Đề cương ôn tập học kì I môn: Công nghệ 10

I.- TRẮC NGHIỆM: (3đ – 12 câu)

1.- Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng là:

 a.- Xác định mức độ phù hợp của giống mới đối với điều kiện môi trường và sản xuất của từng vùng.

 b.- Xác định được năng suất và chất lượng sản phẩm của giống mới.

 c.- Biết được những yêu cầu của giống đối với kỹ thuật canh tác.

 d.- Cả a, b, c.

2.- Ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng là:

 a.- Giúp cho người sản xuất có được những biện pháp kỹ thuật đúng, phù hợp với giống mới.

 b.- Giúp cho người sản xuất khẳng định về việc nên hay không nên sử dụng giống mới đó vào sản xuất đại trà.

 c.- a, b đúng.

 d.- a, b sai.

3.- Sản xuất giống cây trồng nhân giống vô tính theo sơ đồ duy trì là vì:

 a.- Thế hệ con của cây nhân giống vô tính giống hệt cây mẹ về mọi mặt và có năng suất giống hệt thế hệ ban đầu.

 b.- Vật liệu khởi đầu của nhân giống cây trồng sinh sản vô tính thường là những cây, củ siêu nguyên chủng hoặc giống tác giả.

 c.- a, b sai.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 3447 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I môn: Công nghệ 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI MÔN: CÔNG NGHỆ 10 I.- TRẮC NGHIỆM: (3đ – 12 câu) 1.- Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng là: a.- Xác định mức độ phù hợp của giống mới đối với điều kiện môi trường và sản xuất của từng vùng. b.- Xác định được năng suất và chất lượng sản phẩm của giống mới. c.- Biết được những yêu cầu của giống đối với kỹ thuật canh tác. d.- Cả a, b, c. 2.- Ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng là: a.- Giúp cho người sản xuất có được những biện pháp kỹ thuật đúng, phù hợp với giống mới. b.- Giúp cho người sản xuất khẳng định về việc nên hay không nên sử dụng giống mới đó vào sản xuất đại trà. c.- a, b đúng. d.- a, b sai. 3.- Sản xuất giống cây trồng nhân giống vô tính theo sơ đồ duy trì là vì: a.- Thế hệ con của cây nhân giống vô tính giống hệt cây mẹ về mọi mặt và có năng suất giống hệt thế hệ ban đầu. b.- Vật liệu khởi đầu của nhân giống cây trồng sinh sản vô tính thường là những cây, củ siêu nguyên chủng hoặc giống tác giả. c.- a, b sai. d.- a, b đúng. 4.- Nuôi cấy mô tế bào là: a.- Từ một tế bào thực vật nuôi dưỡng trong môi trường nhân tạo thích hợp sẽ tạo ra được một hoặc một số cơ thể mới. b.- Lai hai cơ thể tạo ra cơ thể lai, nuôi dưỡng cơ thể lai trong môi trường nhân tạo thích hợp sẽ tạo ra một hoặc một số cơ thể mới. c.- Tác động các yếu tố vật lí, hoá học vào mô tế bào tạo đột biến , nuôi mô tế bào đột biến trong môi trường nhân tạo thích hợp sẽ phát triển thành một hoặc một số cơ thể mới. d.- Cả a, b, c. 5.- Đặc điểm của các cây được tạo ra từ công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào: a.- Các cây sinh ra đều đồng nhất về mặt di truyền và giống với tế bào ban đầu. b.- Các cây sinh ra đều không đồng nhất về mặt di truyền. c.- Có một số cây đồng nhất với nhau và có cả những cây không đồng nhất với nhau về mặt di truyền. d.- Các cây sinh ra đồng nhất về mặt di truyềnvà khác với tế bào ban đầu. 6.- Keo đất mang điện âm hay dương được quyết định bởi: a.- Lớp ion quyết định điện. b.- Lớp ion bất động. c.- Lớp ion khuếch tán. d.- Nhân. 7.- Kích thước một hạt keo đất khoảng: a.- Dưới 1 mm. b.- Hơn 1 mm. c.- Rất nhỏ, ở trạng thái huyền phù. d.- 1 mm. 8.- Nguyên nhân hình thành đất xói mòn là: a.- Canh tác quá lâu đời. b.- Lượng mưa lớn. c.- Địa hình dốc. d.- Cả b và c. 9.- Đất xám bạc màu được hình thành ở: a.- Tây Nguyên. b.- Đồng bằng. c.- Sa mạc. d.- Giáp ranh đồng bằng và trung du. 10.- Đất xám bạc màu có phản ứng: a.- Trung tính. b.- Chua. c.- Kiềm. d.- Hơi chua. 11.- Đất xám bạc màu có tính chất: a.- Thành phần sét lớn. b.- Thành phần sét rất ít. c.- Thành phần cơ giới nhẹ. d.- Thành phần cơ giới nặng. 12.- Biện pháp để cải tạo đất xám bạc màu là: a.- Canh tác theo đường đồng mức. b.- Làm ruộng bậc thang. c.- Tạo thềm cây ăn quả. d.- Bón phân. 13.- Đất mặn có chứa nhiều: a.- Sét. b.- Kim loại. c.- Các Anion. d.- Muối. 14.- Đất mặn được hình thành ở: a.- Đồng bằng. b.- Đồng bằng ven biển. c.- Trung du. d.- Vùng biển. 15.- Đất bị xói mòn có phản ứng: a.- Trung tính. b.- Chua. c.- Kiềm. d.- Rất nghèo cát. 16.- Nguyên nhân hình thành đất mặn là: a.- Nước ngầm. b.- Nước biển. c.- Cation Canxi. d.-Cả a và b. 17.- Đất mặn có phản ứng: a.- Trung tính. b.- Chua. c.- Kiềm. d.- Trung tính và kiềm. 18.- Bón vôi vào đất phèn nhằm: a.- Khử độc cho đất. b.- Rửa bớt lượng phèn. c.- Giảm độc hại của ion Al3+. d.- Nâng cao độ phì nhiêu của đất. 19.- Khi bón phân cho cây trồng cần chú ý những điểm gì? a.- Tính chất của phân bón, tính chất của đất trồng. b.- Đặc điểm sinh học và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng. c.- Thời tiết. d.- Cả a, b, c. 20.- Khi sử dụng phân chuồng phải ủ cho hoai mục vì: a.- Diệt được nấm bệnh, vi khuẩn, siêu vi trùng gây bệnh cho cây và hạt cỏ dại. b.- Phân giải chất khó hấp thụ thành chất dễ hấp thụ cho cây. c.- Diệt những mầm bệnh nguy hiểm cho người và gia súc. d.- Cả a, b, c. 21.- Sâu, bệnh hại xuất hiện trên đồng ruộng là do: a.- Có sẵn trên đồng ruộng. b.- Sử dụng hạt giống, cây con nhiễm sâu bệnh. c.- a, b đúng. d.- a, b sai. 22.- Để hạn chế nguồn sâu, bệnh hại trên đồng ruộng, trước khi gieo trồng cần phải: a.- Cày sâu, bừa kỹ, ngâm đất hoặc phơi đất, vệ sinh đồng ruộng. b.- Xử lí và sử dụng giống sạch bệnh. c.- a, b đúng. d.- a, b sai. 23.- Sự thiệt hại do dịch sâu, bệnh gây ra ở mức độ thấp nhất khi: a.- Phát hiện kịp thời và dùng các biện pháp diệt trừ nguồn sâu, bệnh. b.- Phát hiện kịp thời và dùng các biện pháp hạn chế nguồn dinh dưỡng của sâu, bệnh hại. c.- Phát hiện kịp thời và dùng các biện pháp tạo nhiệt độ, độ ẩm không thuận lợi. d.- a, b, c đúng. 24.- Xác định ưu điểm của biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng: a.- Tăng giá thành sản xuất. b.- Hiệu lực nhanh chóng, dễ dùng, hiệu quả rộng. c.- Tốc độ tiêu diệt thiên địch tăng. d.- Tăng nhanh những dòng sâu, bệnh kháng thuốc. 25.- Áp dụng biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu, bệnh là: a.- Sử dụng sản phẩm của sinh vật (thuốc chế từ thảo mộc, vi sinh vật) phun cho cây trồng để tiêu diệt sâu, bệnh hại. b.- Sử dụng thiên địch để khống chế và tiêu diệt sâu, bệnh. c.- Dùng phân vi sinh bón cho cây trồng. d.- a, b đúng. 26.- Ý nghĩa của biện pháp điều hòa trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là: a.- Tiêu diệt sâu, bệnh ở mức độ sau cho thiệt hại của cây trồng ở mức thấp nhất. b.- Không để sâu, bệnh phát triển trong một diện tích rộng, gây tổn thất lớn đến cây trồng. c.- Đảm bảo trạng thái cân bằng của quần thể đồng rộng, cụ thể là đảm bảo sự phát triển tự nhiên của sâu, bệnh hại cây trồng với cây trồng. d.- a, b, c đúng. 27.- Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là: a.- Biện pháp phòng trừ dịch hại. b.- Phối hợp một cách hợp lí nhiều biện pháp. c.- Nhằm tăng cường hiệu quả và hạn chế nhược điểm của mỗi biện pháp. d.- a, b, c đúng. 28.- Nhược điểm của biện pháp hóa học là: a.- Gây ô nhiễm môi trường. b.- Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và động vật. c.- a, b đúng. d.- a, b sai. 29.- Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng gồm: a.- 2 nguyên lí cơ bản. b.- 3 nguyên lí cơ bản. c.- 4 nguyên lí cơ bản. d.- 5 nguyên lí cơ bản. 30.- Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng gồm: a.- 4 biện pháp cụ thể. b.- 5 biện pháp cụ thể. c.- 6 biện pháp cụ thể. d.- 7 biện pháp cụ thể. 31.- Nhiệt độ gây chết cho nấm là: a.- 25-30oC. b.- 30-45oC. c.- 45-50oC. d.- 50-55oC. 32.- Nhiệt độ thuận lợi cho nấm phát triển là: a.- 25-30oC. b.- 30-45oC. c.- 45-50oC. d.- 50-55oC. 33.- Nhược điểm của thuốc hóa học đối với quần thể sinh vật đồng ruộng là: a.- Phát sinh những dòng sâu bệnh kháng thuốc. b.- Hạn chế sự phát triển hoặc tiêu diệt những sinh vật có ích. c.- Gây độc hại cho người và động vật. d.- a, b đúng. 34.- Khi phát hiện ổ dịch, cần sử dụng thuốc hóa học như thế nào để có hiệu quả tốt đối với cây trồng? a.- Phun vào lúc sáng sớm hoặc trước khi trời mưa để tránh hại cho cây trồng. b.- Chọn đúng loại thuốc trừ sâu, bệnh đặc hiệu đối với ổ dịch. c.- Nồng độ và liều lượng cao cho phép để dập tắt nhanh. d.- b, c đúng. 35.- Với những ưu điểm và những hạn chế của thuốc hóa học bảo vệ thực vật nên người ta chỉ sử dụng chúng: a.- Khi sâu, bệnh đã phát triển tới ngưỡng gây hại. b.- Khi các biện pháp bảo vệ thực vật khác (sinh học, vật lí,) không hạn chế được sự phát triển của sâu, bệnh. c.- Khi có loại thuốc hóa học có tính chọn lọc cao và được phép sử dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. d.- Cả a, b, c. 36.- Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là: a.- Chế phẩm được chiết rút từ thực vật trong đó có chứa những độc tố bảo vệ thực vật. b.- Các chế phẩm trong đó thành phần chính là các loại vi khuẩn, nấm, vi rút có khả năng tiêu diệt sâu, bệnh hại. c.- a, b đúng. d.- a, b sai. 37.- Chế phẩm vi sinh bảo vệ thực vật là: a.- Chế phẩm được chiết rút từ thực vật trong đó có chứa những độc tố bảo vệ thực vật. b.- Các chế phẩm trong đó thành phần chính là các loại vi khuẩn, nấm, vi rút có khả năng tiêu diệt sâu, bệnh hại. c.- a, b đúng. d.- a, b sai. 38.- Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật là việc: a.- Khai thác và sử dụng các chủng, giống vi sinh vật có khả năng gây bệnh cho sâu, bệnh để sản xuất các chế phẩm vi sinh vật bảo vệ thực vật. b.- Sử dụng các chế phẩm vi sinh vật bảo vệ thực vật diệt trừ sâu, bệnh hại vào sản xuất nông, lâm nghiệp. c.- a, b đúng. d.- a, b sai. 39.- Cơ sở khoa học của biện pháp sử dụng chế phẩm vi sinh trừ ssâu hại là: a.- Dùng vi sinh vật gây bệnh chosâu, bệnh hại. b.- Dùng chất chế tiết từ tế bào vi sinh vật để gây bệnh cho sâu, bệnh hại. c.- a, b đúng. d.- a, b sai. 40.- Cơ sở khoa học của quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật trừ sâu, bệnh hại là: a.- Nhân giống vi sinh vật có khả năng gây bệnh cho sâu hại để sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật. b.- Nhân giống vi sinh vật và chiết rút các chất từ tế bào vi sinh vật để tạo chế phẩm bảo vệ thực vật. c.- a, b đúng. d.- a, b sai. II.- TỰ LUẬN: (7đ – 3 => 4 câu) BÀI CÂU HỎI GHI CHÚ 2 1.- Tại sao phải khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa vào sản xuất đại trà? 2.- Thí nghiệm so sánh giống nhằm mục đích gì? 3.- Vì sao phải tiến hành thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật giống cây trồng mới? 4.- Thí nghiệm sản xuất quảng cáo nhằm mục đích gì? 3 - 4 1.- Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng là gì? 2.- Trình bày quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì? 3.- Trình bày quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ phục tráng? 6 1.- Nêu cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào. 2.- Trình bày quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào. 7 1.- Thế nào là keo đất? Nêu cấu tạo của keo đất. (Phân biệt cấu tạo của keo đất dương và keo đất âm) 2.- Thế nào là khả năng hấp phụ của đất? 3.- Thế nào là phản ứng của dung dịch đất? 4.- Thế nào là độ phì nhiêu của đất? 9 1.- Nêu những biện pháp chính để cải tạo đất xám bạc màu. 2.- Nêu những biện pháp chính nhằm hạn chế xói mòn và cải tạo đất. 10 1.- Nêu những biện pháp chính để cải tạo đất mặn. 2.- Nêu những biện pháp chính để cải tạo đất phèn. 12 1.- Nêu đặc điểm và cách sử dụng phân hóa học. 2.- Nêu đặc điểm và cách sử dụng phân hữu cơ. 3.- Nêu đặc điểm và cách sử dụng phân vi sinh vật. 13 1.- Nêu đặc điểm và cách sử dụng của phân vi sinh vật cố định đạm. 2.- Nêu đặc điểm và cách sử dụng của phân vi sinh vật chuyển hóa lân. 15 1.- Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện ổ dịch trên đồng ruộng? 2.- Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng? 3.- Chế độ chăm sóc có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng? 17 1.- Nêu nguyên lí cơ bản của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? 2.- Hãy kể tên các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? Biện pháp nào giữ vai trò chủ yếu nhất? Biện pháp nào giữ vai trò quan trọng?(2đ) 19 1.- Nêu ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật. 2.- Nêu ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường xung quanh. 3.- Trình bày những biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường xung quanh. 20 1.- Thế nào là chế phẩm vi khuẩn trừ sâu? Nêu quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi khuẩn trừ sâu. 2.- Thế nào là chế phẩm vi rút trừ sâu? Nêu quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi rút trừ sâu. 3.- Thế nào là chế phẩm nấm trừ sâu? Nêu quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm nấm trừ sâu.

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP HKI 20082009.doc