Đề cương môn Sinh học 7

CHƯƠNG I: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH

Câu 1: Nêu đặc điểm chung của ngành ĐVNS. Nêu vai trò thực tiễn của ngành ĐVNS.

+Đặc điểm chung của ngành ĐVNS:

- Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống.

- Dinh dưỡng kiểu dị dưỡng.

- Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi.

- Cơ quan di chuyển là roi, lông bơi, chân giả hoặc tiêu giảm.

+Vai trò thực tiễn của ngành ĐVNS:

-Lợi ích:

*Làm thức ăn cho động vật khác, đặc biệt là giáp xác nhỏ.

VD: Trùng roi, trùng biến hình,

*Làm sạch môi trường nước.

VD: Trùng roi, trùng giày,

-Có hại:

*Gây bệnh cho người và động vật khác.

VD: Trùng kiết lị, trùng sốt rét,

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 11401 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH HỌC 7 CHƯƠNG I: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH Câu 1: Nêu đặc điểm chung của ngành ĐVNS. Nêu vai trò thực tiễn của ngành ĐVNS. +Đặc điểm chung của ngành ĐVNS: - Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống. - Dinh dưỡng kiểu dị dưỡng. - Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi. - Cơ quan di chuyển là roi, lông bơi, chân giả hoặc tiêu giảm. +Vai trò thực tiễn của ngành ĐVNS: -Lợi ích: *Làm thức ăn cho động vật khác, đặc biệt là giáp xác nhỏ. VD: Trùng roi, trùng biến hình, … *Làm sạch môi trường nước. VD: Trùng roi, trùng giày, … -Có hại: *Gây bệnh cho người và động vật khác. VD: Trùng kiết lị, trùng sốt rét, … Câu 2: Kể tên một số loài động vật nguyên sinh truyền bệnh cho người và cách truyền bệnh. + Một số loài động vật nguyên sinh truyền bệnh cho người: Trùng kiết lị, trùng sốt rét,… +Cách truyền bệnh: - Trùng kiết lị: Trong môi trường, kết bào xác, khi vào ruột người chui ra khỏi bào xác và bám vào thành ruột-> Nuốt hồng cầu thực hiện qua màng tế bào. - Trùng sốt rét: Trong tuyến nước bọt của muỗi, khi vào máu người, chui vào hồng cầu sống và sinh sản phá huỷ hồng cầu-> Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu, thực hiện qua màng tế bào. CHƯƠNG II: NGÀNH RUỘT KHOANG Câu 1: Thủy tức. +Cấu tạo ngoài: -hình trụ dài -Phần dưới là đế, có tác dụng bám. -Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có tua miệng. -Đối xứng toả tròn. - Di chuyển: kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu, bơi. +Cấu tạo trong: Thành cơ thể có 2 lớp: -Lớp ngoài: gồm tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào mô bì cơ. - Lớp trong: tế bào mô cơ - tiêu hoá +Giữa 2 lớp là tầng keo mỏng. +Lỗ miệng thông với khoang tiêu hoá ở giữa (gọi là ruột túi). +Thuỷ tức bắt mồi bằng tua miệng. Quá trình tiêu hoá thực hiện ở khoang tiêu hoá nhờ dịch từ tế bào tuyến. - Sự trao đổi khí thực hiện qua thành cơ thể. + Các hình thức sinh sản -Sinh sản vô tính: bằng cách mọc chồi. -Sinh sản hữu tính: bằng cách hình thành tế bào sinh dục đực và cái. Câu 2: Đa dạng của ngành ruột khoang. +Cơ thể sứa hình dù, cấu tạo thích nghi với lối sống bơi lội. Cơ thể hải quỳ, san hô hình trụ, thích nghi với lối sống bơi. +Cơ thể hải quỳ, san hô thích nghi vơi lối sống bám. Riêng san hô còn khúc xương bất động và có tổ chức sống kiểu tập đoàn. +Chúng đều là động vật ăn thịt. Câu 3: Nêu sự khác nhau giữa sanho và thủy tức trong sinh sản mọc chồi. Cành sanho thường dùng trang trí là bộ phận nào của cơ thể? +Sự khác nhau giữa sanho và thủy tức trong sinh sản mọc chồi: -Sanho: khi sinh ra sẽ gắn liền với thân mẹ không tách rời. -Thủy tức: khi sinh ra đến khi thủy tức có khả năng tự kiếm ăn thì sẽ tự tách rời thân mẹ. + Cành sanho thường dùng trang trí là khung xương bất động của sanho. Câu 4:Nêu đặc điểm giống nhau giữa sứa, sanho, hải quỳ. +Đặc điểm giống nhau giữa sứa, sanho, hải quỳ: -Cơ thể có đối xứng toả tròn. -Ruột dạng túi. -Dinh dưỡng kiểu dị dưỡng. Câu 5: Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang. Vai trò thực tiễn. +Đặc điểm chung của ngành ruột khoang: -Cơ thể có đối xứng toả tròn. -Ruột dạng túi. -Thành cơ thể có 2 lớp tế bào. -Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai. + Vai trò thực tiễn: -Trong tự nhiên: Tạo vẻ đẹp thiên nhiên. VD: trai sông,… Có ý nghĩa sinh thái đối với biển. VD: trai ngọc,… -Đối với đời sống: Làm đồ trang trí, trang sức: san hô.VD: trai ngọc,… Là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi. VD: san hô,… Làm thực phẩm có giá trị.VD: sứa,… Hoá thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.VD:trai,… -Tác hại: Một số loài gây độc, ngứa cho người.VD: sứa,… Tạo đá ngầm, ảnh hưởng đến giao thông.VD: con sun CHƯƠNG III: CÁC NGÀNH GIUN. Câu 1: Sán lá gan. + Cấu tạo: -Mắt tiêu giảm -Cơ quan tiêu hoá: Nhánh ruột phát triển Chưa có lỗ hậu môn. +Vòng đời của sán lá gan trứng sán kí sinh ở trâu bò " ấu trùng lông " ấu trùng trong ốc " ấu trùng có đuôi " kén sán bám vào cây rau, bèo"Sán lá gan. Câu 2: Các đại diện của ngành giun dẹp, giun tròn, giun đốt. +Đại diện của ngành giun dẹp: sán lá gan, sán lá máu, sán bã trầu,… +Đại diện của ngành giun tròn:giun đũa, giun kim, giun rễ câu,… +Đại diện của ngành giun đốt: giun đất, đỉa, giun đỏ,… Câu 3: Giun đất có cấu tạo ngoài thích nghi với môi trường đất như thế nào? Hoạt động của chúng có ích lợi gì cho đất trồng. + Giun đất có cấu tạo ngoài thích nghi với môi trường đất: -Chất nhầy giúp da trơn. -Cơ thể dài, thuôn hai đầu. + Hoạt động của chúng làm cho đất trồng màu mỡ hơn, mỗi năm giun đất đùn lên thêm0,5-0,8cm. Câu 4:Vì sao giun tròn kí sinh trong ống tiêu hóa của con người không bị tiêu hóa như các thức ăn khác? +Giun tròn kí sinh trong ống tiêu hóa của con người không bị tiêu hóa như các thức ăn khác vì nó có lớp vỏ cuticun như 1 bộ giáp, giúo giun không bị tiêu hóa. CHƯƠNG IV: NGÀNH THÂN MỀM Câu 1: Trai sông. +Cấu tạo: -Ngoài: áo trai tạo thành khoang áo, có ống hút và ống thoát nước. -Ở giữa là tấm mang -Trong là thân trai, có chân rìu. +Di chuyển: - Chân trai hình lưỡi rìu thò ra thụt vào, kết hợp đóng mở vỏ để di chuyển. +Dinh dưỡng: - Thức ăn: động vật nguyên sinh và vụn hữu cơ. - Oxi trao đổi qua mang. +Sinh sản - Trai phân tính. - Trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng. Câu 2:Hoàn thành chú thích cấu tạo trai, ốc sên, mực. 8 7 6 5 Tua dài 4 Khuy cài áo 3 Mang 2 Áo 1 Tuyến sinh dục Hậu môn Phễu phụt nước Tua ngắn Miệng 9 Câu 3:Nêu đặc điểm chung của thân mềm. Vai trò thực tiễn. +Đặc điểm chung của thân mềm: -Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi. -Có khoang áo phát triển -Hệ tiêu hoá phân hoá. -Có vỏ đá vôi, riêng mực và bạch tuột thích nghi với lối sống săn mồivà di chuyển tích cực nên vỏ đá vôi tiêu giảm, cơ quan di chuyển phát triển. Vai trò của thân mềm +Lợi ích: -Làm thực phẩm cho con người. -Nguyên liệu xuất khẩu. -Làm thức ăn cho động vật. -Làm sạch môi trường nước. -Làm đồ trang trí, trang sức. +Tác hại: -Là vật trung gian truyền bệnh. -Ăn hại cây trồng. NGÀNH CHÂN KHỚP Câu 1: Cấu tạo ngoài và chức năng của các phần phụ của tôm, nhện, châu chấu. a/Cho biết trình tự các bước chăng lưới ở nhện và cho biết nhện chăn lưới vào lúc nào? b/Khi rình mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, nhện lập tức hành động và tiêu hóa mồi như thế nào? +Tôm: -Cấu tạo ngoài: Cơ thể gồm 2 phần: đầu – ngực và bụng. Vỏ: *Kitin ngấm canxi, tác dụng cứng che chở và là chỗ bám cho cơ thể. *Có sắc tố giúp màu sắc giống của môi trường. -Các phần phụ: Đầu - ngực: *Mắt, râu định hướng phát hiện mồi. *Chân hàm: giữ và xử lí mồi. *Chân ngực: bò và bắt mồi. Bụng: *Chân bụng: bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng (con cái). *Tấm lái: lái, giúp tôm nhảy. +Nhện: -Cơ thể gồm 2 phần: *Đầu ngực: đôi kìm, đôi chân xúc giác, 4 đôi chân bò. *Bụng: khe thở, lỗ sinh dục, núm tuyến tơ. -Các phần phụ: Các phần cơ thể Tên bộ phận quan sát Bảng chuẩn kiến thức: Chức năng Đầu – ngực - Đôi kìm có tuyến độc. - Đôi chân xúc giác phủ đầy lông - 4 đôi chân bò - Bắt mồi và tự vệ - Cảm giác về khứu giác, xúc giác - Di chuyển chăng lưới Bụng - Đôi khe thở - 1 lỗ sinh dục - Các núm tuyến tơ - Hô hấp - Sinh sản - Sinh ra tơ nhện a.+Trình tự các bước chăng lưới ở nhện: -Chăng dây tơ khung. -Chăng dây tơ phóng xạ. -Chăng các sợi tơ vòng. -Chờ mồi (thường ở trung tâm lưới). +Nhện chăn lưới vào ban đêm. b.Khi rình mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, nhện lập tức hành động và tiêu hóa mồi: -Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc. -Tiết dịch tiêu hoá vào cơ thể con mồi. -Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian. -Nhện hút dịch lỏng ở con mồi. Câu 2: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ.VD các đại diện. +Đa dạng của lớp sâu bọ: -Chúng có số lượng loài lớn. -Môi trường sống đa dạng . -Có lối sống và tập tính phong phú thích nghi với điều kiện sống. VD: Bọ ngựa, ruồi, muỗi, ve sầu,… +Đặc điểm chung của lớp sâu bọ: -Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng. -Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. -Hô hấp bằng ống khí. -Phát triển qua lột xác. Câu 3: Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp. +Đặc điểm chung của ngành chân khớp: -Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ. -Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau. -Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác. +Vai trò của ngành chân khớp: - Ích lợi: Cung cấp thực phẩm cho con người. Là thức ăn của động vật khác. Làm thuốc chữa bệnh Thụ phấn cho hoa Làm sạch môi trường. - Tác hại: Làm hại cây trồng Làm hại cho nông nghiệp Hại đồ gỗ, tàu thuyền… Là vật trung gian truyền bệnh.

File đính kèm:

  • docde cuong sinh 7.doc