Ngành ĐV nguyên sinh Ngành Ruột khoang Các ngành Giun Ngành Thân mềm Ngành Chân khớp
- Có roi
- Có nhiều hạt diệp lục
Trùng roi - Cơ thể hình trụ
- Nhiều tua miệng
- Thường có vách xương đá vôi
Hải quỳ - Cơ thể dẹp
- Thướng hình lá hoặc kéo dài
Sán dây - Vỏ đá vôi xoắn ốc
- Có chân lẻ
Ốc sên - Có cả chân bơi chân bò
- Thở bằng mang
Con tôm
- Có chân giả
- Nhiều không bào
- Luôn luôn biến hình
Trùng biến hình - Cơ thể hình chuông
- Thuỳ miệng kéo dài
Sứa - Cơ thể hình ống dài thuôn hai đầu
- Tiết diện ngang tròn
Giun đũa - Hai vỏ đá vôi
- Có chân lẻ
Vẹm - Có 4 đôi chân
- Thở bằng phổi và ống khí
Nhện
- Có miệng và khe miệng
- Nhiều lông bơi
Trùng giày - Cơ thể hình trụ
- Có tua miệng
Thuỷ tức - Cơ thể phân đốt
- Có chân bên hoặc tiêu giảm
Giun đất - Vỏ đá vôi tiêu giảm hoặc mất
- Cơ chân phát triển thành 8 hay 10 tua miệng
Mực - Có 3 đôi chân
- Thở bằng ống khí
- Có cánh
Bọ hung
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì 1 Sinh học Lớp 7 - Trường THCS Hoàng Hoa Thám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC LỚP 7 – HỌC KÌ I.
PHẦN ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG
Các đại diện của động vật không xương sống
Ngành ĐV nguyên sinh
Ngành Ruột khoang
Các ngành Giun
Ngành Thân mềm
Ngành Chân khớp
- Có roi
- Có nhiều hạt diệp lục
Trùng roi
- Cơ thể hình trụ
- Nhiều tua miệng
- Thường có vách xương đá vôi
Hải quỳ
- Cơ thể dẹp
- Thướng hình lá hoặc kéo dài
Sán dây
- Vỏ đá vôi xoắn ốc
- Có chân lẻ
Ốc sên
- Có cả chân bơi chân bò
- Thở bằng mang
Con tôm
- Có chân giả
- Nhiều không bào
- Luôn luôn biến hình
Trùng biến hình
- Cơ thể hình chuông
- Thuỳ miệng kéo dài
Sứa
- Cơ thể hình ống dài thuôn hai đầu
- Tiết diện ngang tròn
Giun đũa
- Hai vỏ đá vôi
- Có chân lẻ
Vẹm
- Có 4 đôi chân
- Thở bằng phổi và ống khí
Nhện
- Có miệng và khe miệng
- Nhiều lông bơi
Trùng giày
- Cơ thể hình trụ
- Có tua miệng
Thuỷ tức
- Cơ thể phân đốt
- Có chân bên hoặc tiêu giảm
Giun đất
- Vỏ đá vôi tiêu giảm hoặc mất
- Cơ chân phát triển thành 8 hay 10 tua miệng
Mực
- Có 3 đôi chân
- Thở bằng ống khí
- Có cánh
Bọ hung
Sự thích nghi của động vật không xương sống với môi trường sống
STT
Tên ĐV
Môi trường sống
Sự thích nghi
Kiểu dinh dưỡng
Kiểu di chuyển
Kiểu hô hấp
1
Trùng roi xanh
Nước ao, hồ
Tự dưỡng, dị dưỡng
Bơi bằng roi
Khuếch tán qua màng cơ thể
2
Trùng biến hình
Nước ao, hồ
Dị dưỡng
Bơi bằng chân giả
Khuếch tán qua màng cơ thể
3
Trùng giày
Nước bẩn ( cống rãnh )
Dị dưỡng
Bơi bằng lông
Khuếch tán qua màng cơ thể
4
Hải quỳ
Đáy biển
Dị dưỡng
Cố định
Khuếch tán qua màng cơ da
5
Sứa
Trong nứoc biển
Dị dưỡng
Bơi lội tự do
Khuếch tán qua màng cơ da
6
Thuỷ tức
Nước ngọt
Dị dưỡng
Di chuyển chậm
Khuếch tán qua màng cơ da
7
Sán dây
Kí sinh ở ruột người
Nhờ chất hữu cơ có sẵn
Di chuyển chậm
Hô hấp yếm khí
8
Giun đũa
Kí sinh ở ruột người
Nhờ chất hữu cơ có sẵn
Ít di chuyển
Hô hấp yếm khí
9
Giun đất
Trong đất
Ăn chất mùn
Đào đất để chui
Khuếch tán qua màng cơ da
10
Ốc sên
Trên cây
Ăn lá, chồi, củ
Bò bằng cơ chân
Thở bằng phổi
11
Vẹm
Nước biển
Ăn vụn hữu cơ
Bám một chỗ
Thở bằng mang
12
Mực
Nước biển
Aên động vật nhỏ
Bơi bằng xúc tu và khoang áo
Thở bằng mang
13
Tôm
Nước ngọt, mặn
Ăn tạp
Bơi, bò
Thở bằng mang
14
Nhện
Ở cạn
ăn thịt sâu bọ
Bò
Phổi và ống khí
15
Bọ hung
Ở đất
Phân, xác chết
Bò và bay
Ống khí
Tầm quan trọng thực tiễn của động vật không xương sống :
Làm thực phẩm, có giá trị xuất khẩu, được nhân giống nuôi : mực, tôm, vẹm, cua, ghẹ, dế , mật ong, phấn hoa từ ong mật
Có giá trị dinh dưỡng chữa bệnh : mật ong, sáp ong, tằm gai, tôm he
Dọn sạch môi trường, góp phần phân huỷ chất hữu cơ : bọ hung, kiến, mối, các động vật nguyên sinh
Diệt sâu bọ có hại : nhện, bọ ngựa, bọ cạp, bọ rùa, ong mắt đỏ. Ong bướm còn thụ phấn cho cây.
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp : tằm cho tơ, san hô và thân mềm cho đá vôi, nhựa cánh kiến
Làm thức ăn cho động vật khác : Hầu hết các loài động vật không xương sống
Trang trí, trang sức, làm cảnh : san hô, bướm, thân mềm
Làm hại cơ thể động vật và người : sán dây, sán lá gan nhỏ, giun đũa, giun kim, chấy, rận, muỗi, trùng kiết lị, trùng sốt rét, cái ghẻ
Vật chủ trung gian truyền bệnh : ruồi, muỗi, ốc vặn, ốc tai, chấy, rận
Làm hại thực vật : giun tròn hại cây ( tuyến trùng ), sâu non ( sâu xanh, sâu đo, sâu cam- bưởi, sâu tơ , sâu bi, sâu đục thân ), bọ xít, sâu vẽ bùa, bọ nhảy, ong đục quả, ruồi đục quả, nhện đỏ hại bông, bọ trĩ, sâu năng, sâu cuốn lá
Đặc điểm của các ngành động vật không xương sống đã học :
Cơ thể đa bào
Đối xứng hai bên
Cơ thể có bộ xương ngoài
Bộ xương ngoài bằng kitin
- Cơ thể thướng phân đốt
- Các chân cũng phân đốt, một số có cánh
Ngành Chân khớp
Cơ thể mềm
Thường không phân đốt và có vỏ đá vôi
Ngành thân mềm
Dẹp, kéo dài hoặc phân đốt
Các ngành giun
Đối xứng toả tròn
- Cơ thể thường hình trụ hay hình dù với hai lớp tế bào
- Miệng có tua miệng, có tế bào gai tự vệ
Ngành ruột khoang
Cơ thể đơn bào
- Chỉ là một tế bào nhưng thực hiện đủ các chức năng sống của cơ thể
- Kích thước hiển vi
Ngành động vật nguyên sinh
Xem kĩ các nội dung đã học từ đầu cho đến hết ngành Chân khớp kể cả những nội dung trong các bảng biểu trong vở ghi và trong sách giáo khoa.
Chú ý đến những nội dung sau :
Đặc điểm chung của mỗi ngành động vật đã học
Vai trò ( có ích và có hại ) của mỗi ngành động vật.
Các biện pháp phòng chống bệnh tật do các động vật thuộc các ngành động vật đã học gây ra.
Đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống ( dinh dưỡng, sinh sản, hô hấp ) của các đại diện của mỗi ngành động vật.
Tên một số đại diện khác thuộc các ngành động vật đã học.
VII. Sau đây là một số nội dung :
1. Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa động vật và thực vật :
Điểm giống nhau :
- Đều cấu tạo từ tế bào
- Đều có các hoạt động sống : lớn lên ( sinh trưởng, phát triển ), hô hấp, tiêu hoá, lấy các chất cần thiết và thải bã ( trao đổi chất ), sinh sản, cảm ứng
Điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật và động vật:
- Thực vật : có diệp lục, sống tự dưỡng, không có khả năng di chuyển.
- Động vật : phần lớn sống tự dưỡng, có hệ thần kinh và giác quan, phần lớn có khả năng di chuyển.
2. Các ngành động vật đã học :
Tên ngành ĐV
Đại diện
Đặc điểm chung
Động vật nguyên sinh
Trùng roi, trùng giày, trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng kiết lị
Xem phần ghi nhớ trang 28
Ruột khoang
Thuỷ tức, sứa, san hô, hải quỳ
Xem phần ghi nhớ trang 38
Giun dẹp
Sán lông, sán dây ( sán xơ mít), sán lá gan, sán lá máu, sán bã trầu ( có chữ đầu là “ sán “ )
Xem phần ghi nhớ trang 45
Giun tròn
Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun chỉ, giun rễ lúa ( tuyến trùng )
Xem phần ghi nhớ trang 51
Giun đốt
Giun đất, giun đỏ, đỉa, rươi
Xem phần ghi nhớ trang 61
Thân mềm
Ốc, trai, mực
Xem phần ghi nhớ trang 73
Chân khớp
( xem trang 98 sách giáo khoa )
Giáp xác :tôm, cua, bọ cạp
Xem phần ghi nhớ trang 76
Hình nhện : nhện nhà, nhện đỏ
Xem phần ghi nhớ trang 85
Sâu bọ : châu chấu, dế, các loài bướm, ong, kiến
Xem phần ghi nhớ trang 92
3. Vai trò của các ngành động vật:
Vai trò của đông vật nguyên sinh: Xem bài 7 ( vở ghi và SGK trang 26 )
Vai trò của ruột khoang : Xem bài 10 (vở ghi và SGK trang 38 )
Vai trò của giun dẹp : Các loài sống kí sinh gây bệnh cho người và động vật.
Vai trò của giun tròn : Các loài sống kí sinh gây bệnh cho người, động vật và thực vật.
Vai trò của giun đốt : Xem phần ý nghĩa thực tiễn đầu trang 61 SGK.
Vai trò của giáp xác, hình nhện và sâu bọ ( xem phần vai trò thực tiễn của Chân khớp ở phần trên )
4. Các biện pháp phòng chống bệnh tật do động vật kí sinh gây ra :
Ăn uống hợp vệ sinh, giữ vệ sinh cá nhân
Không ăn rau sống, thịt sống, thịt tái, không uống nước lã
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Che đậy, đựng thức ăn trong lồng bàn hoặc trong tủ
Trừ diệt ruồi nhặng, kết hợp với vệ sinh xã hội ở cộng đồng
Tẩy giun theo định kì 1 đến 2 lần trên năm (trong phòng chống giun sán kí sinh )
Phân tươi phải ủ cho hoai trước khi bón cho cây
Xử lí rau cỏ trong chăn nuôi, cho vật nuôi uống nước sạch
Ngủ phải nằm màng, phát quang bịu rậm, đổ bỏ nước thừa trong chai lọ, (phòng chống sốt rét )
Dùng bao tay, kẹp để bắt sứa, xử lí sứa khi dùng chúng làm món ăn ( phòng sứa gây ngứa, gây độc)
5. Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phòng chống động vật có hại và bảo vệ động vật hoang dã :
- Học để hiểu biết, cố gắng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống
- Không bắt hay phá tổ ong, tổ chim và các động vật có ích khác ( bọ ngựa, bọ cạp )
- Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh trong gia đình, ở địa phương, trong nhà trường và bảo vệ cây xanh ở mọi nơi, mọi lúc.
- Tham gia dọn vệ sinh, giữ gìn trường lớp sạch đẹp ( quét mạng nhện, lau cửa kính, )
- Bỏ rác vào nơi quy định, hạn chế xả rác, hạn chế ăn quà vặt khi đến trường học.
VIII. Một số câu hỏi ôn tập
1. Đặc điểm chung và vai trò của thân mềm :
Đặc điểm chung:
- Môi trướng sống và lối sống khác nhau
- Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hoá phân hoá, cơ quan di chuyển thường đơn giản
- Riêng mực và bạch tuột có lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm ( hoặc chuyển vào trong ) và cơ quan di chuyển phát triển
Vai trò của thân mềm : Hầu hết Thân mềm có lợi, một số ít có hại :
- Làm thức ăn cho người: ngao, sò, ốc, hến, vẹm, mực, tu hà, bạch tuột
- Có giá trị xuất khẩu : Mực
- Làm thức ăn cho động vật khác : Hầu hết các động vật thuộc nghành thân mềm
- Làm đồ trang sức, trang trí : vỏ sò, vỏ ốc
- Làm sạch môi trường nước : các loài hai mảnh vỏ như trai
- Có giá trị về mặt địa chất : Hoá thạch ốc cổ ( chỉ thị địa tầng )
- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh : ốc tai, ốc vặn, ốc đĩa, ốc ruộng
- Có hại cho cây trồng : Các loài ốc sên
2. Đặc điểm và vai trò của Giáp xác :
Một vài đặc điểm chung :
Đa dạng về loài
Hầu hết sống ở nước, một số ở cạn ( nơi ẩm ướt như mọt ẩm )
Cơ thể gồm 2 phần : đầu - ngực và bụng :
Các cơ quan như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, thần kinh phát triển hơn giun đốt và thân mềm. Tập tính cũng phong phú hơn.
Vai trò :
Làm thực phẩm ( tươi, khô, đông lạnh ): tôm, cua, ghẹ, tép
Nguyên liệu làm mắm : tôm, tép, ruốc, cua, cáy
Làm thức ăn cho động vật khác ( trong chăn nuôi, trong tự nhiên ) : hầu hết các loài Giáp xác
Có hại : có hại cho giao thông thuỷ lợi ( con sun, cua cà ra ), kí sinh hại cá ( chân kiếm kí sinh ), truyền bệnh cho người và động vật ( chân kiếm, cua núi ), cua đồng còn phá hại lúa
3. Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của sâu bọ :
Đặc điểm chung của Sâu bọ :
Cơ thể chia làm 3 phần rõ rệt : đầu, ngực và bụng. Vỏ cơ thể bằng kitin vừa là bộ xương ngoài ( là chỗ bám của các cơ giúp vận động cơ thể ), chống sự bốc hơi nước ( giúp thích nghi sống trên cạn ), vừa bảo vệ cơ thể và là chiếc áo nguỵ trang ( màu sắc, hính hoàø hợp với môi trường )
Phần đầu có 1 đôi râu; phần ngực có 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh; phần bụng có hệ thống ống khí.
Thần kinh và giác quan phát triển : hạch não phát triển ( gồm não trước, não giữa và não sau ), có đủ 5 giác quan ( xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác và thị giác ). Nhờ đó tập tính và bản năng của sâu bọ rất phong phú thể hiện trong việc chăm sóc con non, bảo vệ đồng loại, lẫn trốn kẻ thù, tìm kiếm thức ăn, duy trì nòi giống
Hô hấp bằng hệ thống ống khí nên hệ tuần hoàn trở nên đơn giản ( tuần hoàn hở, tim hình ống, nhiều ngăn nằm ở mặt lưng )
Ống tiêu hoá phân hoá, cơ quan miệng khác nhau tuỳ theo cách kiếm ăn của mỗi nhóm sâu bọ.
Sâu bọ có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau : Biến thái hoàn toàn ( các loài bướm, ve sầu ) và biến thái không hoàn toàn ( châu chấu, dế ). Cấu tạo, đặc điểm hình thái, lối sống và tập tính của con non và con trưởng thành có thể rất khác nhau. Do đó vai trò của nó đối với thiên nhiên con người cũng khác nhau ở con non và con trưởng thành ( ví dụ : sâu non của bướm ăn hại cây, bướm lại góp phần thụ phấn cho hoa)
Sâu bọ có số loài rất lớn, phân bố rộng rãi ở nhiều môi trường khác nhau.
Vai trò của Sâu bọ :
Làm thực phẩm, có giá trị xuất khẩu, được nhân giống nuôi : dế , mật ong, phấn hoa từ ong mật
Có giá trị dinh dưỡng chữa bệnh : mật ong, sáp ong, tằm gai
Dọn sạch môi trường, góp phần phân huỷ chất hữu cơ : bọ hung, kiến, mối
Diệt sâu bọ có hại : bọ ngựa, bọ rùa, ong mắt đỏ , ấu trùng chuồn chuồn kim.
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp : tằm cho tơ, nhựa cánh kiến , cà cuống (tinh dầu thơm )
Làm thức ăn cho động vật khác : Hầu hết các loài động vật thuộc lớp sâu bọ
Trang trí, làm cảnh : bướm ép, bướm nuôi
Thụ phấn cho cây : ong, bướm
Làm hại cơ thể động vật và người :chấy, rận, muỗi
Vật chủ trung gian truyền bệnh : ruồi, muỗi, chấy, rận, gián
Làm hại thực vật : sâu non ( sâu xanh, sâu đo, sâu cam- bưởi, sâu tơ , sâu bi, sâu đục thân, sâu cuốn lá), bọ xít, sâu vẽ bùa, bọ nhảy, ong đục quả, ruồi đục quả, sâu năng,
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_7_truong_thcs_hoang_ho.doc