I. YÊU CẦU CHUNG:
1. Kiến thức:
- Nắm được tác giả, nội dung và nghệ thuật các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam.
- Nắm vững kiến thức về các bài tiếng Việt.
2. Kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn tự sự và vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm vào bài viết.
- Rèn luyện kĩ năng áp dụng làm bài tập tiếng việt.
II. CỤ THỂ:
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (2 điểm)
1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
2. Văn bản.
3. Đặc điểm của ngôn của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
4. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì i – môn ngữ văn 10 năm học 2012 – 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN 10
NĂM HỌC 2012 – 2013
I. YÊU CẦU CHUNG:
1. Kiến thức:
- Nắm được tác giả, nội dung và nghệ thuật các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam.
- Nắm vững kiến thức về các bài tiếng Việt.
2. Kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn tự sự và vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm vào bài viết.
- Rèn luyện kĩ năng áp dụng làm bài tập tiếng việt.
II. CỤ THỂ:
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (2 điểm)
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Văn bản.
Đặc điểm của ngôn của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
B. PHẦN VĂN HỌC (2 điểm)
1. Văn học dân gian Việt nam
2.Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX.( đặc điểm về nội dung, nghệ thuật.)
3.Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão).(phân tích ý nghĩa của chữ “thẹn” trong câu thơ cuối.)
a.Hai câu sau: Nỗi lòng của tác giả:suy nghĩ về trách nhiệm của kẻ làm trai
-Công danh:
+ Lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm).
+Trách nhiệm nghĩa vụ với Đất nước
->khiêm tốn và khát vọng vươn tới của Phạm Ngũ Lão.
Khát vọng lập công danh để thoả “chí nam nhi”, cũng là khát vọng được đem tài trí “ tận trung báo quốc” thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A.
b. Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc.
c. Nghệ thuật :
- hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng.
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao về cảm xúc.
Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi).( em hiểu thế nào về ý nghĩa của 2 câu thơ cuối)
a.Hai câu thơ cuối: Khát vọng của nhà thơ:
-" Dẽ có……
Dân…..đòi phương "
Lấy Nghiêu, Thuấn làm gương báu răn mình, mơ ước một cuôc sống ấm no cho nhân dân : tâm hồn cao cả, luôn khát khao đem tài trí thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân
b.Nghệ thuật :
- hệ thống ngôn từ giản dị,tinh tế xen lẫn từ Hán Việt.
- Sư dụng từ láy độc đáo:
- câu thơ thất ngôn chen lục ngôn.
Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm).(quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm)
a. Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
“Nhàn” thể hiện ở sự ung dung thanh thản,vô sự trong lòng, vui thú điền viên.
"Nhàn" là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về “nơi vắng vẻ”, sống hoà nhập với tự nhiên để “di dưỡng tinh thần”
Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức sẵn có theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt.
Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giâc mộng phú quý tựa chiêm bao
b.Nghệ thuật :
sử dụng phép đối, điển cố
Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lý.
c.Ý nghĩa văn bản :Vẻ đẹp nhân cách của tác giả : thái độ coi thường danh lợi, giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống.
C. PHẦN LÀM VĂN (6 điểm)
MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO:
Đề 1:
Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về những buổi đầu tiên em học ở trường TT.GDTX Chơn Thành.
Đề 2:
Kể lại một kỷ niệm sâu sắc của em về tình cảm gia đình, hoặc tình bạn, tình thầy trò, tình hàng xóm theo ngôi kể thứ nhất
Đề 3:
“ Tôi là một cô bé (cậu bé) nghèo khổ, mồ côi sống với bà ngoại, hằng ngày phải làm rất nhiều nghề, (lượm ve chai, đi bán báo, đánh giày). Khi tôi còn nhỏ, ngoại yêu thương, nuôi dưỡng tôi nhưng giờ đây ngoại đang ốm nặng, tất cả chỉ trông chờ vào đồng tiền ít ỏi hằng ngày tôi kiếm được…”
Dựa theo nững lời tâm sự trên. Anh (chị) hãy viết một truyện ngắn theo ngôi kể thứ nhất, kể về số phận bất hạnh của nhân vật trên.
Đê 4: Cảm nhận của em về bức tranh cảnh ngày hè trong bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi.
Đề 5: Phân tích bài thơ “ Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão
................HẾT..............
Chúc các em ôn tập và kiểm tra có kết quả tốt.
File đính kèm:
- de_cuong_hk1_van 10.doc