Đề cương ôn tập học kì II môn: Vật lí lớp 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II

Môn: Vật lí 8

*Cấp độ nhận biết:

 Câu 1 : Các chất được cấu tạo như thế nào? Chuyển động của nguyên tử, phân tử gọi là gì? Vì sao?

 Trả lời : - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

 - Chuyển động của nguyên tử, phân tử gọi là chuyển động nhiệt . Vì chuyển động này có liên quan chặt chẽ đến nhiệt độ.

 Câu 2: Trình bày khái niệm nhiệt năng. Nêu định nghĩa nhiệt lượng, cho biết kí hiệu và đơn vị của nhiệt lượng.

 Trả lời - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật đó.

 - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

 - Kí hiệu : Q

 - Đơn vị : J

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn: Vật lí lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II Môn: Vật lí 8 *Cấp độ nhận biết: Câu 1 : Các chất được cấu tạo như thế nào? Chuyển động của nguyên tử, phân tử gọi là gì? Vì sao? Trả lời : - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. - Chuyển động của nguyên tử, phân tử gọi là chuyển động nhiệt . Vì chuyển động này có liên quan chặt chẽ đến nhiệt độ. Câu 2: Trình bày khái niệm nhiệt năng. Nêu định nghĩa nhiệt lượng, cho biết kí hiệu và đơn vị của nhiệt lượng. Trả lời - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật đó. - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. - Kí hiệu : Q - Đơn vị : J Câu 3: Khi nào một vật có cơ năng? Trình bày các khái niệm: động năng, thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi. Trả lời :- Khi một vật có khả năng sinh công, ta nói vật đó có cơ năng. - Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. - Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn. - Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. Câu 4: Phát biểu định luật công ? Trả lời :- Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. Câu 5: Viết công thức tính nhiệt lượng thu vào của một vật có khối lượng m. Nêu tên đại lượng và đơn vị? Trả lời : Công thức: Tên đại lượng và đơn vị: m: khối lượng của vật (kg) c: nhiệt dung riêng của chất làm nên vật (J/kg.K) = t2 – t1: độ tăng nhiệt độ (0C) Câu 6: Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K điều đó cho ta biết gì? Trả lời : Điều đó có ý nghĩa là: Muốn làm cho 1kg nước nóng thêm lên 10C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200J. *Cấp độ thông hiểu: Câu 7: Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật? Kể ra? Áp dụng : Hãy giải thích sự thay đổi nhiệt năng trong các trường hợp sau và cho biết đây là quá trình thay đổi nhiệt năng theo cách nào? Khi đun nước, nước nóng lên. Khi cưa gỗ, cả lưỡi cưa và gỗ đều nóng lên. Trả lời : Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật: thực hiện công và truyền nhiệt. a) - Nhiệt năng của nước tăng lên. - Đây là quá trình truyền nhiệt. b) - Nhiệt năng của lưỡi cưa và gỗ tăng lên. - Đây là quá trình thực hiện công. Câu 8: Thế nào là hiện tượng khuếch tán? Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn hay chậm đi khi nhiệt độ giảm? Vì sao? Trả lời : - Hiện tượng khuếch tán là hiện tương các chất tự hòa lẫn vào nhau. - Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm đi. Do chuyển động của các nguyên tử, phân tử bị chậm lại. Câu 9: a) Đun nước bằng ấm nhôm và ấm đất trên cùng một bếp, thì nước trong ấm nào sôi nhanh hơn ? Tại sao? b) Đun sôi xong, tắt bếp đi thì nước trong ấm nào nguội nhanh hơn? Tại sao? Trả lời : a) Nước trong ấm nhôm sôi nhanh hơn vì nhôm dẫn nhiệt từ ngọn lửa vào nước tốt hơn so với đất. b) Nước trong ấm nhôm nguội nhanh hơn vì nhôm dẫn nhiệt từ nước ra không khí xung quanh tốt hơn đất và nhôm bức xạ nhiệt ra ngoài không khí tốt hơn đất. Câu 10: Đối lưu là gì? Tại sao muốn đun nóng chất lỏng hoặc chất khí phải đun từ phía dưới? Trả lời : - Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. - Để phần chất lỏng hoặc chất khí ở dưới nóng lên trước, nở ra, trọng lượng riêng giảm nên nổi lên; phần ở trên chưa được đun nóng, nặng hơn nên chìm xuống tạo thành dòng đối lưu. Câu 11: Trong thí nghiệm của Bơ-rao, em hãy: Cho biết  tên của loại hạt mà Bơ-rao dùng trong thí nghiệm. b) Giải thích nguyên nhân vì sao các hạt này chuyển động không ngừng về mọi phía. Trả lời : a) Hạt phấn hoa. b) Do các phân tử nước chuyển động không ngừng về mọi phía. Trong khi chuyển động các phân tử nước va chạm với các hạt phấn hoa làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng. *Cấp độ vận dụng: Câu 12: Cần nhiệt lượng bao nhiêu để đun nóng 5 lít nước từ 20oC lên 80oC? Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Tóm tắt: V = 5l ® m = 5kg t1 = 20oC t2 = 80oC c = 4 200 J/kgK Q = ? Giải: Nhiệt lượng của nước cần thu vào để nóng lên: Q = m .c (t2 – t1) = 5. 4 200 (80 – 20) = 1260 000 (J) = 1260 (KJ) Đáp số: Q = 1260 KJ Câu 13: Một ấm đun nước bằng nhôm nặng 500g chứa 2kg nước ở nhiệt độ 200C. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước, nếu coi nhiệt lượng tỏa ra môi trường bên ngoài là không đáng kể. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, của nhôm là 880 J/kg.K. Tóm tắt: m1 = 500g = 0,5kg m2 = 2kg t1 = 200C t2 = 1000C c1 = 880J/kg.K c2 = 4200J/kg.K Q = ? (KJ) Giaûi: - Nhiệt lượng nhôm thu vào để nóng lên: Q1 = m1. c1. (t2 – t1) = 0,5 . 880 . (100 – 20) = 35 200 (J) = 35,2 (KJ) - Nhiệt lượng nước thu vào để nóng lên: Q2 = m2 . c2 . (t2 – t1) = 2 . 4200 . (100 – 20) = 672 000 (J) = 672 (KJ) - Nhieät löôïng caàn thiết để đun sôi nước: Q = Q1 + Q2 = 35,2 + 672 = 707,2 (KJ) Đáp số: Q = 707,2 KJ Câu 14: Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì, một học sinh thả một miếng chì có khối lượng 0,3kg được nung nóng tới 1000C vào 0,25kg nước ở 58,50C làm cho nước nóng lên đến 600C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. a) Tính nhiệt lượng nước thu được. b) Tính nhiệt dung riêng của chì. Tóm tắt m2 = 0,3kg m1 = 0,25kg t2 = 1000C t1 = 58,50C t = 600C c1 = 4200J/kg.K a) Q1 = ? (J) b) c2 = ? (J/kg.K) Giải a) Nhiệt lượng nước thu được: Q1 = m1. c1. (t – t1) = 0,25 . 4200 . (60 – 58,5) = 1575 (J) b) Nhiệt dung riêng của chì: Q2 = m2 . c2 . (t2 – t) = 0,3 . c2 . (100 – 60) = 12 c2 (J) Vì Q1 = Q2 nên: 1575 = 12 c2 (J/kg.K) Đáp số: a) 1575 J b) 131,3 J/kg.K Câu 15 : Công suất , đơn vị Trả lời : - Công suất được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian. - đơn vị oát (W) Câu 16 : Nêu 3 nguyên lí truyền nhiệt giữa hai vật: Trả lời : - Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. - Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại. -Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. Câu 17 : Em hãy nêu các hiểu biết của mình về cấu tạo phân tử của các chất và cho biết mối quan hệ giữa nhiệt độ và chuyển động phân tử ? Trả lời : - các chất được cấu tạo từ những phân tử, nguyên tử . - giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. - nhiệt độ càng cao các phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh. Câu 18 : Em hãy giải thích gì sao chúng ta có thể dễ dàng đi trong không khí , gặp khó khăn hơn khi lội qua nước và không thể nào đi xuyên qua vách tường? Trả lời : khoảng cách giữa các phân tử của ba chất trên chênh lệch nhau rất lớn: chất khí có khoảng cách lớn nhất nên ta dễ dàng len vào; rồi đến chất lỏng và chất rắn có khoảng cách phân tử rất nhỏ . vì vậy mới có hiện tượng như trên Câu 19: Em hãy nêu tên ba cách truyền nhiệt ? Mỗi cách truyền nhiệt cho một ví dụ minh họa? Trả lời : - ba cách truyền nhiệt là : dẫn nhiệt , đối lưu, bức xạ nhiệt. - Ví dụ về dẫn nhiệt : như hơi nóng một đầu thanh sắt thì đầu kia thấy nóng chứng tỏ nhiệt đã truyền dẫn từ đầu này đến đầu kia - Ví dụ về đối lưu : như khi nấu cháo dòng đối lưu đã tung các hạt gạo từ dưới đáy nồi đi lên truyền nhiệt cho lớp trên mặt và ngược lại. - Ví dụ về sự bức xạ nhiệt : ngồi cách bếp lò một khoảng vẫn thấy nóng, chứng tỏ tia nhiệt đã truyền nhiệt từ bếp lò ra xung quanh. Câu 20 : Mô tả thí nghiệm về tính dẫn nhiệt của nước ; Từ thí nghiệm nầy em hãy cho biết nước dẫn nhiệt tốt hay kém ? Trả lời : Thí nghiệm: Dùng đèn cồn đun nóng miệng một ống nghiệm trong có đựng đầy nước , dưới đáy có một cục sáp. Khi nước ở phần trên bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm vẫn không bị nóng chảy . Kết luận : Điều đó chứng tỏ nước dẫn nhiệt kém.

File đính kèm:

  • docON TAP HKII LI 8 1213.doc
Giáo án liên quan