Đề cương ôn tập cuối HK II Lớp 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HK II

NĂM HỌC: 2010-2011

MÔN: TOÁN

 * NỘI DUNG ÔN TẬP

 1/ Số tự nhiên:

 + Đọc, viết các số tự nhiên có nhiều chữ số

 + Thực hiện các phép tính: cộng, trừ, nhân chia số tự nhiên

2/ Phân số:

 + Đọc, viết phân số

 + Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số

 3/ Cách tìm thành phần chưa biết của phép tính

 4/ Cách đổi đơn vị đo:

 + Đơn vị đo độ dài

 + Đơn vị đo khối lượng

 + Đơn vị đo diện tích

 + Đơn vị đo thời gian

 5/ Dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9

 6/ Cách tìm phân số của một số

 7/ Giải toán:

 + Tìm số trung bình cộng

 + Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

 + Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó

 + Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó

 8/ Tỉ lệ bản đồ

 + Cách xác định độ dài thật

 + Cách xác định độ dài thu nhỏ

 + Đo được chiều dài phòng học, chiều dài bảng đen,

 + Vẽ được độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng trên bản đồ theo một tỉ lệ và độ dài cho trước.

 

doc11 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập cuối HK II Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HK II NĂM HỌC: 2010-2011 MÔN: TOÁN * NỘI DUNG ÔN TẬP 1/ Số tự nhiên: + Đọc, viết các số tự nhiên có nhiều chữ số + Thực hiện các phép tính: cộng, trừ, nhân chia số tự nhiên 2/ Phân số: + Đọc, viết phân số + Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số 3/ Cách tìm thành phần chưa biết của phép tính 4/ Cách đổi đơn vị đo: + Đơn vị đo độ dài + Đơn vị đo khối lượng + Đơn vị đo diện tích + Đơn vị đo thời gian 5/ Dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9 6/ Cách tìm phân số của một số 7/ Giải toán: + Tìm số trung bình cộng + Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó + Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó + Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó 8/ Tỉ lệ bản đồ + Cách xác định độ dài thật + Cách xác định độ dài thu nhỏ + Đo được chiều dài phòng học, chiều dài bảng đen, + Vẽ được độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng trên bản đồ theo một tỉ lệ và độ dài cho trước. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HKII NĂM HỌC: 2010 - 2011 MÔN: TIẾNG VIỆT TẬP ĐỌC Học sinh nắm lại cách đọc cũng như trả lời câu hỏi trong bài của những bài sau: + Trống đồng Đông Sơn + Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa + Sầu Riêng + Hoa học trò + Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ + Khuất phục tên cướp biển + Thắng biển + Bài thơ về tiểu đội xe không kính + Ga- vrốt ngoài chiến lũy + Dù sao trái đất vẫn quay! + Đường đi SaPa + Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất + Ăng- co Vát + Con chuồn chuồn nước + Vương quốc vắng nụ cười + Ngắm trăng- Không đề + Con chim chiền chiện + Tiếng cười là liều thuốc bổ LUYỆN TỪ VÀ CÂU Học sinh cần nắm lại những kiến thức sau: +Câu kể Ai làm gì? *Ghi nhớ: Câu kể Ai làm gì? thường có hai bộ phận: - Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai( con gì, cái gì)? - Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: làm gì? - Tìm được chủ ngữ- vị ngữ trong câu (ChuÛ ngữ trong câu kể Ai làm gì? Thường do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành. Vị ngữ trong câu nêu lên hoạt động của người, con vật,được nhân hóa, vị ngữ có thể do động từ hoặc cụm động từ tạo thành) VD: Bộ đội đang giúp dân gặt lúa. - Xác định được câu kể Ai làm gì? -Biết dùng từ đặt câu kể dạng Ai làm gì? + Câu kể Ai thế nào? *Ghi nhớ: Câu kể Ai thế nào? Gồm hai bộ phận: 1. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? 2. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào? - So sánh sự giống và khác nhau giữa câu kể Ai làm gì? Và câu kể Ai thế nào? ( Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? Vị ngữ trả lời cho câu hỏi làm gì? Còn vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? Trả lời cho câu hỏi Thế nào?) - Xác định được chủ ngữ- vị ngữ trong câu ( Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? Chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ. Chủ ngữ thường do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành. Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? Chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói đến ở chủ ngữ. Vị ngữ thường do tính từ, động từ hoặc cụm tính từ, cụm động từ tạo thành) - Biết dùng từ đặt câu theo dạng câu kể Ai thế nào? + Dấu gạch ngang * Ghi nhớ: Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu: *Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. * Phần chú thích trong câu * Các ý trong một đoạn liệt kê. - Viết đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang + Câu kể Ai là gì? *Ghi nhớ: 1/ Câu kể Ai là gì? Gồm hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì)? Bộ phận thứ hailà vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Là gì( là ai, là con gì)? 2/ Câu kể Ai là gì? Được dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định vè một người, một vật nào đó). - So sánh được giữa câu kể Ai là gì? Với các dạng câu kể đã học. - Biết xác định được chủ ngữ- vị ngữ trong câu - Viết dược đoạn văn có sử dụng các dạng câu kể đã học + Nắm lại các kiểu câu chia theo mục đích diễn đạt: câu kể; câu hỏi; câu khiến; câu cảm -Viết được đoạn văn có sử dụng các kiểu câu trên. + Luyện tập và mở rộng vốn từ thuộc các chủ đề đã học. + Trạng ngữ -HS xác định được trạng ngữ có trong câu, biết đó là trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu( VD: trạng ngữ chỉ thời gian, TN chỉ nguyên nhân,) - HS biết đặt câu có dùng trạng ngữ 3. TẬP LÀM VĂN + Văn miêu tả đồ vật: * Bài văn miêu tả đồ vật có ba phần là mở bài, thân bài và kết bài. * Có thể mở bài theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. * Trong phần thân bài, trước hết nên tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bậc - Lập được dàn bài cho bài văn miêu tả đồ vật - Viết được bài văn hoàn chỉnh có sử dụng mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng. + Tóm tắt tin tức - Học sinh biết tóm tắt ngắn gọn, đầy đủ một tin tức từ một bản tin có sẵn. + Văn miêu tả cây cối: -Lập được dàn bài cho bài văn tả cây cối Dàn bài chung *Mở bài: Giới thiệu câu định tả là cây gì? Của ai? Trồng ở đâu? Bao giờ? * Thân bài: 1/ Tả bao quát: tầm vóc, hình dáng, sức lớn và vẻ đẹp của cây ( Trong giai đoạn được miêu tả nhưng cũng có thể nói qua quá trình phát triển chung của cây). 2/ Tả chi tiết từng bộ phận: - Rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa, quả, -Môi trường sốngvà những điều có liên quan( nắng, mưa, gió, chim, chóc,) - Sự gắn bó và những kỉ niệm đối cây. 3/ Kết luận:Cảm nghĩ, cảm tình của em đối với cây: ấn tượng chung, ý thứcchăm sóc, bảo vệ cây, * Từ dàn bài các em phát triển thành một bài văn hoàn chỉnh có sử dụng mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng. + Văn miêu tả con vật: - Lập được dàn bài cho bài văn miêu tả con vật: Dàn bài chung 1/ Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả. Thấy lúc nào? Ở đâu? 2/ Thân bài: a- Hình dáng bên ngoài: Những đặc điểm bao quát và các đặc điểm bao quatvà các bộ phận đặc sắc nhất. b- Thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính( gắn liền với ích lợi và mối quan hệ của nó đối với con người) 3/ Kết luận: Cảm nghĩ, cảm tình của em về con vật đã tả. Tả nhiều con vật cùng loại: 1/ Mở bài: Giới thiệu cả bầy ( chúng đang hoạt động ở nơi nào, lúc nào?) 2/ Thân bài:- Miêu tả những đặc điểm của cả bầy: số lượng, hình dáng, màu sắc, sự hoạt động, -Miêu tả vài ba con tiêu biểu nhất trong bầy. 3/ Kết luận: Cảm tưởng chung đối với cả bầy. - Làm được hoàn chỉnh cho bài văn miêu tả con vật với ý diễn đạt ngắn gọn, xúc tích. +Tóm tắt tin tức: HS biết tóm tắt được bản tin ngắn gọn, xúc tích, từ một bản tin có sẵn. 4. CHÍNH TẢ + Cần giúp học sinh viết đúng theo chuẩn chính tả và trình bày sạch sẽ một số đoạn văn trong bài tập đọc đã học và đọc thêm. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII KHỐI LỚP 4 -Năm học: 2010- 2011 MÔN :KHOA HỌC 1/ Không khí bị ô nhiễm + Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm + Tác hại của không khí bị ô nhiễm 2/ Bảo vệ bầu không khí trong sạch + Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch 3/ Âm thanh + Vật phát ra âm thanh khi nào? + Âm thanh không chỉ truyền được qua không khí mà còn truyền qua chất lỏng. + Âm thanh cần thiết cho cuộc sống con người. 4/ Aùnh sáng +Những vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng + Thế nào là nguồn nhiệt? 5/ Bóng tối + Bóng tối xuất hiện ở đâu? Khi nào? Có thể làm cho bóng của một vật thay đổi bằng cách nào? 6/ Aùnh sáng cần cho sự sống + Điều gì xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng + Con người cần ánh sáng? + Động vật cần ánh sáng? 7/ Nóng, lạnh và nhiệt độ + Nêu được một vài ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi + Biết nhiệt độ của cơ thể người bình thường là 370C + Biết nhiệt độ của nước đang sôi, của nước đá đang tan, + Tính chất của nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi 8/ Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt + Học sinh biết được vật dãn nhiệt vật cách nhiệt- Biết áp dụng trong thực tế 9/ Các nguồn nhiệt + Biết được những vật vừa nguồn sáng vừa nguồn nhiệt + Tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt? +Cần để ý đến sự đảm bảo an toàn khi dùng đến nguồn nhiệt. 10/ Nhiệt cần cho sự sống + Vai trò của nhiệt đối với con người, động vật và thực vật + HS biết cách chống nóng, chống rét cho người, động vật, thực vật. 11/ Ôn tập vật chất và năng lượng + HS so sánh được tính chất của nước ở các thể: lỏng, khí, rắn 12/ Thực vật cần gì để sống + Nhu cầu của nước đối với thực vật + Nhu cầu của chất khoáng đối với thực vật + Nhu cầu không khí của thực vật: - Quá trình quang hợp - Quá trình hô hấp 13/ Trao đổi chất ở thực vật +Sơ đồ trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật + Sơ đồ trao đổi thức ăn ở thực vật 14/ Động vật cần gì để sống + Những yếu tố cần thiết để con vật sống và phát triển bình thường 15/ Sơ đồ trao đổi chất ở động vật + Chuỗi thức ăn trong tự nhiên- Nêu ví dụ về chuỗi thức ăn. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II Năm học: 2010 - 2011 MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ * LỊCH SỬ *Nước ta cuối thời Trần 1/ Em hãy trình bày tình hình nước ta vào cuối thời Trần? 2/ Sau khi lên làm vua, lập ra nhà Hồ, Hồ Quý Ly dời đô về đâu trong những địa điểm nào dưới đây? A- Hoa Lưu( Ninh Bình) B- Cổ Loa( Đông Anh, Hà Nội) C- Tây Đô( Vĩnh lộc- Thanh Hóa ) D- Lam Sơn( Thọ xuân- Thanh Hóa) * Chiến thắng Chi Lăng 1/ Chiến thắng Chi Lăngcó ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn? * Nước Hậu Lê và việc tổ chức quản lý đất nước. 1/ Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào? 2/ Thời Hậu Lê tên nước là gì? * Văn học và khoa học thời Hậu Lê 1/ Vì sao có thể coi Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông là những nhà văn hóa tiêu biểu cho giai đoạn này? 2/ Hãy cho biết thời Hậu Lê, nền văn học nào dưới đây chiếm ưu thế? A- Văn học chữ Hán B- Văn học chữ Nôm C- Văn học chữ Quốc C- Văn học Hán- Nôm * Trường học thời Hậu Lê 1/ Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập? 2/ Hãy cho biết nội dung học tập, thi cử của nhà Hậu Lê là nội dung nào dưới đây? A- Phật giáo B- Văn học C- Nho giáo D- Chữ viết * Ôn tập 1/ Buổi đầu độc lập, thời Lý- Trần- Hậu Lê đóng đô ở đâu? Tên gọi nước ta ở các thời kỳ đó là gì? 2/ Ai đã dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên thành Thăng Long? * Trịnh - Nguyễn phân tranh 1/ Hoàn cảnh đất nước ta vào đầu thế kỷ XVI? * Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong 1/ Cuộc khẩn hoang đẫ có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp? 2/ Trước thế kỷ thứ XVI, vùng đất ở Đàng Trong như thế nào? * Thành thị ở thế kỷ XVI- XVII 1/ Hãy nối các địa điểm dưới đây với nhau sao cho phù hợp. Thăng Long 1- Quảng Nam Phố Hiến 2- Hà Nội Hội An 3- Hưng Yên 2/ Hãy cho biết địa danh nào dưới đây được UNE SCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 5- 12- 1999? A- Thăng Long B- Phố Hiến C- Hội An D- Thị Nại * Nghĩa quân Tây sơn tiến ra Thăng long 1/ Sau khi tiêu diệt được họ Trịnh, Nguyễn Huệ đẫ làm gì? Việc làm ấy có ý nghĩa như thế nào? * Quang Trung đại phá quân Thanh ( 1789) 1/ Hằng năm cứ đến ngày mồng 5 tết, nhân dân ta tập trung ở gò Đống Đa(Hà Nội) để làm gì? 2/ Biết tin Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc đánh quân Thanh tướng Tôn Sĩ Nghị có thái độ như thế nào? * Những chính sách về kinh tế và văn hóa của Quang Trung 1/ Sau khi đánh đuổi quân Thanh xâm lược, việc đầu tiên vua Quang Trung làm là gì? 2/ “ Xây dựng đất nước, lấy việc học làm đầu”, hãy cho biết câu nói trên của ai? * Nhà Nguyễn thành lập 1/ Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? 2/ Vua đầu tiên của nhà Nguyễn là ai? 3/ Lên ngôi vua Nguyễn Aùnh lấy Niên hiệu là gì? * Kinh thành Huế 1/ Kinh thành Huế được xây dựng bằng nguyên vật liệu gì? 2/ Ngày nay, quần thể di tích cố đô Huế được UNE SCO công nhận là gì? Vào thời gian nào? * Tổng kết 1/ Tên nước đầu tiên của người Việt là gì? 2/ Sông có nhiều trận đánh quyết định trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta có tên là gì? A- sông Hồng B- Sông Như Nguyệt C- Bạch Đằng D-Sông Mã 3/ Quân tống xâm lược đất nước ta mấy lần? Và kết quả ra sao? 4/ Người có công đánh đổ ách thống trị của quân Minh, khôi phục nền độc lập dân tộc là: A- Trần Hưng Đạo B- Lê Lợi C- Nguyễn Trãi D- Quang Trung * ĐỊA LÝ * Đồng bằng Nam Bộ 1/ Đồøng bằng Nam Bộ nằm ở vị phía nào của nước ta? Do phù sa của các sông nào bồi đắp? 2/ Sông Mê Kông chảy trên đất nước Việt Nam dài: A- Gần 200 km B- Trên 200 km C- Gần 2000km D- Trên 2000 km * Người dân ở dồng bằng Nam Bộ 1/ Em hãy kể tên các dân tộc chủ yếu và những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ? 2/ Ở Tây Nam bộ, nhà cửa của người dân có đặc điểm gì? * Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ 1/ Nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất nước ta? 2/ Khí hậu ở đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm như thế nào? * Thành phố Hồ Chí Minh 1/ Nêu đặc điểm vị trí của thành phố Hồ Chí Minh? 2/ Thành phố Sài Gòn được mang tên thành phố Hồ Chí Minh từ năm nào? A- 1 954 B- 1 960 C- 1 976 D- 1986 * Thành phố Cần Thơ 1/ Nêu đặc điểm, vị trí của thành phố Cần Thơ? 2/ Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp: + Chợ nổi trên sông Bằng Lăng + Bến sông Ninh Kiều + Vườn cò Cái Răng * Ôn tập 1/ Nơi nào nổi tiếng về hoa đào ở ĐBBB? 2/ Nơi nào nổi tiếng về sầu riêng ở ĐBNB? 3/ Kênh đào chạy dọc theo biên giới Việt Nam và Cam- Pu- Chia? 4/ Hang động đẹp nổi tiếng ở tỉnh Ninh Bình? 5/ Vùng trũng rộng lớn ở ĐBNB? 6/ Nơi tận cùng của lãnh thổ đất liền nước ta 7/ Nổi tiếng về nhãn ở Đ BB BB? 8/ Vùng núi thấp ở Tây Nam Bộ? *Dải đồng bằng duyên hải miền Trung 1/ Nêu một số đặc điểm các đồng bằng duyên hải Miền Trung? 2/ Người dân ở đồng bằng duyên Hải miền Trung trồng phi lao để làm gì? 3/ Nêu đặc điểm của khí h ậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung? * Người dân và HĐ SX ở đồng bằng duyên hải miền Trung 1/ Đồng bằng duyên hải miền Trung có điều kiện thuận lợi gì để phát triển nghề nuôi, đánh bắt thủy sản? Khó khăn thường gặp là gì? 2/ Dân cư tập trung khá đông đúc tại đồng bằng duyên hải miền Trung do: A-Đồng băngg rộng lớn, màu mỡ B- Thiên tai ít xảy ra C- Có điều kiện tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất D- Có vùng biển giàu thủy sản * Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung 1/ Vì sao miền Trung trở thành nơi thu hút nhiều khách du lịch? 2/ Nhà máy lọc dầu lớn nhất đang xây dựng tại khu kinh tế Dung Quất thuộc tỉnh: A. Quảng Nam B. Quảng Ngãi C. Phú Xuân D. Khánh Hòa * Thành phố Huế 1/ Thành phố Huế thuộc tỉnh nào? Có sông nào chảy qua? 2/ Em hãy kể tên các công trình kiến trúc cổ kính ở Huế? 3/ Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch? 4/ Trong lịch sử thành phố Huế còn có tên gọi là gì? 5/ Thành phố Huế được xây dựng cách đây : A. Trên 200 năm B. Trên 400 năm C. Trên 500 năm D. Gần 1000 năm * Thành phố Đà Nẵng 1/ Vị trí của thành phố Đà Nẵng có đặc điểm gì nổi bật? 2/ Nêu các ngành công nghiệp quan trọng và các địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng? 3/ Địa danh nào sau đây là cảng biển của Đà Nẵng? A. Hải Châu B. Sơn Trà C. Tiên Sa D. Mĩ Khuê 4/ Đèo Hải Vân nằm phía nào của thành phố Đà Nẵng: A. Phía Bắc B. Phía Nam C. Phía Đông D. Phía Tây 5/ Sông nào sau đây chảy qua thành phố Đà Nẵng: A. Sông Đà Rằng B. Sông Gianh C. Sông Hàn D. Sông Hương * Biển, đảo và các quần đảo 1/ Nêu vai trò của biển, đảo và các quần đảo đối với nước ta. 2/ Có diện tích lớn nhất trong các đảo là: A.Cát Bà B. Cái Bầu C.Côn Đảo D.Phú Quốc * Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam 1/ Nước ta đang khai thác dầu mỏ, Khí đốt ở đâu? Để làm gì? 2/ Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ nước ta? 3/ Có sản lượng hải sản đánh bắt nhiều nhất là các tỉnh ven biển : A.Phía Bắc B. miền Trung C. Phía Nam D.Từ Quảng Ngãi Kiên Giang

File đính kèm:

  • docde cuong.doc
Giáo án liên quan