A. Lý Thuyết :
Chương IV : Các định luật bảo toàn .
1. Động lượng . Định luật bảo toàn động lượng .
- Định nghĩa và ý nghĩa của động lượng .
- Biểu thức xung lượng của lực .
- Khái niệm hệ cô lập . Định luật bảo toàn động lượng của hệ cô lập . Các ứng dụng của định luật bảo toàn động lượng .
2. Công . Công suất .
- Định nghĩa và đơn vị của công . Biện luận theo các trường hợp của công .
- Định nghĩa và đơn vị của công suất . Ý nghĩa vật lí của công suất .
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II – Năm học 2008-2009 môn: Vật lí 10 (chuẩn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2008-2009
Môn : Vật lí 10 ( Chuẩn )
Lý Thuyết :
Chương IV : Các định luật bảo toàn .
Động lượng . Định luật bảo toàn động lượng .
Định nghĩa và ý nghĩa của động lượng .
Biểu thức xung lượng của lực .
Khái niệm hệ cô lập . Định luật bảo toàn động lượng của hệ cô lập . Các ứng dụng của định luật bảo toàn động lượng .
2. Công . Công suất .
- Định nghĩa và đơn vị của công . Biện luận theo các trường hợp của công .
- Định nghĩa và đơn vị của công suất . Ý nghĩa vật lí của công suất .
3. Động năng .
- Khái niệm và công thức tính của động năng .
- Mối quan hệ giữa công của lực tác dụng và độ biến thiên động năng .
4. Thế năng .
- Định nghĩa thế năng trọng trường .Công thức tính .
- Mối liên hệ giữa biến thiên thế năng và công của trọng lực .
- Định nghĩa thế năng đàn hồi .
5. Cơ năng .
- Công thức tính cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường .
- Công thức tính cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi .
- Định luật bảo tòan cơ năng .
Chương V : Chất Khí
Quá trình đẳng nhiệt . Định luật Bôi- lơ – Ma-Ri - ốt
Định nghĩa quá trình đẳng nhiệt .
Phát biểu và viết biểu thức của định luật Bôi – lơ – Ma – ri - ốt .
Khái niệm đường đẳng nhiệt .
Quá trình đẳng tích . Định luật sác lơ.
Định nghĩa quá trình đẳng tích . Định luật sac lơ .
Khái niệm đường đẳng tích .
Phương trình trạng thái của khí lí tưởng .
Phương trình trạng thái khí lí tưởng .
Quá trình đẳng áp .
Hệ thức liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp .
Đường đẳng áp .
Chương VII :Chất rắn và chất lỏng . Sự chuyển thể
Biến dạng cơ của vật rắn .
Khái niệm biến dạng cơ của vật rắn . Biến dạng đàn hồi .
Công thức xác định ứng suất . Đơn vị .
Định luật Húc về biến dạng cơ của vật rắn .Biểu thức .
Công thức xác đinh lực đàn hồi trong vật rắn .
2.Sự nở vì nhiệt của vật rắn .
- Khái niệm sự nở dài . Công thức tính độ nở dài của vật rắn .
- Khái niệm sự nở khối . Công thức xác định sự nở khối của vật rắn .
- Ứng dụng của sự nở vì nhiệt của vật rắn
3. Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng .
- Mô tả hiện tượng căng bề mặt chất lỏng . Phương ,chiều của lực căng bề mặt.
- Mô tả hiện tượng dính ướt , hiện tượng không dính ướt . Ví dụ .
- Mô tả hiện tượng mao dẫn . Ví dụ
B. Các dạng bài tập luyện tập:
Bài 1. Một vật khối lượng 2kg chuyển động trên một mặt phẳng ngang với vận tốc 3 m/s , đến va chạm vào vật có khối lượng 4 kg đang đứng yên trên mặt phẳng ngang ấy . Sau va chạm hai vật nhập làm một và cùng chuyển động . Tính vận tốc của hai vật sau va chạm . Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang .
Đáp số: 1m/s
Bài 2. Trên mặt phẳng ngang không ma sát , một vật có khối lượng 3 kg đang chuyển động với vận tốc 4 m/s đến va chạm vào vật có khối lượng 2 kg đang chuyển động ngược chiều với vận tốc 5 m/s . Sau va chạm hai vật nhập làm một . Tính vận tốc của hai vật sau va chạm .
Đáp số:0,4m/s
Bài 3. Một chiếc xe có khối lượng 120 kg đang chuyển động với vận tốc 36 km/h Người ta tác dụng lên xe một lực hãm làm xe chuyển động 50 m nữa thì dừng lại . Tính độ lớn trung bình của lực hãm .
Đáp số: 120N
Bài 4. Một vật khối lượng 200g được ném thẳng đứng từ dưới lên với vận tốc đầu 8 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí . Lấy g = 10 m/s2.Chọn gốc thế năng tại vị trí ném .
a. Tính cơ năng tại vị trí bắt đầu ném vật .
b. Tính độ cao cực đại mà vật đạt được .
c. Ở vị trí nào thì động năng bằng thế năng
Đáp số: a)6,4J ;b)3,2m ;c)1,6m
Bài 5. Một vật khối lượng 750g được thả rơi tự do từ độ cao 4m so với mặt đất . Lấy g = 10 m/s2.Chọn gốc thế năng tại mặt đất .
a. Tính cơ năng của vật tại vị trí bắt đầu thả vật .
b. Tính vân tốc của vật lúc sắp chạm đất .
c. Tại vị trí động năng bằng ba lần thế năng vận tốc của vật là bao nhiêu .
Đáp số: a)30J ; b)2m/s ; c)m/s
Bài 6. Một vật khối lượng 10kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 0,8m. Lấy g = 10m/s2, chọn gốc thế năng tại chân mặt phẳng nghiêng.
a. Tính cơ năng tại đỉnh mp nghiêng
b. Bỏ qua ma sát, tính vận tốc tại chân mp nghiêng
Bài 7. Một ô tô có khối lượng 1 tấn, đang chuyển động với vận tốc 10m/s thì chết máy, chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
a. Tính công của lực ma sát từ khi chết máy đến khi dừng lại.
b. Tính quãng đường đi được kể từ khi chết máy đến khi dừng lại. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,1.
Bài 8. Khi nén đẳng nhiệt một khí A từ thể tích 6 lít đến 4 lít thì áp suất của chất khí tăng thêm 0,75 at . Tìm áp suất ban đầu của khí, xem khí A là khí lí tưởng.
Bài 9. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế được 40 cm3 khí hiđrô ở áp suất 750 mmHg và nhiệt độ 270C. Tính thể tích của lượng khí trên ở điều kiện chuẩn (nhiệt độ 00C và áp suất 760 mmHg). Xem khí hiđrô là khí lí tưởng
Bài 10. Một khối khí ở áp suất 2 atm , thể tích 10 lít . Người ta nén đẳng nhiệt khối khí đến thể tích 5 lít . Tính áp suất của khối khí lúc này .
Đáp số: 4 atm
Bài 11. Trong xi lanh của một động cơ đốt trong , hỗn hợp khí ở áp suất 1at , nhiệt độ 470C , có thể tích 40 dm3. Nén hỗn hợp khí đến thể tích 5 dm3, áp suất 15 at . Tính nhiệt độ của khí sau khi nén .
Đáp số: 3270C
Bài 12. Một khối khí lí tưởng có thể tích 10 lít , nhiệt độ 270C , áp suất 1atm biến đổi qua hai quá trình :
Qúa trình (1) – (2) : Đẳng tích , áp suất tăng gấp hai .
Quá trình (2)- (3) : Đẳng áp , thể tích sau cùng là 15 lít .
Tìm nhiệt độ sau cùng của khối khí .
Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình biến đổi của khí trong các hệ tọa độ (p,V);(V,T);(p,T).
Đáp số: 900K
P(at)
T(K)
200
400
2
1
2
3
0
Bài 13. Trên hình vẽ là đồ thị biểu diễn sự biến đổi
trạng thái của một lượng khí tưởng.
Mô tả các quá trình biến đổi
trạng thái của lượng khí đó
Tính P2, V2. Biết V3 = 4dm3.
Vẽ đồ thị biểu diễn các quá trình trên
trong hệ toạ độ (P,V) và (V,T).
Phần ôn tập dành cho học sinh thi lại :
Lí thuyết : Các nội dung của chương IV, V ở phần trên .
Bài tập : Các dạng bài tập 1,5,6,7,8,9,10,11 ở phần trên .
File đính kèm:
- Noi dung on thi HK20809Chuan.doc