I. Sinh trưởng và phát triển
1.Khái niệm sinh trưởng của thực vật: Sinh trưởng của thực vật là quá trình rằn về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
2. Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
7 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 837 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II – Năm học 2008 - 2009 Môn: Sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì II – Năm học 2008-2009
Môn: Sinh học
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
Sinh trưởng và phát triển
1.Khái niệm sinh trưởng của thực vật: Sinh trưởng của thực vật là quá trình rằn về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
2. Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
Tiêu chí
Sinh trưởng sơ cấp
Sinh trưởng thứ cấp
Bộ phận đảm nhiệm
Mô phân sinh
Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
Nơi diễn ra
Đỉnh thân và đỉnh rễ ở cả thực vật một lá mầm và hai lá mầm
Gốc các lóng non ở cây một lá mầm
Phần thân trưởng thành ở thực vật một lá mầm sống nhiều năm
Đặc điểm
Phát triển chiều dọc
Phát triển chiều ngang
Cơ chế
Hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng
Hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên
Lớp đại diện
Cây một lá mầm
Cây hai lá mầm
Kết quả
Tạo mô sơ cấp (mô biểu bì, mô cơ bản, mô mạch.
Làm tăng chiều dài của cây
Tạo mô thứ cấp
Làm tăng diện tích bề mặt (độ dày của thân)
Tạo ra gỗ lõi (vòng), gỗ dác, mạch rây
Vai trò
Gỗ lõi: Bước đầu vận chuyển nước và muối khoáng, sau đó làm giá đỡ cho cây
Gỗ dác: Thực sự là mô vận chuyển nước và ion khoáng
Mạch rây: Vận chuyển các chất từ lá xuống các bộ phận khác của cây
Lớp bần do tầng sinh bần tạo ra
3. Khái niệm về hormone: Hormone thực vật (phitohormone) là các chất hữu cơ được cây sản sinh ra với liều lượng rất nhỏ có vai trò điều tiết hoạt động sinh trưởng của cây
4. Các loại hormone thực vật
Nhóm
Tên chất
Vị trí
Tác động sinh lí
Ứng dụng
Nơi tổng hợp
Nơi tồn tại
Kích thích sinh trưởng
Auxin
Gồm 3 dạng: C18H32O5, C18H30O4, C10H9O2N (AIA – axit indol axetic)
Đỉnh, thân, cành
Các vùng đang sinh trưởng: Chồi, hạt nảy mầm, lá mầm, mô phân sinh chồi, rễ, tầng phân sinh ở nhị hoa
-Mức tế bào: kích thích quá trình nguyên phân và giãn dài của thực vật
-Mức cơ thể: Tham gia nhiều hoạt động sống của cây: hướng động, kích thích hạt nảy mầm, chồi, ra rễ phụ
-Kéo dài tế bào
-Kích thích tầng sinh mạch
-Kích thích sự ra hoa, tạo quả
Dùng với nồng độ thích hợp để tăng sinh rễ phụ. Auxin nhân tạo: ANA, AIB không có enzin phân giải nên tích lũy chất độc
→ Không dùng cho củ, quả ăn
Giberelin
Hơn 70 loài đặt tên từ GA1 – GA70
Lá, rễ
Lục lạp, phôi hạt, chóp rễ, hạt, củ, chồi nảy mầm, quả, lóng thân, cành sinh trưởng
-Mức tế bào: GA làm tăng số lần nguyên phân và sinh trưởng giãn dài của thực vật
-Mức cơ thể: Kích thích nảy mẩm, sinh trưởng chiều cao, quả không hạt, tăng tốc độ phân giải tinh bột
-Kích thích sự phân chia của tế bào
-Kéo dài tế bào
-Kích thích nảy mầm, phát triển quả
-Tác động đến quang hợp, hô hấp, trao đổi nitơ, axit nucleic, hoạt tính enzim, thành phần hóa học trong cây
Kích thích nảy mầm hạt, chồi, củ. Sinh trưởng chiều cao. Tạo quả không hạt. Sản xuất mạch nha và công nghiệp chế biến đồ uống
Xitokinin
C10H9N5O
Nhóm chất tự nhiên và nhân tạo
-Mức tế bào: Kích thích phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của thực vật
-Mức cơ thể: Hoạt hóa sự phân hóa, phát sinh chồi, thân trong nuôi cấy mô callus
-Kích thích phân chia tế bào
-Kích thích phát triển chồi bên
-Ức chế sự lão hóa của lá
Công nghệ nuôi cấy mô tế bào để tạo rễ, kích thích nảy chồi khi có mặt auxin. Sử dụng phổ biến trong công tác giống để bảo tồn các giống quí
(Kinetin)
Ức chế sinh trưởng
AAB
Axit abxixic
C14H19O4
Lá, lục lạp, chóp rễ, mô thực vật có mạch có hoa, các cơ quan đang già hóa
-Làm rụng lá
-Ức chế sự kéo dài rễ
-Ức chế sự phát triển chồi
Điều tiết trạng thái ngủ hay hoạt động của lá chồi theo mục đích sản xuất
Etilen
C2H2
Ở các cơ quan vào thời điểm quả chin, rụng lá
-Kích thích quả chin, rụng lá, quả
-Ức chế sinh trưởng chiều dài thân
Dấm quả
Ngoài ra còn có chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ
-Chất làm chậm sinh trưởng là chất tổng hợp nhân tạo có vai trò như chất ức chế sinh trưởng nhưng không làm thay đổi đặc tính sinh sản. Dùng chúng để làm thấp cây, cứng cây, chống lốp, đổ. Ví dụ: CCC, MH, ATIB
-Chất diệt cỏ có tác dụng phá hoại các màng tế bào và màng sinh chất, ức chế quang hợp, xáo trộn quá trình sinh trưởng, ngừng trệ quá trình phân bào, ngăn cản các quá trình sinh tổng hợp của cỏ, còn cây trồng khác không bị hại. Ví dụ: 2,4D ; 2,4,5T
5.Khái niệm về sự phát triển của thực vật: Sự phát triển ở thực vật là những biến đổi trong chu ki sinh trưởng của cây gồm 3 giai đoạn: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên rễ, thân, lá.
6.Khái niệm về hormone ra hoa ở thực vật: Là các chất hữu cơ được hình thành trong lá và được vận chuyển đến các điểm sinh trưởng của thân làm cho cây ra hoa.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa ở thực vật:
Tuổi của cây là sự phụ thuộc của sự ra hoa vào tuổi của cây. Nhiều loài cây cứ đến độ tuổi nhất định thì ra mà không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. VD: Cây cà chua khi ra lá thứ 14 thì ra hoa
Cây non nhiều lá, ít rễ, nhiều giberelin thì tạo ra cây đực. Cây non nhiều rễ phụ, nhiều xitokinin thì dễ tạo cây cái. Cây vừa nhiều rễ và lá tạo sự cân bằng hormone thì tỉ lệ hoa đực, hoa cái bằng nhau
Điều kiện ngoại cảnh: Thực tế nhiều loài cây đến độ tuổi mà vẫn không ra hoa nếu thiếu điều kiện ánh sáng, nhiệt độ
Xuân hóa là sự phụ thuộc của sự ra hoa vào nhiệt độ thấp. Nhiều loài cây như bắp cải, lúa mì chỉ ra hoa sau một mừa đồng, thích hợp gieo vào mùa xuân
Cây đực phát triển trong thời gian ngày dài, ánh sáng đỏ, nhiệt độ cao, CO2 thấp.
Cây cái phát triển trong thời gian ngày ngắn, ánh sáng xanh, nhiệt độ thấp, CO2 cao, độ ẩm cao
Quang chu kì là sự phụ thuộc của sự ra hoa vào tương qua ngày đêm. Quang chu kì tác động đến sự ra hoa, rụng lá, tạo củ, di chuyển các hợp chất quang hợp. Dựa vào đây, thực vật được chia ra làm ba loại:
Thực vật ngày dài: Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12h: Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường, thanh long, dâu tây, lúa mì
Thực vật ngày ngắn: Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12h: Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía, cà tím, cà phê
Thực vật trung tính: Ra hoa cả ngày dài và ngày ngắn: Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương
Hormone kích thích ra hoa: Florigen. Theo thuyết Trailakhian, đây là hợp chất gồm giberelin (kích thích sinh trưởng ở đế hoa) và atezin (kích thích sinh trưởng ở mầm hoa – chất giả thiết). Florigen tập trung ở lá, qua mạch gỗ, mạch rây tới đỉnh sinh trưởng thân, kích thích ra hoa.
Phitocrom là sắc tố tiếp nhận kích thích quang chu kì và kích thích ánh sáng. Gồm 2 loại: ánh sáng đỏ (Pđ), bước sóng 660 nm và ánh sáng đỏ xa (Pđx) với bước song 730nm. Chúng có thể chuyển hóa cho nhau khi hấp thụ ánh sáng của nhau. Tác động chủ yếu đến các vận động cảm ứng, đóng mở khí khổng; có đặc tính kích thích của auxin, đặc tính tổng hợp của axit nucleic và đặc tính vận động cảm ứng; kích thích ra hoa.
7. Phân biệt sinh trưởng, phát triển qua biến thái và không qua biến thái
Phát triển không qua biến thái
Phát triển qua biến thái
Hoàn toàn
Không hoàn toàn
Ví dụ
Đa số động vật có xương, nhiều loài động vật không xương
Bướm, tằm dâu, ruồi, muỗi, cánh cam, bọ rùa, ếch, nhái
Châu chấu, cào cào, bọ ngựa, tôm, cua
Các giai đoạn phát triển
Phát triển qua 2 giai đoạn: Phôi thai và sau khi được sinh ra
-Giai đoạn phôi thai: Hợp tử phân chia và phân hóa hình thành thai
-Giai đoạn sau khi sinh: Không biến thái, con sinh ra giống con trưởng thành
-Giai đoạn phôi (1 pha trứng): Hợp tử (trứng)
→ sâu non
-Giai đoạn hậu phôi (3 pha): Sâu bướm tiến hành lột xác nhiều lần → nhộng (nằm trong kén, tiếp tục tu chỉnh lại cơ thể) → bướm
Vòng đời 4 pha
-Giai đoạn phôi (1 pha trứng): Hợp tử (trứng)
→ ấu trùng
-Giai đoạn hậu phôi (2 pha): ấu trùng tiến hành lột xác nhiều lần → Trưởng thành
Vòng đời 3 pha
Đặc điểm
Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo sinh lí gần giống con trưởng thành
Ấu trùng hay sâu có hình thái cấu tạo sinh lí gần giống con trưởng thành. Qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành
Ấu trùng hay sâu có hình thái cấu tạo sinh lí gần giống con trưởng thành. Qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành
Khái niệm
Là quá trình phát triển trong đó con non mới nở ra (hoặc đẻ ra) đã có cấu tạo giống con trưởng thành
Là kiểu sinh trưởng và phát triển mà con non có hình dạng, cấu tạo và sinh lí hoàn toàn khác với con trưởng thành, trải qua các giai đoạn biến đổi trung gian con non biến đổi thành con trưởng thành
Là kiểu sinh trưởng và phát triển mà con non chưa phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác con non biến đổi thành con trưởng thành
Thức ăn
Bướm trưởng thành bằng mật hoa, trong ống tiêu hóa chỉ có enzim saccaroza tiêu hóa đường saccarozo
Sâu bướm bằng lá cây, đầy đủ enzim tiêu hóa protein, lipid, cacbohidrat
Ấu trùng bằng lá cây, ống tiêu hóa có đầy đủ enzim tiêu hóa protein, lipid, cacbohidrat tạo ra chất dễ hấp thụ đường đơn, axit béo, glixerin, axit amin
8.Ví dụ về sinh trưởng và phát triển không qua biến thái, sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn
9.Vai trò của nhân tố di truyền đối với sinh trưởng và phát triển của động vật
Hệ gen
10. Hormone với sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và không có xương sống
Động vật có xương sống
Tên hormone
Tuyến tiết
Vai trò của hormone
Hormone sinh trưởng, phát triển
Tuyến yên
-Kích thích phân chia tế bào
-Tăng kích thước tế bào do tăng tổng hợp protein
-Kích thích phát triển ( xương dài ra, to lên)
Tiroxin
Tuyến giáp
-Kích thích chuyển hóa ở tế bào
-Kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể
Testosteron
Tinh hoàn
Kích thích sinh trưởng, phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì
-Tăng phát triển xương
-Kích thích phân hóa tế bào để hình thành đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp
-Riêng testosterone còn làm tăng mạnh tổng hợp prơtein, phát triển cơ bắp
Ostrogen
Buồng trứng
Động vật không xương sống
Loại hormone
(Tuyến ngực)
Tác dụng với sinh trưởng và phát triển
Ecdixon
-Gây lột xác sâu bướm
-Kích thích sâu bướm biến thành nhộng và bướm
Juvenin
-Phối hợp với ecdixon dẫn đến lột xác
-Ức chế sâu biến thành nhộng và bướm
11.Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật
Các yếu tố ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng
Thức ăn
-Là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và con người
-Cấu tạo tế bào, cơ quan
-Cung cấp năng lượng
Nhiệt độ
-Mỗi loài động vật chỉ sinh trưởng, phát triển tốt trong một giới hạn nhiệt độ nhất định: Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật đặc biệt là động vật biến nhiệt
-Cao, thấp → tiêu tốn năng lượng
-Hệ enzim rồi loạn → chậm sinh trưởng
Ánh sáng
-Khi mặt trời lên, động vật sưởi nắng, thu thêm nhiệt độ, bù vào lượng nhiệt độ mất đi
-Tia tử ngoại tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D. Vitamin D có vai trò trong chuyển hóa Canxi để hình thành xương, qua đó ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
Chất độc hại
-Làm chậm sinh trưởng, phát triển
-Phát triển của bào thai
II. Sinh sản
1.Khái niệm sinh sản: Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.
Khái niệm sinh sản vô tính ở thực vật: Sinh sản vô tính ở thực vật là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ
2.Phương pháp nhân giống vô tính
Phương pháp
Đặc điểm
Giâm
Giâm (cành, lá, rễ) là hình thức sinh sản sinh dưỡng tạo cây mới từ một đoạn thân, cành (mía, dâu tằm, sắn, khoai tây), một đoạn rễ (rau diếp) hay mảnh lá (thu hải đường). Trong phương pháp nhân giống này, có thể dùng chất kích thích thúc đẩy sự ra rễ nhanh chóng hơn
Chiết
-Ở cây ăn quả nếu gieo hạt để tạo thành cây mới và thu hoạch quả phải đợi thời gian khá lâu. Trồng cây ăn quả bằng chiết cành có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
-Khi chiết cành, nên chọn cây khỏe, mập, gọt lớp vỏ, bọc đất mùn quanh lớp vỏ bóc hay ghim giữ phần vỏ bóc xuống lớp đất mặt, đợi khi ra rễ cắt rời cành đem trồng
Ghép
-Ghép là phương pháp nhân giống lợi dụng tính chất tốt của một đoạn thân, cành, chồi (cành ghép) của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác (gốc ghép), sao cho phần vỏ có các mô tương đồng tiếp xúc và ăn khớp với nhau. Chỗ ghép sẽ liền lại và chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép
-Hai cây cùng ghép có thể cùng loài, cùng giống, chỉ khác nhau một số đặc tính mong muốn ở gốc ghép (chịu lạnh, nóng, mặn, chống sâu bệnh, năng suất cao và phẩm chất hoa quả tốt
-Có nhiều kiểu ghép: ghép áp, ghép nêm, ghép dưới vỏ, ghép mắt, ghép cửa sổ, ghép chữ T
Nuôi cấy mô
-Dựa trên tính toàn năng của tế bào, khả năng của tế bào đơn lẻ phát triển thành cây nguyên vẹn, ra hoa, kết quả
-Ý nghĩa: Bảo đảm tính trạng di truyền mong muốn như các phương pháp nhân giống sinh dưỡng khác
Giá trị kinh tế cao, vì nó nhân nhanh với số lượng lớn cây giống nông, lâm nghiệp
Sản xuất giống cây sạch bệnh (cây ăn quả, cây nhập nội )
Giúp phục chế các giống cây quí, giảm giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất
-Các đối tượng có nhiều thành tựu nuôi cấy mô: Chuối, dứa, phong lan, gừng, cây ngập mặn, các loại lúa, đậu, cà phê, hoa hồng, mía, khoai tây, tam thất, đu đủ, gấc
3.Vai trò sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản vô tính với con người
Sinh sản vô tính giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài
Ứng dụng đối với con người
Giá trị kinh tế cao, vì nó nhân nhanh với số lượng lớn cây giống nông, lâm nghiệp
Sản xuất giống cây sạch bệnh (cây ăn quả, cây nhập nội )
Giúp phục chế các giống cây quí, giảm giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất
File đính kèm:
- Sinh hoc lop 11.doc