết bay có quan hệ họ hàng gần với chim hơn hay gần với chuột hơn? Giải thích ? Câu 2: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng vừa thích nghi với đời sống ở nước, vừa thích nghi với đời sống ở cạn? - Cơ thể có đầu dẹp nhọn gắn với mình thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước có tác dụng rẽ nước dễ dàng khi bơi. - Da trần, phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí: làm giảm sức cản của nước và hô hấp trong nước - Mắt mũi ở vị trí cao trên đầu giúp ếch thở và quan sát trong khi bơi. - Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt để thích nghi với sự nhảy trên cạn. - Mắt có mi giúp ngăn bụi, giữ nước và làm màng mắt không bị khô. - Tai có màng nhĩ giúp ếch nhận được âm thanh trên cạn. - Chi sau có màng bơi căng giữa các ngón giúp ếch bơi được trong nước. - Mũi thông với khoang miệng và phổi giúp ếch ngửi được. Câu 3: Đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn trên cạn? Vai trò của bò sát với đời sống con người? - Da khô, có vảy sừng bao bọc giúp ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể. - Cổ dài: phát huy vai trò các giác quan trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng. - Mắt có mi cử động, có nước mắt: bảo vệ mắt để màng mắt không bị khô. - Màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ bên đầu: bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ. -Thân, đuôi dài là động lực chính của sự di chuyển. - Bàn chân 5 ngón có vuốt: tham gia di chuyển trên cạn. * Vai trò của bò sát với đời sống con người: - Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ có hại. - Có giá trị thực phẩm đặc sản như ba ba. - Làm dược phẩm như rượu rắn, mật trăn, yếm rùa. - Làm sản phẩm mỹ nghệ: vảy đồi mồi, da trăn, rắn Câu 4: Trình bày cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay? * Cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay: -Thân hình thoi giúp giảm sức cản không khí khi bay - Chi trước biến đổi thành cánh: giúp quạt gió, cản không khí khi hạ cánh. - Chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt, 3 ngón trước, 1 ngón sau giúp chim đậu và hạ cánh. - Lông ống: có các sợi long làm thành phiến mỏng: tăng diện tích cho cánh và đuôi chim - Lông tơ có các sợi mảnh làm thành chùm lông: giữ nhiệt và làm cơ thể nhẹ được phủ bằng lớp lông vũ nhẹ, xốp - Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc: làm đầu chim nhẹ. - Cổ dài khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông. Câu 5: So sánh hệ tuần hoàn của ếch với chim bồ câu? Từ đó rút ra các đặc điểm tiến hóa? * So sánh hệ tuần hoàn của ếch với chim bồ câu: - Ếch: + Tim 3 ngăn(2 tâm nhĩ, 1 tâm thất) + Máu đi nuôi cơ thể là máu pha. + 2 vòng tuần hoàn kín - Chim bồ câu: + Tim 4 ngăn(2 tâm nhĩ, 2 tâm thất) + Máu đi nuôi cơ thể là máu không pha, đảm bảo sự trao đổi chất mạnh ở chim. + 2 vòng tuần hoàn kín * Rút ra các đặc điểm tiến hóa: Hệ tuần hoàn có sự tiến hóa từ tim 3 ngăn, máu pha(ở ếch) đến tim 4 ngăn máu không pha, đảm bảo sự trao đổi chất mạnh (ở chim). Câu 6: Vì sao hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa ở thú lại tiến bộ hơn sự đẻ trứng ở chim, bò sát, lưỡng cư và cá? Hiện tượng thai sinh và đẻ con nuôi con bằng sữa có ưu điểm hơi vì: - Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng. - Phôi phát triển trong bụng mẹ nên an toàn và điều kiện sống thích hợp - Con non được nuôi bằng sữa mẹ không phụ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên. Câu 7: Vì sao nói thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất? Nói thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất vì: - Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ. -Có lông mao bao phủ cơ thể. - Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. - Tim 4 ngăn, là động vật hằng nhiệt.Bộ não phát triển. Câu 8: Đa dạng sinh học là gì? Theo em, làm gì để bảo vệ sự đa dạng sinh học? * Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài(1.5 triệu loài), sự đa dạng về hình thái, tập tính của từng loài, đa dạng về môi trường sống. * Bảo vệ đa dạng sinh học: - Cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi - Cấm săn bắt, buôn bán động vật. - Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường. - Trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng. Câu 9: Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật và phân biệt các hình thức sinh sản đó? * Các hình thức sinh sản ở động vật: Ở động vật có 2 hình thức sinh sản: vô tính và hữu tính * Phân biệt 2 hình thức sinh sản: - Sinh sản vô tính: là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. Có các hình thức: phân đôi cơ thể, mọc chồi, tái sinh. - Sinh sản hữu tính: là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái để tạ thành hợp tử. Hình thức sinh sản này chiếm ưu thế hơn. Câu 10: Trong lớp thú em đã học được những bộ thú nào? Hãy kể tên 1 số đại diện của các bộ thú trên? * Những bộ thú đã học và các đại diện: - Bộ thú huyệt: Thú mỏ vịt - Bộ thú túi: Kanguru - Bộ dơi: dơi - Bộ cá voi: cá voi xanh,.. - Bộ ăn sâu bọ: chuột chù, chuột chũi... - Bộ gặm nhấm: chuột đồng, sóc, nhím,... - Bộ ăn thịt: hổ, sư tử, gấu,... - Bộ móng guốc: lợn, bò, ngựa,... - Bộ linh trưởng: Khỉ, vượn, đười ươi,... Câu 11: Sự tiến hóa của hệ thần kinh ở động vật được thể hiện như thế nào? Sự tiến hóa của hệ thần kinh: Từ chưa phân hóa(động vật nguyên sinh) →hệ thần kinh mạng lưới (ruột khoang) →hệ thần kinh dạng chuỗi hạch(các ngành giun,chân khớp) → hệ thần kinh hình ống, có não bộ và tủy sống với cấu tạo ngày càng phức tạp( cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú) Câu 12: Hệ tuần hoàn của lưỡng cư có đặc điểm gì tiến hóa hơn so với lớp cá? Lợi ích của lưỡng cư? * Điểm tiến hóa của hệ tuần hoàn lưỡng cư so với cá Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất. Có 2 vòng tuần hoàn. Máu đi nuôi cơ thể là máu pha. * Lợi ích của lưỡng cư: - Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về đêm - Tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi. - Có giá trị thực phẩm như thịt ếch - Dùng làm thuốc: bột cóc - Làm vật thí nghiệm trong sinh lí học: ếch đồng

File đính kèm:

  • docde_cuong_hoc_ki_2_sinh_hoc_lop_7.doc