Câu 1. Cho 3,7gam một ancol no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với Na dư, thì thu được 0,56 lít khí ở đktc.
a. Xác định công thức phân tử của X. Viết CTCT & gọi tên.
b. Xác định thể tích oxi (đktc) cần đốt cháy X.
Câu 2. Cho 11 gam hỗn hợp X chứa hai ancol no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít khí ở đktc.
a) Xác định công thức phân tử của hai ancol.
b) Xác định tỷ lệ % từng chất trong X tính theo thể tích và khối lượng.
Câu 3. Cho 16,6 gam hỗn X gồm ancol etylic và ancol propylic tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít khí (ở đktc). Tính % khối lượng của các ancol trong hỗn hợp.
Câu 4. Cho 21,4 gam hỗn hợp X gồm phenol và một ancol đơn chức A tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Mặt khác nếu cho lượng hỗn hợp X trên tác dụng với nước brom vừa đủ thu được 33,1 gam kết tủa.
a) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
b) Xác định CTPT của A.
c) Cho ancol A qua ống đựng CuO, đun nóng thu được hợp chất anđehit. Xác định CTCT đúng của A.
8 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 07/07/2022 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì 2 Hóa học Lớp 11 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - HÓA 11
I. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1. Cho 3,7gam một ancol no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với Na dư, thì thu được 0,56 lít khí ở đktc.
a. Xác định công thức phân tử của X. Viết CTCT & gọi tên.
b. Xác định thể tích oxi (đktc) cần đốt cháy X.
Câu 2. Cho 11 gam hỗn hợp X chứa hai ancol no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít khí ở đktc.
a) Xác định công thức phân tử của hai ancol.
b) Xác định tỷ lệ % từng chất trong X tính theo thể tích và khối lượng.
Câu 3. Cho 16,6 gam hỗn X gồm ancol etylic và ancol propylic tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít khí (ở đktc). Tính % khối lượng của các ancol trong hỗn hợp.
Câu 4. Cho 21,4 gam hỗn hợp X gồm phenol và một ancol đơn chức A tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Mặt khác nếu cho lượng hỗn hợp X trên tác dụng với nước brom vừa đủ thu được 33,1 gam kết tủa.
Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
Xác định CTPT của A.
Cho ancol A qua ống đựng CuO, đun nóng thu được hợp chất anđehit. Xác định CTCT đúng của A.
Câu 5. Cho 15,2 gam hỗn hợp X gồm ancol etylic và axit axetic tác dụng với Na (dư) thu được 3,36 lit H2 (đktc).
a). Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
b). Cho lượng hỗn hợp X trên tác dụng với Na2CO3 (dư), tính thể tích khí CO2 thoát ra (đktc).
Câu 6. Cho 16,0 gam hỗn hợp hai andehit X và Y kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng anđehit no đơn mạch hở tác dụng với dd AgNO3 trong NH3 dư thu được 64,8 gam bạc kết tủa.
a) Xác định công thức và gọi tên X, Y.
b) Viết phương trình hoá học chứng minh X (hoặc Y) vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
Câu 7. Cho 20,16 gam hỗn hợp hai axit A và B kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của axit no đơn mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch Na2CO3 thu được dung dịch muối mà sau khi cô cạn được 28,96 gam muối khan. Xác định A và B.
Câu 8. Đốt cháy 4,09g hỗn hợp A gồm hai axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp trong dãy đồng đẳng của axit axetic người ta thu được 3,472lit khí CO2 (đktc). Xác định công thức cấu tạo của các axit trong hỗn hợp.
Câu 9. Trung hòa hoàn toàn 10,6 gam hỗn hợp X gồm axit axetic và axit fomic cần 200 ml dung dịch NaOH 1M.
a) Tính khối lượng mỗi axit trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính khối lượng muối thu được.
Câu 10. Hoàn thành chuỗi phản ứng SGK: Bài 2/147; Bài 3/172; Bài 5/195; Bài 3/203; Bài 6/215
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Số đồng phân cấu tạo của hợp chất có công thức phân tử C5H12 là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 2. Ứng với công thức phân tử C4H8 có bao nhiêu đồng phân của anken?
A. 4 B. 3 C. 5 D. 6
Câu 3. Số đồng phân hiđrocabon thơm có công thức phân tử C8H10 là
A. 3 B. 4 C. 6 D. 5
Câu 4. Số đồng phân cấu tạo mạch hở của hợp chất có công thức phân tử C5H10 là
A. 3 B. 5 C. 4 D. 6
Câu 5. Hợp chất thơm C7H8O có số đồng phân tác dụng với Na và đồng thời tác dụng với dung dịch NaOH là
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2.
Câu 6. Số đồng phân ancol bậc I có công thức phân tử C4H10O là
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 7. Cho chất X có công thức cấu tạo . Tên gọi của X là
A. 2-etybut-2-en B. 3-metylpent-2-en
C. 2-metylpent-3-en D. 3-metyl pent-3-en.
Câu 8. Cho ancol có CTCT: . Tên của ancol là
A. 2-metylpentan-1-ol B. 4-metylpentan-1-ol
C. 4-metylpentan-2-ol D. 3-metylhexan-2-ol
Câu 9. Ankađien là đồng phân cấu tạo của
A. ankan B. anken C. ankin D. ankylbenzen
Câu 10. Chất X tác dụng với nước có HgSO4 xúc tác (800C) thu được anđehit axetic. Chất X là
A. CHºCH B. CH4 C. CH2=CH2 D. CH3 – CH3
Câu 11. Sản phẩm nào sau đây không phải do etilen trực tiếp tạo ra
A. (-CH2-CH2-)n B. CH2OH-CH2OH C. CH3CH2OH D. CH2=CHCl
Câu 12. Khi cho but-1-en tác dụng với HBr, theo qui tắc cộng Mac-cop-nhi-cop sản phẩm chính là
A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br. B. CH3-CH2-CH2-CH2Br
C. CH3-CH2-CHBr-CH3. D. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br .
Câu 13. Chất có đồng phân hình học là
A. CH3-CH=C(CH3)2 B. CH3-CH=CH2
C. CH3-CH2-CH=CH-CH3 D. CH3-CH2-CH=CH2
Câu 14. Để làm sạch C2H4 có lẫn tạp chất C2H2 ta dùng
A. Dd Br2 B. Dd KMnO4 C. Dd AgNO3/NH3 D. Dd HCl.
Câu 15. Để phân biệt chất: hex-1-en; hex-1-in; hexan ta dùng các hóa chất là
A. Dd brom và AgNO3/NH3 B. Dd KMnO4 và dd brom
C. Dd brom và dd Ca(OH)2 D. Dd KMnO4 và dd Ca(OH)2
Câu 16. Cho sơ đồ sau: A ® C2H4. A không thể là
A. C2H5OH B. C2H2 C. C3H8 D. CH4
Câu 17. Người ta điều chế PVC từ C2H2 theo sơ đồ sau
C2H2 Y P.V.C. Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là
A. HCl và CH3CHCl2 B. Cl2 và CHCl=CHCl
C. HCl và CH2=CHCl D. Cl2 và CH2=CHCl
Câu 18. Propin tác dụng với HBr (tỉ lệ mol 1 :1) thu được sản phẩm chính là
A. CH3-CH2-CHBr2 B. CH3-CHBr-CH2Br C. CH3-CBr=CH2 D. CH3-CH=CHBr
Câu 19. Cho axetilen cộng với HCl dư thu được sản phẩm chính là
A. CHCl2 - CHCl2 B. CH2= CCl2 C. CHCl = CHCl D. CH3 – CHCl2
Câu 20. Để làm sạch khí CH4 có lẫn một ít C2H4 và C2H2 ta dùng hóa chất
A. Dd Br2 B. Dd KMnO4 C. Dd AgNO3/NH3 D. Dd Br2 hoặc KMnO4
Câu 21. Công thức cấu tạo của stiren là
Câu 22. Cho dãy các chất: metan, etilen, but-1-in, but-2-in, axetilen, but-1-en. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong amoniac (dư) tạo thành kết tủa là
A. 5 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 23. Chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam là
A. C3H5(OH)3 và CH3COOH B. C3H5(OH)3 và CH3CH2OH
C. CH3COOH D. C3H5(OH)3
Câu 24. Hiđrat hoá hỗn hợp 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken đó là
A. propen và but-2-en B. eten và but-1-en
C. 2-metylpropen và but-1-en D. eten và but-2-en
Câu 25. Dãy gồm các chất làm mất màu nước brom là
A. stiren, buta-1,3-đien, propin B. etylbenzen, axetilen, propilen
C. benzen, propen, propin D. toluen, but-1-in, propen
Câu 26. Đun nóng hỗn hợp 3 ancol đơn chức trong H2SO4 đặc (1400C), số ete tối đa được tạo ra là
A. 3 B. 5 C. 6 D. 8
Câu 27. Để phân biệt giữa phenol và ancol etylic, ta có thể dùng 1 thuốc thử nào sau đây : (1) Na; (2) dung dịch NaOH; (3) nước brom
A. Dd brom B. Dd NaOH C. Na hoặc dd NaOH D. Dd NaOH hoặc dd Br2
Câu 28. Cho các chất sau: C2H5-OH (1), C6H5-OH (2), CH3-C6H4-OH (3), C6H5-CH2-OH (4). Các chất thuộc loại ancol là
A. (1), (2), (4) B. (1), (4) C.(1), (3), (4) D. (2), (3)
Câu 29. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Phenol rất độc, gây bỏng da.
B. Phenol rất ít tan trong nước lạnh.
C. Ancol và phenol đều tác dụng được với Na.
D. Phenol có tính axit nên làm quỳ tím hóa đỏ.
Câu 30. Thuốc thử duy nhất dùng để phân biệt các lọ mất nhãn đựng các hóa chất sau: benzen, toluen, stiren là
A. dd AgNO3/NH3 B. dd HCl C. dd KMnO4/t0 D. dd brom
Câu 31. Etanol bị tách nước ở 1400C (xúc tác H2SO4 đặc) thu được sản phẩm chính có công thức
A. C2H5OC2H5. B. CH2=CH-CH=CH2. C. C2H4. D. CH3COOC2H5
Câu 32. Chất không thể điều chế ancol etylic trực tiếp bằng 1 phản ứng là
A. etilen B. anđehit axetic C. axit axetic D. etyl bomua
Câu 33. Cho phenol, axit axetic lần lượt tác dụng với Na, NaOH, Na2CO3. Số phản ứng xảy ra tối đa là
A. 5 B. 6 C. 3 D. 4
Câu 34. Chất không hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. CH3COOH B. C3H5(OH)3 C. C2H4(OH)2 D. CH3CHO
Câu 35. Công thức phân tử chung của anđehit no đơn chức mạch hở là
A. CnH2nO B. CnH2n+2O C. CnH2n+2O2 D. CnH2nO2
Câu 36. Chất không có phản ứng tráng gương là
A. HCOO B. HCHO C. CH3CHO D. CH3COOH
Câu 37. Axit axetic không tác dụng được với
A. Cu(OH)2 Bd. dd NaCl C. Na kim loại D. C2H5OH (xt H2SO4đ, t0)
Câu 38. Cho dãy các chất: ancol etylic, phenol, axit axetic, anđehit axetic, glixerol. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 39. Cho sơ đồ phản ứng: CH3OH ® X ® axit fomic. Chất X là
A. CH3CHO B. HCHO C. CH4 D. C2H5OH
Câu 40. Propanal có công thức cấu tạo là
A. CH3-CH2-CH3 B. CH3-CH2-CH2-OH
C. CH3-CH2-COOH D. CH3-CH2-CHO
Câu 41. Ancol etylic không thể trực tiếp tạo ra hợp chất
A. axit axetic B. anđehit axetic C. etilen D. axetilen
Câu 42. Trong các ancol dưới đây, ancol bậc III là
A. 2-metylbutan-2-ol B. 2-metylpentan-3-ol C. 3-metylbutan-2-ol D. pentan-3-ol
Câu 43. Đun nóng một ancol X với H2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được một anken duy nhất. Trong các công thức sau
Các công thức phù hợp với X là
A. (1), (2) B. (1), (2), (3) C. (1), (2), (3), (4) D. (1), (3), (4)
Câu 44. Oxi hóa etanol bằng CuO (đun nóng) thu được chất hữu cơ X. X là
A. propanal B. anđehit axetic C. anđehit fomic D. axit axetic
Câu 45. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là
A. ancol etylic, anđehit axetic. B. glucozơ, anđehit axetic.
C. glucozơ, etyl axetat. D. glucozơ, ancol etylic
Câu 46. Chất không làm mất màu dung dịch brom là
A. anđehit axetic B. axit acrylic C. stiren D. axit axetic
Câu 47. Axit axetic không tác dụng với
A. Cu(OH)2 B. CaCO3 C. Na2SO4 D. Ca
Câu 48. Đốt cháy hoàn toàn a mol axit X bởi oxi thu được 2a mol khí CO2. Nếu trung hòa a mol X cần 2a mol NaOH. Công thức axit là:
A. CH3COOH B. C6H5COOH C. HOOC–COOH D. H–COOH
Câu 49. Tỉ khối hơi của hỗn hợp hai ankan kế tiếp so với hiđrô là 19. CTPT của ankan là
A. CH4 và C2H6 B. C2H6 và C3H8 C. C3H8 và C4H10 D.C2H4 và C3H6
Câu 50. Đốt cháy hoàn toàn 7 mol hỗn hợp 2 anken ở thể khí cần 31,5 mol oxi. Công thức phân tử của 2 anken là:
A. C2H4 & C3H6 B. C3H6 & C4H8 C. C2H4 &C4H8 D. C2H4 & C5H10
Câu 51. Cho anken A vào dung dịch Br2 dư thì thấy dung dịch tăng lên 6,3g và có 24 gam Br2 đã phản ứng. Tìm công thức phân tử của A.
A. C2H4 B. C3H6 C. C4H8 D. C5H10
Câu 52. Clo hoá một ankan thu được một dẫn xuất monoclorua có tỉ khối hơi so với H2 là 39,25. Ankan này có công thức phân tử là
A. C2H6 B. C5H12 C. C3H8 D. C4H10
Câu 53. Nếu cho 2,8 gam anken X vào dd Br2 dư thì thu được 9,2 gam sản phẩm cộng. CTPT X là
A. C4H8. B. C3H6 C. C3H8 D. C5H10
Câu 54. Đốt cháy hoàn toàn 1,3g ankin X thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). CTPT của X là
A. C2H2 B. C3H4 C.C4H6 D. C5H8
Câu 55. Đốt cháy hoàn toàn 5,4g ankađien liên hợp X thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của X là
A. CH2=CH – CH=CH2 B. CH2=CH – CH=CH – CH3
C.CH2=C=CH – CH3 D. CH2=C(CH3)CH=CH2.
Câu 56. Đốt cháy hoàn toàn a gam ankan X thu được 2,016 lít CO2 (đktc) và 2,16 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C4H10 B. CH4 C. C2H6 D. C3H8
Câu 57. X là ancol bậc II. Cho 2,96 gam X tác dụng hết với Na dư thu được 0,448 lít H2 (đktc). X là
A. propan-2-ol B. butan-2-ol C. 2-metylpropan-2-ol D. butan-1-ol
Câu 58. Cho 3,5 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức tác dụng với Na vừa đủ thu được 1,12 lít H2 ở đktc. Sau phản ứng cô cạn thu được m gam muối. Giá trị m là
A. 5,7 gam B. 6,2 gam C. 7,5 gam D. 4,2 gam
Câu 59. Cho 9,2 gam ancol A tác dụng với natri dư thì thu được 2,24 lít khí hidro (đktc). Ancol A là
A. C3H7OH B. CH3OH C. C2H5OH D. C4H9OH
Câu 60. Lên men 36 gam glucozơ tạo ancol etylic với hiệu suất 80%. Khối lượng ancol etylic thu được là
A. 14,72g B. 23,0g C. 15,250g D. 18,4g.
Câu 61. Khi đun nóng ancol X với H2SO4 đặc thu được anken Y. Tỉ khối hơi của Y so với X bằng 0,7. CTPT của X là
A. C2H6O B. C5H10O C. C3H8O D. C4H10O
Câu 62. Đun 4,6 gam ancol etylic trong H2SO4 đặc ở 1700C thu được 1,792 lít etilen (đktc). Hiệu suất của phản ứng là
A. 60% B. 70% C. 80% D. 90%
Câu 63. Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm 2 anđehit no, đơn mạch hở thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Hidro hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp trên phải cần 0,2 gam hidro. CTPT của 2 andehit là
A. CH2O, C2H4O B. CH2O, C3H6O C. CH2O, C3H4O D. C2H4O, C3H6O
Câu 64. Cho 4,4 gam andehit A tác dụng hết với dd AgNO3/NH3 thu được 21,6 gam Ag. CTCT của A là
A. CH3CHO B. CH2=CHCHO C. CHO-CHO D. CH3CH2CHO
Câu 65. Oxi hóa có xúc tác 0,87 gam andehit đơn chức A thu được 1,11 gam axit tương ứng. Tên gọi của A là
A. metanal B. etanal C. propanal D. propenal
Câu 66. Để trung hòa 200 ml dung dịch axit axetic cần 400 ml dung dịch KOH 1M. Nồng độ mol/lít của dung dịch axit đã dùng là
A. 0,3M B. 2,0M C. 1,0M D. 1,5M
Câu 67. Để trung hòa 12 gam CH3COOH cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị V là
A. 300 ml B. 600 ml C. 100 ml D. 200 ml
Câu 68. Trung hoà 6,9 gam một axit đơn chức bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 10,2 gam muối. Công thức cấu tạo của axit là
A. CH2=CHCOOH. B. CH3COOH. C. CH3CH2COOH. D. HCOOH.
Câu 69: Cho ankin CH3-C≡CH tác dụng với dung dịch HBr (theo tỉ lệ mol 1:2) sản phẩm chính thu được là
A. CH3-CHBr-CH2Br B. CH3-CH2-CHBr2 C. CH3-CBr=CH2 D. CH3-CBr2-CH3
Câu 70: Cho sơ đồ phản ứng. CH4 → X → Y → Z → polibutadien. Cho biết các chất X, Y, Z thích hợp lần lượt là
A. etin, vinylaxetilen, buta-1,3-dien. B. etilen, but-1-en, buta-1,3-dien
C. etin, etilen, buta-1,3-dien. D. metylclorua, etilen, buta-1,3-dien
Câu 71: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam nước. Tên của X là
A. etan. B. propan. C. metan. D. butan.
Câu 72: Số đồng phân cấu tạo của ankin C5H8 không tạo kết tủa vàng nhạt với dung dịch AgNO3/NH3 là:
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 73: Chất hữu cơ nào sau đây có thể tham gia cả 4 phản ứng: phản ứng cháy trong oxi, phản ứng cộng với brom, phản ứng cộng với hiđro (Ni, t0), phản ứng với AgNO3/NH3?
A. etan. B. eten. C. axetilen. D. isopren
Câu 74: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 anken đồng đẳng kế tiếp thu được 8,4 lít CO2 (đkc). Công thức phân tử của 2 anken là
A. C2H4 và C3H6. B. C4H8 và C5H10. C. C3H6 và C4H8. D. C2H6 và C3H8.
Câu 75: Cho các chất sau: metan, etilen, but-2-in và axetilen. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. có hai chất tạo kết tủa với AgNO3 trong NH3.
B. không có chất nào làm nhạt màu dung dịch KMnO4.
C. có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch Br2.
D. cả 4 chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch Br2.
Câu 76: Phản ứng nào dưới đây là đúng
A. 2C6H5ONa + CO2 + H2O → 2C6H6OH + Na2CO3
B. C2H5OH + NaOH → C2H5ONa + H2O
C. C6H5OH + HCl → C6H5Cl + H2O
D. C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
Câu 77: Trong dãy đồng đẳng ancol no đơn chức, mạch hở khi mạch cacbon tăng, nói chung:
A. Nhiệt độ sôi tăng, khả năng tan trong nước tăng
B. Nhiệt độ sôi tăng, khả năng tan trong nước giảm
C. Nhiệt độ sôi giảm, khả năng tan trong nước giảm
D. Nhiệt độ sôi giảm, khả năng tan trong nước tăng
Câu 78: Để tinh chế khí metan có lẫn C2H4, C2H2, SO2. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
A. dung dịch AgNO3/NH3 (dư) B. dung dịch Ca(OH)2 dư
C. dung dịch NaOH dư D. dung dịch brôm dư
Câu 79: Cho sơ đồ sau : CaO CaC2 C2H2 A C4H6 A có công thức
A. C4H4 B. C2H4 C. C4H8 D. C4H10
Câu 80: Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng ankin A thu được 6,72 lit CO2 (đktc) và 3,6g H2O. Tìm công thức phân tử của
A. A. C2H2 B. C3H4 C. C4H6 D. C5H8
Câu 81: Một andehit no đơn chức X, có tỉ khối hơi đối với không khí bằng 2. X có công thức là
A. CH3-CHO B. CH3-CH2-CHO C. CH3-CH-CH3-CHO D. CH3-CH2-CH2-CHO.
Câu 82: Lấy 0,94(g) hỗn hợp 2 andehit đơn chức no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cho tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 3,24g Ag. CTPT của 2 anđehit là:
A. C3H7CHO và C4H9CHO B. C2H5CHO và C3H7CHO
C. CH3CHO và HCHO D. CH3CHO và C2H5CHO
Câu 83: Andehit axetic tác dụng được với các chất sau :
A. AgNO3 / NH3, H2, HCl. B. AgNO3 / NH3, CuO, NaOH.
C. H2, O2 (xt), AgNO3 / NH3 . D. H2, O2 (xt), CuO, AgNO3 / NH3 .
Câu 84: Cho phản ứng :
CH3-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O CH3-COONH4 + 2Ag + NH4NO3 ↓
Câu nói sai về phản ứng này là :
A. CH3-CHO là chất oxi hoá . B. Phản ứng tráng gương.
C. AgNO3 là chất oxi hoá D. CH3-CHO là chất khử
Câu 85: Đồng phân nào của C5H12O khi tách nước cho 2-metyl but-2-en ?
A. (CH3)2CH-CHOH-CH3 B. (CH3)2CH-CH2-CH2OH
C. CH2OH-CH(CH3) -CH2-CH3 D. B,C đều đúng
Câu 86: Sản phẩm chính của phản ứng sau là chất nào dưới đây?
A. B. C. D.
Câu 87: Khi oxi hóa 6,9 gam rượu etylic bởi CuO, t o thu được lượng andehit axetic với hiệu suất 70% là
A. 4,62 gam B. 6,6 gam C. 6,42 gam D. 8,25 gam
Câu 88: Đề hidrat hoá 14,8g ancol thì được 11,2g anken. Xác định CTPT của ancol?
A. C2H5OH B. C3H7OH C. C4H9OH D. CH3OH
Câu 89: Khi hiđrat hoá 2-metyl but-2-en thì thu được sản phẩm chính là:
A. 3-metyl butan-1-ol B. 3-metyl butan-2-ol
C. 2-metyl butan-2-ol D. 2-metyl butan-1-ol
Câu 90: Tìm chất có phần trăm khối lượng cacbon bằng 85,71%
A. C2H4 B. C3H6 C. C4H8 D. CnH2n n2.
Câu 91: Chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường
A. C6H5CH3 B. CH3CH2CH3 C. CH3CH2OH D. C6H5CH=CH2
Câu 92: Cho 4,6g ancol etylic tác dụng với Na dư. Tính thể tích H2 thu được ở (đktc)
A. 2,24lit B. 8,96lit C. 1,12lit D. 6,72lit
Câu 93: Chất nào sau đây tan được trong nước?
A. C2H5OH B. C3H8 C. C2H2 D. C6H5Cl
Câu 94: Sắp xếp theo chiều giảm dần nhiệt độ sôi của các chất CH3OH, H2O, C2H5OH
A. CH3OH, C2H5OH, H2O B. H2O, C2H5OH,CH3OH
C. CH3OH, H2O,C2H5OH D. H2O,CH3OH, C2H5OH
Câu 95: Chất nào sau đây tham gia phản ứng trùng hợp?
A. CH3CH2OCH3 B. CH3CH2Cl C. CH3CH2OH D. CH2=CH-CH3
Câu 96: Toluen có công thức phân tử
A. p- CH3C6H4CH3 B. C6H5CH2Br C. C6H5CH3 D. C6H5CHBrCH3
Câu 97: Dẫn 4,0g hơi ancol đơn chức (X) qua CuO đun nóng được 5,6g hỗn hợp gồm andehit, nước, ancol dư. Hiệu suất phản ứng trên là
A. 80% B. 90% C. 85% D. 95%
Câu 98: A có công thức phân tử C3H8O. Cho A tác dụng với CuO đun nóng. Sản phẩm thu được là xeton. A là:
A. CH3-O-CH2CH3 B. CH3CH2CH2OH
C. CH3CH(OH)CH3 D. CH3CH2-O-CH2CH3
Câu 99: C3H8 có công thức chung là:
A. CnH2n-2 n2 B. CnH2n n2 C. CnH2n+2 n1 D. CnH2n-6 n6
Câu 100: Nhận biết glixerol và propan-1-ol, có thể dùng thuốc thử là:
A. Dd NaOH B. Kim loại Cu C. Cu(OH)2 D. Na
Câu 101. Chỉ dùng thuốc thử duy nhất nào sau đây nhận biết ancol etylic, phenol và anđehit axetic:
A. Quỳ tím B. dd Br2 C. dd AgNO3/ dd NH3 D. dd HCl
Câu 102: Cho các chất sau: CH3OH, C2H5OH, CH3OCH3, H2O. Trong cùng điều kiện, nhiệt độ sôi của các chất theo chiều tăng dần là:
A. CH3OH < C2H5OH < CH3OCH3 < H2O B. H2O < CH3OH < C2H5OH < CH3OCH3
C. CH3OCH3 < H2O < CH3OH < C2H5OH D. CH3OCH3 < CH3OH < C2H5OH < H2O
Câu 103: Cho hỗn hợp X gồm 2 anđehit đồng đẳng liên tiếp cộng H2 thu được hỗn hợp 2 ancol đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ancol này thu được 6,6 gam CO2 và 4,5 gam nước. Tìm CTPT X.
A. C3H4O và C4H6O B. C3H6O và C4H8O C. CH2O và C2H4O D. kq khác
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_2_hoa_hoc_lop_11_truong_thpt_ninh_tha.doc