Đề cương ôn tập Học kì 2 Công nghệ Lớp 9 - Bùi Ngọc Hiếu

Câu 1: Phân biệt sự khác nhau của sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt của mạch điện ?

Trả lời:

 Sơ đồ nguyên lí Sơ đồ lắp đặt

Đặc điểm - Chỉ nêu lên mối liên hệ về điện của các phần tử - Biểu thị rõ ràng vị trí sắp xếp, cách lắp đặt của các phần tử

Công dụng - Để tìm hiểu nguyên lí làm việc của mạch điện - Dự trù vật liệu, lắp đặt sửa chữa mạch điện

Câu 2: Hãy vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện gồm hai cầu chì, hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn? Trong sơ đồ hai bóng đèn được mắc với nhau như thế nào?

 Trả lời: - Xem lại sơ đồ mạch điện đã vẽ bài 8: sgk/tr 37

 - Trong sơ đồ, hai bóng đèn được mắc song song với nhau.

Câu 3: Hãy vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện gồm một cầu chì, hai công tắc ba cực điều khiển một đèn? Cho biết mạch điện này thường được sử dụng thích hợp ở đâu?

 Trả lời: - Xem lại sơ đồ mạch điện đã vẽ bài 9: sgk/tr 40

 - Mạch điện thường được sử dụng thích hợp với những trường hợp muốn đóng cắt đèn ở hai nơi như: hành lang, cầu thang, buồng ngủ

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 30/06/2022 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì 2 Công nghệ Lớp 9 - Bùi Ngọc Hiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN CÔNG NGHỆ 9 Câu 1: Phân biệt sự khác nhau của sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt của mạch điện ? Trả lời: Sơ đồ nguyên lí Sơ đồ lắp đặt Đặc điểm - Chỉ nêu lên mối liên hệ về điện của các phần tử - Biểu thị rõ ràng vị trí sắp xếp, cách lắp đặt của các phần tử Công dụng - Để tìm hiểu nguyên lí làm việc của mạch điện - Dự trù vật liệu, lắp đặt sửa chữa mạch điện Câu 2: Hãy vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện gồm hai cầu chì, hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn? Trong sơ đồ hai bóng đèn được mắc với nhau như thế nào? Trả lời: - Xem lại sơ đồ mạch điện đã vẽ bài 8: sgk/tr 37 - Trong sơ đồ, hai bóng đèn được mắc song song với nhau. Câu 3: Hãy vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện gồm một cầu chì, hai công tắc ba cực điều khiển một đèn? Cho biết mạch điện này thường được sử dụng thích hợp ở đâu? Trả lời: - Xem lại sơ đồ mạch điện đã vẽ bài 9: sgk/tr 40 - Mạch điện thường được sử dụng thích hợp với những trường hợp muốn đóng cắt đèn ở hai nơi như: hành lang, cầu thang, buồng ngủ Câu 4: Hãy vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện gồm một cầu chì, một công tắc hai cực, một công tắc ba cực và hai bóng đèn? Hãy xác định nội dung công việc, dụng cụ và yêu cầu kĩ thuật của từng bước trong quy trình lắp đặt mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn? Trả lời: - Xem lại sơ đồ mạch điện đã vẽ bài 10: sgk/tr 43 Các bước Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kĩ thuật 1. Vạch dấu - Vạch dấu vị trí các thiết bị điện và đèn. - Vạch dấu đường đi dây của mạch điện. Thước, bút chì (bút lông) Đánh dấu chính xác. 2. Khoan lỗ - Khoan lỗ bắt vít, lỗ luồn dây. Mũi khoan, Khoan tay (máy khoan) Khoan lỗ chính xác, khoan thẳng. Khoan lỗ để bắt vít bằng mũi khoan 2mm Khoan lỗ để luồn dây bằng mũi khoan 5mm 3. Lắp đặt thiết bị điện của bảng điện - Xác định các cực của công tắc. - Nối dây các thiết bị đóng cắt, bảo vệ trên bảng điện. - Lắp đặt các thiết bị điện vào bảng điện. Kìm điện, kìm tuốt dây, tua vít Lắp đặt đúng chỗ, chính xác, chắc, đẹp 4. Nối dây mạch điện - Lắp đặt dây dẫn từ bảng điện ra đèn. - Nối dây vào đui đèn. Băng cách điện, tua vít Nối đúng theo sơ đồ, mối nối đảm bảo yêu cầu kĩ thuật. 5. Kiểm tra - Kiểm tra sản phẩm đạt các tiêu chuẩn đưa ra. - Nối mạch điện vào nguồn điện và cho vận hành thử. Bút thử điện Mạch điện hoạt động tốt. Câu 5: So sánh cấu tạo giữa công tắc ba cực và công tắc hai cực? Trả lời: C Giống nhau: - Cấu tạo bên ngoài: đều có vỏ cách điện ( nhựa) - Cấu tạo bên trong: đều có các cực bằng đồng (nhôm) để dẫn điện. C Khác nhau: - Công tắc hai cực: có hai tiếp điểm (hai cực) để nối dây - Công tắc ba cực: có ba tiếp điểm (ba cực) gồm 1 cực chung (động) và 2 cực phụ (tĩnh) hai bên để nối dây. Câu 6: Nêu quy trình lắp đặt mạch điện. Trả lời: Qui trình lắp đặt mạch điện gồm 5 bước: - Bước 1: Vẽ sơ đồ lắp đặt - Bước 2: Vạch dấu vị trí các thiết bị điện, đèn và đường dây của mạch điện - Bước 3: Khoan lỗ bảng điện (lỗ bắt vít, lỗ luồn dây) - Bước 4: Lắp đặt thiết bị điện của bảng điện - Bước 5: Nối dây mạch điện (nối dây từ bảng điện ra đèn) - Bước 6: Kiểm tra và vận hành. Câu 7: Trong sơ đồ mạch điện, cầu chì được mắc vào dây pha hay dây trung hòa? Vì sao phải mắc như vậy? Trả lời: - Cầu chì được mắc vào dây pha - Vì dòng điện có chiều đi từ dây pha qua các thiết bị điện và về dây trung hòa. Do đó khi có sự cố tăng áp vượt quá giá trị định mức sẽ làm nóng và chảy dây chì gây hở mạch ngăn không cho dòng điện chạy qua thiết bị à bảo vệ thiết bị không bị hư hỏng. Câu 8: Mạng điện lắp đặt kiểu nổi là gì? Trả lời: Mạng điện lắp đặt kiểu nổi là dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật cách điện hoặc lồng trong đường ống đặt dọc theo trần nhà, cột, dầm xà. . .. . Câu 9: Mạng điện lắp đặt kiểu ngầm là gì? Trả lời: Mạng điện lắp đặt kiểu ngầm là dây dẫn được đặt trong rãnh của các kết cấu xây dựng và các phần tử kết cấu khác của ngôi nhà. Câu 10: Kể tên và nêu công dụng của các phụ kiện kèm theo với ống cách điện Trả lời: Các phụ kiện kèm theo với ống cách điện là: + Ống nối T: dùng để phân nhánh dây dẫn mà không sử dụng mối nối rẽ. + Ống nối chữ L : dùng khi nối hai ống luồn dây vuông góc với nhau . + Ống nối nối tiếp: dùng để nối nối tiếp hai ống luồn dây với nhau . + Kẹp đỡ ống: dùng để cố định ống luồn dây dẫn trên tường và có đường kính phù hợp với đường kính ống . Câu 11: Hãy trình bày một số yêu cầu kĩ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi? Trả lời: Một số yêu cầu kĩ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi: - Đường dây phải song song với vật kiến trúc cao hơn mặt đất 2,5m trở lên và cách vật kiến trúc không nhỏ hơn 10mm. - Tổng tiết diện của dây dẫn trong ống không vượt quá 40% tiết diện ống. - Bảng điện phải cách mặt đất tối thiểu từ 1,3 đến 1,5m . - Khi dây dẫn đổi hướng hoặc phân nhánh phải tăng thêm kẹp ống. - Không luồn các dây dẫn khác cấp điện áp vào chung một ống. - Đường dây dẫn đi xuyên qua tường hoặc trần nhà phải luồn dây qua ống sứ, mỗi ống chỉ được luồn một dây, hai đầu ống sứ phải nhô ra khỏi tường 10mm Câu 12: Tại sao cần phải kiểm tra định kì về an toàn điện của mạng điện trong nhà? Trả lời: Nhằm để mạng điện trong nhà sử dụng được an toàn và hiệu quả hơn, nhằm phòng ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra, đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Câu 13: Khi kiểm tra, bảo dưỡng mạng điện, cần phải kiểm tra những phần tử nào của mạng điện? Trả lời: Khi kiểm tra, bảo dưỡng mạng điện, cần phải kiểm tra những phần tử sau: - Kiểm tra dây dẫn điện. - Kiểm tra cách điện của mạng điện: các ống luồn dây dẫn - Kiểm tra các thiết bị điện: cầu dao, công tắc, cầu chì, ổ cắm điện và phích cắm điện. - Kiểm tra các đồ dùng điện. Câu 14: Hãy so sánh hai phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà: kiểu nổi và kiểu ngầm? Trả lời: C Giống nhau: Cả hai kiểu lắp đặt đều tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện. C Khác nhau: Mạng điện lắp đặt kiểu nổi Mạng điện lắp đặt kiểu ngầm - Dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật cách điện hoặc lồng trong đường ống đặt dọc theo trần nhà, cột, dầm xà. . .. - Dễ sửa chữa. - Ít đảm bảo được yêu cầu mĩ thuật. - Dây dẫn được đặt trong rãnh của các kết cấu xây dựng và các phần tử kết cấu khác của ngôi nhà. - Khó sửa chữa. - Đảm bảo tốt được yêu cầu mĩ thuật. Câu 15:

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_cong_nghe_lop_9_bui_ngoc_hieu.doc
Giáo án liên quan